Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang

101 1.6K 4
Nghiên cứu phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn xã sinh long, huyện na hang, tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đào Thị Yến My 1 1 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, ngoài sự lỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sựu quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin vày tỏ lòng cảm ơn tới cô giáo ThS. Hà Thị Thanh Mai, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Mến và toàn thể các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND và các hộ gia đình tại xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận tôt nghiệp. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ vũ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đào Thị Yến My 2 2 TÓM TẮT Chè Shan tuyết là cây công nghiệp truyền thống và là cây mũi nhọn có giá trị kinh tế cao của xã Sinh Long. Tuy nhiên, người dân trồng chè bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất lạc hậu, chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho cây chè nên sản lượng thấp, thị trường cạnh tranh kém. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang”. Đề tài nghiên cứu về thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè và bằng các phương phápchọn điểm nghiên cứu, thống kê mô tả và so sánh để đánh đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn này. Sinh Long là xã vùng cao của huyện Na Hang, nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chè Shan tuyết. Chè ở đây phù hợp với thổ nhưỡng của vùng cao nên thân cây to, tán rộng, lá dày và xanh, phần búp to mập và có màu trắng như tuyết. Trong 3 năm 2011- 2013 diện tích trồng chè mới tăng lên đáng kể. Bình quân 3 năm diện tích đất trồng mới tăng 10,22% cho thấy người dân đã tích cực tập trung cải tạo đất và sản xuất chè. Hiện nay, toàn xã có 541,3ha diện tích chè trong đó chè được trồng nhiều nhất ở các thôn: Trung Phìn (chiếm 18,1%), Phiêng Thốc (chiếm 18,71%), Nặm Đường (chiếm 18,1%)… Năng suất sản xuất chè không được ổn định. Tuy nhiên, diện tích trồng chè tăng nên sản lượng vẫn tăng bình quân 3 năm là 11,01%. Sự tăng lên này là 3 3 cần thiết để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, hướng đến phát triển sản xuất quy mô trên toàn xã. Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên 40 hộ ở 3 thôn Phiêng Thốc, Trung Phìn và Nặm Đường. Từ kết quả điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ trồng chè là 37. Hầu hết ở tuổi này, các chủ hộ đã ổn định về vốn sống và kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng chè. Tuy nhiên, họ hầu hết là những người chưa học hết cấp III nên khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật còn kém. Kết quả điều tra cho thấy thôn Trung Phìn và Nặm Đường có hộ dân di tập huấn nhiều nên áp dụng tốt những kỹ thuật thu hái chè dẫn đến năng suất cao, thôn Phiêng Thốc có ít hộ đi tập huấn tuy nhiên họ lại gần cơ sở chế biến nên năng suất không cao nhưng quá trình vận chuyển chè ít dập nát nên giá bán cao, nguồn thu nhập ổn định. Hầu hết các hộ sản xuất chè đều bán chè tươi không qua chế biến với giá rẻ chỉ có 2/40 hộ điều tra là có máy sấy tại nhà. Tổng thu nhập bình quân của các hộ dân là 14,14 tr.đ/hộ/năm. Diện tích trồng chè bình quân là 1,67 ha, thu nhập bình quân từ chè Shan là 5.6 tr.đ/hộ/năm chiếm khoảng 46,19% trên tổng thu nhập bình quân của hộ. Giồng chè, điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, trình độ văn hóa, phong tục tập quán, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ… là các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long. Chính vì vậy để phát triển sản xuất chè cần lựa chọn những giống chè tốt, đủ tiêu chuẩn, áp dụng các phương pháp giâm cành, trồng rừng…đúng kỹ thuật, đầu tư cơ sở máy móc để chế biến chè tươi đồng thời phát triển thị trường tiêu thụ để nhân rộng mô hình sản xuất, quảng bá sản phẩm chè Shan tuyết góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho các hộ trồng chè. 4 4 MỤC LỤC 5 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘ Sơ đồ 4.1: Quy trình chế biến chè xanh Biểu đồ 4.1 Phân bổ diện tích trồng chè Shan Tuyết ở xã Sinh Long Hình 4.1 Dây chuyền sản xuất, chế biến chè Shan tuyết tại xã Sinh Long 7 7 DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn KTCB Kiến thiết cơ bản LĐ ĐVT UBND Lao động Đơn vị tính Ủy ban nhân dân 8 8 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội của nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày, một tập quánmang nét văn hóa của người Việt Nam. Chè còn là một sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng (Đỗ Văn Ngọc, 2000). Mặt khác, cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn về khoảng cách về kinh tế với thành thị. Chè Shan tuyết là sản phẩm đặc sản của khu vực miền núi phía bắc, được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Theo hiệp hội chè Việt Nam: chè Shan tuyết cổ thụ xưa nay được xem là một trong những thức uống thơm ngon bậc nhất so với sản phẩm từ tất cả các vùng chè trên cả nước. Giống chè Shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn phương pháp thủ công của người dân tộc. Chè Shan tuyết là một đặc sản bởi nhiều yếu tố. Không giống các loại chè bình thường, loại chè này là loại chè lâu năm mọc trên các đỉnh núi cao hơn 1000m và chỉ có một vài nơi thích hợp mới có loại chè này. Các vùng chè Shan tuyết có lịch sử lâu đời, mọc phân tán, mật độ thưa 1200 – 1700 cây/ha mọc xen kẽ với các cây rừng hoặc mọc thành rừng chè. Chè Shan tuyết núi cao được hình thành từ lâu đời, phù hợp với tập quán và các điều kiện canh tác và điều kiện sản xuất của các đồng bào dân tộc vùng cao. Chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên không đốn, cây cao, thân lớn. 9 9 Na Hang nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km,diện tích: 865,50 km²dân số: 41.868 người (2011), Na Hang là một huyện miền núi khó khăn, nơi đây có khí hậu đới gió mùa, được thiên nhiên khá ưu ái với một mùa đông lạnh nên nhìn chung khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, người dân sống chủ yếu vào nông nghiệp và cây công nghiệp. Chè Shan tuyết là cây công nghiệp truyền thống và là cây mũi nhọn có giá trị kinh tế cao của huyện, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Xã Sinh Long, huyện Na Hang là một xã vùng cao có diện tích 106,53 km², dân số năm 2006 là 2052 người, mật độ dân số đạt 19 người/km² hội tụ đầy đủ các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển chè Shan Tuyết. Tuy vậy, người sản xuất vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thoả đáng cho cây chè nên chất lượng và sản lượng thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém nhất là thị trường ngoài nước. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Sinh Long - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên Quang, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại trong việc phát triển cây chè từ đó đưa ra các giải pháp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở xã Sinh Long. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè Shan tuyết của địa phương trong thời gian tới. 10 10 [...]... thực tiễn về phát triển sản xuất chè - Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên đại bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên đại bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 1.3... vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển sản xuất và phát triển sản xuất chè Shan tuyết tại xã Sinh Long 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi nội dung Đề tài nghiên cứu về tình hình phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bản xã Sinh Long Trong đó, đánh giá hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất chè, đưa ra các giải pháp phát triển sản. .. và phát triển cây chè Shan Tuy nhiên, đề tài này chỉ đi sâu vào nghiên cứu về đặc điểm về cây chè Shan, nghiên cứu qua về sản xuất, chế biến mà chưa đi sâu nghiên cứu về quá trình sản xuất của cây chè, chưa đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất cho những người trồng chè 29 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tư nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa. .. ngành chè Việt Nam trên mọi khía cạnh, qua đó đề ra giải pháp cho phát triển ngành chè Việt Nam 2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam a) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Phú Thọ Phú thọ là tỉnh có năng suất và sản lượng chè tươi nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu của cả nước Cây chè thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu cho các hộ nông dân ở các xã miền núi của tỉnh. .. cây chè sinh trưởng, phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết Với lợi thế đó, tỉnh luôn xác định chè là cây kinh tế mũi nhọn, từ đó có định hướng phát triển cũng như có sự đầu tư đúng mức Nhờ vậy, cây chè có sự phát triển đáng mừng cả về chất lượng cũng như diện tích, bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm 16 2.1.3Nội dungphát triển sản xuất chè Shan tuyết. .. thiết thực vào công việc xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của đất nước, thì việc tìm hiểu kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của nước ngoài là việc làm cần thiết Sau đây là kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của một số nước trên thế giới: a) Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè của Trung Quốc Là nước phát triển và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới Chè trở thành thứ nước uống giải khát phổ thông... đổi, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội Sự vận động, phát triển của xã hội suy cho cùng có nguyên nhân từ sự phát triển cả nền sản xuất xã hội Vì vậy, để giải thích và giải quyết các vấn đề xã hội của đời sống xã hội thì phải xuất phát từ thực trạng sản xuất vật chất của xã hội Nhận thức được vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Trên cơ sở đó, nhận thức là cơ sở... bộ KH&CN - Sở KH&CN Tuyên Quang phối hợp với UBND Huyện Na Hang tổ chức hội thảo khoa học thuộc dự án: Xây dựng mô hình trồng và thâm canh chè Shan tuyết theo hướng tập trung tại huyện Na Hang Mục tiêu của dự án nhằm: Xây dựng vùng chè Shan tuyết tại xã Sinh Long, bằng những giống chè Shan tuyết chọn lọc để tạo vùng chè có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm hàng hoá đặc sản, góp phần chuyển... ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết vừa không bị các doanh nghiệp lớn hay các đối tác khác ép giá 2.1.4Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè Shan tuyết 2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên Đất đai: Chè Shan tuyết là một cây không yêu cầu khắt khe về đất so với một số cây công nghiệp dài ngày khác Tuy nhiên để cây chè Shan sinh trưởng và phát triển tốt,... địa lý Sinh Long là xã thuộc vùng núi cao hiểm trở của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nằm về phía Tây của huyện, có tọa độ địa lý từ 22 0 30' 22038'vĩ độ Bắc và từ 105019' - 1050 26', cách trung tâm huyện 67 km và có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang Phía Nam giáp xã Côn Lôn, Lâm Bình, huyện Na Hang Phía Đông giáp xã Thượng Nông, Côn Lôn, huyện Na Hang . chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang . Đề tài nghiên cứu về thực trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Qua. trạng sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên đại bàn xã Sinh Long,. Long, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan