Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện thanh oai

56 2K 15
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện thanh oai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ KHOA QUẢN TRỊ – TTTV BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Chủ đề: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI ( Thời gian thực tập từ ngày 31 tháng12 năm 2012 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013 ) Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ HAY Sinh viên thực hiện: ĐÀO CÔNG HƯNG Lớp: ĐH QTVP3 – K1 1 HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2013 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chủ đề. Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước. Xuất phát từ lý do trên mà hiện nay trong cả nước nói chung và địa bàn Thanh Oai nói riêng, tại các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là UBND các cấp hoạt động của mô hình “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính đã và đang được đẩy mạnh., mô hình “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai được triển khai trên cơ sở chuẩn bị tốt về mặt cơ sở vật chất và tuyển chọn đội ngũ CB, CC nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, Bộ phận “một cửa” của UBND huyên Thanh Oai thuộc quản lý của Văn phòng HĐND - UBND Thanh Oai hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả cao, được đông đảo nhân dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được như thủ tục hành chính được công khai, giảm hẳn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân; tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của CB, CC được nâng lên đáng kể thì vẫn còn những tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, biểu hiện thủ tục hành chính còn rườm rà, thủ tục chồng chéo, trùng lặp, chưa ban hành kịp thời gây khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc. Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thiết. Chính vì những lý do đó mà tác giả chọn chủ đề: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai”. 2. Mục đích nghiên cứu 2 - tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND Huyện Thanh Oai, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Chủ đề tập trung nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại UBND huyện Thanh Oai và cơ chế phối hợp giũa các cơ quan chức năng qua mô hình “một cửa”. Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu Chủ đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực giải quyết công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai từ năm 2007 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu các đối tượng trên. 6. Kết cấu của chủ đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của Chủ đề báo gồm 3 chương chính: Chương 1: Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính Chương 2: Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai. 3 Chương 3:Một số biệp pháp hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 1.1 Khái quát chung về thủ tục hành chính. 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính Trong hoạt động quản lý nói chung và trong hoạt động của cơ quan nhà nước nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng đều cần có những thủ tục phù hợp, theo quan niệm chung cho rằng: Thủ tục có nghĩa là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định để giải quyết công việc. Hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp lý, quy định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc. Thủ tục hành chính là một loại thủ tục gắn với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính dựa trên những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: “Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân”. Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà nước, là công cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải quyết công việc cho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp của nền công vụ. Do vậy, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân chủ sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, rút ngắn 4 khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính. - Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành chính Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước được trật tự hoá, nghĩa là phải tiến hành theo những thủ tục nhất định, nhưng không có nghĩa mọi hoạt động trong quản lý nhà nước đều phải được điều chỉnh quy phạp thủ tục hành chính, mà có hoạt động tác nghiệp cụ thể trong nội bộ tổ chức Nhà nước do các quy định nội bộ điều chỉnh. Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó những hành vi áp dụng pháp luật chủ yếu liên quan đến việc xác định thực tế của vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về việc đó, các hành vi áp dụng pháp luật này chủ yếu được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất định, như vậy nếu thiếu các quy định về thủ tục hành chính cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động quản lý sẽ không được thực hiện. Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt ché, thuận lợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước vì nó là những chuẩn mực hành vi cho mọi công dân và công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. - Thủ tục hành chính là trình tự thự hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính Nhà nước. Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc khái niệm thủ tục hành chính. So với thủ tục tố tụng, thủ tục hành chính do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện và do tính chất hoạt động quản lý nên ngoài những khuôn mấu 5 tương đối, thủ tục hành chính còn chứa đựng các biện pháp tuỳ nghi, ngược lại thủ tục tố tụng nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định xét xử nên nó phải rất chặt chẽ. - Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp đó được quy định bởi hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động diến ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính bao gồn rất nhiều cơ quan tù Trung ương tới địa phương, mối cơ quan đó trong việc thực hiện thẩm quyền của mình đều phải tuân thủ theo những thủ tục nhất định. Tính đa dạng và phức tạp còn do nền hành chính nước ta đang chuyển từ hành chính cai quản (hành chính đơn thuần) sang hành chính phục vụ, làm dịch vụ cho xã hội, tù quản lý tập chung sang cơ chế thị trường làm cho hoạt động quản lý hành chính đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, biện pháp. Xu hương hợp tác quốc tế dán đên đối tượng quản lý không chỉ là những công dân trong nước mà cón liên quan đến yếu tố nước ngoài do vậy thủ tục hành chính hiện nay rất đa dạng, phong phú và tính phức tạp cũng tăng nên gấp bội. - So với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, thủ tục hành chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn một khi thực tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới. Thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước cơ thẩm quyền đặt ra để giải quyết công việc, trên một chưng mực đáng kế nó lệ thuộc vào nhận thức chủ quan của chính người xây dựng nên, nếu nhận thức đó phù hợp với thực tế khách quan đòi hỏi thì thủ tục hành chính sẽ mang tính tiến bộ, thiết thực phục vụ cho cuộc sống, nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽ xuất hiện những thủ tục hành chính lạc hậu khi áp dụng và hoạt động quản lý điểu hành của bộ máy nhà nước chúng gây khó khăn cho bước đi lên của đời sống xã hội do đó thủ tục hành chính phải thay đối trước những yêu cầu của thực tế khách quan. 1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính. 6 - Thủ tục hành chính bảo đảm các quyết định hành chính được thi hành. Nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thì một quyết định hành chính sẽ không được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng. Thủ tục cành cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi thủ tục cơ bản thường tác động đến giai đoạn cuối của cùng của quá trình thi hành quyết định hành chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng. - Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả của việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng của thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính sẽ góp phần đảm bảo cho các quyết đình hành chính được công khai đên mọi đối tượng sẽ tạo điều kiện cho những đối tựon phải thi hành quyết định hành chính hiểu rõ mình phải làm gì, bên cách đó còn giúp kiểm tra các quyết định hành chính có hợp pháp và hợp lý không vì một quyết định hành chính phải trải qua nhiều bước do đó có thể kiểm tra tình hợp pháp và hợp lý của những quyết định hành chính trong những bước đó. Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy, khi xậy dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà củng cố mối quan hệ giứa Nhà nước với dân, công việc sẽ được giải quyết nhanh chắng kịp thời và chính xác theo đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước, góp phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiếu. - Thủ tục hành chính là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, khống thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính. Thủ tục hành chính là công cụ điều hành của các tổ chức hành chính nếu thiếu thủ tục hành chính thì hoạt động điều hành của những tổ chức hành chính 7 không thể thực hiện được vì hoạt động điều hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với thủ tục hành chính, thủ tục hành chính là phương tiện là công cụ cho hoạt đọng điều hành của các tổ chức hành chính. 1.2. Cải cách thủ tục hành chính. 1.2.1. Cơ sở pháp lý của cải cách thủ tục hành chính. Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính, tháng 5 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Yêu cầu của Nghị quyết là "nhằm tạo bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân". Tiếp theo đó, trong chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Chính phủ đã xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành chính và lựa chọn 7 lĩnh vực trọng điểm để tập trung làm trước là: phân bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; cấp phép xây dựng và quyền sử dụng đất; xuất nhập cảnh; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Chủ trương lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá cũng đã được thể hiện trong Báo cáo chuyên đề của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX, sau đó được cụ thể hóa trong Chương trình công tác hàng năm của Chính phủ. Tháng 5 năm 1997 Thủ tướng có Chỉ thị số 342/TTg về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 38/CP. Tại Chỉ thị này, cùng với việc đề ra một số biện pháp cụ thể đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và UBND các địa phương tổ chức sơ kết, kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết. Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng có Quyết định số 670/TTg thành lập Tổ công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu và hải quan là những lĩnh vực đang thực sự có nhiều nổi cộm nhất. Cuối năm 1998, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ quyết 8 định lựa chọn các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục Hải quan và Văn phòng Chính phủ làm điểm để chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính. Sau khi ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 38/CP, Chính phủ đề ra chủ trương gắn cải cách thủ tục hành chính với việc chấn chỉnh kỷ luật hành chính. Trên tinh thần chọn năm 2002 là năm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, Chính phủ chỉ đạo "Trên cơ sở các vấn đề của từng mối quan hệ đã xác lập, cơ quan cấp trên định ra lịch trình cơ quan cấp dưới phải thực hiện ngay đối với những vấn đề không cần bổ sung, sửa đổi gì về thủ tục hành chính; đối với những vấn đề chưa thực hiện được vì vướng về thể chế thì giao trách nhiệm dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết tận gốc vấn đề" (Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành năm 2001 và chương trình công tác năm 2002 của Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001). Nhằm tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là trong giao dịch trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg (ngày 04 tháng 9 năm 2003) về cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Mục tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà, chống quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Các nguyên tắc xuyên suốt được xác định là: đơn giản rõ ràng, đúng pháp luật; công khai về thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết; nhanh chóng, thuận tiện nhận yêu cầu và trả kết quả tại một chỗ. Để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, tháng 4 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là 9 Quyết định số 178/2002/QĐ-TTg mở rộng ra các cảng biển thuộc khu vực các tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Thực hiện Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 276/CP-CCHC (ngày 27 tháng 02 năm 2004) giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác rà soát thủ tục hành chính. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo rà soát toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình để sửa lỗi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định gây phiền hà, cản trở công việc của dân, hoạt động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Các lĩnh vực ưu tiên là thuế, hải quan, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư nước ngoài, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Cũng theo tinh thần đó, Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2005 về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2005 một lần nữa xác định trách nhiệm của các bộ và UBND các cấp trong việc hệ thống hóa những quy định về các thủ tục và giấy tờ cần thiết đối với từng loại công việc; công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện. Mặc khác, nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị tùy tiện đề ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. Để giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp về các thủ tục hành chính trên các địa bàn trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành (Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005) với các nhiệm vụ chủ yếu là: - Tổ chức rà soát thủ tục hành chính về các lĩnh vực: mặt bằng kinh doanh, thuế, hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch, lưu thông hàng hóa trong nước; 10 [...]... Y tế 5 9 Phòng Thanh tra thị xã 4 10 Văn phòng HĐND &UBND 10 11 Phòng Kinh tế 7 12 Đài phát thanh và truyền hình 6 2.2 Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai 2.2.1 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai - Thuận lợi: Thứ nhất, hiện nay cải cách hành chính đã và đang là một vấn đề bức xúc... CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI 2.1.Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND huyện Thanh Oai 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Thanh Oai Thanh Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội, gồm 20 đơn vị hành chính là thị trấn Kim bài và các xã là Cao Viên, Bích Hoà, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Binh Minh, Thanh Mai, Thanh Cao, Thanh. .. tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai 2.3.1 Ưu điểm Một là, việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyên Thanh Oai đã giảm phiền hà rất lớn cho công dân tổ chức Đây cũng chính là mục đích quan trọng hàng đầu được tiến hành khi xác định tiến hành thực hiện cơ chế này Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ các cấp Ủy, chính quyền, nhất... nộp kho bạc nhà nước theo chế độ quản lý tài chính - Quy trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của UBND huyện Thanh Oai, một cửa được thực hiện theo cơ chế đại diện: các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm liên quan trong quá trình xây dựng quy chế phối hợp sẽ thống nhất với nhau về việc uỷ quyền cho cơ quan chủ trì tiếp... làm việc đồng bộ 2.2.2 Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại UBND huyện Thanh Oai 24 - Tổ chức và hoạt động của Bộ phận một cửa tại UBND huyện Thanh Oai Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, do Phó Chánh văn phòng làm trưởng Bộ phận (có con dấu riêng), các CB, CC do UBND huyện điều động từ Văn phòng và từ các phòng... của thanh oai trong tương 19 lai Con đường này sẽ đi qua các xã : Cự khê, Mỹ hưng, Thanh Thùy, Tam Hưng, Thanh Văn Dự án đường vành đai 4 trong tương lai sẽ là một động lực lớn cho thanh oai phát triển 2.1.2 chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thanh Oai - chức năng nhiệm vụ của UBND huyện Thanh Oai UBND huyện Thanh Oai do HĐND huyện Thanh Oai bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, ... dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối Những cải cách trên đây đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu của người dân 1.2.1.2 Các nguyên tắc thự hiện cơ chế một cửa Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là rất cần thiết... 2001–2010 Theo chủ trương đó, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-92003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ra đời, đã tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa Khi cơ chế một cửa ra đời,... nâng cao trình độ để theo kịp yêu cầu đổi mới Như vậy, đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của UBND huyện thanh oai được triển khai thực hiện trong một môi trường và điều kiện khá thuận lợi Đây là những tiền đề rất quan trọng để giúp cho Đề án đi vào thực tế thành công - Khó khăn Một là, đây là lần đầu tiên UBND huyện tiến hành triển khai mô hình một cửa tại địa phương nên chưa... đạo UBND huyện Thanh Oai , cùng với sự nỗ lực trong công tác của toàn thể CB, CC của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính cũng như CB, CC các ban ngành phối hợp, việc triển khai cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa , hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính một cửa đã đi vào nề nếp, bước đầu đã giải quyết nhanh, gọn, thuận tiện với thủ tục hành chính . chương chính: Chương 1: Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính Chương 2: Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai. 3 Chương. Oai. 3 Chương 3 :Một số biệp pháp hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 1.1. chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai . 2. Mục đích nghiên cứu 2 - tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND Huyện Thanh Oai, trên cơ sở

Ngày đăng: 15/08/2014, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan