Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng ( trachinotus blochii lacepde, 1801) tại vĩnh hòa nha trang

45 713 0
Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng ( trachinotus blochii lacepde, 1801) tại vĩnh hòa nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh nỗ lực học tập và nghiên cứu của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ , động viên của các tập thể và cá nhân. Qua đây, tôi xin bày t ỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Bộ môn Hải sản, đã tạo những điều kiện thuận lợi về kiến thức chuyên môn và cơ sở vật chất cho tôi thực hiện đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân th ành cảm ơn Th.S Nguyễn Địch Thanh đã định hướng nội dung và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá tr ình thực hiện đề tài. Xin được gửi lời cảm ơn tới Th.S Lục Minh Diệp, Th.S Ngô Văn Mạnh, KS Đoàn Xuân Nam đã hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên chân thành. Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên K48, K49, K50 thực tập tốt nghiệp và làm việc tại trại thực nghiệm bộ môn Hải sản – Vĩnh Hòa – Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin dành sự biết ơn đặc biệt đến gia đình, những người thân và bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC Trang Mở đầu … …1 1. Tổng quan tài liệu …… 3 1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số n ước trên thế giới và Việt Nam…………3 1.1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số n ước trên thế giới …… 3 1.1.2 Tình hình nghề nuôi cá biển ở Việt Nam …… 7 1.2 Đặc điểm sinh học cá chim vây v àng …… 9 1.2.1 Hệ thống phân loại …… 9 1.2.2 Đặc điểm hình thái …… 9 1.2.3 Đặc điểm phân bố …… 10 1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng …… 11 1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng …… 11 1.2.6 Đặc điểm sinh sản … …12 1.3 Tình hình nghiên c ứu và sản xuất giống cá chim vây v àng …… 12 1.3.1 Tình hình nghiên c ứu trên thế giới …… 12 1.3.2 Tình hình nghiên c ứu ở trong nước …… 13 1.4 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái …… 14 1.4.1 Nhiệt độ …… 14 1.4.2 Độ mặn … 15 1.4.3 Mật độ …… 15 1.4.4 pH …… 15 1.4.5 Oxy hòa tan …… 16 1.5 Chuyển đổi thức ăn ở cá …… 16 2. Phương pháp nghiên c ứu … …18 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghi ên cứu …… 18 2.2 Nội dung nghiên cứu …… 18 2.3 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .…… 18 2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm …… .19 2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn …… 19 iii 2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn …… 21 2.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn …… 23 2.5 Phương pháp thu th ập số liệu …… 24 2.6 Phương pháp xử lý số liệu …… 25 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận …… 26 3.1 Nguồn gốc của ấu trùng thí nghiệm …… 26 3.2 Các thông số môi trường trong các thí nghiệm …… 26 3.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn …… 27 3.4 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn …….32 3.5 Ảnh hưởng của độ mặn …….34 4. Kết luận và ý kiến đề xuất …….38 4.1 Kết luận …….38 4.2 Ý kiến đề xuất …….38 iv DANH MỤC CÁC BẢNG trang Bảng 1.1 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 quốc gia h àng đầu 4 Bảng 3.1 Các thông số môi tr ường thí nghiệm 26 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim 27 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn 36 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh tr ưởng và tỷ lệ sống 34 Bảng 3.5 Thời gian ấu trùng chết toàn bộ ở những nghiệm thức 5 ‰ – 20 ‰ 35 v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Cá chim vây vàng 10 Hình 1.2 Bản đồ phân bố của cá chim vây vàng trên thế giới 11 Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18 Hình 2.2 Sơ đồ khối thí nghiệm ảnh h ưởng của thức ăn 19 Hình 2.3 Sơ đồ khối thí nghiệm ảnh h ưởng của khẩu phần ăn 21 Hình 2.4 sơ đồ khối thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn 23 Hình 3.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn 28 vi GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ V À CHỮ CÁI VIẾT TẮT Thuật ngữ: Chuyển đổi thức ăn _Weaning: Luyện ăn cho quen, đây là quá trình một động vật phụ thuộc trực tiếp hay dán tiếp v ào mẹ của nó (ví dụ túi no ãn hoàng) về thức ăn hay bảo vệ đến một thời điểm cuối c ùng. Trong nuôi tr ồng thủy sản, thuật ngữ n ày cũng được dùng liên quan đến giai đoạn chuyển tiếp từ cho ăn thức ăn tươi sống đến cho ăn thức ăn chế biến đối với cá bột. Ký hiệu viết tắt: DLG (mm/ ngày): tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tính theo chiều d ài. DWL ( g/ ngày): tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tính theo khối l ượng. CV (%): tỉ lệ cá vượt đàn. TLS (%): tỷ lệ sống. FCR: hệ số chuyển đổi thức ăn. DO ( mg/L): hàm lư ợng oxy hòa tan. 1 MỞ ĐẦU Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepde, 1801) là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao đang được thị trường các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…ưa chuộng. Hiện nay giá thu mua cá chim vây vàng tại các lồng bè dao động từ 120.000 -170.000 đồng/ kg. Đây là loài dễ nuôi, phổ thức ăn rộng có thể sử dụng các lo ài cá tạp hoặc thức ăn công nghiệp để nuôi nên rất thích hợp với điều kiện tự nhi ên, môi trường và khả năng kinh tế của nhiều hộ gia đình ở nước ta. Do đó khả năng phát triển nuôi th ương phẩm cá chim vây vàng trong ao đất và lồng bè trên biển rất lớn. Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi tôm n ước ta gặp nhiều khó khăn do chất l ượng môi trường suy giảm, dịch bệnh thường xuyên bùng phát, mức độ rủi ro trong nuôi tôm ng ày càng cao nên gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và việc làm của nhiều hộ dân. Do đó nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao trong đó có các loài cá biển, thích hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta đã được đưa vào sản xuất, từng bước thay thế cho con tôm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo công ăn việc l àm và tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển. Tuy nhiên, hiện nay lượng con giống các loài cá biển sản xuất trong nước còn ít và không ổn định nên vẫn phải phụ thuộc vào nguồn tự nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài. Cá chim vây vàng tuy cũng là loài cá dữ song trong quá trình ương giống không xảy ra hiện t ượng ăn thịt lẫn nhau nên tỷ lệ sống của ấu tr ùng cá chim lớn hơn các loài cá khác, lượng con giống sản xuất ra nhiều và ổn định nên có thể đáp ứng được nhu cầu về con giống của ngưởi nuôi. Bên cạnh đó, thịt của cá chim vây vàng thơm ngon, dễ chế biến, có khả năng xuất khẩu dưới dạng thịt phi lê với số lượng lớn. Mặt khác, bên cạnh nuôi ở lồng bè trên biển thì cá chim vây vàng có khả năng thích ứng cao khi nuôi trong các ao đất có độ mặn tương đương với độ mặn nước biển. Từ đó, việc mở rộng diện tích đặc biệt l à tận dụng những diện tích nuôi tôm kém hiệ u quả để nuôi cá chim vây vàng là một hướng đi mới có nhiều triển vọng nhằm từng bước sử dụng hợp lý nguồn t ài nguyên thiên nhiên, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm, nâng cao thu nh ập cho người dân và phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương ven biển như Khánh Hòa… Cũng giống như các loài cá biển khác trong quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng phải sử dụng một lượng lớn thức ăn tươi sống đặc biệt là Artemia trong giai đoạn dinh dưỡng ngoài và thức ăn tổng hợp trong quá tr ình ương nuôi từ 30 đến 60 ngày tuổi; cũng như phụ thuộc vào độ mặn của nước biển để ương nuôi ( > 30‰) đã làm cho giá thành c ủa con giống sản xuất ra còn cao và chưa chủ động trong sản xuất. 2 Từ những thực tế nêu trên, được sự nhất trí của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang tôi thực hiện đề t ài “Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu tr ùng cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii Lacepde, 1801) tại Vĩnh Hòa – Nha Trang”. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thời điểm chuyển đổi thức ă n, khẩu phần cho ăn và độ mặn thích hợp nhất để rút ngắ n thời gian sử dụng Artemia, sử dụng hợp lý thức ăn tổng hợp và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng trong quá trình ương nuôi. Đề tài thực hiện với ba nội dung chính: - Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn đến sự sinh tr ưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng. - Ảnh hưởng của khẩn phần ăn đến tốc độ tăng tr ưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vảng từ 30 – 60 ngày tuổi. - Nghiên cứu tác động của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Vì thời gian, kinh nghiệm v à năng lực của bản thân c òn hạn chế, tài liệu tham khảo không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện đề t ài này. Kính mong s ự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để báo cáo được hoàn thiện hơn. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. 1.1.1 Tình hình nghề nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thủy sản được bắt đầu những năm thập ni ên 1970. Đến nay, nghề nuôi thủy sản tiếp tục phát triển đa dạng với quy mô, hình thức và mức độ chuyên môn hóa khác nhau . Nếu như năm 1970 tốc độ tăng trưởng hàng năm về sản lượng là 3,9%, thì năm 2006 tốc độ tăng trưởng là 36%. Trên thế giới, châu Á là khu vực có sản lượng nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89% tổng sản l ượng và 77% tổng giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản thế giới (năm 2006). Cũng trong năm này, tổng sản lượng thủy sản thế giới l à 51 triệu tấn và sản lượng khai thác là 92 triệu tấn . Trong số đó, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi, các nước châu Á khác chiếm 22,8%, v à các nước khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc… chiếm 10,5%. Mười nước đứng đầu thế giới về sản l ượng nuôi trồng thủy sản theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, I ndonesia, Bangladesh, Nh ật Bản, Chi Lê, Na Uy và Mỹ. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam l à 1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới [ 13]. Bảng 1.1 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 quốc gia h àng đầu thế giới [8][13]. Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng năm (%) TT Quốc gia 2002 2004 1 Trung Quốc 27.767.251 30.614.968 5,0 2 Ấn Độ 2.187.189 2.472.335 6,3 3 Việt Nam 703.041 1.198.617 30,6 4 Thái Lan 954.567 1.172.866 10,8 5 Indonesia 914.071 1.045.051 6,9 6 Bangladesh 786.604 914.752 7,8 7 Nhật Bản 826.715 776.421 -3,1 8 Chi Lê 545.655 674.979 11,2 9 Na Uy 550.209 637.993 7,7 10 Mỹ 497.346 606.549 10,4 Sản lượng của 10 nước 35.732.648 40.114.531 6,0 Sản lượng của các nước khác 4.650.830 5.353.825 7,3 Tổng sản lượng 40.383.471 45.468.356 6,1 4 Nghề nuôi cá biển xuất khẩu chỉ mới thực sự phát triển v ào những năm 80 của thế kỷ XX, nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn và trở thành một hướng đi mới đầy triển vọng trong ngành nuôi trồng thủy sản của thế giới nói chung v à nhiều quốc gia nói riêng. Nuôi cá biển đang thực sự phát triển mạnh ở các n ước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Nam Mỹ, Địa Trung Hải, và Bắc Mỹ. Các đối tượng được nuôi chủ yếu là cá hồi, cá tráp, cá chẽm, cá mú, cá măn g và nhiều đối tượng mới có giá trị kinh tế cao đang đ ược nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo v à nuôi thương phẩm…Dưới đây là tình hình phát triển và những thành tựu đã đạt được trong nuôi cá biển của một số quốc gia tr ên thế giới. Trung Quốc là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời , tuy nhiên nuôi cá bi ển ở nước này chỉ mới chú trọng trong những năm 80. Với những bước tiến nhảy vọt, chỉ sau thập kỷ 90 họ đã có những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực n ày và trở thành cường quốc có sản lượng nuôi cá biển số một thế giới. Sau 10 năm Trung Qu ốc đã tăng sản lượng nuôi cá biển lên 5 lần, từ 101.000 tấn ( năm 1990) l ên 503.000 tấn (năm 1999). Sản lượng cá biển nuôi của Trung Quốc chiếm 20,5% tổng s ản lượng cá biển nuôi thế giới v à mục tiêu chính của nghề nuôi cá biển của nước này là phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa [13]. Kỹ thuật sản xuất giốn g cá biển nhân tạo ở Trung Quốc đ ã được bắt đầu từ những năm 1950 v à thực sự phát triển mạnh vào những năm 1980. Tính đến năm 2000, Trung Quốc đ ã sản xuất thành công con giống nhân tạo của 54 loài thuộc 24 họ cá biển với số l ượng lớn đáp ứng cho nhu cầu nuôi th ương phẩm. Số lượng sản xuất hàng năm khoảng 10 tỷ con giống cá biển các loại v à tập trung chủ yếu vào các loài có giá tr ị kinh tế như cá mú (Epinephelus spp), cá hồng (Lutjanus spp), yellowfin puffer (Takifugu xanthopterus ), large yellow croaker ( Pseudosciaena crocea ), Japanese sea perch ( Lateolabrax japonicus ), Japanese flounder ( Paralichthys olivaceus ), cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus), cá tráp đỏ (Pagrus major), cá chẽm (Lates calcarifer), cá đối (Mugil cephalus), cá măng (Chanos chanos)[8]. Na Uy là cường quốc nuôi cá biển nổi tiếng trong 2 thập kỷ vừa qua v à là nước xuất khẩu cá biển nuôi số 1 thế giới. Từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ tr ước, Na Uy đã xác định nuôi cá biển xuất khẩu là mũi nhọn của kinh tế đất n ước. Mọi nguồn lực kinh tế v à trí tuệ được tập trung cho lĩnh vực n ày. Họ đã chọn cá hồi Đại Tây Dương là đối tượng ưu tiên phát triển. Sau 20 năm, Na Uy đ ã đạt tới đỉnh cao trong công nghệ về nuôi cá biển. Người ta còn đánh giá cao rằng, mô hình nuôi cá biển trong lồng của Na Uy l à mô hình nuôi của thế kỷ này. Để đạt được 420 nghìn tấn cá biển nuôi và giá trị 1,35 tỷ USD (năm 2000), Na Uy đã kiên trì phấn đấu trong suốt 20 năm. Các mô hình nuôi cá bi ển ở Na Uy là nuôi trong lồng đơn hình tròn là chính, ngoài ra còn nuôi trong các l ồng hình chữ nhật xếp thành từng khối hay nuôi [...]... nghiệm 3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim từ 30 đến 60 ngày tuổi Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi Theo dõi các thông số môi trường, các... Nha Trang, Khánh Hòa 2.1 Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi - Ảnh hưởng của khẩu phần cho ă n đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ 30 – 60 ngày tuổi - Nghiên cứu tác động của độ mặn đến s inh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng từ khi mới nở đến. .. ấu trùng trong xô để điều chỉnh lượng thức ăn sử dụng cho hợp lý Khi ấu tr ùng được 30 ngày tuổi, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống trong các nghiệm thức 2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ 30 – 60 ngày tuổi Sơ đồ khối nội dung thí nghiệm 2 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tốc độ tăng tr ưởng và tỷ. .. trong khi sinh tr ưởng tốt ở các vùng nước lợ, lợ mặn và nước mặn (có thể lên tới trên 70‰)[24] Với cá chim vây vàng hiện vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con 1.4.3 Mật độ Trong ương nuôi ấu trùng cá biển mật độ có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Mật độ quá cao dẫn đến sự cạnh tranh mạnh về dinh dưỡng và môi trường sống, ... đó các yếu tố môi trường trong các xô thí nghiệm luô n được duy trì ở mức ổn định như trên ( bảng 3.1) 27 3.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn đến sinh tr ưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi Bảng 3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng trong thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn Nghiệm thức. .. chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống Đánh giá và kết luận Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19 2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đến sinh tr ưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi Sơ đồ khối nội dung thí nghiệm 1 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đến sinh tr ưởng vả tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ... xô thí nghiệm và tiến hành vệ sinh xô và dây sục khí Tiến hành theo dõi các thông số môi trường và hoạt động của cá trong các nghiệm thức Cách 7 ngày tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống để điều chỉnh khối lượng thức ăn sử dụng hàng ngày 23 2.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh tr ưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi... tuổi Sơ đồ khối nội dung thí nghiệm 3 Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 30 ngày tuổi Các lô thí nghiệm 5‰ 10 ‰ 15‰ 20 ‰ 25 ‰ 30 ‰ 35 ‰ theo dõi các thông số môi trường, các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống Đánh giá và kết luận Hình 2.3: Sơ đồ khối thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn Bố trí thí nghiệm: Cách bố trí thí nghiệm giống với th í... do đó cá không ăn được và chết Trong giai đoạn đầu khi chuyển đổi thức ăn từ thức ăn sống sang thức ăn tổng hợp ấu trùng cá cũng bị chết nhiều do không ăn được thức ăn tổng hợp và lượng thức ăn sống (Artemia) cấp vào xô càng giảm dần nên ấu trùng cá bị thiếu thức ăn và chết Mặc dù thời gian chuyển đổi thức ăn kéo dài trong 8 ngày nhưng thức ăn sống chỉ được cấp vào buổi chiều và mật độ giảm nên cá bị... mặn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cơ thể cá Khi độ mặn biến đổi, một phần năng lượng tiêu tốn vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu Tuy nhiên sự ảnh hưởng này không giống nhau giữa các loài cá biển, cá chẽm khi nuôi trong các thủy vực có độ mặn thấp sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với ở nơi có độ mặn cao; trong khi đó cá đối thường sinh trưởng kém ở vùng nước ngọt và độ mặn thấp . Đại học Nha Trang tôi thực hiện đề t ài Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu tr ùng cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii Lacepde, 1801) tại Vĩnh Hòa – Nha Trang . Mục. chính: - Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn đến sự sinh tr ưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng. - Ảnh hưởng của khẩn phần ăn đến tốc độ tăng tr ưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vảng. 3.1 Các thông số môi tr ường thí nghiệm 26 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim 27 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn 36 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh

Ngày đăng: 14/08/2014, 18:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan