Công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản vân như

144 356 0
Công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản vân như

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hoà chung với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, kinh tế Việt Nam đang trở thành điểm hút đầu tư đối với cá nhận tổ chức trong và ngoài nước. Nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ thời khắc đáng ghi nhớ nhất là năm 2007 (Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO), nhưng đồng thời cũng phải nói đến những khó khăn mà các doanh nghiệp nước ta đã và đang phải đối mặt trong điều kiện canh tranh khốc liệt như hiện nay, khủng hoảng kinh tế toàn cầu buộc các doanh nghiệp phải cố gắng hết sức mình để tồn tại và phát triển. Và đó mới chỉ là những yếu tố khách quan tác động đến doanh nghiệp, còn yếu tố chủ quan mang tính quyết định chính là nội lực của bản thân doanh nghiệp đó. Trong phạm vi nghiên cứu của mình em xin chọn đề tài: “Công tác hạch toán kế toán Vốn bằng tiền tại công ty TNHH Thuỷ sản Vân Nh ư” Công ty với nguồn vốn chủ yếu là vốn vay nên khả năng chủ động về tình hình tài chính gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi nền kinh tế đang gặp khủng hoảng. Việc quản lý, sử dụng và hạch toán tiền như thế nào là hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro khi nền kinh tế thường xuyên có những biến động bất thường. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng Đề tài nghiên cứu về công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản Vân Như. Dựa trên một số nội dung : - Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản sử dụng tại đơn vị - Tổ chức phần hành kế toán vốn bằng tiền gồm: Kế toán tiền mặt tại quỹ, kế toán tiền gửi ngân hàng.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu th ực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản Vân Như: 2 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là: Phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn và kết hợp một số phương pháp kế toán như: Phương pháp hạch toán kế toán vốn bằng tiền, phương pháp so sánh các chỉ số,…. 4. Nội dung kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền  Chương 2: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản Vân Như.  Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản Vân Như. 5. Những đóng góp của đề tài - Đề tài đã đánh giá đúng thực trạng công tác kế toán V ốn bằng tiền tại công ty - Đề tài đã chỉ ra được những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế của công tác kế toán vốn bằng tiền. Đồng thời nêu ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện côn g tác kế toán tại Công ty TNHH thuỷ sản Vân Như. 3 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1. Những vấn đề chung vế quản lý vốn bằng tiền 1.1.1 Khái niệm và vị trí vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức giá trị bao gồm tất cả các loại tiền do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành và các loại ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Như vậy qua sự luân chuyển của vốn bằng tiền ng ười ta có thể kiểm tra và đánh giá chất lượng các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác số hiện có của vốn bằng tiền còn phản ánh khả n ăng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. 1.1.2 Quản lý vốn bằng tiền 1. Mục đích : Như chúng ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền cũng đều nhằm ba mục đích: - Mục đích tiêu dùng: Chủ yếu là dùng để thanh toán tiền hàng, trả lương cho công nhân viên,… - Mục đích đầu cơ: Dùng để lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá tức thời của nguyên vật liệu…. để gia tăng lợi nhuận cho mình. - Mục đích dự phòng: Trong quá trình hoạt động tiền có điểm luân chuyển không theo một quy luật nhất định, do vậy doanh nghiệp phải duy trì một vùng đệm an toàn để thoả mãn nhu cầu sử dụng bất ngờ. Như vậy, dù lưu trữ tiền với mục đích nào thì quản lý vốn bằng tiền cũng là vấ n đề quan trọng. Quản lý vốn bằng tiền sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được lượng tiền cần lưu trữ, lưu trữ trong bao lâu, và bằng phương thức nào Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp làm tăng hiệu quả sử dụng vốn tránh được rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp . 2. Ý nghĩa: 4 Khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài chi phí bỏ ra cho việc xây dựng nhà xưởng, mua nguyên vật liệu, trả lãi vay, mua sắm trang thiết bị sản xuất …thì doanh nghiệp còn cần dự trữ một l ượng tiền dùng cho việc chi tiêu đột xuất làm giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Mô hìn h quản lý vốn bằng tiền sẽ tránh được tình trạng thứ thiếu tiền làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 1.2 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền 1.2.1.1 Đối tượng hạch toán vốn bằng tiền Đối tượng hạch toán vốn bằng tiền là các loại giấy tờ có giá trị dùng trong quan hệ thanh toán mua bán bao g ồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi N gân hàng, giấy báo Nợ, giấy báo Có, Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Séc… 1. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền - Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình luân chuyển của vốn bằng tiền. - Theo dõi chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quản lý ngoại tệ, vàng bạc đá quý . - Tổ chức hệ thống sổ chi tiết (sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý) để ghi chép đối chiếu kiểm tra mọi sự biến động của vốn bằng tiền. 2. Nguyên tắc hạch toán Hạch toán vốn bằng tiền cần tôn trọng các nguyên tắc sau: a. Giá trị của các loại vốn bằng tiền , vàng bạc, đá quý đều phải được quy đổi theo một đơn vị tiền tệ thống nhất, đó là Việt Nam đồng (VNĐ) để ghi chép sổ sách ngoại trừ một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toán nh ưng phải được bộ tài chính chấp thuận bằng v ăn bản. b. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoai tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tê tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính. 1 - Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ 5 thống nhất là VNĐ, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng tro ng kế toán (nếu được chấp thuận). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải c ăn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trê n thi trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao dịch ) để ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân h àng, Tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” ( Tài khoản ngoài bảng : theo dõi nguyên tệ). 2 - Đối với tài khoản thuộc loại doanh thu, h àng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền,… khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình qu ân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3 - Đối với bên Có của các Tài khoản vốn b ăng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được nghi sổ kế toán bằng đồngViệt Nam, hoặc bằng dơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán ( tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước xuất trước, tỷ giá nhập sau xuất tr ước…) 4 - Đối với bên Có của tài khoản nợ phải trả, hoặc bên nợ của tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghi ệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá theo tỷ giá giao dịch. Cuối năm tài chính có số dư nợ phải trả hoặc dư Nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân trên th ị trường ngoại tệ liên ngân h àng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. 5 - Đối với bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Có của tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiêph v ụ bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong k ế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán. 6 6 - Cuối năm tài chính, doanh nghi ệp phải đánh giá lại các khoán mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch b ình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân h àng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính. 7 - Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán. c. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong k ỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan dến hoạt động sản xuất kinh doanh: - Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong k ỳ và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối n ăm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch (đã được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ được ghi nhận vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu tài chính trê n bác cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính - Đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh, vừa có hoạt động tư XDCB, nếu phát sinh chênh l ệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản thì cũng xử lý c hênh lệch tỷ giá này vào chi ph í tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính. - Doanh nghiệp không đươc chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc n goại tệ. d. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong k ỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đần tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) như sau: - Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh lũy kế trên bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu chênh lêch tỷ giá hối đoái). - Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn xây dựng (lỗ hoặc lãi tỷ giá ) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ chi phí vào chi phí tài ch ính, hoặc doanh thu tài chính của n ăm tài chính có TSCĐ 7 và các tài sản đầu tư hoàn thành và đưa vào s ử dụng hoặc phân bổ tối đa 5 năm ( kể từ khi đưa vào hoạt động). - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối n ăm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa TSCĐ vào s ử dụng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ hoàn thành đ ầu tư mà phân bổ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động). e. Cuối năm tài chính, kế toán tiến hành đánh giá lại số dư các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu., các khoản phải trả có gốc bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quâ n liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ được hạch toán vào tài khoản 413 “chênh lệch tỷ giá hối đoái”, sau khi bù trừ chênh lệch tỷ gía hối đoái tăng hoặc giảm do đánh giá lại phải kết chuyển ngay vào chi phí tài chính ho ặc doanh thu hoạt động tài chính. h. Đối với các doanh nghiệp không chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ, thì các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phát sinh được quy ra VNĐ theo tỷ giá mua, bán thực tế phát sinh ngày giao dịch. Chênh lệch tỷ giá từ giáo dịch sẽ được hạch toán vào tài khoản 515 “Doanh thu tài chính” hoặc 635 “Chi phí tài chính” . j. Các khoản tiền thu chi bằng ngoại tệ cần phải được theo dõi chi tiết theo các loại nguyên tệ để biết số ngoại tệ biến động trong kỳ tại mọi thời điểm. k. Đối với vàng, bạc, đá quí ở những đơn vị không kinh doanh thì được phản ánh vào các tài khoản vốn bằng tiền theo giá hoá đơn hoặc theo giá được thanh toán. Ngoài việc th eo dõi cả về mặt số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất từng thứ , từng loại. 1.2.2. Chứng từ và thủ tục kế toán 1.2.2.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ Chứng từ hạch toán tiền mặt tại quỹ bao gồm : - Phiếu thu, mẫu số 01-TT. - Phiếu chi, mẫu số 02-TT 8 - Biên lai thu tiền, mẫu số 05-TT - Bảng kê vàng bạc, đá quý, mẫu số 06-TT - Bảng kiểm kê quỹ, mẫu số 07a -TT và 07b-TT - Các chứng từ khác có liên quan: giấy báo Nợ, giấy báo Có, Uỷ nhiệm chi,… Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm mở sổ quỹ để ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi quỹ tiền mặt , ngoại tệ, vàng b ạc đá quý và tính ra số tồn quỹ tiền mặt tại mọi thời điểm. Riêng vàng bạc, đá quý phải theo dõi riêng m ột sổ. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu c ó chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. Kế toán tiền mặt cũng c ăn cứ vào chứng từ thu chi để phản ánh tình hình luân chuyển của tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt trên sổ kế toán nh ư: Sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu, nhật ký chi, nhật ký chứng từ…Riêng vàng bạc đá quý nhận thế chấp, ký quỹ, ký c ược thì phải theo dõi riêng sau khi đã được làm các thủ tục cân , đếm số lượng, trọng lượng , giám định chất lượng và liêm phong có xác nhận cuả bê n ký gửi trên dấu niêm phong. 1.2.2.2. Kế toán tiền gửi Ngân hàng (TGNH ) Tiền gửi Ngân hàng là giá trị của các loại tiền mà doanh nghiệp đã gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, các công ty tài chính để tiến hành thanh toán mà không dùng tiền mặt. Trong công tác quản lý TGNH kế toán phải mở nhiều sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền, từng ngân hàng mà doanh nghiệp có tài khoản. Kế toán căn cứ vào giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc bản sao kê ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc c huyển khoản…để phản ánh tình hình tăng giảm của TGNH vào các sổ kế toán có liên quan. Kế toán TGNH phải tiến hành đối chiếu giữa chứng từ gốc với chứng từ của ngân hàng để kịp thời phát hiện chênh lệch. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chêch lệch, thì kế toán ghi sổ theo giấy báo hay bản sao kê ngân hàng. Số chênh lệch được ghi vào TK 1388 “Phải thu khác” hoặc TK 3388 “Phải trả phải nộp khác”. Sang tháng sau phải tiếp tuc kiểm tra đối chiếu để tìm nguyên nhân để điều chỉnh chênh lệch đó. 1.2.2.3 Kế toán tiền đang chuyển 9 Tiền đang chuyển là các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nh ưng chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng, kho bạc hay công ty tài chính hoặc đã nộp vào bưu điện để chuyển thanh toán nh ưng chưa nhận được giấy báo có của đơn vị thụ hưởng. Ngoài nội dung trên tiền đang chuyển còn bao gồm các khoản sau: - Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng. - Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc nh ư phiếu chi tiền mặt, giấy nộp tiề n, biên lai nộp tiền, giấy báo Nợ, giấy báo Có…để phản ánh tình hình biến động của tiền đang chuyển vào các tài khoản có liên quan. Trong kỳ kế toán không nhất thiết phải ghi sổ về các khoản tiền đang chuyển chỉ vào thời điểm cuối kỳ hạch toán kế toán mới ghi sổ kế toán các khoản tiền đang chuyển ở thời điểm cuối kỳ để phản ánh đầy đủ các loại tài khoản của doanh nghiệp. 1.2.3. Kết cấu và nội dung hạch toán Vốn Bằng Tiền 1.2.3.1 Hạch toán Tiền Mặt tại quỹ. a/ Kết cấu tài khoản: Bên Nợ : - Các loại tiền mặt, ngân phi ếu ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý nhập quỹ - Số tiền thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. Bên Có : - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, vàng bạc, kim khí quý xuất quỹ - Số tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê. Số dư Nợ : - Các khoản tiền tồn quỹ. b/ Tài khoản sử dụng: TK 111: “Tiền mặt” với 3 tài khoản cấp 2 : - 1111: “Tiền Việt Nam” - 1112 : Tiền mặt “Ngoại tệ” - 1113 : “Vàng bạc, kim khí quý” c/ Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 1. Thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo ph ương pháp khấu trừ, kế toán ghi: 10 Nợ 111 Tiền mặt (giá thanh toán ) Có 511 Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ (giá chư thuế) Có 512 Doanh thu nội bộ (giá chưa thuế) Có 3331 Thuế GTGT phải nộp 2. Thu bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo ph ương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ 111 Tiền mặt Có 511 Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán) Có 512 Doanh thu nội bộ (tổng gía thanh toán) 3. Đối với các khoản thu nhập tài chính, thu nhập hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nợ 111 Tiền mặt Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính (giá ch ưa thuế) Có 711 Thu nhập khác (giá chưa thuế) Có 3331 Thuế GTGT đầu ra 4. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: Nợ 111 Tiền mặt Có 112 Tiền gửi ngân hàng 5. Thu hồi từ các khoản đầu tư, các khoản cho vay ký quỹ… Nợ 111 Tiền mặt Có 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Có 128 Đầu tư ngắn hạn khác (cho vay,…) Có 144 Thế chấp, ký quỹ, ký c ược ngắn hạn Có 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn Có 222,223,221 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên k ết, công ty con 6. Thu hồi các khoản phải thu bằng tiền mặt : Nợ 111 Tiền mặt Có 131 Phải thu khách hàng Có 141 Tạm ứng [...]... năm Nhận được Giấy báo có về số tiền đã trả nợ 413 Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ 28 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VÂN NHƯ 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THUỶ SẢN VÂN NHƯ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển của công ty Công ty TNHH thuỷ sản Vân Như được thành lập theo luật doanh nghiệp do quốc hội nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt... phòng của công ty tại TPHCM: giao dịch với khách hàng, lo thủ tục xuất khẩu, thu mua nguyên vật liệu tại các tỉnh phía nam 32 Phạm Sơn Hà: Là người chịu trách nhiệm chính quản lý trạm thu mua nguyên vật liệu ở các tỉnh lân cận và hiện mới được bổ nhiệm là kế toán trưởng của công ty + Phòng kế toán: Gồm một kế toán trưởng và 7 kế toán viên phụ trách về công tác tài chính của công ty: Hạch toán sổ sách,... quy định pháp luật của nhà nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 31 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất tại công ty: 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý: Ban Giám Đốc P.Kinh doanh Ban điều hành các phân xưởng sản xuất, chế biến P .Kế toán Văn phòng đại diện TP HCM P.Tổ chức Các trạm thu mua tại các Tỉnh khác SƠ ĐỒ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty TNHH thuỷ sản Vân Như Chức năng nhiệm vụ của các... 2.1.3.2 Tổ chức bộ máy sản xuất tại công ty: Ban Giám Đốc Ban Điều Hành Phân Xưởng Bộ Phận Sản Xuất Chính 9 tổ sản xuất chế biến thành phẩm Kho vật tư Bộ Phận Phục Vụ Tổ thống kê Bộ phận KCS Tổ vận hành máy Tổ sơ chế và bao trang SƠ ĐỒ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất tại công ty TNHH thuỷ sản Vân Như Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: + Bộ phận sản xuất chính: Gồm 9 tổ sản xuất, chế biến hàng... trình sản xuất kinh doanh của công ty trên phương diện vĩ mô, đồng thời tổ chức thu thập dữ liệu xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm - Giám đốc (Ông Trần Trung Đức): Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, tham gia ký kết hợp các đồng kinh tế, phụ trách tài chính cho công ty về lựa chọn: Phương án huy động vốn, sử dụng vốn. .. đã tạo thuận lợi cho công ty trong quá trình sản xuất đảm bảo cho kế hoạch sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn, chủ động trong việc thu mua yếu tố đầu vào, tránh những rủi ro: do thiếu nguyên vật liệu, nguyên vật liệu không đủ quy cách ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng 30 Như vậy với những điều kiện thuận lợi hiện có Công ty TNHH thuỷ sản Vân Như đã đi vào ổn định sản xuất, không ngừng... tiền vay ngắn hạn, dài hạn 411, 441 Nhận vốn góp, vốn cấp bằng tiền 511, 512, 515,711 Doanh thu, thu nhập tài chính bằng tiền Đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu 152, 153, 156 157, 211, 217 Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ 133 311, 315, 331 333, 334, 338 Thanh toán nợ bằng tiền mặt 621, 627, 641 642, 635, 811 Chi phí phát sinh bằng tiền 133 16 SƠ ĐỒ 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT (NGOẠI TỆ) 311, 315, 331, 334, 341,... Loan, EU, Trung Quốc, Mỹ…Để tăng khả năng cạnh tranh của mình công ty không ngừng cố gắng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bằng việc đa dạng hoá sản phẩm bên cạnh những sản phẩm truyền thống của công ty và được khách hàng đánh giá cao như: cá file, tôm PTO, cá da bò Hiện nay ngoài trụ sở sản xuất chính tại Nha Trang công ty còn có văn phòng đại diện tại một số tỉnh phía nam: TPHCM, và một số cơ cở thu mua nguyên... 17 1.2.3.2 Hạch toán tiền gửi ngân hàng a/ Kết cấu tài khoản: Bên nợ : - Các khoản tiền gửi vào ngân hàng Bên có : - Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng Số dư nợ : -Số tiền hiện có gửi ở ngân hàng b/ Tài khoản sử dụng: TK 112 Tiền gửi Ngân hàng” với 3 tài khoản cấp 2: - 1121 Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng VNĐ - 1122 Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào,... sản xuất kinh doanh của công ty: 2.1.4.1 Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên trong là nhân tố nội tại tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như nguồn vốn, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, trình độ nhân viên quản lý… Một: Nhân tố nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết và có tác động mạnh tới tình hình sản xu ất của một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản . về kế toán vốn bằng tiền  Chương 2: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản Vân Như.  Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công. kế toán vốn bằng tiền gồm: Kế toán tiền mặt tại quỹ, kế toán tiền gửi ngân hàng.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu th ực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản. của công tác kế toán vốn bằng tiền. Đồng thời nêu ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện côn g tác kế toán tại Công ty TNHH thuỷ sản Vân Như. 3 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN

Ngày đăng: 15/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan