Kỹ thuật luyện thanh quản bằng nước muối bão hòa pot

5 1.7K 9
Kỹ thuật luyện thanh quản bằng nước muối bão hòa pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật luyện thanh quản bằng nước muối bão hòa Kỹ thuật luyện thanh quản bằng nước muối bão hòa. Xin chia sẻ với quý bạn một phương pháp tập luyện hỗ trợ cho việc học luyện thanh có hiệu quả Chuẩn bị nước muối bão hòa Dùng một bình nhỏ, khoảng 2-3 lít. Đổ muối vào trong bình khoảng 1/5, đun nước sôi đổ vào bình, quậy cho tan hết muối. Tiếp tục đổ thêm muối và quậy tan, đến khi thấy muối đóng một lớp dày dưới đáy bình mới thôi. Cách tập - Một tuần lễ tập 3 lần. Nên tập vào buổi sáng sớm, lúc mới ngủ dậy, nhưng nếu không tiện, có thể tập bất cứ lúc nào trong ngày. Sau 3 tháng, nếu thấy có kết quả tốt, có thể giảm xuống còn 1 hay 2 lần. Riêng với những người làm nghề ca hát, nên tập thường xuyên 2 lần/tuần để vệ sinh cổ họng và giữ gìn thanh quản. - Mỗi lần tập, rót ra chừng nửa ly xây chừng. Hít một hơi dài, ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Thả lỏng cổ họng từ từ cho nước lọt vào trong cổ. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê) . Khi hết hơi, ngồi thẳng dậy, hít một hơi dài, lập lại động tác trên. Sau 3 lần, nhổ nước cũ đi, hớp một hớp nước muối mới, lập lại động tác trên cho đến khi hết nước muối. Súc miệng bằng nước lạnh cho hết mặn. - Tập như trên, muối sẽ từ từ ngấm vào thanh quản, rút bớt nước ra, làm cho thanh quản sắt lại (giống như thuộc da vậy). Chỉ sau khoảng 3 tháng là trông thấy kết quả ngay: hát những nốt cao dễ dàng và nhẹ nhàng hơn nhiều, khi ngân dài ở những nốt cao nhất không bị ho, tập nhiều và ở cường độ cao không hề bị khàn hay bể giọng. Chú ý - Khi thả cho nước muối lọt vào trong cổ họng, cố gắng đừng để lọt quá sâu đưa đến mức nuốt luôn. Nên thực tập với nước thường (không có muối) trước cho quen, khi quen rồi mới dùng nước muối bão hòa (Nếu lỡ nuốt phải nước muối, nên nuốt thêm vài miếng ớt xắt mỏng và ăn thêm vài lát xoài tượng, rất ngon. Đùa đấy, đừng làm thật nhé!) - Những người bị áp huyết cao hay có bệnh về thận cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập vì lượng muối đưa vào cơ thể có thể tăng cao. - Đây chỉ là phương pháp tập thanh quản cho bền bỉ và mạnh mẽ, không thay thế được các bài tập luyện thanh. Không phải áp dụng kỹ thuật này là “tự nhiên” hát hay lên được! - Sau khi súc họng xong, nếu có thể được thì nên luyện thanh ngay, còn nếu sợ hàng xóm kêu phòng cháy chữa cháy hay liệng đá vào nhà mình thì để đến lúc nào tiện cũng được. Khi luyện thanh, cố gắng lên những nốt cao nhất của tầm cữ giọng mình và kéo dài tối đa. Thế Bảo Music trân trọng giới thiệu Cách luyện giọng đơn giản Chào các bạn Bạn có một giọng hát hay nhưng bạn đã biết cách thể hiện nó cho những người xung quanh mình biết chưa? Bài viết này của tôi sẽ giúp bạn làm điều đó tốt hơn. Mở thanh quản (hay là mở họng): Để có thể hát cao hơn, bền hơn mà ko bị đau họng sau mỗi lần hát karaoke ta từng khổ sở với mấy bài sến. Sau khi lấy hơi để “lên” 1 đoạn nào đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào. Thật ra tôi thấy cách tốt nhất để kiểm tra xem mình đã hát đúng hay chưa là nên tập trước Gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách. Khẩu hình: Tức là liên quan đến cách phát âm. Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ. Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các singer chuyên nghiệp như Lan Anh, Trọng Tấn… đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng. Thế Bảo Music xin được mách bạn một số cách luyện giọng đơn giản sau: 1. Thổi nến – (tập thở): Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau (ta có thể thấy được điều đó qua ngọn nến), khi dứt hơi là khi ko còn khả năng thổi mạnh như ban đầu nữa ấy (đoạn này là khó nhất, nhưng cũng là đoạn cần thiết nhất). 2. Ngụp nước: để luyện âm (“a” và ” i” thôi) để phát âm được hay và chuẩn Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm . Và âm “i” đúng là cái loại khó nhất, tôi xin bổ xung thêm là âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều. Lấy 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao càng tốt để người ta khỏi bị gập quá khi ngụp. Hít 1 hơi thật sâu, ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm a và âm i. Âm a đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được (Nhưng nên đi vào câu hát thì sẽ tốt hơn) sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt. Các bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Còn âm “i” cũng cách làm như vậy với câu hát nào có âm i ở cuối câu hay đơn giản tua đi tua lại từ “i” cũng được. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn. Phải cố gắng và phải luyện đấy vì có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi vì cách luyện tập này đấy. Chăm chỉ chiêu này thì khi hát, âm “i” của bạn cực đẹp. bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên), nói chung là cách này lợi hại lắm đó. 3. Luyện cao độ với đàn: gọi là luyện Mi – Ma VD: Với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì ; Má a à. Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất. Chú ý: Nên giữ họng cho tốt bằng cách vệ sinh răng miệng, dùng nước muối thì càng tốt. Tập sướng âm vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Hút thuốc nhiều thì phá giọng ghê lắm. Ăn gì tốt cho họng Với những người làm nghề ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, việc giữ giọng rất quan trọng. Có nhiều loại thức ăn nước uống giúp phòng chữa các bệnh vùng hầu họng và giữ giọng rất tốt như trám trắng, dứa, sung… Quả trám trắng Trám trắng vỏ màu xanh lục, có thể dùng làm nhiều món ăn chữa bệnh về giọng như sau: Cổ họng khô, mất ngủ: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống. Viêm họng (cấp, mãn) amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi, giã quả lấy nước uống hoặc để hãm, nấu nước uống. Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Chữa chứng viêm nhiệt: Trám tươi xanh 5-6 quả, củ cải 1 cân (lượng thay đổi theo số người dùng). Nấu nhừ trong vài giờ, lấy uống nước và ăn cái. Quả sung Quả sung vị ngọt, tính bình; công dụng bổ khí, kiện vị, nhuận phế, lợi hầu, nhuận tràng; chủ trị khí hư, hụt hơi, kém ăn, mệt mỏi, phế nhiệt, họng sưng đau, khô rát. Một số công dụng từ quả sung: - Quả sung cắt lát nấu với nước pha đường phèn để uống, ngậm nuốt dần. - Sung muối, dầm đường, ngậm, pha nước đường uống. - Sung ngâm với mật ong, lấy nước sung để ngậm. - Nấu cháo với sung ăn sáng rất tốt. Giá làm từ đậu xanh, đậu đen, đậu nành Rửa sạch nhai sống, ngậm nuốt nước tức thì, hoặc đến bữa cơm ăn giá nộm, giá trụng nước sôi… Giá có tác dụng làm hết khản cổ, giọng sẽ trong, khỏe. Nước quả dứa 2 miếng dứa, 3 củ cà rốt và một nắm lá bồ công anh, rửa sạch, ép lấy nước uống. Có tác dụng điều trị tốt nhất chứng bệnh đau họng. Theo Thế Bảo Music Nước ép hoa quả tốt cho họng Nước ép tốt cho họng Các loại nước em rất tốt cho cổ họng của bạn. Dưới đây là một vài loại nước ép hoa quả như vậy 1. Nước ép cam quýt Axit ngọt mát có tác dụng bổ sung nước họng trị ho, nhuận phổi hoá đờm, tỉnh rượu lợi tiểu, thích hợp dùng cho người có cơ thể suy nhược, mất nước sau khi sốt, khát nước, khát sau khi uống rượu. Ép lấy nước hoặc sắc với mật ong dùng để điều trị ho nóng phổi là tốt nhất. 2. Nước ép cà rốt Cá rốt có thể thanh nhiệt hoá đờm, trị ho bổ sung nước, ích vị, giúp tiêu thức ăn. Ăn sống có thể điều trị nhiệt hay khát miệng, ho nóng phổi, đờm đặc. Nếu uống cùng uống với nước ép mía, lê, củ sen thì càng tốt. 3. Nước ép nho Nho giàu dinh dưỡng, độ chua ngọt vừa miệng, có tác dụng bổ gan thận, ích khí huyết, bổ sung nước, lợi tiểu. Ăn sống có thể bổ dương, giảm mệt mỏi. Giã lấy nước đun với mật ong đông đặc lại, pha với nước sôi để uống, điều trị nóng nhiệt miệng, miệng khát là tốt nhất. Ăn thường xuyên rất tốtđối với người suy nhược thần kinh và mệt mỏi quá sức. 4. Nước ép lựu Axit trong thạch lựu có tác dụng giải khát, bổ sung nước. Tất cả những người thiếu nước, miệng khô cổ họng khô, khát có thể ăn để điều trị là rất tốt. Thạch lưu giã dập hoặc sắc thành canh để uống, có thể thanh nhiệt giải độc, nhuận phổi trị ho, tẩy giun, chống kiết lỵ, có thể điều trị chứng còi xương, đi ngoài nhiều ở ở trẻ nhỏ. 5.Nước ép lê Ruột lê thơm ngọt và nhiều nước có tác dụng thành nhiệt giải độc, nhuận phổi, bổ sung lượng nuớc, trị ho hoá đờm, ăn sống, ép lấy nước, sắc hoặc làm kem để đắp có hiệu quả điều trị khá tốt với một số triệu trứng như ho nóng phổi, sởi, ho ở người già, viêm nhánh khí quản. Nếudùng cùng với mật ong, mía thì hiệu quả còn tốt hơn. Thế Bảo Music trân trọng giới thiệu! . Kỹ thuật luyện thanh quản bằng nước muối bão hòa Kỹ thuật luyện thanh quản bằng nước muối bão hòa. Xin chia sẻ với quý bạn một phương pháp tập luyện hỗ trợ cho việc học luyện thanh có. nhổ nước cũ đi, hớp một hớp nước muối mới, lập lại động tác trên cho đến khi hết nước muối. Súc miệng bằng nước lạnh cho hết mặn. - Tập như trên, muối sẽ từ từ ngấm vào thanh quản, rút bớt nước. bị nước muối bão hòa Dùng một bình nhỏ, khoảng 2-3 lít. Đổ muối vào trong bình khoảng 1/5, đun nước sôi đổ vào bình, quậy cho tan hết muối. Tiếp tục đổ thêm muối và quậy tan, đến khi thấy muối

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kỹ thuật luyện thanh quản bằng nước muối bão hòa

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan