Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17

145 530 2
Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại công ty cổ phần nha trang seafood – f17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế thế giới càng phát triển mạnh mẽ hơn, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng ảnh hưởng sâu sắc hơn và trở thành một xu thế tất yếu, kinh tế thế giới là sự hòa quyện của tất cả các nền kinh tế của nhiều quốc gia chứ không phải của riêng một vài quốc gia nào cả. Việc giao thương buôn bán giữa các quốc gia diễn ra dưới các hình thức đa dạng và phong phú hơn. Hiếm có một quốc gia nào có thể phát triển mà lại nằm ngoài các mối quan hệ kinh tế đan xen đó. Như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cũng luôn tích cực tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, bắt kịp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế thế giới là con đường duy nhất để chúng ta không bị tụt hậu lại phía sau và để có thể tạo điều kiện đưa nước ta sớm trở thành một nước CNH-HĐH, vươn lên sánh ngang cùng các cường quốc năm châu. Muốn thực hiện điều này chúng ta cần phải có một lượng vốn lớn. Và thúc đẩy xuất khẩu chính là một trong các lựa chọn hàng đầu để làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, bằng nguồn ngoại tệ ấy, chúng ta sẽ đầu tư cho các hoạt động kinh tế phát triển đất nước. Trong giai đoạn vừa qua, xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng, và một trong các ngành chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đó chính là ngành thuỷ sản.Với những đóng góp to lớn của ngành thuỷ sản, Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu thuỷ sản chính là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ngày càng chú trọng đầu tư cải tiến và đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến phù hợp vào chế biến, bên cạnh đó là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu mới ra đời, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra nhiều các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Để cho ngành thuỷ sản nói chung và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu nói riêng có thể phát triển ổn định và bền vững, không ngừng tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thì đòi hỏi phải có được thị trường xuất khẩu thuỷ sản không những ổn định mà còn cần phải rộng lớn. Chính vì vậy mà Bộ thuỷ sản đã xác định: bên cạnh việc duy thì thị trường xuất khẩu truyền thống thì các doanh nghiệp cần tìm kiếm nhiều thị trường xuất khẩu mới, có nhiều tiềm năng về nhập khẩu thuỷ sản, và EU là một trong các lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Nếu trước đây các doanh nghiệp hầu hết chỉ tập trung xuất sang thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng trên 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam), thì nay các doanh nghiệp đã điều chỉnh để hàng thuỷ sản của mình xuất sang nhiều các thị trường khác nhau, đặc biệt coi PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 2 trọng là Mỹ và EU, hình thành một cơ cấu thị trường xuất khẩu hợp lý. EU là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới và cũng là thị trường khó tính nhất thế giới, vì vậy nếu giành được một chỗ đứng ổn định trên thị trường này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và bền vững. Hiện nay, theo hướng đi chung của toàn ngành, và dựa trên những thế mạnh của Công ty, bên cạnh việc duy trì thị trường truyền thống là Nhật Bản, và tiếp tục phát triển trên thị trường Mỹ, Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods xác định EU là thị trường mục tiêu, và đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Công ty sang EU liên tục tăng mạnh, từng bước thực hiện mục tiêu đề ra của Công ty, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này của Công ty chưa lớn, vẫn chưa phát huy hết nội lực của Công ty. Xuất phát từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài là “ Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood – F17”. Mục đích nghiên cứu: Với phần phân tích của mình, em mong muốn những giải pháp em đưa ra có thể đóng góp một phần nhỏ bé để góp phần đẩy mạnh công tác xuất khẩu sang EU - thị trường tiềm năng lớn về nhập khẩu thuỷ sản. Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty, giúp Công ty hình thành một cơ cấu thị trường xuất khẩu hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng qui mô sản xuất, phát triển ổn định và bền vững. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại Công ty F17. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được phân tích và đánh giá chủ yếu là thông qua các số liệu, dữ kiện kinh doanh của Công ty cũng như quan sát phỏng vấn các đối tượng liên quan trong Công ty trên cơ sở áp dụng các phương pháp như: phân tích thống kê, so sánh đối chiếu, đồ thị, phỏng vấn, cùng các số liệu, tài liệu thứ cấp của các trang web liên quan và các tạp chí chuyên ngành. Phạm vi nghiên cứu: Là nghiên cứu hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua, trong đó đi sâu phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU, cũng như so sánh đối chiếu với tình hình nhập khẩu của thị trường này (nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng, các rào cản PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 3 nhập khẩu), nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU trong thời gian qua, để có được cái nhìn đầy đủ hơn và trên cơ sở đó em xin đề xuất những biện pháp nhằm góp phần đẩy manh hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường đầy tiềm năng – EU . Nội dung và kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty sang EU Chương 3: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Công ty sang EU Em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Hoàn Hải cùng các thầy cô trong trường đã tận tình cung cấp cho em những kiến thức quý báu, giúp em có cơ sở lý luận để phân tích các hoạt động của Công ty, đồng thời em xin cảm ơn các cô, chú, anh chị trong Công ty F17 đã tận tình chỉ bảo cho em những thắc mắc, và toàn thể các bạn đã đóng góp ý kiến. Nhưng vì thời gian có hạn, và tầm kiến thức còn nhiều hạn chế nên những phân tích của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô, các cô chú, anh chị trong Công ty tận tình chỉ bảo, và các bạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Nguyệt PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động kinh tế trong đó các chủ thể kinh doanh của các nước bán các sản của mình cho các chủ thể kinh doanh khác ở nước ngoài trong những điều kiện nhất định. 2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong một thờì gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: + Đầu tư nước ngoài. + Vay nợ, viện trợ. + Thu từ hoạt động du lịch, hoạt động thu ngoại tệ. + Xuất khẩu sức lao động … Các nguồn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quan trọng, nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu. Ở nước ta, thời kì 1986-1990 nguồn thu về từ hoạt động xuất khẩu đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, thời kì 1991- 1995 là 75,3%, thời kì 1996-2000 là 84,5%. Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư, vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư nước ngoài cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ trở thành hiện thực. 2.2. Xuất khẩu đóng vai trò trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 5 Cơ cấu xuất khẩu và tiêu dùng trên thế giới đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với sự phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ sự “ thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn chỉ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra rất chập chạp. - Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này chính là xuất phát từ thị trường thế giới, từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó tác dụng tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này tới sản xuất thể hiện ở: + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn như khi phát triển ngành thuỷ sản thì sẽ kéo theo sự phát triển của công nghiệp chế biến, nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. + Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo ra vốn, kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới. + Thông qua xuất khẩu hàng hoá chúng ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về cả giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. + Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường. 2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 6 Tác động của xuất khẩu đến đời sống nhân dân thể hiện ở nhiều mặt. Trước hết xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc vơi mức thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân. 2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác đối ngoại của nước ta. Chúng ta thấy xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các quan hệ kinh tế đối ngoại khác và tạo điệu kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… mặt khác chính các quan hệ đối ngoại tạo tiền đề cho việc mở rộng các hoạt động xuất khẩu. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế đất nước và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. 2.5. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giúp doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài để cải thiện sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu. Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Bởi vì thị trường thế giới luôn đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và vệ sinh an toàn ngày một tốt hơn. Do vậy, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững lâu dài thì đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, công nghệ, máy móc, bên cạnh đó cần phải nâng cao tay nghề, trình độ người lao động, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Xuất khẩu giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong kinh doanh. Xuất khẩu còn giúp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu được coi là một yếu tố quan trọng để kích thích sự phát triển của doanh nghiệp. Xuất khẩu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế xã hôị, cho phép doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động. Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế và uy tín trên thương trường thế giới. 3. Các hình thức xuất khẩu 3.1. Xuất khẩu trực tiếp PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 7 Là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Hình thức này thường áp dụng đối với doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường thế giới, sản phẩm của doanh nghiệp có đã được khách hàng trên thế giới ưa chuộng, thông thạo các nghiệp vụ xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp thường đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận cho các trung gian. Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít rủi ro nếu không am hiểu về thị trường xuất khẩu, không am hiểu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, thiếu kinh nghiệm trong xuất khẩu. 3.2. Xuất khẩu gián tiếp ( uỷ thác xuất khẩu ) Đây là hình thức xuất khẩu qua trung gian. Doanh nghiệp sẽ uỷ quyền cho một doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ hàng hoá làm nghiệp vụ xuất khẩu hàng cho mình. Bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu với bên thứ ba và nhận phí uỷ thác. Với hình thức này thì doanh nghiệp đã chia sẻ một phần lợi nhuận cho nhà nhận uỷ thác. Hình thức này thường phổ biến với những doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ, chưa có đủ điều kiện để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, hoặc không được phép xuất khẩu trực tiếp, chưa có kinh nghiệm trong việc xuất khẩu, hoặc chưa quen biết thị trường, khách hàng, chưa thông thạo các nghiệp vụ xuất khẩu. 4. Tổ chức công tác xuất khẩu trong một doanh nghiệp 4.1. Nghiên cứu thị trường Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành bán sản phẩm của mình tới một thị trường nào đó thì đều phải tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường đó. Doanh nghiệp có thể bán hàng tại thị trường nội địa hoặc là đem xuất khẩu hàng hoá, và việc xuất khẩu hàng là phức tạp hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường nội địa bởi vì xuất khẩu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, không chỉ của hệ thống pháp luật, các chính sách tài chính tiền tệ, thuế quan trong nước mà còn chịu của cả thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhu cầu, thị hiếu, sở thích, mức độ chi trả của thị trường từng nước là khác nhau. Hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường xuất khẩu để thu thập được các thông tin cần thiết như: nhu cầu tiêu dùng của người dân về hàng hoá của doanh nghiệp, mức thu nhập bình quân đầu người, hệ thống kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu nhập khẩu của nước đó, hạn ngạch, các qui định của chính phủ nước sở tại về việc nhập khẩu hàng hoá đó PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 8 4.2. Tìm kiếm khách hàng Khi doanh nghiệp đã có những hiểu biết nhất định về thị trường thì bước tiếp theo là phải tìm kiếm và lựa chọn khách hàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì không phải bất cứ khách hàng nào doanh nghiệp cũng có thể thiết lập quan hệ làm ăn, mua bán. Việc kinh doanh xuất khẩu là công việc lâu dài, có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải lựa chọn được những khách hàng đáng tin cậy, có thể thiết lập quan hệ lâu dài. Việc tìm kiếm thông tin về bạn hàng có thể thông qua: - Doanh nghiệp cử người trực tiếp đi sang thị trường xuất khẩu để tìm hiểu. Phương pháp này thì tốn kém chi phí. - Thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu khác. - Thông qua nhà cung cấp. - Các tổ chức tham tán thương mại. - Qua ngân hàng. - Qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, tạp chí chuyên ngành, internet… - Cũng có thể thông qua tình báo kinh tế. 4.3. Đánh giá khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp đã có được đối tác thì doanh nghiệp cần đánh giá lại khả năng xuất khẩu của mình trước khi đi đến giao dịch đàm phán để kí kết hợp đồng. Doanh nghiệp cần phải xem xét các vấn đề sau: - Nguồn nguyên liệu có đủ để cung ứng cho sản xuất không? - Khả năng tài chính của doanh nghiệp có đủ để thực hiện thương vụ đó không? - Trình độ, tay nghề của người lao động, năng suất lao động và công suất của máy móc có đảm bảo đáp ứng đủ và đúng về khối lượng và chất lượng lẫn thời gian giao hàng hay không? - Và còn một số vấn đề khác. 4.4. Lập phương án kinh doanh Công ty cần xác định rõ ràng cụ thể các vấn đề sau: - Mục tiêu của việc kí kết hợp đồng. - Các biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 9 - Dự báo hiệu quả xuất khẩu để xác định có nên tiến hành giao dịch đi đến kí kết hợp đồng hay không? 4.5. Giao dịch đàm phán - Sau khi đã lựa chọn được khách hàng doanh nghiệp tiến hành đàm phán để đi đến kí kết hợp đồng. Các bước giao dịch chủ yếu là: + Chào sản phẩm: giới thiệu cho khách hàng biết sản phẩm của mà doanh nghiệp muốn cung cấp. + Chào giá: doanh nghiệp cung cấp giá bán hàng và điều kiện thương mại cho đối tác. Qua đây hai bên sẽ tiến hành đàm phán để thống nhất giá cả. Thoả thuận các vấn đề về khối lượng, giá cả, chất lượng, mẫu mã bao bì, phương thức thanh toán, giao nhận, vận chuyển, các điều khoản về bảo hiểm, giải quyết khiếu nại, tranh chấp… - Giao dịch đàm phán có các hình thức sau: + Giao dịch đàm phán qua thư tín: Ngày nay trong giao dịch quốc tế, đàm phán qua thư tín là một phuơng thức đàm phán đơn giản và dễ thực hiện và nó là phương thức giao dịch chủ yếu của các nhà xuất nhập khẩu. So với việc gặp gỡ trực tiếp thì hình thức này tiết kiệm được nhiều chi phí. Trong cùng một lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi đôi khi cơ hội mua bán sẽ qua đi, và lời lẽ trong thư thì chúng ta không thể đoán biết hết được ý đồ của họ một cách chính xác. + Đàm phán qua điện thoại Việc đàm phán qua điện thoại nhanh chóng, giúp người giao dịch tiến hành đàm phán khẩn chương đúng vào thời điểm cần thiết. Nhưng do cước phí giao dịch bằng điện thoại quốc tế thường là rất cao nên cuộc trao đổi bằng điện thoại thường bị hạn chế về thời gian do đó hai bên không thể cụ thể chi tiết hết các vấn đề cần bàn. Mặt khác do việc trao đổi qua điện thoại không có cơ sở giấy tờ pháp lý làm bằng nên rất khó để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Bởi vậy hình thức này chỉ đụơc sử dụng trong các trường hợp cần thiết cấp bách hoặc với khách hàng tin cậy. + Giao dịch đàm phán trực tiếp: Phương thức này đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tín hoặc điện thoại kéo dài mà không có kết quả. Phương thức này thường được sử dụng khi hai bên có nhiều điều kiện cần giải thích cặn kẽ để thuyết phục nhau, khi đàm phán về PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 10 những hợp đồng lớn, những hợp đồng có tích chất phúc tạp…việc hai bên gặp gỡ nhau tạo điều kiện cho hai bên hiểu biết về nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ lâu dài với nhau. 4.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 4.6.1. Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần ) Các doanh nghiệp xin giấy phép xuất khẩu gửi về Bộ Thương mại một bộ hồ sơ bao gồm: - Đơn xin kinh doanh xuất khẩu . - Giấy phép thành lập doanh nghiệp (bản sao công chứng) - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (bản sao công chứng) - Đối với doanh nghiệp kinh doanh có thêm bản xác nhận về vốn theo quy định của luật pháp đối với từng doanh nghiệp . 4.6.2. Chuẩn bị đầu khâu thanh toán Đối với một số phương thức sau đây người bán và người mua cần có những công việc chuẩn bị nhất định: - Phương thức L/C: chỉ cần người bán xuất ra một bộ chứng từ đúng theo yêu cầu thì ngân hàng sẽ trả tiền ngay cho người bán. Người bán yêu cầu người mua mở L/C, ký quỹ tiền. Người mua sẽ lên ngân hàng mở L/C và ký quỹ. Sau khi nhà nhập khẩu mở L/C và ngân hàng thông báo L/C cho nhà xuất khẩu thì nhà xuất khẩu sẽ tiến hành xem xét L/C, nếu có gì chưa hợp lệ thì đề nghị tu chỉnh L/C. - Phương thức COD, CAD: hai phương thức này thì trước khi giao hàng người bán yêu cầu người mua ký quỹ 100% tại ngân hàng. Khi ngân hàng bên mua báo có thì người bán mới giao hàng. 4.6.3. Chuẩn bị hàng hoá - Thu gom hàng hoá: + Đối với doanh nghiệp không sản xuất hàng xuất khẩu thì cần phải tính toán thời gian thu mua nguyên liệu chế biến sản xuất cần thiết để đảm bảo thời gian của hợp đồng qui định. + Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thì cần phải tính toán thu mua nguyên liệu như thế nào, sản xuất như thế nào để đảm bảo thời gian của hợp đồng quy định. - Đóng gói bao bì: bao bì phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương, phương tiện vận tải, yêu cầu về bảo quản, thẩm mỹ. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... cứu thị trường và công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Trang 25 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY F17 VÀO THỊ TRƯỜNG EU I TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY F17 1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Tên đầy đủ : Công ty Cổ Phần Nha Trang. .. Nha Trang Seafoods -F17 Tên giao dịch : Nha Trang Seaproduct Company Tên viết tắt : Nha Trang Seafoods Nhãn hiệu đăng ký : Nha Trang Seafoods- F17 Địa chỉ : 58B, đường 2/4, Vĩnh Hải, Nha Trang Điện thoại : (84)(58)831040-831041-831042-831043 Fax : (84)(58)831034 Email : ntsf@dng.vnn.vn Website : www.nhatrangseafoods.com Code EU : DLF17 Giám đốc : Ngô Văn Ích Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 trước... tác - Thị trường tiềm năng: là những thị trường có khả năng và nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng đang hướng tới thị trường này trong tương lai ü Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trrường : - Thị trường độc quyền mua bán - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Thị trường độc quyền nhóm ü Căn cứ vào phương thức xuất khẩu: - Thị trường xuất khẩu trực tiếp - Thị trường xuất khẩu. .. chế xuất khẩu - Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch - Thị trường xuất khẩu không có hạn ngạch Hạn ngạch là qui định của chính phủ về số lượng và chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được chính phủ phê duyệt hàng năm với mục đích là đảm bảo những cân đối của nền kinh tế của nước đó và bảo hộ sản xuất trong nước ü Căn cứ vào đặc điểm sản xuất hàng hoá: - Thị trường hàng hoá gia công - Thị trường xuất khẩu. .. Trang 22 mang lại kết quả Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản vào một số thị trường đã gia tăng mạnh mẽ: EU tăng 108%, Nga tăng 196%, Bỉ tăng 53%, Hà Lan tăng 82%, Pháp tăng 55% Thuỷ sản Việt Nam đã trở thành một hiện tượng thành công được thế giới ghi nhận, tạo được vị thế xứng đáng và uy tín cao trong thương mại thuỷ sản toàn cầu ü Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản chuyển đổi mạnh. .. phép xuất khẩu trực tiếp Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang là đơn vị hạch toán độc lập theo nghị định số 388/HĐBT, là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo thông báo số 2313 – TS/TB ngày 8/12/1992 của Bộ thuỷ sản Ngày 14/12/1993 Xí nghiệp đổi tên thành Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha Trang và tên giao dịch nước ngoài là Nha Trang Seaproduct company, viết tắt là Nha Trang Seafoods Năm 1995, sản lượng... biến Phân xưởng đặc sản Trang 34 Phân xưởng cơ điện Cửa hàng vật tư Nhà hàng Bộ phận sản xuất chính Trang 35 Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm hai nhà máy CBTS 17&90: Nhà máy CBTS 17 được đặt tại trụ sở chính của Công ty 58B đường 2/4,Vĩnh Hải, Nha Trang Nhà máy CBTS 90 được đặt tại số 1- Phước LongBình Tân - Nha Trang Phân xưởng chế biến: chuyên sản xuất các thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu như: tôm, cá,... THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 1 Khái niệm về thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu là nơi tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau để xác định giá cá, số lượng hàng hoá mua bán giao dịch, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới 2 Các yếu tố của thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu cũng... ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã gặt hái được những thành công to lớn: ü Giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh, đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế đối ngoại quan trọng Từ giá trị 817 triệu đô la vào năm 1998, xuất khẩu thuỷ sản đã nhanh chóng vượt lên đạt 1,478 tỷ đô vào năm 2000, vượt 2 tỷ đô năm 2002, và trên 2,7 tỷ đô năm 2005 Như vậy chỉ trong vòng 7 năm (1998-2005), giá trị thuỷ sản xuất khẩu. .. www.pdffactory.com Trang 24 chiếm tỷ trọng dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, nhưng gây ảnh hưởng bất lợi đến uy tín sản phẩm thuỷ sản Việt Nam Khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của chế biến xuất khẩu thuỷ sản về cả số lượng và chất lượng Trình độ công nghệ trong khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản chưa cao, giá thành nguyên liệu nhìn chung còn cao hơn các nước trong khu vực Công . phần nhỏ bé để góp phần đẩy mạnh công tác xuất khẩu sang EU - thị trường tiềm năng lớn về nhập khẩu thuỷ sản. Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty, giúp Công. xuất khẩu của Công ty sang EU Chương 3: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Công ty sang EU Em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Hoàn Hải cùng các thầy cô trong trường. ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này của Công ty chưa lớn, vẫn chưa phát huy hết nội lực của Công ty. Xuất phát từ thực tiễn trên em đã chọn đề tài là “ Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan