Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

27 1.3K 3
Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa phương Thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương Đề xuất phương án thu gom và xử lý rác hợp lý cho nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cho địa phương.

MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài: 3 2. Mục tiêu nghiên cứu: 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Một số khái niệm: 4 1.1.1. Khái niệm về rác thải sinh hoạt: 4 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt: 4 1.1.4. Các quy định về quản lý rác thải sinh hoạt: 6 1.2. Tác động của rác thải sinh hoạt với môi trường và sức khỏe: 7 1.2.1. Ảnh hưởng của rác thải đến sức khoẻ cộng đồng 7 1.2.2. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất 8 1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước 9 1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí 9 1.2.4. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan môi trường khu vực 9 1.3. Một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt: 9 1.3.1.Một số biện pháp kỹ thuật xử lý rác thải trên thế giới thường áp dụng: 9 1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật xử lí rác thải tại Việt Nam: 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI ĐỊA BÀN XÃ SÀI SƠN HUYỆN QUỐC OAI, TP. HÀ NỘI 12 2.1. Tổng quan về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội: 12 2.2. Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trong xã: 13 2.2.1. Khối lượng và nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt: 13 2.2.2. Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt : 15 2.2.3. Tác động của rác thải sinh hoạt đến đời sống và môi trường: 17 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT 19 3.1. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật: 19 3.1.1. Tổ chức mô hình phân loại rác ngay tại hộ gia đình: 19 3.1.2. Xây dựng các hố rác di động: 20 3.1.3. Xử lý chôn lấp hợp vệ sinh : 21 3.1.4. Đốt rác có phân loại để giảm thiểu ô nhiễm môi trường: 22 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý: 22 3.2.1. Đầu tư quy hoạch và tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt một cách triệt để và hiệu quả nhất: 22 3.2.2. Nâng cao trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý cho cán bộ công nhân viên, quy định các nội quy bảo vệ môi trường và hình thức xử phạt với các hành vi gây ô nhiễm môi trường 23 3.2.3. Phát huy vai trò của giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng: 23 KẾT LUẬN 24 KIẾN NGHỊ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần của rác thải sinh hoạt Bảng 2.1. Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của xã Sài Sơn Bảng 2.2. Bảng thống kê các tổ thu gom rác thải sinh hoạt của xã Sài Sơn DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của xã Sài Sơn Hình 2.2. Tổ thu gom rác ở xã Sài Sơn Hình 2.3. Hình ảnh bãi tập kết chưa được quy hoạch ở xã Sài Sơn Hình 2.4. Vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan ở xã Sài Sơn Hình 3.1. Mô hình tổ thu gom và phân loại rác tại hộ gia đình Hình 3.2. Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn Hình 3.3. Quy trình chôn lấp hợp vệ sinh Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Rác thải và ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề bức xức không chỉ Việt Nam chúng ta mà được tất cả các nước trên thế giới hiện nay chú trọng quan tâm đầu tư cả về con người , khoa học kỹ thuật và công nghệ. Chính sách đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước khởi xướng chỉ đạo đã đem lại luồng sinh khí mới chu khu vực nông thôn ngoại thành, nơi đang bị đô thị hòa với các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Xây dựng nông thôn mới trong những năm gần đây đã trở thành một vấn đề thời sự ở hầu khắp các địa phương . Tuy nhiên, có một thực trạng đáng chú ý hiện nay đó là việc thu gom, xử lý rác thải nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm giải quyết. Tồn tại tại hầu hết các khu vực nông thôn trên cả nước là thiếu các dịch vụ cấp nước, hệ thống vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải và công tác bảo vệ môi trường nói chung còn yếu kém vì thế môi trường tại khu vực nông thôn ở nhiều nơi đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm do chất thải đặc biệt là chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất. Hậu quả lâu dài là sự phát triển trở nên kém bền vững và sức khỏe con người ngày càng suy giảm. Tình hình chất thải sinh hoạt ở nông thôn đang trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan chung và sự trong sạch cho môi trường sống của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiến cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa phương - Thực trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương - Đề xuất phương án thu gom và xử lý rác hợp lý cho nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cho địa phương. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm: 1.1.1. Khái niệm về rác thải sinh hoạt: Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý rác thải : Rác thải là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Rác thải sinh hoạt là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt. Dựa vào tính chất, có thể phân rác thải thải sinh hoạt thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy. - Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật, - Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp, 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt: + Cơ quan, trường học + Hoạt động Nông nghiệp + Nơi vui chơi, giải trí + Bệnh viện,cơ sở y tế + Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp + Nhà dân, khu dân cư + Dịch vụ, thương mại, xe, nhà ga, chợ… + Giao thông, xây dựng 1.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt : Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 4 Thành phần lý, hóa học của rác thải sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần rác thải trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần rác thải sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm ; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chưa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng , chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp Bảng 1.1. Thành phần của rác thải sinh hoạt: Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1.Các chất cháy được a.Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh b.Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon c.Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu được chế tạo từ tre, gỗ, rơm Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa e.Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi, dây điện f.Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su Bóng, giày, ví, băng cao su 2.Các chất không cháy a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 5 b.Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng c.Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn d.Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm 3.Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này có thể chưa thành hai phần: kích thước lớn hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm Đá cuội, cát, đất, tóc 1.1.4. Các quy định về quản lý rác thải sinh hoạt: Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND thành phố Hà Nội về công tác quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội quy đinh: “Hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường” bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn thông thường, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn thông thường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. “Đơn vị vệ sinh môi trường” là các tổ chức đủ điều kiện và được phép thực hiện hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật. “Phí vệ sinh” là khoản phí bắt buộc theo quy định phải nộp hàng tháng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cung cấp dịch vụ vệ sinh (thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến địa điểm xử lý) trên địa bàn thành phố Hà Nội. “Điểm tập kết chất thải rắn tập trung của xã” là khu đất được chọn làm nơi tạm thời tập kết chất thải rắn từ các hộ gia đình để chuyển đi chôn lấp, xử lý tại điểm xử lý chất thải rắn thải tập trung. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 6 Việc quản lý chất thải rắn thông thường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người; mọi hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, khu vực làm việc, nơi cư trú; không để rác, đất, phế thải ở hè, đường phố; tự phân loại rác và thực hiện lưu giữ chất thải, rác thải trong khu vực cơ quan và nhà ở của mình đảm bảo vệ sinh môi trường; đổ chất thải, rác thải đúng thời gian, đúng nơi quy định. Cũng theo Điều 8 của Quyết định có quy định : 1. Chất thải rắn sinh hoạt từng bước được kiểm soát, phân loại tại nguồn để tái chế, tái sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành: Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ và Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ. 2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải tự thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn theo Khoản 1 Điều này và phải thực hiện lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi quy định. 3. Đơn vị vệ sinh môi trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện về phương tiện thu gom, vận chuyển phù hợp: hướng dẫn và giám sát việc phân loại chất thải tại nguồn; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến nơi xử lý theo quy định. 1.2. Tác động của rác thải sinh hoạt với môi trường và sức khỏe: 1.2.1. Ảnh hưởng của rác thải đến sức khoẻ cộng đồng Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 7 biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt Điều đáng lo ngại là hầu hết các rác thải nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800 o C trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường. Bên cạnh đó đống rác cũng là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài vi rút, vi khuẩn và côn trùng gây bệnh. Bởi đây là môi trường giàu các chất hữu cơ, vô cơ và môi trường hiếm khí đều là những điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh có hại tồn tại và sinh sôi nảy nở nguồn gốc của các bệnh truyền nhiễm, gây ra các dịch bệnh nguy hiểm từ việc ô nhiễm môi trường cả đất, nước và không khí. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,…do loại rác thải gây ra. Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại rác thải, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại ) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư. Như vậy rác thải có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm rác thải đã đến mức báo động. 1.2.2. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất Rác thải vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất. Rác là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 8 Rác thải, nước thải phát sinh từ sinh hoạt và nhiều hoạt động khác của con người khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất. 1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước - Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm. - Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt. Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần. 1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí - Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4 , CO 2 , NH 3 , gây ô nhiễm môi trường không khí. - Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH 4 , H 2 S, CO 2 , NH 3 , các khí độc hại hữu cơ - Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc lẫn trong rác. 1.2.4. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan môi trường khu vực Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ gây mất mỹ quan thiên nhiên, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, văn hóa du lịch của đất nước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. 1.3. Một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt: 1.3.1.Một số biện pháp kỹ thuật xử lý rác thải trên thế giới thường áp dụng: a, Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh: Phương pháp này chi phí rẻ nhất, bình quân ở các khu vực Đông Nam Á là 1-2 USD/tấn. phương pháp này thường phù hợp với các nước đang phát triển Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 9 b, Phương pháp chế biến rác thải có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu cơ (compost): Phương pháp này chi phí thông thường từ 8-10 USD/tấn. Thành phẩm thu được dùng để phục vụ cho nông nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được sản phẩm không bị nhiễm hoá chất dư tồn trong quá trình sinh trưởng. Thành phần này được đánh giá cao ở các nước phát triển. Nhược điểm của phương pháp này là: Quá trình xử lý kéo dài, bình thường là từ 2-3 tháng, tốn diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ rác thải công xuất xử lý 100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích là 6ha. c, Phương pháp thiêu đốt: Phương pháp này chi phí cao, thông thường từ 20-30 USD/tấn nhưng chu trình xử lý ngắn, chỉ từ 2-3 ngày, diện tích sử dụng chỉ bằng 1/6 diện tích làm phân hữu cơ có cùng công suất. Chi phí cao nên chỉ có các nước phát triển áp dụng, ở các nước đang phát triển nên áp dụng phương pháp này ở quy mô nhỏ để xử lý chất độc hại như: Chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp d, Các kỹ thuật khác: Ép ở áp lực cao các thành phần vô cơ, chất dẻo để tạo ra các sản phẩm như tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế, Xu thế chung của thế giới hiện nay là hạn chế chôn lấp vì yêu cầu diện tích lớn, khó quy hoạch địa điểm, chi phí đầu tư và quản lý cao, phải xử lí ô nhiễm về khí thải, nước rỉ rác trong thời gian dài. Ưu tiên các giải pháp xử lý theo tiêu chí “3R-Reduce, Reuse, Recycle - giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” giảm thiểu rác tại nguồn bằng việc khuyến khích tái sử dụng, tái chế, trong đó việc giảm thiểu và tái sử dụng thuộc lĩnh vực quản lý rác thải. Việc xử lí rác thải đang có khuynh hướng phát triển phân loại tại nguồn để thu hồi các vật chất có giá trị đưa vào tái chế, tái tạo tài nguyên từ rác. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 10 [...]... gia khác nhau được thể hiện CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI ĐỊA BÀN XÃ SÀI SƠN HUYỆN QUỐC OAI, TP HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội: Sài Sơn là một xã đông dân của huyện Quốc Oai, Hà Nội với 06 thôn: Đa Phúc, Thụy Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức và Năm Trại Nơi đây có địa Nguyễn Thị Tuyết Nhung... phát sinh cao ở nơi có số dân cư đông hơn 2.2.2 Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt : a, Hệ thống thu gom và tập kết rác thải sinh hoạt : Việc thu gom rác thải sinh hoạt trong xã được tổ chức thành các tổ thu gom của từng thôn do thôn tự lập và quản lý Bảng 2.2 Bảng thống kê các tổ thu gom rác thải sinh hoạt của xã Sài Sơn Thôn Dân số (người) Khối lượng rác Số người thu phát sinh gom rác thải. .. chợ và các doanh nghiệp - Hoạt động nông nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 14 Hình 2.1 Biểu đồ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của xã Sài Sơn (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường UBND huyện Quốc Oai) Trong đó nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt của người dân trong địa bàn xã chiếm tỷ lệ lớn nhất (85%) Bảng 2.1.Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của xã. .. độc hại Vì vậy khi đốt rác thải thủ công thì cần phân loại tách riêng các loại chất dẻo như: chai nhựa, cao su, túi nilon,… 3.2 Đề xuất biện pháp quản lý: 3.2.1 Đầu tư quy hoạch và tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt một cách triệt để và hiệu quả nhất: UBND Xã cần xây dựng kế hoạch xử lý tổng hợp rác thải sinh hoạt cho toàn khu vực như việc xây dựng các khu xử lý rác làm phân vi sinh, xây dựng các bãi... tuyên truyền thực hiện qui định về quản lý rác thải, tác hại của việc thải bừa bãi rác thải ra đường làng, ngõ xóm Phổ biến các qui định về quản lý rác thải thường xuyên trên đài phát thanh đến từng thôn, tổ Phát tờ rơi đến từng hộ gia đình KẾT LUẬN Rác thải sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đời sống ngày càng được nâng cao thì lượng rác nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng của... biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương: Rác tại các bãi tập kết sẽ được Công ty môi trường Xuân Mai vận chuyển đi xử lý hoặc được thôn tự xử lý Đối với rác thải sinh hoạt trong xã , người dân xử lý chủ yếu bằng phương pháp đốt và chôn lấp thô sơ ngay tại bãi tập kết Tuy nhiên biện pháp này còn chưa xử lý được triệt để lượng rác thải tồn đọng mà chỉ giải quyết được phần rác nôi phía trên gây... 1.3.2 Các biện pháp kỹ thuật xử lí rác thải tại Việt Nam: Cùng với xu thế chung của thế giới, ở nước ta trong những năm gần đây chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường và các biện pháp để quản lí rác thải Các phương pháp xử lý rác thải đang được áp dụng tại ViệtNam hiện nay tập chung vào: a, Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải chỉ mang tính tự phát, tập trung ở những thành phố lớn Hà Nội, Hải... động và có trách nhiệm thực hiện thu gom rác thải theo phương án quản lý rác thải của xã được phê duyệt Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 20 Rác thải Phân loại Rác hữu cơ dễ phân hủy Ủ thành phân Bón cho cây trồng Rác thải khó phân hủy Rác tái chế, tái sử dụng Người dân Phần rác thải còn lại Bán phế liệu Thu gom Tổ thu gom Tập kết Điểm tập kết Vận chuyển Đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường Khu xử lý rác. .. cáo tổng kết dự án, 2008 [6] Lê Hạnh Chi, Vũ Thị Thanh Hương, Nghiên cứu giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rác thải nông thôn- Luận văn thạc sĩ Khoa học môi trường và PTBV, 2007 [7] Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND thành phố Hà Nội về công tác quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4 27 Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp KTMT -4... công tác quản lý rác thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả và duy trì được hoạt động, chính quyền địa phương (UBND xã) phải quản lý tốt tổ thu gom (về kinh phí và tổ chức hoạt động) Số lượng nhân viên tổ thu gom rác thải tùy thuộc vào quy mô địa bàn thu gom và khối lượng chất thải rắn phát sinh Các nhân viên của tổ thu gom được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, bảo

Ngày đăng: 14/08/2014, 12:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài:

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu:

    • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.1. Một số khái niệm:

        • 1.1.1. Khái niệm về rác thải sinh hoạt:

        • 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt:

        • 1.1.4. Các quy định về quản lý rác thải sinh hoạt:

        • 1.2. Tác động của rác thải sinh hoạt với môi trường và sức khỏe:

          • 1.2.1. Ảnh hưởng của rác thải đến sức khoẻ cộng đồng

          • 1.2.2. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đất

          • 1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước

          • 1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí

          • 1.2.4. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan môi trường khu vực

          • 1.3. Một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt:

            • 1.3.1.Một số biện pháp kỹ thuật xử lý rác thải trên thế giới thường áp dụng:

            • 1.3.2. Các biện pháp kỹ thuật xử lí rác thải tại Việt Nam:

            • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI ĐỊA BÀN XÃ SÀI SƠN HUYỆN QUỐC OAI, TP. HÀ NỘI

              • 2.1. Tổng quan về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội:

              • 2.2. Tình hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trong xã:

                • 2.2.1. Khối lượng và nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt:

                • 2.2.2. Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt :

                • 2.2.3. Tác động của rác thải sinh hoạt đến đời sống và môi trường:

                • CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT

                  • 3.1. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật:

                    • 3.1.1. Tổ chức mô hình phân loại rác ngay tại hộ gia đình:

                    • 3.1.2. Xây dựng các hố rác di động:

                    • 3.1.3. Xử lý chôn lấp hợp vệ sinh :

                    • 3.1.4. Đốt rác có phân loại để giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan