LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC KẾ HOẠCH BÀI HỌC

26 765 2
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề bài: Nguyên Tắc Giáo Dục Đối tượng: SV năm 3 khoa tâm lý giáo dục trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian: 145 phút Địa điểm: Phòng học I104 I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này SV có thể: 1. Về tri thức: Nêu được khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc giáo dục. Phân tích nội dung và yêu cầu thực hiện của các nguyên tắc giáo dục.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC Học phần: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC. KẾ HOẠCH BÀI HỌC SVTH: Trần Thị Ngọc Thắm MSSV: K36.604.033 GVHD: PGS. TS Trần Thị Hương Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 KẾ HOẠCH BÀI HỌC - Đề bài: Nguyên Tắc Giáo Dục - Đối tượng: SV năm 3 khoa tâm lý- giáo dục trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. - Thời gian: 145 phút - Địa điểm: Phòng học I104 I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này SV có thể: 1. Về tri thức: - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc giáo dục. - Phân tích nội dung và yêu cầu thực hiện của các nguyên tắc giáo dục. 2. Về kĩ năng - Thực hành xử lý một số tình huống sư phạm thực tế dựa theo các nguyên tắc giáo dục. - Thực hành kĩ năng làm việc nhóm. - Thực hành kĩ năng nói trước đám đông. - Thực hành kĩ năng trình bày chữ viết trên bảng. Trang 2 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 3. Về thái độ: - Chấp nhận thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong công tác sư phạm sau này. - Bảo vệ việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục đúng đắn. II. Cấu trúc nội dung bài học I. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc giáo dục. II. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục. 1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục. 2. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống và lao động. 3. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể 4. Nguyên tắc đảm bảo tôn trọng nhân cách kết hợp đề ra yêu cầu hợp lí đối với người được giáo dục. 5. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong giáo dục. III. Chuẩn bị - Phương pháp dạy học: Diễn giảng, thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu tình huống, thực hành, trực quan. - Phương tiện dạy học: Micro, máy chiếu, giấy Ao, bút lông. - Tài liệu tham khảo: Trang 3 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 1/ Tổ chức hoạt động dạy học đại học- Trần Thị Hương ( 2011), NXB ĐHSP Tp. HCM 2/ Giáo dục học hiện đại- Thái Duy Tuyên (2011), NXB Giáo dục HN IV. Tiến trình hoạt động Cấu trúc- Thời gian Nội dung Hoạt động của giáo viên và sinh viên 1. Mở bài (7 phút) - Chào các bạn, tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về một số vấn đề chung của HĐGD. Hôm nay chúng ta tiếp tục. Trước khi bắt đầu bài học, cô cần 4 bạn lên đây tham gia phần khởi động bài học. - Cô cần 4 bạn tham gia vào 1 vở kịch. Trong đó cô đã giao nhiệm vụ cho… đóng vai 1 hs vi phạm nội quy của trường, chạy xe thẳng lao nhanh vào cổng trường, xuýt nữa bạn ấy tông vào GVCN của mình. Chúng ta bắt đầu theo dõi… - Hoạt động diễn kịch diễn ra với 3 cách ứng xử của 3 GVCN. - Phân tích: GVCN 1 quá hiền, nếu không muốn nói là quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm với vi phạm của học sinh. GVCN 2 thì quá cứng nhắc, lúc nào cũng làm việc theo nguyên tắc, nội qui, thiếu sự lắng nghe học sinh. Chính vì ở 2 thái cực nên cả 2 GVCN trên đều không phải là những nhà giáo dục đúng mực. Trong GV: Mời 4 SV, giao nhiệm vụ thầm cho 4 SV. SV: 4 Sv thamgia. SV1: Đóng vai 1 HS chạy xe, phóng nhanh vượt ẩu lao vào cổng trường, xuýt nữa thì tông vào GVCN. SV2: Đóng vai 1 GVCN hiền, thiếu nghiêm khắc. Dễ dãi bỏ qua lỗi của HS trên. SV2: Đóng vai GVCN 2 với tính nghiêm khắc, báo thủ, lúc nào cũng cứng nhắc theo nguyên tắc. Không nghe rõ nguyên nhân, lập tức phạt nặng HS trên. Trang 4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 giáo dục, chúng ta không chấp nhận những nhà giáo dục làm việc không có nguyên tắc, dễ dãi với học sinh và càng không chấp nhận những GV quá bảo thủ với tư tưởng của mình. Mà chúng ta cần những nhà sư phạm làm việc có nguyên tắc, không thờ ơ với lỗi lầm của hs nhưng linh hoạt khi áp dụng các nguyên tắc. Muốn được như vậy, các bạn- những nhà giáo dục tương lai phải tìm hiểu về nguyên tắc giáo dục và thực hiện chúng như thế nào. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay. Chương II: Nguyên Tắc Giáo Dục - Mục tiêu bài học: Nội dung của bài học: SV3: Đóng vai GVCN 3 linh hoạt, ứng xử khéo léo. Vừa có nguyên tắc sư phạm, vừa trách phạt đúng mực. SV dưới lớp: quan sát GV: Phân tích hoạt động, dẫn vào bài. GV: Giới thiệu mục tiêu và cấu trúc bài học. Trang 5 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 2.Phát triển bài 2.1 Khái niệm và ý nghĩa nguyên tắc giáo dục (10 phút) I. Khái niệm và ý nghĩa nguyên tắc giáo dục. 1. Khái niệm nguyên tắc giáo dục. - Nguyên tắc là những tư tưởng thống nhất, những phương hướng cơ bản nhằm định hướng chỉ đạo cho quá trình thực hiện một hoạt động đạt được mục tiêu đã đề ra. - Nguyên tắc giáo dục (NTGD) là những luận điểm cơ bản có tính quy luật nhằm chỉ đạo, định hướng cho HĐGD thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục đã xác định. + Tính quy luật: Vì không phải tự nhiên mà có. NTGD được hình thành trên cơ sở KH như: cơ sở Triết học duy vật biện chứng, mục đích giáo dục, tính quy luật, bản chất, đặc điểm của HĐGD; đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lí của người được giáo dục. + NTGD chỉ đạo, định hướng cho HĐGD thể hiện ở việc nó được quán triệt trong tất cả các khâu, các giai đoạn vận động và phát triển của quá trình giáo dục. 2. Ý nghĩa: + Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. + Là những tri thức mang tính chuẩn mực, là chỗ dựa về mặt lí luận để giáo viên định hướng HĐGD một cách đúng đắn. + Nếu GV nắm vững các NTGD, sử GV: “Nguyên tắc là gì?” SV: Trả lời GV: Nhận xét và kết luận. GV: “Vậy NTGD là gì?” SV: Trả lời GV: nhận xét và kết luận. SV: Ghi chép GV: “NTGD có ý nghĩa gì trong hoạt động giáo dục? Cho VD giải thích.” SV: Trả lời GV: nhận xét, diễn giảng kết luận vấn đề. SV: Ghi chép Trang 6 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục (23 phút) dụng mềm dẻo và linh hoạt thì HĐGD sẽ có hiệu quả cao. II. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục. 1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục. 3. Trò chơi: “ĐẾM SỐ” + Luật chơi: 2 người chơi thay nhau đếm liên tục các số trong dãy số tự nhiên. Mỗi người có quyền đếm tối đa là 3 con số ở mỗi lượt của mình. Ai đếm được số 30 trước người đó sẽ thắng cuộc. + Ý nghĩa: Quy luật của trò chơi là bạn phải làm sao xác định được con số 30 là mục đích cuối cùng của bạn. Và theo luật chơi thì bạn phải tính toán thế nào để đếm được đến mục tiêu nhỏ hơn là con số 26. Khi biết được quy luật này bạn sẽ luôn đếm để dừng lại con số 26 và chắc chắn bạn sẽ là nguời thắng cuộc. Có nghĩa là khi tiến hành 1 hoạt động gì đó mà chúng ta biết mục đích mình cần đạt tới là ở mức nào thì mọi hoạt động của chúng ta sẽ đều hướng đến mục đích đó. Bạn không để ý đến mục đích nên nghĩ trò chơi này chơi theo tính chất hên xui, bạn cứ thế đếm đại mà không tính toán.Đó chính là sai lầm khi làm một việc gì đó. Trong giáo dục, mục đích được đặt lên GV: Mời 3 SV tham gia ngẫu nhiên. Trình bày luật chơi SV: Tham gia đếm số với GV GV: Phân tích ý nghĩa của trò chơi. Diễn giảng nêu vấn đề. Trang 7 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 hàng đầu. Và nguyên tắc giáo dục đầu tiên được nói đến đó chính là Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục. * Nội dung nguyên tắc 1: + HĐGD là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Mục đích của giáo dục là hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết cho học sinh. + Tất cả HĐGD đều phải có mục đích rõ ràng, phù hợp với mục đích chung. * Yêu cầu thực hiện: NÊN KHÔNG NÊN + Xem xét mục đích giáo dục chung, từ đó đề ra mục tiêu phù hợp cho HĐGD. + Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng. Đảm bảo hướng đến thực hiện mục tiêu đã đề ra. + Đảm bảo ý nghĩa chính trị xã hội, tư tưởng đạo đức của các HĐGD. + Không xác định rõ mục đích giáo dục là gì. + Không quan tâm mục đích giáo dục. + Không đảm bảo thực hiện mục đích đã đề ra. + Áp đặt thô bạo để học sinh thực hiện mục đích. GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Giao chủ đề thảo luận nhóm: 1/ Liệt kê những điều giáo viên nên làm và không nên làm để thực hiện nguyên tắc này? 2/ Trình bày và phân tích một tình huống sư phạm mà giáo viên đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của GD? SV: Thảo luận nhóm và trình bày kết quả vào giấy.( 7 phút) Trang 8 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 + Thông báo mục đích của HĐGD cho HS để định hướng tất cả hoạt động đi đúng mục đích. Tình huống sư phạm: Theo kế hoạch của nhà trường,hôm nay cô Lan tổ chức cho lớp 7A đi thăm viếng nghĩa trang của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh anh dũng trong chiến tranh. Mục đích của hoạt động này là gợi lên ở các em lòng biết ơn những thế hệ cha anh đã hi sinh vì Tổ Quốc, qua đó các em phấn đấu học tập để xây dựng đất nước hôm nay. Khi lớp vừa đi vào cổng nghĩa trang thì cô Lan thấy An và Tuấn gây gỗ và đánh nhau. Cô bực tức trước hành động của 2 HS quậy phá này liền cho tập hợp lớp lại. Cô Lan mất 2 tiếng để hỏi nguyên nhân đánh nhau, để giảng giải là phải đoàn kết yêu thương trong tập thể. Khi nhận ra đã hết buổi sáng, cô cho lớp đi tham quan sơ sài xung quanh rồi dặn các em về viết cảm nghĩ.Cô còn lưu ý các em là phải viết về lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ. 4. Phân tích tình huống: Cô Lan trong tình huống trên đã không đảm bảo được mục GV: Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhận xét và bổ sung, kết luận. SV: Ghi chép. GV: Nêu tình huống, phân tích tình huống. “ Nếu các bạn là GVCN lớp 7A, các bạn sẽ xử lý thế nào với tình huống trên để thực hiện được mục đích của HĐGD?” SV: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. Trang 9 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 2.3 Thảo luận nhóm 4 nguyên tắc giáo đích đề ra cho hoạt động giáo dục. Chẳng những thể cô con bắt ép học sinh phải viết cảm nghĩ, đó là cách giáo dục không trung thực. Giáo dục theo kiểu đối phó để được xem là hoàn thành mục đích chứ không quan tâm đến kết quả mà học sinh thu được. Nếu là GVCN trong tình huống trên chúng ta cần có thái độ nhắc nhở nghiêm khắc 2 học sinh đó nhưng không làm mất nhiều thời gian của lớp. Rồi chia lớp thành 2 nhóm để đi tham quan như kế hoạch, trong đó mỗi bạn sẽ theo một nhóm để tách nhau ra tránh lại gây gỗ lần nữa. Sau đó về lớp trong giờ sinh hoạt yêu cầu 2 em đó viết bản kiểm điểm, tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết.  KLSP: Trong giáo dục không chấp nhận những hoạt động tùy tiện, không có mục đích rõ ràng. Khi đã đề ra mục đích thì phải thực hiện cho được mục đích đó một cách có giáo dục. TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 1: “ Tôi thật băn khoăn không biết có nên gửi lá thư này cho cô hay không? Tôi là PHHS của em Nguyễn Thị H- học sinh lớp cô chủ nhiệm. Cô giáo ạ. Cô đang là GVCN lớp 12. Hơn ai hết cô phải ý thức rõ sức GV: Cho 4 nhóm bốc thăm. Nêu yêu cầu và thời gian 1/ Mỗi nhóm sẽ bốc thăm vào một tình huống sư phạm. Các bạn Trang 10 [...]... dụng phương Trang 23 SV: Ghi chép KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 nên phân tích tìm hiểu pháp trách phạt, cứng nguyên nhân và có biện nhắc đại trà pháp uốn nắn phù hợp + Chỉ quan tâm đến lợi + Có nội dung, phương ích của tổng thể, thờ ơ pháp giáo dục đặc biệt với những cá nhân tiêu với những học sinh cá cực trong tập thể biệt 39.Khái niệm nguyên tắc giáo dục và ý nghĩa của nguyên tắc giáo. .. liền giáo dục với cuộc sống và lao động • Nội dung nguyên tắc: 11 Hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào kiến thức và trải nghiệm cuộc sống của bản thân học sinh 12 Tham gia vào các hoạt động sống, trải nghiệm những tình huống khác nhau là điều kiện để những tri thức của giáo dục có hiệu quả cho việc phát triển toàn diện nhân Trang 15 SV: Ghi chép KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 cách học sinh... thần đối với học sinh này Trình bày hoàn cảnh gia đình cũng như tinh thần tự học của học sinh để khuyến khích em Trang 20 và bổ sung (5 phút) GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận SV: Ghi chép KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 và để các học sinh khác hiểu • Nội dung nguyên tắc: 28.Con người ai cũng có nhu cầu được tôn trọng mà trong giáo dục thì nhu cầu này phải được đặt lên hàng đầu Học sinh... tham gia của học sinh + Quyết tâm bảo Trang 16 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 vệ kế hoạch đúng đắn, thuyết phục sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường 3/ Nguyên tắc giáo dục trong tập thể Đáp án tình huống 2: 2.5/ Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể (23 phút) GV: Tổ chức cho nhóm bốc thăm tình 1/ Với nhiệm vụ cô Hoa giao, Tuấn sẽ có huống 2 trình bày kết sự thay... tắc giáo dục 40.5 nguyên tắc giáo dục: 3.Kết luận (10 phút) + Nội dung GV: “Liệt kê lại những nội dung đã học + Yêu cầu thực hiện trong ngày hôm nay” +Xử lí tình huống sư phạm SV: Trả lời GV: Kết luận GV: Nhận xét giờ học Nêu yêu cầu: “Mỗi SV lấy 1 tờ giấy nhỏ trong đó viết” 1/ Nội dung mà bạn tâm đắc nhất trong giờ học hôm nay? Vì Sao? 2/ Nội dung mà bạn cam thấy chưa hài Trang 24 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần... mà bạn tổ bằng ngôn ngữ nói và bổ dục chức Phải khẳng định đó cũng là những hoạt sung (5 phút) gắn với cuộc động giáo dục chứ không phải là những hoạt Trang 14 GV: Nhận xét, bổ KẾ HOẠCH BÀI HỌC sống và Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 động vô bổ: lao động 8 Đây là những tình huống thực tế trong (18 phút) sung, kết luận cuộc sống sau này chắc chắn các em sẽ gặp phải Nhà giáo dục đang trang bị cho các em... của học sinh, trò chuyện với học sinh đó 2/ Đây là một hiện tượng cá biệt về sự phát triển nhân cách mà chúng ta thường gặp trong giáo dục Vì với đa số học sinh trung học phổ Trang 22 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 thông thì các em có thể tự ý thức được giá trị của gia đình đối với mỗi người Huống chi là qua buổi nói chuyện rất hay và cảm động về gia đình của thầy PHT.Nhưng đối với học. .. K36.604.033 lòng? Vì sao? 3/ Tự đánh giá mức độ hiểu bài của bạn? GV: Hướng dẫn học tập giờ sau: “ Mỗi nhóm tìm 3 tình huống sư phạm tương ứng với 3 nguyên tắc giáo dục còn lại Phân tích tình huống dựa trên kiến thức tự đọc về các nguyên tắc giáo dục này Giờ sau mỗi nhóm có 3 phút để trình bày trước khi bắt đầu bài học SV: Ghi chép Trang 25 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 Trang 26 ... hợp lý Trang 19 GV: Tổ chức cho nhóm bốc thăm tình KẾ HOẠCH BÀI HỌC 2.6/ Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 với việc thực hiện sự tôn trọng nhiều nhất đối với huống 3 trình bày kết Nguyên người được giáo dục tắc kết quả thảo luận Đáp án tình huống 3: SV: Trình bày hợp đề ra 1/ GVCN trong tình huống này đã vi bằng cách viết lên bảng yêu phạm yêu cầu của NTGD 4: cầu cao, hợp 19.Xúc phạm danh dự của học. ..KẾ HOẠCH BÀI HỌC dục kế Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 nặng nề của việc học mà các em học sinh trả lời những câu hỏi tiếp đang phải gánh chịu Vậy mà tôi thấy cô cứ trong lá thăm (15 phút) tổ chức các hoạt động gì mà đi thăm mái ấm 2/ Trình bày nội tình thương, lao động vì môi trường… Thay dung và yêu cầu thực vì đôn đốc các em học, cô lại cho các em hiện của nguyên tắc giáo tham gia . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC Học phần: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC. KẾ HOẠCH BÀI HỌC SVTH: Trần Thị Ngọc Thắm MSSV: K36.604.033 GVHD:. Chí Minh, tháng 05 năm 2013 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 KẾ HOẠCH BÀI HỌC - Đề bài: Nguyên Tắc Giáo Dục - Đối tượng: SV năm 3 khoa tâm lý- giáo dục trường ĐHSP Tp. Hồ Chí. 3 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033 1/ Tổ chức hoạt động dạy học đại học- Trần Thị Hương ( 2011), NXB ĐHSP Tp. HCM 2/ Giáo dục học hiện đại- Thái Duy Tuyên (2011), NXB Giáo dục

Ngày đăng: 16/08/2014, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan