GIÁO ÁN Sinh học 12 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI potx

6 749 0
GIÁO ÁN Sinh học 12 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế GIÁO ÁN GV: NGUYỄN VINH HƯNG Trường THPT Bình Điền Sinh học 12 Tổ: Hóa - Sinh - KTNN TIẾT 39. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI I. MỤC TIÊU - Phân biệt được thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen. Cho ví dụ minh hoạ - giải thích cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen về: màu sắc và hình dáng sâu bọ, sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn. - Chứng minh mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính hợp lý tương đối. - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm. - Nêu được quan điểm khoa học về sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật, từ đó bồi dưỡng thêm về thế giới quan khoa học. II. CHUẨN BỊ - Giáo án điển tử và bộ máy chiếu Processtor. - Phiếu học tập: Quá trình hình thành màu xanh của sâu ăn lá. III. PHƯƠNG PHÁP Đàm thoại tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giảng bài mới 3. Củng cố và bài tập V. NỘI DUNG BÀI SOẠN T.gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5 phút - Chiếu slide 2 và gọi HS để kiểm tra bài cũ. Gọi HS khác nhận xét phần trả lời của bạn. Thông báo đáp án. - HS lên bảng trả lời. HS nhận xét. 10phút Chiếu slide 3 và giới thiệu nội dung bài học. ? Thế nào là thích nghi? Chiếu slide 4. ? Hãy phân tích đặc điểm thích nghi của hình 1? Chiếu slide 5. ? Hãy phân tích đặc điểm thích nghi của Bọ que? Chiếu slide 6. Hãy so sánh đặc điểm thích nghi của Chó sói với đặc điểm thích nghi của Bọ que? + Thích nghi là sự biến đổi về hình thái, sinh lý và tập tính phù hợp với điều kiện môi trường. + Mùa nóng: Chó sói có bộ lông thưa để mát hơn và lông có màu sẫm trùng với màu môi trường nên con mồi khó phát hiện. Mùa đông: Chó sói có bộ lông dày để ấm và lông có màu trắng giống màu tuyết nên con ,ồi khó phát hiện. + Bọ que có hình dạng giống cành que nên kẻ thù khó phát hiện. + Ở Chó sói: đặc điểm phát sinh trong đời sống cá thể theo sự thay đổi của điều kiện môi trường (gọi là thường biến). I. Thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen. 1. Thích nghi kiểu hình: là sự phản ứng của một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước nhhững thay đổi của môi trường (thường biến). Ví dụ: - Sự thay đổi hình dạng lá cây rau mác. - Sự thay đổi bộ lông cua thú ở vùng lạnh. - Sự thay đổi màu của Tắc kè hoa. 2. Thích nghi kiểu gen: là quá trình hình thành những đặc điểm đặc trưng của loài. Ví dụ: Sự hình thành hình dạng ? Thế nào là thích nghi kiểu hình? Cho ví dụ. Chiếu slide 7. ? Thế nào là thích nghi kiểu gen? Cho ví dụ. Chiếu slide 8. Ở Bọ que: đây là đặc điểm bẩm sinh, đặc trưng cho loài Bọ que. HS trả lời và cho ví dụ. HS trả lời và cho ví dụ. Bọ que, Bọ lá 25phút Chiếu slide 9. ? Sâu ăn lá có màu gì? Trước đây, sâu không ăn lá và cũng không có màu xanh. Do một số lý do buộc sâu phải chuyển sang ăn lá rau. ? Sâu có những biến dị về màu sắc nào? Chiếu slide 10, 11. ? Trong những biến dị của Sâu, chim ăn sâu dễ phát hiện loại biến dị nào? Kết quả của loại biến dị đó? Chia nhóm và phát phiếu học tập. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút. Chiếu slide 12 và tổ chức cho học + Thường có màu xanh. + Biến dị: màu lục, xanh nhạt, đỏ, cam, vàng + Biến dị màu đỏ, cam, vàng dễ bị phát hiện và bị tiêu diệt dần. Biến dị màu xanh khó bị phát hiện nên ngày càng được nhân lên. HS thảo luận nhóm kết hợp với nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập. Đại điện các nhóm trình bày kết II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen 1. Màu sắc và hình dáng tự vệ của sâu bọ a. Ví dụ: Sự hình thành màu xanh ở sâu ăn lá: Sâu có nhiều biến dị về màu sắc. Trên nền xanh của lá cây, dưới tác dụng chọn lọc là chim ăn sâu thì những cá thể mang biến dị màu ngả về màu xanh là có lợi nên được sống sót, sinh sản nhiều và con cháu ngày càng đông. Ngược lại, những cá thể có màu sắc nổi bật trên nền xanh là bất lợi nên bị tiêu diệt, ít sống sót, ít sinh sản và con cháu hiếm dần. Kết quả là ngày nay Sâu ăn lá thường có màu xanh. sinh trả lời phiếu học tập. ? Tác nhân tiến hành chọn lọc là gì? ? Hãy mô tả bằng lời sự hình thành đặc điểm màu xanh của sâu ăn lá? Chiếu slide 13 và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong slide 13. Chiếu lần lượt các slide 14, 15, 16. Chiếu slide 17. Hãy nêu những điểm giống nhau của Ong và Bọ xít? Chiếu slide 18 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong slide này và rút ra kết luận. Chiếu slide 19. ? Từ những thông tin trên, em có kết luận gì? Chiếu slide 20. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong slide. Chiếu slide 21. Yêu cầu HS phân tích sơ đồ. quả. + Chim ăn sâu. + HS mô tả. + HS trả lời. HS quan sát và rút ra các dạng thích nghi của sâu bọ. + Giống nhau: Có nọc độc, mùi hôi nên các loài khác không thích. Có màu sắc sặc sỡ, nổi bật. HS trả lời và nêu kết luận về màu sắc báo hiệu. HS nghiên cứu các thông tin trong slide 20. + Khả năng kháng DDT liên quan đến một đột biến phát sinh từ trước. + HS trả lời. + HS phân tích sơ đồ. b. Các dạng: - Màu sắc trùng với màu môi trường. - Bắt chước hình dạng một vật trong tự nhiên. - Giả dạng một con vật nguy hiểm. c. Màu sắc báo hiệu Một số loài có nọc độc, mùi hôi thường có màu sắc sặc sỡ, nổi bật là màu sắc báo hiệu 2. Sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn a. Ví dụ: Sự tăng cường sức đề kháng với DDT của ruồi giấm Trước khi tiếp xúc với DDT, ruồi giấm đã có nhiều đột biến, trong đó có những đột biến chống DDT. Trong môi trường có DDT, những thể đột biến này tỏ ra có ưu thế do đó sống sót và chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Dần dần hình thành những chủng có khả năng kháng DDT. 5phút Chiếu slide 22. ? Hãy nêu kết luận về khả năng kháng thuốc của sâu bọ và vi khuẩn. Chiếu slide 23. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong slide 23. Chiếu slide 24 ? Hãy nêu những đặc điểm của Cá thích nghi với môi trường nước? ? Hãy nêu những đặc điểm của Chim thích nghi với đời sốg bay lượn trên không? ? Có thể nói Chim thích nghi hơn Cá không? Vì sao? ? Vậy em có kết luận gì về tính hợp lý của đặc điểm thích nghi? Chiếu slide 25. HS nêu kết luận. HS trả lời. + Cá có hình thoi, có vây, vảy xếp lợp, da nhờn, lưng sẫm, bụng trắng + Chim có hai cánh, xương rỗng, có lông vũ, túi hơi + Không. Những đặc điểm của Chim chỉ có ý nghĩa thích nghi trong môi trường không khí. Trong môi trường nước, những đặc điểm của Chim là bất lợi. HS nêu kết luận. b. Kết luận: Sâu bọ và vi khuẩn có thể bị tiêu diệt mạnh bởi thuốc trừ sâu trong những lần tiếp xúc đầu tiên.Trong những lần tiếp xúc tiếp theo, hiệu quả tiêu diệt giảm dần do sâu bọ và vi khuẩn “nhờn thuốc”. III. Sự hợp lý tương đối Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có ý nghĩa trong một môi trường nhất định. Khi hoàn cảnh sống thay đổi thì đặc điểm đó có thể trở thành bất lợi. 3.Củng cố: ( 4phút) - Sâu bọ có mấy kiểu thích nghi? Đáp án: Có 4 kiểu chính: + Màu sắc trùng với màu môi trường. + Bắt chước một vật trong môi trường. + Giả dạng một con vật nguy hiểm. + Màu sắc báo hiệu. - Chiếu slide 26. Đáp án: Màu sắc trùng màu môi trường. 4. Bài tập về nhà: (1phút) Chiếu slide 27 1. So sánh thích nghi kiểu hình với thích nghi kiểu gen. 2. Trả lời các câu hỏi ở SGK, trang 100. . Huế GIÁO ÁN GV: NGUYỄN VINH HƯNG Trường THPT Bình Điền Sinh học 12 Tổ: Hóa - Sinh - KTNN TIẾT 39. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI I. MỤC TIÊU - Phân biệt được thích nghi. tích đặc điểm thích nghi của hình 1? Chiếu slide 5. ? Hãy phân tích đặc điểm thích nghi của Bọ que? Chiếu slide 6. Hãy so sánh đặc điểm thích nghi của Chó sói với đặc điểm thích. nhóm kết hợp với nghi n cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập. Đại điện các nhóm trình bày kết II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen 1. Màu sắc và hình dáng tự vệ của sâu

Ngày đăng: 14/08/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan