BAI BAO CAO KY THUAT NUOI CA KEO pdf

27 777 6
BAI BAO CAO KY THUAT NUOI CA KEO pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA NÔNG NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus) Ở HUYỆN HÒA BÌNH CHUYÊN ĐỀ KĨ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN NHÓM II LỚP 2NT1 Bạc Liêu, tháng 10 năm 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC CHƯƠNG I . MỞ ĐẦU CHƯƠNG I . MỞ ĐẦU 3 3 1.1 1.1 Đặt vấn đề………………………………………………………………… Đặt vấn đề………………………………………………………………… 3 3 1.2 1.2 Mục tiêu………………………… ……………………….……………… 4 Mục tiêu………………………… ……………………….……………… 4 1.3 1.3 Nội dung Nội dung………………………………………………… …… 4 4 CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ………………………… …….……. ………………………… …….……. 5 5 2.1 Đặc điểm sinh học cá kèo………………………………………… ………… 2.1 Đặc điểm sinh học cá kèo………………………………………… ………… 5 5 2.1.1 Phân loại……………………………………………………… ……… 2.1.1 Phân loại……………………………………………………… ……… 5 5 2.1.2 Đặc điểm hình thái………………………………………………………… 2.1.2 Đặc điểm hình thái………………………………………………………… 5 5 2.1.3 Phân bố và tập tính sống………………………………………… ……… 2.1.3 Phân bố và tập tính sống………………………………………… ……… 7 7 2.1.4 Dinh dưỡng…………………………………………………………… 2.1.4 Dinh dưỡng…………………………………………………………… 7 7 2.1.5 Sinh trưởng…………………………………………………………… 2.1.5 Sinh trưởng…………………………………………………………… 8 8 2.1.6 Sinh sản……………………………………………………………… …… 2.1.6 Sinh sản……………………………………………………………… …… 8 8 2.2 Tình hình nuôi cá kèo…………………………… …………………………10 2.2 Tình hình nuôi cá kèo…………………………… …………………………10 2.3 Một số yếu tố kỹ thuật trong ương nuôi thương phẩm cá kèo…….… …… 2.3 Một số yếu tố kỹ thuật trong ương nuôi thương phẩm cá kèo…….… …… 12 12 2.3.1 Chuẩn bị và cải tạo ao 2.3.1 Chuẩn bị và cải tạo ao 12 12 2.3.2 Con giống, mật độ 2.3.2 Con giống, mật độ 13 13 2.3.3 Thức ăn và cách cho ăn 2.3.3 Thức ăn và cách cho ăn 13 13 2.3.4 Chăm sóc và quản lí 2.3.4 Chăm sóc và quản lí 14 14 2.3.5 Cách thu hoạch thức ăn 2.3.5 Cách thu hoạch thức ăn 15 15 2.3.6 Một số bệnh thường gặp 2.3.6 Một số bệnh thường gặp 15 15 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 17 3.1 Thời gian và địa điểm 3.1 Thời gian và địa điểm 17 17 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2 Phương pháp nghiên cứu 17 17 3.3 Sử lí số liệu 3.3 Sử lí số liệu 17 17 3.4 Kế hoạch thực hiện 3.4 Kế hoạch thực hiện 18 18 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19 19 4.1 Hiện trạng nuôi cá kèo ở Bạc Liêu 4.1 Hiện trạng nuôi cá kèo ở Bạc Liêu 19 19 4.2 Kía cạnh về mặt kỹ thuật 4.2 Kía cạnh về mặt kỹ thuật 19 19 4.2.1 Chuẩn bị ao nuôi…………………………………………………… 19 4.2.2 Mùa vụ nuôi……………………………………………………… 20 4.2.3 Kích cỡ và mật độ thả giống cá nuôi………………………………. 20 4.2.4 Chăm sóc và quản lý ao nuôi 20 4.2.5 Thu hoạch cá nuôi 21 4.3 Hoạch toán kinh tế của mô hình nuôi cá kèo thương phẩm 23 4.4 Thuận lợi và khó khăn của mô hình 25 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 26 26 CHƯƠNG VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 27 2 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nuôi trồng thuỷ sản hiện đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. ở Việt Nam, nuôi trồng thuỷ sản nói chung, cá nước lợ nói riêng đang có xu hướng phát triển mạnh. Đặc biệt, khu vực ven biển ĐBSCL, bên cạnh các đối tượng nuôi thường gặp như: tôm, cua, cá chẽm, ngêu…thì cá kèo là đối tượng mới đang được chú ý. Hiện tại, cá kèo là đối tượng có giá trị kinh tế cao và đang được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL. Vài thập niên trước đây, cá kèo là loài thủy sản có mặt khắp nơi trên những vuông, ao… và có khi cá kèo cũng được người dân thả nuôi kèm ở những ao tôm sú, nhưng kém hiệu quả, giá lại thấp. Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây, nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là Bạc Liêu, tình trạng tôm sú chết hàng loạt do dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của nhiều nông hộ, do đó chuyển đổi sang một mô hình sản xuất khác là việc làm tất yếu và cần thiết, đối tượng được các nông hộ chọn để thay đổi là thẻ chân trắng, cua, cá kèo…thế nhưng do mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng và cua cần sự đầu tư và quản lý kỹ thuật cao, thì mô hình nuôi thương phẩm cá kèo được nhiều nông hộ lựa chọn và đang phát triển một cách rầm rộ. Con cá kèo đang góp phần giúp người dân ở Bạc Liêu thoát nghèo một cách hiệu quả Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về cá kèo. Mặc dù mô hình nuôi cá kèo đang phát triển mạnh không chỉ về diện tích mà cả mật độ nuôi, nhưng các thông tin về hiện trạng phát triển, kỹ thuật nuôi và khía cạnh kinh tế của mô hình nuôi chưa được đánh giá. Do đó, nhóm tiến hành “ Khảo sát về hiện trạng các mô hình nuôi cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier,1816 ) ở huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu” để làm rỏ các vấn đề trên. 1.2 Mục tiêu - Cung cấp số liệu tham khảo cho báo cáo. 3 - Tìm hiểu kỹ thuật nuôi của các nông hộ tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu - So sánh kỹ thuật nuôi cá giữa lý thuyết và thực tế được áp dụng. - Đánh giá hiệu quả nuôi của từng hộ nuôi. - Học cách tiếp cận với nông hộ. - Làm quen với việc viết báo cáo điều tra - Đánh giá hiện trạng phát triển, kỹ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của cá kèo nhằm làm cơ sở cho định hướng và nghiên cứu phát triển ổn định và bền vững mô hình nuôi cá kèo ở huyện Hòa Bình. 1.3 Nội dung - Điều tra nông hộ. - Khảo sát tình hình nuôi cá kèo ở Hòa Bình. - So sánh hiệu quả mô hình. - Những thuận lợi và khó khăn của mô hình. 4 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá kèo 2.1.1 Phân loại Theo Curvier (1816) thì cá kèo vảy nhỏ thuộc họ Gobiidae và được phân loại như sau: Bộ: Perciformes Họ: Gobiidae Lớp: Actinopterygii Giống: Pseudapocryptes Loài: Pseudapocryptes elongatus Hình 2.3: cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus, Curvier 1816) 2.1.2 Đặc điểm hình thái Một số đặc điểm hình thái phân loại cá kèo vẩy nhỏ ở ĐBSCL được hai tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương mô tả như sau: Cá kèo vẩy nhỏ có đầu nhỏ, hình chóp, mõm tù hướng xuống, miệng trước hẹp, rạch miệng ngang, kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua sau cạnh mắt. Răng hàng trên một hàm, răng cửa to, đỉnh tà, răng trong nhỏ mịn. Răng hàng dưới một hàm mọc xiên thưa, đỉnh tà và có một đôi răng chó ở sau mấu tiếp hợp của hai xương răng. Không có râu, dưới trước mõm có hai nếp da nhỏ phủ lên môi trên. Mắt tròn và nhỏ nằm phía lưng của đầu, gần chót mõm hơn gần cuối nắp mang. Khoảng cách giữa hai mắt hẹp, nhỏ hơn hoặc tương đương với một phần hai đường kính mắt. Lỗ mang hẹp, màng mang phát triển, phần dưới dính với eo mang. Thân hình trụ, thon dài, hơi hẹp bên, phần sau xương chẫm có hai đường óng nổi có phủ vẩy, cuống đuôi ngắn, dài cuống đuôi nhỏ hơn cao cuống đuôi. Hai vi lưng rời nhau, khoảng cách này lớn hơn chiều dài gốc vi lưng thứ nhất. 5 Khởi điểm vi hậu môn sau khởi điểm vi lưng thứ hai nhưng điểm kết thúc ngang nhau. Hai vi bụng dính nhau tạo thành giác bám dạng hình phễu, miệng phễu hình bầu dục. Vi đuôi dài và nhọn. Cá có màu xám ửng vàng, nửa trên của thân có 7 – 8 sọc đen hướng xéo về phía trước, các sọc này rõ về phía đuôi. Bụng có màu vàng nhạt. Các vi ngực, vi bụng và vi hậu môn có màu vàng đậm. Vi đuôi và vi lưng có màu vàng xám và có nhiều hàng chấm đen vát ngang các tia vi đuôi. Theo tác giả Mai Đình Yên (1992) thì cá kèo vẩy nhỏ được mô tả: Cá kèo có thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi. Đầu hơi nhọn mõm tù và trần. Nếp gấp mõm có hai lá bên nhỏ. Mắt nhò, nằm sát nhau trên đỉnh đầu và không có cuống mắt. Miệng gần như nằm ngang, rạch miệng kéo dài gần như đến bờ sau ổ mắt. Có một cặp răng chó sau điểm tiếp hợp ở hàm dưới, lưỡi cắt ngang, than phù vẩy tròn rất bé. Hai vây lưng rời nhau, vây lưng thứ hai gần như đối xứng với vây hậu môn. Khởi điểm vây ngực phía trên khởi điểm vây bụng. Vây đuôi dài và nhọn. Thân màu xám đen, bụng màu nhạt.Ở phần đầu, phía trên nắp mang có màu xám thẫm hơn. Dọc trên lưng có những đốm đen hình yên ngựa kéo dài xuống hông. Vây ngực màu nhạt, lấm tấm các đốm. Vây lưng có nhiều hàng chấm đen. Các vây còn lại trắng nhạt. Cá có kích thước tối đa khoảng 30cm, rất phổ biến ở vùng cửa sông và nước lợ ở miền Nam. Chúng thường sống ở các bãi triều. Theo Nguyễn Chung (2007) thì có sự khác biệt về màu sắc giữa cá kèo tự nhiên và cá kèo nuôi. Cá kèo hoang dã có màu sắc tự nhiên, vẩy lưng hơi vàng và có khuynh hướng chuyển sang màu nâu tái và màu nâu đỏ. Bụng cá trắng, vùng bụng gần vây hậu môn không có màu sắc rõ rệt, các đường chéo màu nâu tối ở bên trong và một vài chấm màu nâu nhỏ lốm đốm xuất hiện ở phần lưng. Vây đuôi màu hơi vàng tới màu hơi nâu và có những chấm nâu lốm đốm, những đốm này thường gom lại thành những đường lượng sóng và đứt gãy. Vùng hậu môn và ngực có màu từ vàng tới tái cam. Cá kèo nuôi trong đầm màu sắc thay đổi, vây lưng có khuynh hướng chuyển dần thành màu nâu tái. Bụng có màu vàng nâu và có những chấm vết màu sẫm tối, vết tối này có thể gặp ở một vài cá thể, đặc biệt là những cá thể nhỏ dưới 100mm có những vết nâu tối hơn, đường chéo ở lưng và vết nâu tối ở đầu. Vây lưng có một vài chấm sẫm. Các vây khác, ngoại trừ vây đuôi hầu như đều đổi màu. Theo Murdy (1989), điểm đặc trưng của cá kèo là ở vây hậu môn khoảng 28 – 31 tia và có vài chấm nâu xuất hiện trên cơ thể và được xác dịnh hơn 150 vẩy. 6 2.1.3. Đặc điểm phân bố và tập tính sống. Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá bống kèo sống chủ yếu ở vùng nước lợ vào mặn nhưng cũng có thể sống ở nước ngọt, chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn lên các bãi này. Vùng phân bố rộng: Từ Ấn Độ, Thái Lan đến Mã Lai, quần đảo Ấn Độ - Úc Châu, ĐBSCL, Trung Quốc. Theo Kottelat và Whitten (1996) thì cá sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 23 0 C – 28 0 C. Takita (1999) báo cáo rằng cá kèo (P.elongatu) thường sống ở những vùng nước cạn trên bãi bùn ở vùng cửa sông và cá trưởng thành thường sống ở các thủy vực sâu và bẩn hơn. Khi sống trong hang có độ mặn thường thấp. Theo Nguyễn Chung (2007), cá kèo thích nghi rất rộng và nhanh với các biến động của môi trường nên có thể sống ở tất cả các vùng nước có độ mặn từ 0 0 / 00 đến 30 0 / 00 , nhiệt độ từ 15 0 C – 37 0 C và cá có tập tính di cư xuống theo dòng chảy thủy triều và hải lưu. Cá kèo theo những con nước triều phân bố khắp nơi, khi tìm được bãi thích hợp thì chúng chui rút sâu và sống trong bùn. Cá kèo dùng hai vây ngực và vây hậu môn để trườn mình đi. Khi nước triều lên ngập các bãi bồi, chúng lặn xuống duới đáy và vào những con nước rong hay khi trời mát cá kèo ngoi lên đi từng bầy nổi cả vùng trên mặt nước tìm mồi. Khi thành thục sinh sản, chúng tìm ra cửa sông, vùng ven biển có độ mặn 25–30 0 / 00 để sinh sản. Trứng nở thành ấu trùng, trôi nổi trên mặt nước theo thủy triều đẩy vào bờ thành cá giống và lớn lên, đi vào vùng nội đồng, ao, đầm, kênh mương vùng nước lợ. 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định (2002), cá kèo là loài có tính ăn thiên về thực vật, do tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Lc) lớn hơn 3. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần thức ăn chủ yếu của cá kèo là tảo Khuê (Baccillariophyta) (83,1%), mùn bã hữu cơ (14,1%) và tảo lam (1,9%). Ngoài ra, chúng cũng ăn một số loại động vật phù du như: Copepoda và Cladocera, nhưng tỷ lệ rất thấp (0,06% và 0,03%). Qua đó, có thể nói rằng cá kèo sống trong môi trường rất giàu tảo Khuê và có nền đáy là bùn hay bùn cát, khi thủy triều xuống chúng tìm thức ăn là mùn bã hữu cơ. Đây là loài ăn tạp thiên về thực vật. 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Theo Kottelat và Whitten (1996) cá có chiều dài lớn nhất là 20 cm. Theo Khaironizam và Norma Rashid (2002) thì sự sinh trưởng của cá kèo được thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng. ở vùng Selangor (Mã Lai) 7 sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng loài P. elongatus được xác định với chiều dài chuẩn dao động 2,01–13,4 cm và phương trình hồi qui có dạng W=0,00002541L2,81 (R=0,995) với n=84 (được trích dẫn bời Võ Thành Toàn, 2005). Theo kết quả của Trần Đắc Định (2002) khảo sát ở Bạc Liêu, mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng được xác định qua phương trình hồi qui W=0,2468L1,5567 với R2=0,9908, chiều dài dao động chuẩn 10,1 – 20,3 cm. Trong khi đó, ở vùng biển Tây Ngọc Hiển – Cà Mau thì phương trình hồi qui của loài này là W=0,0074L2,8138 (n=292), chiều dài tổng đạt 4,9 – 20,7 cm (Lê Thị Xuân Thắm, 2004). Qua đó cho thấy cá kèo có dạng hình thon dài và kích thước nhỏ hơn 20,7 cm thì chưa thành thục. Brodziak và Mikus (2002) đề nghị nên có sự thu mẫu tròn năm đối với loài sống ở nước lợ để có thể đánh giá sự khác biệt về địa lý và thời gian có ành hưởng đến khối lượng trung bình theo chiều dài của cá. (được trích dẫn bởi Võ Thành Toàn, 2005) Theo Võ Thành Toàn (2005), sự khác biệt về mối tương quan giữa cá kèo ở Bạc Liêu và cá kèo ở Cà Mau rất có thể do vùng sinh thái và thời gian nghiên cứu. Khi phân tích các tham số tăng trưởng thì chiều dài cực đại cá có thể đạt được là 22,1 cm với tốc độ tăng trưởng 0,81/năm và chỉ số tăng trưởng là 2,778, cá có kích cỡ nhỏ sẽ tăng trưởng nhanh hơn cá lớn và khi đạt chiều dài cực đại thì tốc độ tăng trưởng chậm lại. Khi chiều dài khoảng 16,9 cm cá có thể được 1 tuổi, khi 2 tuổi, chiều dài có thể lên đến 20,7 cm và khi đạt 22,9 cm thì có thể cá được 3 tuổi. 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Đối với các loài cá biển, những loài thuộc họ cá bống (Gobiidae), con đực làm tổ, con cái bị hấp dẫn đến tổ để và bảo vệ trứng khi nở. Những con đực quá nhỏ không đủ khả năng làm tổ hoặc giao vĩ, chúng lẫn trốn vào hang riêng của chúng trong suốt mùa sinh sản và có lẽ chỉ thụ tinh được cho một số trứng (Maghagen, 1995), (được trích dẫn bởi Nguyễn Hùng Tính, 2007) Theo Holden và Raitt (1974) đề nghị quá trình thành thục của cá nói chung dược chia làm 7 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Tuyến sinh dục rất nhỏ, mảnh, trong suốt, rất khó phân biệt tinh sào hay noãn sào bằng mắt thường.  Giai đoạn 2: 8 Có thể phân biệt tuyến sinh dục đục, cái bằng mắt thường. Tuyến sinh dục có kích thước nhỏ, màu hơi hồng trong suốt. Màng tuyến sinh dục mỏng, hầu như không có mạch máu phân bố, rất khó thấy hạt trứng bằng mắt thường.  Giai đoạn 3: Kích thước tuyến sinh dục gia tăng rõ, noãn sào có màu vàng nhạt, trên noãn sào đã có mạch máu phân bố. Có thể thấy rõ những hạt trứng trong noãn sào bằng mắt thường. Chúng rất nhỏ khó tách rời khỏi các tấm trứng.  Giai đoạn 4: Tuyến sinh dục có kích thước lớn. Noãn sào có màu vàng tươi, hơi đậm hơn ở giai đoạn 3. Mạch máu nhiều, các hạt trứng to và tương đối đồng đều, số lượng trứng nhỏ ít, lực liên kết giữa các tế bào và các tấm trứng giảm nhiều so với ở giai đoạn 3. Vào cuối giai đoạn này có thể thấy nhân trứng bằng mắt thường.  Giai đoạn 5: Tuyến sinh dục có kích thước rất lớn, tuyến sinh dục có màu sắc đậm hơn so với giai đoạn 4.  Giai đoạn 6: Hình dạng của cá cái ở giai đoạn này có những nét chung của những cá thành thục sinh dục tốt: bụng tròn, chứa đầy trứng, lỗ sinh dục nở to và rất đỏ ép vào bụng cá hay nhấc cá lên, trứng chảy ra thành dòng.  Giai đoạn 7: Sau khi đẻ xong, tuyến sinh dục teo lại, mềm nhão, màng tuyến sinh dục nhăn nheo, mạch máu phát triển nhiều, trong tuyến sinh dục có chứa chất dịch màu đỏ. (trích dẫn bởi Lê Thị Xuân Thắm, 2004) Kích cỡ trưởng thành của loài Pseupodacryptes elongatus được nghiên cứu và báo cáo rằng trong 50% mẫu cá trưởng thành này thì con cái có chiều dài trung bình là 10,2 cm, con đực là 10,5 cm. Trong khi chiều dài sinh sản của cá cái là 10,8 cm và cá đực là 11,9 cm (Etim et al, 2002). ( được trích bởi Nguyễn Hùng Tính, 2007) Theo Trần Đắc Định (2002), kích thước tuyến sinh dục của cá kèo rất nhỏ và chỉ phát hiện ở giai đoạn 3 trong 7 giai đoạn thành thục được Holden và Raitt (1974) đề nghị, tỉ lệ phát triển tuyến sinh dục dạt đến giai đoạn 3 từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau cao hơn so với các tháng trước. Các tháng sau đó chỉ phát triển đến giai đoạn 2, tháng 3 và tháng 4 không thấy loài này xuất hiện nên không phát hiện được giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Ở vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển – Cá Mau tuyến sinh dục của cá kèo đạt cao nhất là giai đoạn 3 và tăng dần từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Trong đó, vào tháng 11 tuyến sinh dục của loài này xuất hiện cả 3 giai đoạn ( 1, 2, 3) và giai đoạn 3 9 chiếm tỷ lệ cao nhất (70,59%). Tháng 12 thì chỉ có giai đoạn 2 và 3, giai đoạn 3 chiếm 81,89%. Tỷ lệ cá đạt giai đoạn 3 là 100% ở tháng 1 (Lê Thị Xuân Thắm, 2004). Phát triển của ấu trùng và cá bột Theo Nguyễn Chung (2007), các khảo sát thu vớt được ở những vùng bãi bồi ven biển của các cửa sông Cửu Long cho thấy ấu thể cá kèo mới nở có chiều dài 0,8 – 1,21 mm và noãn hoàng dài 04 – 06 mm. Trong thời gian này do các sắc tố chưa hình thành nên cơ thể ấu trùng còn trong suốt. Sau khi sử dụng hết noãn hoàng, miệng ấu trùng mở ra và hàm bắt đầu cử động và cá tự bắt mồi. Xuất hiện sắc tố, bắt đầu có màu vàng nhạt rồi chuyển dần sang màu nâu tái hay nâu đỏ, bụng cá có màu trắng. Ở giai đoạn bột, cơ thể đã phát triển hoàn thiện và cá bắt đầu chuyển sang màu vàng sáng. Giai đoạn cá con có chiều dài 1,2 – 1,5 cm, cá khỏe mạnh, thân thường có màu sáng hơn và chủ động bơi lội. 2.2. Tình hình nuôi cá kèo ở một số quốc gia trên thế giới 2.2.1. Tình hình nuôi cá kèo ở một số tỉnh ĐBSCL Ở ĐBSCL, nghề nuôi cá kèo đã hình thành từ nhiều năm qua, nhưng vẫn còn nuôi theo kiểu tự phát hoặc xen canh với con tôm sú. Trà Vinh có khoảng 100 người nuôi cá kèo, nhưng với quy mô lớn mới chừng 20 hộ, tập trung ở 2 huyện Duyên Hải và Cầu Ngang. 10 [...]... phẩm 2.3.1 Chuẩn bị và cải tạo ao  Chuẩn bị ao nuôi Ao nuôi cá bống kèo là những ao đất thông thường Ở vùng ven biển có thể sử dụng ao nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh để nuôi luân canh cá bống kèo Vùng làm muối có thể luân canh nuôi cá bống kèo trong ruộng muối vào mùa mưa khi nước bị giảm độ mặn không sản xuất được muối Từ những kinh nghiệm thực tế nuôi cá bống kèo ở các... quản lý chăm sóc và cỡ cá, có thể thả nuôi với mật độ 30 – 60 con/m2, trung bình 50 con/m2 Nếu cỡ cá nhỏ (3cm) nên thả mật độ cao hơn so với cỡ cá lớn (5 – 6cm) để trừ hao hụt trong khi nuôi Nếu điều kiện quản lý và kiểm soát chất lượng nước chủ động, có thể tăng mật độ nuôi lên cao hơn 60 con/m2 2.3.3 Thức ăn và cách cho ăn Cá bống kèo có tính ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như phù du động... tiêu hoá thức ăn tốt hơn tránh hiện tượng cá bị chướng bụng, đầy hơi Nước ao cần được chủ động điều chỉnh tăng cao hoặc giảm thấp phù hợp với các giai đoạn phát triển của cá nuôi Giai đoạn hai tuần đầu mới thả cá giống, mực nước ao cần đạt 0,4 – 0,5m, sau đó tiếp tục dâng từ từ, mỗi tuần cao hơn 0,2m cho đến khi mức nước đạt tốt đa Theo dõi mực nước hàng ngày, kiểm tra các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá... khi thời tiết bất lợi 20 b Quản lý ao nuôi - Quản lý chất lượng nước: Nước ao cần được chủ động điều chỉnh tăng cao hoặc giảm thấp phù hợp với các giai đoạn phát triển của cá nuôi Giai đoạn hai tuần đầu mới thả cá giống, mực nước ao cần đạt 0,2 – 0,3m, sau đó tiếp tục dâng từ từ, mỗi tuần cao hơn 0,2m cho đến khi mức nước đạt tối đa Kiểm tra bờ và cống ao đề phòng bờ bị rò rỉ do cua còng đào hang,... tích những ao nuôi tôm cũ nhưng lại cho lợi nhuận cao Theo khảo sát ở 3 nông hộ, do cá kèo là đối tượng nuôi mới, nên chủ yếu được nuôi theo kinh nghiệm và học hỏi từ nông dân khác, chiếm 100% 4.2.Khía cạnh kỹ thuật 4.2.1 Chuẩn bị ao nuôi Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các nông hộ đều tận dụng ao nuôi tôm công nghiệp để thả nuôi cá kèo thâm canh (tỉ lệ này là 100%) Rào lưới khắp ao để tránh... và chắc chắn sẽ giúp những nông dân ít đất thoát nghèo nhanh và bền vững Năm 2010 trên địa bàn xã Hưng Thành, hiện có hơn 25 hộ nuôi cá kèo với diện tích 32 ha và các hộ nuôi cá kèo đều đạt năng suất cao từ 6 – 8 tấn/ha, sau khi trừ chi phí mỗi hecta cá kèo bà con lãi trên 200 – 250 triệu đồng/vụ Đây là mô hình hứa hẹn sẽ đem lại thành công cho nông hộ thực hiện, góp phần phát triển kinh tế cho địa... điều kiện trong ao Chọn cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màu sắc tươi sáng, có màu vàng và nhiều nhớt - Mật độ thả nuôi: Qua kết quả điều tra các hộ nuôi đều thả giống với mật độ cao: 150 – 200con/m2 vì kích cỡ giống tương đối nhỏ và trừ hao hụt trong khi nuôi Nguyên nhân là do ở khu vực nuôi này các hộ nuôi chủ động về nguồn nước → điều kiện quản lý và kiểm soát chất lượng nước... Trường Đại học Cần Thơ đã ứng dụng thành công mô hình nuôi cá kèo thương phẩm ở xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, thành công đã khẳng định thêm một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao và nhiều tiềm năng vươn ra thị trường thế giới, diện tích thả nuôi cá kèo của huyện Vĩnh Châu đã lên tới trên 200 ha với năng suất bình quân là 10 tấn/ha, lợi nhuận thu sau 6 tháng thả nuôi đạt trung... bò nhằm tạo ra tiếng kêu để xua đuổi chim Có thể dùng ná (giàng thun) để bắn chim và đuổi chim cũng có hiệu quả Ngoài ra, để bắt các loài cá bống cát, bống mọi, có thể điều tiết mực nước trong ao (dâng cao sau đó hạ thấp 5 – 10cm) khi đó các loại cá bống mọi, bống cát có thể nằm lại ở phần mái bờ mà nước đã rút và ta dùng vợt thu gom chúng lại 4.2.5 Thu hoạch cá nuôi Sau 5-6 tháng nuôi, cá bống kèo có... chi(Trđ/ha) 144,5 Sản lượng(tấn) 3,5 Giá bán(đ/kg) 50.000 Tổng thu(Trđ/ha) 175 Lợi nhuận(Trđ/ha) 30,5 Họ và tên Xã Kinh nghiệm Tuổi DT/ao(ha) 22 Ngày tháng Bón vôi nuôi(năm) 2 28 0.2 06/10/2011 CaCO3 1 52 0,8 06/10/2011 CaCO3 1 34 0,2 06/10/2011 Phan Văn Tiến Đặng Văn Hùng Đoàn Văn Đăng Vĩnh Mỹ A Thị Trấn HB Thị Trấn HB Họ và Tên Phan Văn Tiến Đặng Văn Hùng Đoàn Văn Đăng Tháng thả nuôi 7 Cỡ giống (cm) 2 Mật . vùng ven biển có thể sử dụng ao nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh để nuôi luân canh cá bống kèo. Vùng làm muối có thể luân canh nuôi cá bống kèo trong ruộng muối vào mùa. đạt cao nhất là giai đoạn 3 và tăng dần từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Trong đó, vào tháng 11 tuyến sinh dục của loài này xuất hiện cả 3 giai đoạn ( 1, 2, 3) và giai đoạn 3 9 chiếm tỷ lệ cao. (3cm) nên thả mật độ cao hơn so với cỡ cá lớn (5 – 6cm) để trừ hao hụt trong khi nuôi. Nếu điều kiện quản lý và kiểm soát chất lượng nước chủ động, có thể tăng mật độ nuôi lên cao hơn 60 con/m 2 . 2.3.3

Ngày đăng: 14/08/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1 Đặt vấn đề

    • 1.2 Mục tiêu

    • 1.3 Nội dung

    • CHƯƠNG II

    • LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

      • 2.1 Đặc điểm sinh học cá kèo

        • 2.1.1 Phân loại

        • 2.1.2 Đặc điểm hình thái

        • 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

        • 2.1.6 Đặc điểm sinh sản

        • 2.2.1. Tình hình nuôi cá kèo ở một số tỉnh ĐBSCL

        • 2.3. Một số yếu tố kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm

          • 2.3.1 Chuẩn bị và cải tạo ao

          • 2.3.2 Con giống và mật độ thả

          • 2.3.3 Thức ăn và cách cho ăn

          • 2.3.4 Chăm sóc và quản lí

          • 2.3.5 Thu hoạch

          • Triệu chứng: toàn thân bao phủ một lớp nhớt màu trắng đục. Cá tách đàn, bơi lờ đờ, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, mình cá lở loét, vây rách nát, sau đó cá chết rất nhanh

          • CHƯƠNG III

          • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • Thông tin chung của các nông hộ:

            • 1. Tên chủ hộ

            • 2. Địa chỉ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan