Đánh giá tổng quan các mô hình đồng quản lý trong ngành thủy sản đã triển khai tại việt nam

84 599 3
Đánh giá tổng quan các mô hình đồng quản lý trong ngành thủy sản đã triển khai tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 B. PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 6 1.1. Khái quát chung về ĐQL nghề cá, quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng 6 1.1.1. Thuật ngữ “cộng đồng” ? 6 1.1.2. ĐQL nghề cá ? 6 1.1.3. Các đặc điểm 12 1.1.4. ĐQL là một quá trình 13 1.1.5. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là gì ? ………………………….13 1.2. Các bài học kinh nghiệm thực tế từ các nước 16 1.2.1. Các kiểu ĐQL nghề cá 16 1.2.2. Một số kinh nghiệm và bài học từ thực tế triển khai ĐQL ở các nước đang phát triển 19 1.2.2.1. Cần phải trao quyền cho cộng đồng trong việc xác định mục tiêu quản lý: 19 1.2.2.2. Tích hợp tri thức địa phương vào quá trình ra quyết định trong ĐQL 20 1.2.2.3. ĐQL và những xung đột nguồn lợi nghề cá 20 1.2.2.4. Vấn đề quy mô 21 1.3. Nghề cá Việt Nam và những vấn đề bất cập 22 1.3.1. Tiềm năng nguồn lợi 22 1.3.2. Tình hình khai thác, nuôi trồng và vấn đề môi trường trong lĩnh vực thủy sản 23 1.3.3. Sự cần thiết phải áp dụng phương thức ĐQL trong lĩnh vực thủy sản 25 1.4. Sơ lược về tình hình triển khai và thực hiện mô hình ĐQL nghề cá/quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Tiêu chí đánh giá 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Phân loại các mô hình ĐQL nghề cá tại Việt Nam 32 3.2. Đánh giá tình hình áp dụng mô hình ĐQL/QLNCDVCĐ theo vùng sinh thái 33 3.2.1. Vùng Trung du miền núi phía Bắc 33 3.2.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng 34 3.2.3. Vùng Bắc Trung Bộ 36 3.2.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 40 3.2.5. Vùng Tây Nguyên 41 3.2.6. Vùng Đông Nam bộ: 42 3.2.7. Vùng Tây Nam Bộ 44 2 3.3. Phân tích và đánh giá mô hình theo nhóm tiêu chí 47 3.3.1 Đánh giá chung: 47 3.3.2 Đánh giá theo nhóm tiêu chí 51 3.3.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình (29 điểm) 52 3.3.2.2 Hiệu quả của mô hình (23 điểm) 56 3.3.2.3 Tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình (4 điểm) 60 3.3.3. Đánh giá chung 61 3.4. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện 63 3.4.1. Thuận lợi 63 3.4.2. Khó khăn: 64 3.5. Bài học kinh nghiệm 65 3.5.1. Các nguyên tắc xây dựng mô hình 65 3.5.2. Các bài học kinh nghiệm 66 3.6. Các giải pháp cho việc áp dụng mô hình ĐQL nghề cá ở Việt Nam 71 3.6.1. Thể chế, chính sách 71 3.6.2. Quy hoạch vùng 72 3.6.3. Nâng cao năng lực và nhận thức 73 3.6.4. Giải pháp về nhân rộng: 74 3.6.5. Phát triển các tổ chức đại diện cho cộng đồng 74 3.6.6. Giải pháp về tổ chức 75 C. KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 A. Tài liệu tiếng Việt 82 B. Tài liệu tiếng Anh Error! Bookmark not defined. 3 A. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km 2 , hệ thống sông, hồ, ao, ruộng trũng phân bố khắp đất nước đã tạo cho Việt Nam có một tiềm năng diện tích mặt nước và nguồn lợi thủy sản phong phú, tiền đề cho phát triển một ngành thủy sản toàn diện. Trong suốt hai thập kỷ qua, ngành thuỷ sản đã đạt được những thành tựu quan trọng về sản lượng, giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm cũng như góp phần xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh những thành tựu đó, ngành thuỷ sản cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững: nguồn lợi ven bờ suy giảm 1 , môi trường sinh thái bị đe dọa bởi sự suy thoái, mâu thuẫn xảy ra giữa các nghề thủy sản với nhau, mâu thuẫn giữa nghề thủy sản và các nghề kinh tế khác (nông nghiệp, du lịch, công nghiệp …), nhất là đối với vùng nguồn lợi thủy sản ven bờ, tuyến bờ và tại các vùng nước nội địa có hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác thủy sản (KTTS); trình độ ngư dân ven biển thấp, hiệu quả khai thác thấp, đời sống ngư dân ngày càng khó khăn; trong khi đó nguồn lực cho quản lý còn rất hạn chế cả về nhân lực và vật lực. Những thách thức này luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý và nghiên cứu phát triển ngành thủy sản. Làm thế nào để quản lý hiệu quả nguồn lợi, môi trường cho phát triển thủy sản bền vững là câu hỏi luôn được đặt ra và tìm câu trả lời đối với các nhà quản lý và nghiên cứu phát triển thủy sản. Đồng quản lí (ĐQL), quản lý trên cơ sở/dựa vào cộng đồng (QLTCSCĐ), quản lý có sự tham gia của người dân/cộng đồng là những khái niệm đã được đề cập đến nhiều trong những năm gần đây và được biết đến như một trong những phương thức quản lý khá hiệu quả trong lĩnh vực quản lý tài nguyên chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam trong gần hai thập kỷ trở lại đây, có nhiều tranh luận xung quanh các khái niệm: ĐQL, QLDVCĐ, quản lý có sự tham gia của người dân/cộng đồng; bên cạnh đó, nhiều mô hình quản lý tài nguyên, nguồn lợi nói chung, nguồn lợi thủy sản nói riêng, gắn với các khái niệm này đã hình thành. Tuy nhiên, việc đánh giá các mô hình này để hoàn thiện và áp dụng rộng rãi vẫn ít được quan tâm. Trong ngành Thủy sản, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện nào từ phía các cơ quan nghiên cứu để làm rõ các khái niệm, mức độ thành công hay thất bại, tổng kết, rút kinh nghiệm từ các mô hình này để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình trong ngành thuỷ sản. Với sự hỗ trợ tài chính của Dự án Hợp phần Tăng cường quản lí Khai thác thuỷ sản (SCAFI), đề tài nghiên cứu “Đánh giá tổng quan các mô hình ĐQL trong ngành thủy sản đã triển khai tại Việt Nam” đã được thực hiện. Tổng quan các mô hình đồng quản lí trong ngành thuỷ sản sẽ là hết sức quan trọng không chỉ cho kết quả đầu ra của Dự án Hợp phần SCAFI mà cơ bản là làm cơ sở cho cả các nhà lãnh đạo, các nhà quản lí ngành thuỷ sản các 1 Nghiên cứu đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi và khả năng khai thác hải sản ở Việt Nam, Nguyễn Viết Nghĩa 4 cấp, các nhà nghiên cứu có được những thông tin xác thực, hữu ích trong quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định quản lí liên quan đến phương thức ĐQL. Đồng thời chia sẽ và nhân rộng các bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình đồng quản lý một cách thành công và bền vững. Mục tiêu của đề tài nhằm: - Về khoa học: Kết quả đánh giá làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược về ĐQL nghề cá hay quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. - Về kinh tế - Việc sử dụng các kết quả này để xây dựng, phát triển mô hình ĐQL nghề cá hay quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng nhằm góp phần phục hồi nguồn lợi ven bờ và hiệu quả khai thác sẽ được nâng cao nhằm hướng đến một nghề cá bền vững. Luận văn được thể hiện trong 4 phần: A. Lời mở đầu B. Phần nội dung - Chương 1. Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu - Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - Chương 3. Đánh giá tổng quan C. Kết luận 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NTTS Nuôi trồng thủy sản KTTS Khai thác thủy sản ĐQL Đồng quản lí QLDVCĐ Quản lý trên cơ sở/dựa vào cộng đồng SCAFI Dự án Hợp phần Tăng cường Quản lí Khai thác thuỷ sản UBND Ủy ban nhân dân BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản HTX Hợp tác xã KBT Khu bảo tồn NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MH Mô hình VINAFIS Hội Nghề cá Việt Nam FICO Tổ tư vấn ĐQL trong lĩnh vực thủy sản 6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung về ĐQL nghề cá, quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. 1.1.1. Thuật ngữ “cộng đồng”. - Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối [20, tr 205]. - Thuật ngữ “cộng đồng” xuất phát từ sự đa dạng các mối quan tâm trong các nhóm người khác nhau. Cộng đồng có thể được định nghĩa theo ranh giới nguồn lợi hoặc chính trị, xã hội như cộng đồng của những cá nhân cùng chung mối quan tâm. Cộng đồng địa lý thường làmột tổ chức chính trị làng xã; cộng đồng xã hội có thể là một nhóm ngư dân sử dụng cùng một loại ngư cụ đánh bắt giống nhau hoặc những người mà trong khi không sống trong một cộng đồng địa lý đơn lẻ, sử dụng công cụ giống nhau hoặc cùng chung mối quan tâm trong một nghề cá đặc trưng [20, tr 17]. 1.1.2. ĐQL nghề cá. a. Định nghĩa - Thuật ngữ ĐQL/quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng (ĐQL/QLNCDVCĐ) là một khái niệm đã được biết đến khoảng 1/4 thế kỷ cách đây và trở thành vấn đề nóng trong lĩnh vực nghề cá những năm gần đây. Nó đã xuất hiện ở hệ thống nghề cá các nước như: Tây Ban Nha, Pháp, hệ thống quản lý nghề cá Lofoten, Nauy, hệ thống Panchayat của Ấn Độ, Nhật Bản, Inđônexia. Và đến nay nó đã có ở hầu hết các nước trên thế giới cả các nước phát triển và đang phát triển. - Khái niệm ĐQL lần đầu tiên được Kearney (1984) nhắc đến với một ý nghĩa sơ sài về sự hợp tác trong quản lý nguồn lợi cá trích tại vùng biển Canada. Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó nổi bật là Jentoft (1989) và Pinkerton (1989) đã phát triển khái niệm này dưới góc độ xã hội học và thể chế. Khung phân tích và những hướng dẫn thiết lập ĐQL được Oakerson (1992) và Tổ chức các nước phát triển OECD (1996) xây dựng. Phân loại ĐQL đã được Sen và Raakjaer Nielsen (1996) giới thiệu. Khái niệm ĐQL đã được sử dụng như là một cách thiết lập cơ chế về quản lý nguồn lợi, mà không có một khuôn mẫu chung cho tất cả các trường hợp cụ thể. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về ĐQL và đã được các nhà khoa học đưa ra thông qua các kết quả nghiên cứu, triển khai mô hình ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. - ĐQL được hiểu như là sự chia sẻ trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan nhà nước và người sử dụng nguồn lợi (cộng đồng) thông qua các 7 hình thức hợp tác. Ngân hàng thế giới định nghĩa ĐQL “là sự chia sẻ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, cụ thể, đó là cộng đồng địa phương và nhà nước: là một cách phi tập trung hóa quá trình ra quyết định với sự bình đẳng giữa các bên” (The World Bank, 1999). Ngoài hai thực thể chính là những người trực tiếp sử dụng nguồn lợi và nhà nước, nhóm người khác như các nhà khoa học, hội nghề nghiệp….cũng có thể đóng vai trò nhất định trong ĐQL. ĐQL khác với QLDVCĐ (community based fisheries management) bởi nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình thiết lập và thực thi các quy định. - ĐQL nghề cá có thể được hiểu như là phương pháp tham gia, nơi mà Chính phủ và người sử dụng nguồn lợi thuỷ sản chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn để quản lý nghề cá quốc gia hoặc nghề cá trong một vùng, dựa trên sự hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác (Hội thảo của Uỷ hội nghề cá châu Á-Thái Bình Dương, 9-12/8/2005). - Theo nghĩa rộng hơn, ĐQL là một quá trình hợp tác, tham gia việc ra quyết định giữa người sử dụng nguồn lợi, chính quyền các cấp, cơ quan nghiên cứu và các bên tham gia khác [23, p 3]; Hay là sự hợp tác, tham gia, chia sẻ, đại diện, [23, p 174]. ĐQL là cơ sở để giảm quá trình ra quyết định theo nguyên tắc áp đặt, là cơ sở giải quyết xung đột thông qua quá trình tham gia, là cơ sở để phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi. - Dựa vào mức độ chia sẻ quyền của việc ra quyết định mà quản lý nghề cá đặc trưng bởi phương thức quản lý nghề cá khác nhau gồm: 1. Quản lý dựa vào chính quyền, 2. Tiếp cận tự do hay không có sự quản lý, 3. Quản lý dựa cộng đồng và 4. ĐQL [28, p 43], (Hình 1). Ô thứ nhất, các quyết định quản lý do chính quyền quyết định, mang tính áp đặt; Ô thứ ba, chính quyền can thiệp rất ít vào việc quản lý và ngư dân ở cộng đồng tự do đánh bắt; Ô thứ tư, các quyết định quản lý chủ yếu do cộng đồng địa phương đưa ra, cộng đồng tự qui định và tự quản lý, ít có sự can thiệp của chính quyền trong việc ra quyết định; Ô thứ hai, cộng đồng và chính quyền cùng nhau, hợp tác với nhau trong việc quản lý nguồn lợi ở địa phương. 8 Hình 1. Hệ thống quản lý nghề cá [28, p 43] - Đặc điểm cơ bản của hệ thống quản lý nghề cá là: khởi xướng, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát, tự quyền tự trị và sự tham gia (Jentoft, 1989). Các đặc điểm tương ứng với các hệ thống quản lý được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Các đặc điểm chính của hệ thống quản lý nghề cá [28, 47] Các hệ thống quản lý nghề cá TT Các đặc điểm Chính phủ ĐQL Cộng đồng 1 Khởi xướng Trung ương Giao quyền Địa phương 2 Tổ chức Qui ước Qui ước Không qui ước 3 Lãnh đạo Cấp bậc Tham gia Cùng điều chỉnh 4 Kiểm soát Trung ương Giao quyền Giao quyền 5 Quyền tự quản Không Ít Có 6 Tham gia Không Có Có Như vậy, ĐQL là trung gian giữa 2 cách: Quản lý dựa vào chính quyền và cộng đồng; Là điểm gặp giữa sự quan tâm của Chính phủ trong việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi hiệu quả và sự quan tâm của cộng đồng với những cơ hội ngang nhau, tự quyết định, tự kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với qui định đã được khởi xướng. - ĐQL có thể được định nghĩa như một sự sắp xếp phối hợp, trong đó cộng đồng của những người sử dụng nguồn lợi địa phương (ngư dân), chính quyền và các bên tham gia khác (chủ tàu cá, nậu vựa, doanh nghiệp v.v…) và các cơ quan đại diện bên ngoài (các tổ chức phi chính phủ (NGOs), viện nghiên cứu và trường đại học) đều chia sẽ quyền hạn và trách nhiệm đối với việc quản lý nghề cá (Hình 2), [20, tr 16]. Thông qua việc tư vấn và thương thuyết, các bên tham gia đã tiến hành một thoả thuận chính thức về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn tương ứng trong việc quản lý (Pomeroy and Berkes, 1997; Sen và Raakjaer Nielsen, 1999). 0 1 2 Quản lý dựa vào chính phủ ĐQL 3 4 Quản lý mở, dự do Quản lý dựa vào cộng đồng Qu ảng lý dựa v ào Chính ph ủ Quản lý dựa vào cộng đồng 9 Hình 2: ĐQL là sự cộng tác giữa các bên b. Các kiểu đồng quản lý - Tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, chính trị xã hội, văn hoá, tập tục của cộng đồng và mức độ tham gia của các bên (nhà nước và cộng đồng) mà sẽ xác lập loại hình ĐQL hay là mức độ ĐQL của các bên tham gia. Các mô hình ĐQL đã được xây dựng trên thế giới rất khác nhau, không có một hình mẫu chung cho tất cả. Sen & Raakjaer Nielsen (1996) đã phân chia ĐQL thành 5 kiểu [35, p 406] khác nhau tùy thuộc vào mức độ tham gia của cộng đồng và nhà nước (Hình 3). 10 Hình 3. Các kiểu ĐQL và quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng (Pomeroy, Sen & Raakjaer Nielsen, L T N Hùng) (1) Truyền đạt (Instructive): Lượng thông tin được trao đổi giữa nhóm sử dụng và nhà nước là ít nhất. (2) Tham vấn (Consultative): Đây là kiểu cơ chế có sự tham khảo ý kiến của người sử dụng nhưng mọi quyết định vẫn thuộc quyền của nhà nước. (3) Hợp tác (Cooperative): Chính quyền và ngư dân hợp tác cùng nhau trên cơ sở là các bên tham gia bình đẳng để đưa ra quyết. (4) Tư vấn (Advisory): Ngư dân làm tư vấn cho chính phủ trong quá trình ra quyết định đồng thời chính phủ bảo trợ cho việc thực thi các quyết định này. (5) Thông tin (informative): Chính phủ ủy quyền toàn bộ quá trình ra quyết định cho người sử dụng, và người sử dụng chỉ có trách nhiệm thông báo lại các quyết định của mình. c. Vai trò của Nhà nước - Trong các kiểu ĐQL mà ở đó nhà nước giữ vai trò chính thì quá trình ra quyết định thuộc về nhà nước. Mọi quyết định và thay đổi sẽ được truyền đạt xuống dưới, nhà nước chỉ đối thoại hoặc tham khảo ý kiến cộng đồng khi Thông tin Tư vấn Hợp tác Tham vấn Truyền đạt ĐỒNG QUẢN LÝ Thông báo Lấy ý kiến Hợp tác Phổ biến thông tin Trao đổi thông tin Tham vấn Hành động phối hợp Đối tác Kiểm sóat cộng đồng Điều phối liên vùng Qu ản lý dựa v à o c ồng đồng Qu ản lý dựa v ào nhà nư ớc [...]... thuỷ sản chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn để quản lý các hoạt động thủy sản, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong một vùng xác định, dựa trên sự hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác” Các mô hình quản lý mà có sự chia sẻ trách nhiệm quản lý giữa chính quyền và cộng đồng người dân trong quản lý sản xuất, môi trường, nguồn lợi thủy sản được xem là mô hình ĐQL trong ngành thủy sản. .. ĐQL trong NTTS: bao gồm NTTS trong hồ chứa, NTTS tại các vùng NTTS tập trung cả ở nước ngọt, lợ và nuôi biển - Nhóm mô hình ĐQL trong chế biến thủy sản: chủ yếu trong các làng nghề chế biến truyền thống - Nhóm mô hình ĐQL các khu bảo tồn biển: 32 Nếu xét về giác độ tổ chức quản lý của mô hình, có các nhóm mô hình ĐQL sau: + Nhóm mô hình ĐQL trên cơ sở hình thành các Chi hội nghề thủy sản + Nhóm mô hình. .. Thái Bình, Nam Định…Mặc dù chưa hẳn là mô hình ĐQL hoàn thiện song các mô hình này đều là các mô hình quản lý có sự chia sẻ trách nhiệm quản lý cho cộng đồng sử dụng tiềm năng diện tích mặt nước, nguồn lợi thủy sản dưới nhiều hình thức khác nhau - Nam Định là một trong những tỉnh được các tổ chức quốc tế hỗ trợ xây dựng mô hình quản lý nguồn lợi ven biển dựa trên cơ sở cộng đồng với địa điểm tại khu bảo... Phần lớn các tỉnh này đều có các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở các mặt nước lớn Qua các đợt điều tra khảo sát trước đây cho thấy: Một số địa phương đã có các mô hình ĐQL được chính quyền các cấp, nhiều nhà quản lý và người dân khai thác thừa nhận và ủng hộ Những người dân khi được phỏng vấn đều cho đây là mô hình quản lý phù hợp với quản lý nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong các hồ... vực thủy sản chỉ mang tính chất tương đối vì trên một diện tích mặt nước luôn có thể diễn ra rất nhiều hoạt động cho nhiều mục đích khác nhau Nếu xét về giác độ đối tượng quản lý của ngành thủy sản, có các nhóm mô hình ĐQL sau: - Nhóm mô hình ĐQL trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: bao gồm nhóm khai thác thủy sản nội địa (hồ chứa, sông) và nhóm khai thác thủy sản vùng ven bờ - Nhóm mô hình. .. thuẫn giữa các bên liên quan Vì vậy, việc áp dụng phương thức ĐQL vào quản lý sử dụng, khai thác các vùng tiềm năng nguồn lợi chung xác định, bao gồm cả nguồn lợi thủy sản, và trong các vùng sản xuất thủy sản tập trung đang được tiếp tục nghiên cứu nhân rộng và phát triển ở Việt Nam cũng như cả ở các nước trên thế giới 1.4 Sơ lược về tình hình triển khai và thực hiện mô hình ĐQL nghề cá /quản lý nghề cá... khi có mô hình, thu nhập giảm nhiều) 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Phân loại các mô hình ĐQL nghề cá tại Việt Nam Qua kết quả các đợt khảo sát từ những năm đầu thập kỷ 90 tới nay cho thấy các mô hình ĐQL trong lĩnh vực thủy sản là rất đa dạng – phù hợp với đặc trưng đa dạng loại hình sản xuất và thành phần kinh tế của ngành thủy sản Tuy nhiên phải lưu ý rằng, sự phân loại các mô hình ĐQL trong. .. Mặc dù, các mô hình này chưa được hoàn thiện và chưa thực sự được coi là mô hình ĐQL nhưng có thể nói đây là những cố gắng rất lớn của các địa phương trong việc tìm ra một biện pháp hữu hiệu để quản lý nguồn lợi thuỷ sản - Trung tâm thuỷ sản Yên Bái là một đơn vị rất tích cực trong việc triển khai thực hiện mô hình ĐQL trong lĩnh vực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong các hồ... trách nhiệm và hợp tác quản lý giữa các bên tuỳ theo mỗi vùng nước, ngành nghề, đặc điểm kinh tế-xã hội, văn hoá của mỗi vùng, mục đích quản lý và bảo vệ nguồn lợi khác nhau sẽ khác nhau Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tiến hành đánh giá tổng quan các mô hình ĐQL trong lĩnh vực thủy sản với khái niệm: “ĐQL trong ngành thủy sản có thể được hiểu như là phương thức quản lý, trong đó Chính phủ và... dựa vào cộng đồng thường phổ biến ở các nước đang phát triển do nhu cầu phát triển tổng thể kinh tế và cộng đồng và quyền lực xã hội, và quản lý nguồn lợi - Tại Việt Nam, từ năm 1994 đến nay đã có nhiều thuật ngữ đã được đưa ra bởi các nhà khoa học, nhà quản lý như: ĐQL (Viện KT&QHTS, 1995), Quản lý có sự tham gia của cộng đồng (Chương trình phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản) , quản lý nghề cá dựa . khác”. Các mô hình quản lý mà có sự chia sẻ trách nhiệm quản lý giữa chính quyền và cộng đồng người dân trong quản lý sản xuất, môi trường, nguồn lợi thủy sản được xem là mô hình ĐQL trong ngành thủy. quan các mô hình ĐQL trong ngành thủy sản đã triển khai tại Việt Nam đã được thực hiện. Tổng quan các mô hình đồng quản lí trong ngành thuỷ sản sẽ là hết sức quan trọng không chỉ cho kết quả đầu. rộng mô hình trong ngành thuỷ sản. Với sự hỗ trợ tài chính của Dự án Hợp phần Tăng cường quản lí Khai thác thuỷ sản (SCAFI), đề tài nghiên cứu Đánh giá tổng quan các mô hình ĐQL trong ngành thủy

Ngày đăng: 15/08/2014, 18:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan