đề tài quy hoạch sử dụng đất cấp xã

60 3.8K 54
đề tài quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế-văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó sự tác động của thiên nhiên, sự tác động của con người trong sử dụng đất đã làm cho đất bị biến động theo chiều hướng tốt , xấu khác nhau. Trong luật Đất đai, tại chương II, Điều 13 quy định quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 16, 17, 18 quy định trách nhiệm, nội dung thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch. Điều 19 và 23 quy định căn cứ giao đất phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều đó cho thấy quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có vai trò và vị trí quan trọng trong công tác quản lý đất đai, là yêu cầu đặt ra đối với mọi quốc gia trong sự phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở để Nhà nước thống nhất quy hoạch và quản lý đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, nhất là đối với nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Thị trấn Phố Châu là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu hành lang Đông Tây của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua nền kinh tế của thị trấn Phố Châu liên tục có những sự tăng trưởng tốt, vì vậy yêu cầu sử dụng đất để các ngành cùng phát triển nhanh bền vững càng trở nên cần thiết. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thị trấn Phố Châu cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất . Việc quy hoạch sử dụng đất không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương mà còn góp phần khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất của thị trấn đạt hiệu quả cao và bền vững. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đồng thời được sự phân công của Khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Vòng - bộ môn Quy hoạch sử dụng đất – Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Phố Châu – Huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020” . 2. Mục đích và yêu cầu: 2.1 Mục đích: - Nắm chắc quỹ đất hiện tại, phân tích những ưu điểm, nhược điểm của việc quản lý và sử dụng đất của địa phương để đề xuất phương hướng sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. - Phân tích theo nhu cầu sử dụng đất của các ngành một cách hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sự phát triển sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. - Làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất và thanh tra,, kiểm tra việc sử dụng đất theo pháp luật. 2.2 Yêu cầu: - Phải tìm hiểu và nắm chắc được thực trạng tình hình sử dụng đất của địa phương. - Số liệu thu thập, điều tra phải trung thực, khách quan, chính xác. - Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ sử dụng đất đai, thể hiện tính thực tế - khoa học – dễ thực hiện. PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không nằm ở khía cạnh kỹ thuật, cũng không thuộc về hình thức pháp lý, mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như một đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Nó coi trọng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất. Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là tổ hợp của ba biện pháp: - Biện pháp pháp chế: Nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo pháp luật. - Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý, trên cơ sở khoa học kỹ thuật. - Biện pháp kinh tế: Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất . Song điều đó chỉ thực hiện được khi tiến hành đồng bộ với các biện pháp kỹ thuật và pháp chế. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất Nội dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố sau: - Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, địa chất. - Các yếu tố sinh thái , đặc điểm thảm thực vật tự nhiên. - Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư. - Tình trạng phân bố cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành sản xuất. Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù, riêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là: - Nghiên cứu quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp cới bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ. 1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác 1.3.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý. Như vậy quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, và nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 1.3.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực luợng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các cấp đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với việc phân bổ lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống và ngược lại, sẽ chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện theo chiều từ dưới lên. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó. Dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án quy hoạch sử dụng đất. 1.3.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp. Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác đinh hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường. 1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông thôn Trong quy hoạch nông thôn, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất dùng cho phát triển nông nghiệp, các dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp lại các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch. 1.3.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất. 1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên. 2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 2.1. Cơ sở pháp lý - Điều 17,18 của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. - Luật đất đai năm 2003 - Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. - Quyết định số 04/2005/QĐ – BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Nghị định số 68/2001/NĐ – CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. - Thông tư số 1842/2001/TT – TCĐC ngày 1/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn về việc thi hành Nghị định 68 của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.2. Căn cứ lập quy hoạch 3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước 3.1. Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước Công tác quy hoạch sử dụng đất đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Trên thế giới việc quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ khá lâu và ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn với từng nước. - Ở Ôtxtralia: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tiến hành ở tất cả các cấp và đồng thời cùng một thời điểm. Các tổ chức và các thành viên xã hội thông qua Hội nghị quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa ra quan điểm và mục tiêu cho cả nước. Các quan điểm và mục tiêu quốc gia được đưa ra thảo luận lấy ý kiến của các tổ chức, các thành viên xã hội sau đó thống nhất lấy ý kiến quan điểm chung trình TW phê duyệt. Từ đó công tác quy hoạch sẽ được triển khai tới rừng địa phương cụ thể. - Ở Pháp: Vai trò của Nhà nước trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì lại có sự khác biệt với Ôtxtralia. Nhà nước can thiệp trực tiếp vào công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành. Nhà nước can thiệp vào việc quy hoạch bằng hai cơ chế: Cơ chế cơ cấu tổ chức và cơ chế ngẫu nhiên. + Cơ chế cơ cấu tổ chức: Còn gọi là cơ chế “lạnh”, là khuôn mẫu về tổ chức để các cơ quan thực hiện theo đúng pháp luật. + Cơ chế ngẫu nhiên: Còn gọi là cơ chế “nóng”được tiến hành bởi những nhóm tác nghiệp, tác động vào sự phát triển đặc biệt ngẫu nhiên. - Ở Canada: Sự can thiệp của Chính phủ liên bang vào quy hoạch cấp trung gian (cấp bang) đã giảm bớt. Điều còn lại là TW đã đưa ra mục tiêu chung cho quốc gia giống như là người tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động lập quy hoạch. Chính phủ Liên bang chỉ còn đóng góp về mặt khoa học, vốn và sự ủng hộ. Tuy nhiên điều đó không phải là hoạt động riêng biệt ở cấp Liêng bang và những kết quả được chuyển cho các hoạt động lập quy hoạch cấp vùng. - Ở Philippin: Cấp quốc gia sẽ hình thành những hướng dẫn chỉ đạo chung, các vùng triển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng và theo cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai cụ thể các đồ án tác nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành và giữa các cấp lập quy hoạch khác nhau đồng thời cũng tạo điều kiện để các chủ sử dụng đất tham gia. Ở Philippin nhấn mạnh vai trò ở cả cấp quốc gia và cấp vùng, pháp luật về đất đai là rất quan trọng. 3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước Công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn được triển khai bắt đầu từ những năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miền Bắc. Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước. Thời kỳ trước những năm 1980 : Quy hoạch chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ đề cập như một phần của việc quy hoạch phát triển của ngành nông – lâm nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất được xúc tiến từ năm 1962 nhưng đó chỉ là ghép công tác quy hoạch vùng nông – lâm nghiệp của các ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất của Chính phủ. Thời kỳ 1981 – 1986: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ “ xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau ( 1986 – 1990)”. Các bộ ngành, các tỉnh thành phố đã tham gia chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến năm 2000. Cũng trong thời kỳ này hầu hết gần 500 huyện của cả nước đã lần lượt tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể huyện. Trong các tài liệu, sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của các tỉnh đều đề cập đến vấn đề sử dụng đất đai và được tính toàn tương đối có hệ thống để khớp với của cả nước, các vùng kinh tế, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của các ngành đã bước đầu đánh giá được hiện trạng, tiềm năng và đưa ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000. Thời kỳ 1987 – đến trước Luật đất đai năm 1993: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra. Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện. Thời kỳ Luật đất đai năm 1993 đến nay: Tháng 07/1993 Luật Đất đai sửa đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai. Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính. Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP. Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại Mục 2, chương II quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. [...]... triển của các ngành sản xuất với phương hướng sử dụng các loại đất b Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp - Tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng c Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và giải pháp - Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất + Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu: 2011-2015 + Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối: 2016 – 2020 - Đánh giá hiệu quả... nhận quy n sử dụng đất Công tác đăng ký quy n sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng đất Căn cứ vào đơn đăng ký, thị trấn đã lập Hội đồng xét duyệt và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở Những năm qua tiếp tục kế hoạch cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất ở nông... giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng được thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng pháp luật, đúng thẩm quy n Đất ở cho các hộ gia đình đã được giao theo đúng quy hoạch và quy t định của Uỷ ban nhân dân tỉnh 3.1.6 Đăng ký quy n sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quy n... điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai - Tình hình quản lý đất đai 1.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 - Hiện trạng sử dụng đất - Tình hình biến động đất đai 1.4 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai a Phương hướng, mục tiêu phát triển - Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng sử dụng đất - Mục tiêu, phương hướng... khiếu nại tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật 4 Hiện trạng sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai 4.1 Hiện trạng sử dụng đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của thị trấn Phố Châu là 463,62 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là : 259,38 ha - Đất phi nông nghiệp là : 158,58 ha - Đất chưa sử dụng là : 45,66 ha Diện tích và cơ cấu các loại đất sử dụng trên địa bàn thị... 0,83% diện tích đất phi nông nghiệp • Đất nghĩa trang , nghĩa địa 10,86 ha chiếm 6,85% diện tích đất phi nông nghiệp • Đất sông suối mặt nước chuyên dùng có 19,68 ha chiếm 12,41 % diện tích đất phi nông nghiệp 4.1.3 Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng là 45,66 ha chiếm 9,85 % diện tích tự nhiên toàn thị trấn, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 24,55 ha và đất đồi núi chưa sử dụng là 21,11 ha... hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thị trấn cũng có đề cập đến việc định hướng sử dụng đất cho các ngành như giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản , đất ở Nhưng do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên công việc đó thiếu đồng bộ và sơ sài, chưa có cơ sở, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất chi tiết chưa thực hiện, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu về quản lý, sử dụng đất đai và chiến lược... 0,17ha; năm 2005 là 0,17ha + Đất phi nông nghiệp khác năm 2011 không thay đổi so với năm 2000 và năm 2005 4.2.3 Nhóm đất chưa sử dụng 4.2.3.1 Đất bằng chưa sử dụng năm 2011 là 24,55 ha chiếm 5,3% so với tổng diện tích tự nhiên - Đất bằng chưa sử dụng năm 2000 là 13,70ha ; năm 2005 là 27,49ha + Đất bằng chưa sử dụng năm 2011 so với năm 2000 tăng lên 10,85ha + Đất bằng chưa sử dụng năm 2011 so với năm 2005... xuất nông nghiệp - Quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn khá nhiều - Chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết 4.4 Đánh giá tiềm năng đất đai 4.4.1 Tiềm năng về không gian: Diện tích đất đai được khai thác sử dụng vào các mục đích của thị trấn đến năm 2011 có 417,96ha, chiếm 90,15% tổng diện tích tự nhiên Như vậy còn 45,66ha đất chưa được vào sử dụng, chiếm 9,85% diện tích tự nhiên Đây là quỹ đất sẽ được khai thác... chính quy với một bộ bản đồ có số liệu chính xác Đây là cơ sở giúp cho công tác quản lý và sử dụng được tốt và có hiệu quả, công tác chỉnh lý biến động cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời Hiện xã đã có bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Do vậy việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quy n sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân căn cứ vào bản đồ địa chính 3.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng . quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, . vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là nền tảng để bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên. 2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 2.1 của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất. 1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương Quy

Ngày đăng: 17/08/2014, 20:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đơn vị tính: m 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan