Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình

75 831 4
Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi  nghêu  bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và đều được các cơ quan, tổ chức cho phép công bố./. Tác giả Phạm Thị Lan ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang; Ban lãnh đạo khoa Nuôi trồng Thủy sản, các anh chị phòng Đào tạo- Trường Đại học Nha Trang, Ban lãnh đạo viện nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng và UBND huyện Tiên Lãng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng – Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thực hiện đề tài trong thời gian qua. Xin tỏ lòng biết ơn Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn- Phó Trưởng khoa Nuôi trồng Thủy sản- trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Xin cám ơn tập thể các thầy, cô trực tiếp tham gia giảng dạy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Viện nghiên cứu Hải sản – Hải Phòng tại trường Đại học Nha Trang. Cảm ơn các Anh/Chị lớp Cao học Nuôi Trồng Thủy Sản 2009-HP đã đoàn kết, gắn bó cùng tôi vượt qua chặng đường dài học tập ở bậc cao học. Trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy; Phòng Nông nghiệp huyện Thái Thụy; Ủy ban nhân dân xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải; các hộ dân thuộc 3 xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải; và một số đồng nghiệp trong Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã nhiệt tình cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài./. Hải Phòng, tháng 6 năm 2011 Phạm Thị Lan iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Nội dung nghiên cứu 2 3. Mục tiêu đề tài: 3 3.1- Mục tiêu lâu dài: 3 3.2- Mục tiêu cụ thể: 3 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby, 1851): 4 1.1.1. Hệ thống phân loại: 4 1.1.3. Đặc điểm phân bố: 5 1.1.3.1- Phân bố theo địa lý 5 1.1.3.2 - Phân bố theo sinh thái 5 1.1.4. Tập tính sống 6 1.1.5. Tính ăn và thức ăn của nghêu: 7 1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và chỉ số độ no của nghêu: 8 1.1.6.1- Đặc điểm sinh trưởng 8 1.1.6.2. Chỉ số no của Nghêu 9 1.1.7. Đặc điểm sinh sản của nghêu: 10 1.1.7.1- Sự phát triển tuyến sinh dục: 10 1.1.7.2 - Mùa vụ sinh sản: 10 1.1.8. Khả năng thích ứng với môi trường. 11 1.1.8.1- Khả năng thích ứng với nhiệt độ. 11 1.1.8.2 - Khả năng thích ứng với độ mặn. 11 1.1.8.3 - Khả năng chịu đựng ô nhiễm: 12 1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện nghêu giống: 12 1.1.9.1. Các yếu tố môi trường: 13 1.1.9.2. Chất đáy: 13 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 14 1.2.1.Trên thế giới 14 1.3. CÁC VẤN ĐỀ NGOẠI CẢNH TÁC ĐỘNG: 17 1.3.1-Môi trường: 17 1.3.2-Ảnh hưởng của rừng ngập mặn: 18 1.3.3-Tác động của biến đổi khí hậu: 18 1.3.4-Tác động của con người: 19 1.4. HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGAO TỈNH THÁI BÌNH. 20 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21 2.2. SƠ ĐỒ KHỐI NGHIÊN CỨU: 21 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 22 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 22 iv Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 23 3.1.1. Vị trí địa lý huyện Thái Thụy - Thái Bình 23 3.1.2. Đặc điểm địa hình vùng bãi triều 24 3.1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn và 1 số yếu tố môi trường 25 3.1.3.1. Các đặc trưng về khí hậu 25 3.1.3.2. Đặc điểm về thuỷ văn, thuỷ triều 26 3.1.3.3. Một số yếu tố về môi trường của khu vực 26 3.1.3.4. Thuỷ sinh vật 28 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG: 29 3.2.1.Tình hình nhân khẩu: 29 3.2.2. Tình hình lao động: 30 3.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI NGHÊU CỦA HUYỆN THÁI THỤY 32 3.3.1. Kết quả nuôi ngao trong 6 năm (2005 – 2010) 32 3.3.2. Thực trạng về kỹ thuật 35 3.3.2.1- Diện tích vây nuôi: 35 3.3.2.2- Chuẩn bị bãi nuôi 35 3.3.2.3- Mùa vụ thả giống: 36 3.3.2.4- Chăm sóc và quản lý môi trường 37 3.3.2.6 - Mùa vụ và kích cỡ thu hoạch nghêu thịt: 38 3.3.3-Chính sách, thể chế có liên quan: 40 3.3.3.1-Văn bản Trung ương: 40 3.4- TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI NGHÊU 42 3.4.1. Dự báo tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm nghêu nội địa 42 3.4.3. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (swot): 43 3.4.3.1. Điểm mạnh (S-Strength) 43 3.4.3.2. Cơ hội (O-Opportunity) 43 3.4.3.3. Điểm yếu (W-Weakness) 44 3.4.3.4. Đe dọa/thách thức (T-Threat) 45 3.5. GIẢI PHÁP: 46 a- Xác định vùng nuôi 46 b- Thiết kế mặt bằng 47 c- Phương án xây dựng công trình hạ tầng 48 3.6 2. Quan trắc, cảnh báo môi trường, bảo vệ chất lượng môi trường nước: 51 3.5.2. Con giống: 52 3.5.3. Phát triển nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường và kiểm soát vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm: 52 3.5.4. Duy trì, phát triển thêm hệ thống rừng ngập mặn: 53 3.5.5. Các giải pháp kỹ thuật khác: 53 3.5.6. Giải pháp về đào tạo: 53 3.5.7. Giải pháp Tuyên truyền giáo dục: 54 3.5.8.Giải pháp xây dựng chính sách, thể chế: 54 3.5.9.Giải pháp về vốn: 55 3.5.10.Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại 55 Chương 4 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 56 4.1-Kết luận: 56 4.2-Đề xuất : 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 v DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1: Hình thái cấu tạo ngoài của nghêu Bến Tre 4 Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ (%) giữa các nhóm tảo trong ống tiêu hóa của Nghêu Meretrix lyrata Sowerby, 1851 tại Tiền Giang 8 Hình 3: Sơ đồ khối nội dung đề tài 19 Hình 4: Bản đồ quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2010 21 Hình 5: Hiện trạng và Quy hoạch vùng kinh tế mới ven biển huyện Thái Thụy – Thái Bình 23 Hình 6: Cơ cấu nghề sản xuất chính của hộ 24 Hình 7: Ngao chết trắng ở Thái Bình 31 Hình 8: Ngư cụ dùng để thu hoạch nghêu thịt 33 Hình 9: Thu hoạch nghêu thương phẩm (nghêu thịt) 34 Hình 10: Diễn biến diện tích, sản lượng ngao huyện Thái Thụy 34 Hình 11: Biến động năng suất, sản lượng nghêu toàn 39 Hình 12: Diễn biến giá trị nghêu nuôi giai đoạn 2005 – 2010 39 Hình 13: Bình đồ vị trí qui hoạch vùng nuôi ngao bãi triều ven biển xã Thái.Đô 49 Hình 14: Bình đồ vị trí qui hoạch vùng nuôi ngao bãi triều ven biển xã Thái Thượng 50 Hình 15: Bình đồ vị trí qui hoạch vùng nuôi ngao bãi triều ven biển xã Thụy.Hải 51 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Đặc trưng tốc độ gió (quan trắc tại trạm Hòn Dấu, đơn vị m/s) 26 Bảng 2: Tình hình nhân khẩu các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu 29 Bảng 3: Tình hình lao động vùng nghiên cứu 30 Bảng 4: Tình hình người ngoài tuổi lao động tham gia/không tham gia tạo thu nhập cho hộ 30 Bảng 5: Tốc độ sinh trưởng nghêu nuôi vùng nghiên cứu 33 Bảng 6: Diễn biến tình hình nuôi ngao huyện Thái Thụy giai đoạn 2005-2010 38 Bảng 7: Thống kê số liệu cơ bản 48 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CoC: Qui tắc nuôi có trách nhiệm CTV Cộng tác viên (Code of Conduct for Responsible Aquaculture) ĐVTM: Động vật thân mềm PTNT Phát triển nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chiến lược phát triển Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, động vật thân mềm được xem là đối tượng ưu thế và đầy triển vọng. Với vai trò quan trọng làm thực phẩm, góp phần đa dạng đối tượng nuôi, góp phần vào việc làm sạch môi trường, ổn định sinh thái, là thành viên không thể thiếu trong nghề nuôi bền vững. Do đó, động vật thân mềm được coi là đối tượng chủ lực cho phát triển nuôi biển trong thế kỷ XXI. Theo thống kê của FAO (2006) tổng sản lượng động vật thân mềm nuôi tính đến năm 2004 là 13,25 triệu tấn, chiếm 22,3% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi. Ngao dầu (Metetrix metetrix Lime) và Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ (Bivalvia), ở nước ta chúng phân bố tự nhiên ở khu vực vùng triều cửa sông ven biển các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Gò Công Đông (Tiền Giang), Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc Trăng); Tiền Hải, Thái Thụy (Thái Bình) Từ năm 1999 trong việc tìm kiếm đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu của miền Bắc, nghêu Bến Tre được người dân đưa vào nuôi thử nghiệm ở một số vùng cửa sông ven biển và đã cho kết quả tốt. Nghêu Bến Tre là đối tượng đang được người dân quan tâm bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Thịt thơm ngon có nhiều chất dinh dưỡng trong đó Prôtêin chiếm 15,66%, Lipit chiếm 3,43%, khoáng chiếm 3-13% (Nguyễn Chính và CTV) và đang là một trong những mặt hàng hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt tháng 10/2008 Hội đồng bảo tồn biển quốc tế vừa cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn thương hiệu MSC (Marine Sterwarship Council) cho nghêu Bến Tre trở thành đặc sản biển đầu tiên của cả khu vực Đông Nam Á. Sự công nhận này sẽ giúp con nghêu Bến Tre có nhiều cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường trong khu vực và trên thế giới (http://www.fistenet.gov.vn). Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có bờ biển dài 27 Km và gần 4.000 ha bãi bồi, rừng ngập mặn trải dọc từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông Trà Lý. Ven biển thuộc địa phận Thái Thụy có 3 cửa sông lớn đổ ra: Cửa sông hợp lưu của sông Thái Bình và sông Hoá nằm ở phái Bắc bờ biển của huyện; Cửa sông Trà Linh đổ ra giữa bờ biển của huyện; Cửa sông Trà Lý đổ ra phía Nam bờ 2 biển của huyện. Ba cửa sông này hàng năm đã đưa ra biển một lượng phù sa khá lớn, bồi thành các bãi rộng tương đối bằng phẳng, trong đó cấu tạo trầm tích của bài bồi chủ yếu là dạng cát, sa, sét thích hợp cho nuôi nghêu và nuôi trồng các loại thủy sản khác. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tiềm năng để phát triển kinh tế thủy sản, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây cùng với việc phát triển chung của các ngành kinh tế, nghề nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển nhanh chóng cả về diện tích, sản lượng và giá trị. Kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Huyện và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân các xã ven biển. Mặc dù vùng bãi triều ven biển huyện Thái Thụy tuy có nhiều tiềm năng về phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng hiện nay vẫn còn phần lớn diện tích chưa được khai thác có hiệu quả; Đặc biệt là nghề nuôi nghêu – Nghề mà vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng không nhiều, hiệu quả kinh tế lại cao. Một số năm gần đây, nhân dân các xã ven biển của Huyện đã tự phát đầu tư nuôi nghêu. Song, do chưa tổ chức quy hoạch, thiếu kỹ thuật chuyên ngành và cơ chế chính sách… nên việc nuôi nghêu chưa đạt được kết quả. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích đất vùng bãi bồi ven biển vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu tổng thể, quy hoạch chi tiết để đưa vào nuôi ngao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nguyện vọng của nhân dân các xã ven biển là việc làm cần thiết, phù hợp với chủ trương phát triển nuôi trồng thủy sản trong những năm tới; đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu: “Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” trong thời gian tới là một vấn đề hết sức cần thiết và bức xúc. 2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân tại vùng ven biển Thái Thụy. - Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý, nuôi trồng và tiềm năng phát triển tại vùng bãi triều ven biển Thái Thụy (từ năm 2006 - 2010). 3 - Đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý, nuôi thương phẩm nghêu vùng bãi triều ven biển Thái Thụy. 3. Mục tiêu đề tài: 3.1- Mục tiêu lâu dài: Quy hoạch và phát triển hợp lý nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrata Sowerby,1851, nâng cao diện tích, năng suất, sản lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thu nội địa đối với mặt hàng nghêu, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng bãi bồi, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho cư dân địa phương ven biển huyện Thái Thụy – Thái Bình. 3.2- Mục tiêu cụ thể: - Cung cấp được một số luận cứ khoa học để đề xuất các giải pháp cụ thể vận dụng vào quá trình quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả, nhằm phát triển bền vững nguồn lợi nghêu huyện Thái Thụy. - Có đầy đủ thông tin để đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển bền vững nguồn lợi nghêu ở vùng cửa sông ven biển huyện Thái Thụy. - Tìm ra những khó khăn thực sự khi phát triển nghề nuôi nghêu tại huyện Thái Thụy để đề xuất giải pháp điều chỉnh, củng cố và phát triển bền vững. [...]... lợi cho phát triển kinh tế biển BẢN ĐỒ QUY HOẠCH NGÀNH THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2010 Hình 5: Bản đồ quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2010 23 3.1.2 Đặc điểm địa hình vùng bãi triều BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH VÙNG KTM VEN BIỂN HUYỆN THÁI THỤY Hình 6: Hiện trạng và quy hoạch vừng KTM ven biển huyện Thái Thụy – Thái Bình Vùng bãi triều ven biển huyện Thái Thụy là vùng bãi bồi,... nghề nuôi Nghêu vùng triều ven biển Thái Bình 20 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: 12 tháng (từ tháng 1- 12/2010) - Địa điểm nghiên cứu: huyện Thái Thụy - Thái Bình - Đối tượng: Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) 2.2 SƠ ĐỒ KHỐI NGHIÊN CỨU: Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu. .. tiềm năng và các giải quy hoạch, phát triển bền vững cho vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 1.3 CÁC VẤN ĐỀ NGOẠI CẢNH TÁC ĐỘNG: 1.3.1-Môi trường: Như chúng ta biết, môi trường và phát triển nói chung là hai mặt của một vấn đề Môi trường bờ là địa bàn và đối tượng phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, còn quá trình phát triển là nguyên nhân sâu xa gây ra các biến... tích nuôi từ năm 2005 – 2010 - Tình hình nuôi nghêu thương phẩm (số hộ, năng suất, sản lượng ) - Thị trường tiêu thụ - Nghiên cứu chính sách, thể chế có liên quan đến khu vực nghiên cứu - Năng lực cán bộ quản lý Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng, tiềm năng và những thuận lợi, khó khăn Kiến nghị, đề xuất các giải pháp quy hoạch vùng nuôi nghêu, phát triển bền vững nghề nuôi nghêu tại huyện Thái. .. 1.1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện nghêu giống: Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (2001), các bãi triều ven biển Bến Tre là hệ bãi triều châu thổ, biên độ triều tương đối lớn, bị chia cắt mạnh bởi các nhánh sông lớn và hệ lạch triều Trong đó các bãi nghêu thuộc loại bãi triều cát mịn-trung, nền đáy bở xốp và không chắc, nước mặn lợ Đặc trưng chung của các bãi triều này là xu thế mở rộng và. .. của vùng cửa sông ven biển mà ngược lại còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi nghêu tự nhiên Để nghề nuôi nghêu đạt hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân sống vùng ven biển, việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng, tiềm năng và điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghề nuôi nghêu tập trung ở huyện Thái Thụy - Thái. .. Trà Lý là huyện Tiền Hải, Kiến Xương – Thái Bình) - Phái Đông giáp biển Đông - Phía Tây giáp các huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ- Thái Bình Trung tâm huyện là thị trấn Diêm Điền cách Hà Nội 140 Km, cách thành phố Hải Phòng 30 km theo đường bộ và cách Hạ Long 60 Km theo đường biển, có cảng biển Diêm Điền mở ra biển Đông Huyện có 27 km chiều dài bờ biển vùng đất bãi bồi ven sông nằm ở phía Đông của Huyện, thuận... Thụy – Thái Bình Hình 4: Sơ đồ khối nội dung đề tài 21 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy, xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải - Thu thập các diễn biến diện tích, sản lượng được lấy từ báo cáo tổng kết hàng năm của sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, ... động phát triển nghề nuôi nghêu Mặc dù nghề nuôi nghêu ở Thái Thụy - Thái Bình hiện nay rất phát triển nhưng việc quản lý, quy hoạch tổng thể, chi tiết ở các ở các địa phương lại chưa được chặt chẽ và ý thức bảo vệ nguồn lợi tự nhiên của người dân chưa cao Chính vì thế nên nguồn nghêu giống cũng như sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch biến động rất thất thường, chưa khai thác hết tiềm năng hiện có... bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Điều tra, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của của cộng đồng dân cư địa phương Hiện trạng nghề nuôi nghêu ven biển Thái Thụy - Điều kiện tự nhiên, xã hội - Hoạt động của cộng đồng dân cư (mức sống, thu nhập , nghề nghiệp, cơ cấu lao động…) - Vai trò của cộng đồng trong việc quy hoạch vùng nuôi nghêu - Các vấn đề ngoại cảnh tác . sinh thái và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu: Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu. nhằm phát triển bền vững nguồn lợi nghêu huyện Thái Thụy. - Có đầy đủ thông tin để đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển bền vững nguồn lợi nghêu ở vùng cửa sông ven biển huyện Thái. vùng ven biển Thái Thụy. - Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý, nuôi trồng và tiềm năng phát triển tại vùng bãi triều ven biển Thái Thụy (từ năm 2006 - 2010). 3 - Đề xuất giải pháp quy

Ngày đăng: 15/08/2014, 23:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan