Vật lý 6 Bài 16: Ròng rọc docx

9 1.5K 1
Vật lý 6 Bài 16: Ròng rọc docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rßng räc Môn:Vật lý Lớp 6 Bài 16: Ròng rọc I. YÊU CẦU TRỌNG TÂM: - Qua hình vẽ và cách mắc cụ thể học sinh hiểu được thế nào là ròng rọc cố định, ròng rọc động. - Qua thí nghiệm học sinh thấy được tác dụng của ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lực kế, lắp ròng rọc để kéo vật. - Nêu được ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và biết sử dụng ròng rọc trong các công việc thích hợp. II. CƠ SỞ VẬT CHẤT. <Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh> - 1 lực kế - 1 quả nặng có móc treo - 1 ròng rọc động - 1 ròng rọc cố định - Dây vắt qua ròng rọc - 1 giá đỡ III. TỔ CHỨC LỚP: Nhóm Công việc Công cụ Thí nghiệm Làm thí nghiệm H16.3, H16.4, H16.5 Bộ thí nghiệm Máy tính Làm thí nghiệm ảo trên máy tính H16.3, H16.4, H16.5 khoảng 5 máy tính IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: CÁC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN CÔNG VIỆC GIÁO VIÊN HỌC SINH 2’ Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số, vị trí các nhóm. Ổn định vị trí của nhóm 2’ Mở bài Nhắc lại vấn đề ở bài 13, 14, 15 và đặt vấn đề H16.1 Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên Bµi 16: Rßng räc 2 5’ Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc Yêu cầu học sinh đọc SGK, quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi Học sinh quan sát hình vẽ, đọc SGK và tìm ra sự khác nhau để trả lời. 15’ 10’ Tìm hiểu tác dụng của ròng rọc: a) Thí nghiệm b) Nhận xét và rút ra kết luận - Hướng dẫn học sinh cách mắc ròng rọc và làm thí nghiệm. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu thảo luận nhóm trả lời C3, C4 - Nhóm thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, điền vào bảng kết quả. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - Thảo luận nhóm trả lời C3 - Cá nhân điền C4 và thống nhất rút ra kết luận. 5’ Làm bài tập trắc nghiệm Phát phiếu trắc nghiệm Cá nhân làm bài tập trắc nghiệm. 6’ Đánh giá - Dặn dò Đánh giá kết quả từng nhóm. Giao bài tập về nhà Đánh giá chéo giữa các nhóm. Ghi chép. Bµi 16: Rßng räc 3 NHÓM THÍ NGHIỆM 1. Nhiệm vụ: - Biết cách mắc ròng rọc cố định và ròng rọc động. - So sánh được chiều và cường độ của lực kéo vật trực tiếp với lực kéo vật qua ròng rọc cố định, ròng rọc động. 2. Công cụ, tài liệu: - Bộ thí nghiệm - Phiếu học tập - Sách giáo khoa 3. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN Hoạt động 1 15’ Hoạt động 2 10’ Hoạt động 3 5’ Nội dung hoạt động  Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và điền vào bảng kết quả. Bước 1: Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng và ghi kết quả đo được vào bảng. Bước 2: Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định. Kéo từ từ lực kế. Ghi chỉ số của lực kế vào bảng. Bước 3: Đo lực kéo vật qua ròng rọc động. Kéo từ từ lực kế. Ghi chỉ số của lực kế vào bảng. Lực kéo vật lên trong trường hợp Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc Từ dưới lên N Dùng ròng rọc cố định N N Dùng ròng rọc động N N  Hoạt động 2: Thảo luận rút ra nhận xét và kết luận.  Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm em hãy: Bµi 16: Rßng räc 4 - Nêu nhận xét về chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định. - So sánh cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định. - Nêu nhận xét về chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động. - So sánh cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động.  Dựa vào những câu trả lời trên em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. a) Ròng rọc có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. b) Dùng ròng rọc thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.  Hoạt động 3: Làm bài tập trắc nghiệm cá nhân. Bµi 16: Rßng räc 5 NHÓM MÁY TÍNH 1. Nhiệm vụ:  Mô tả được cách mắc ròng rọc cố định, ròng rọc động.  So sánh được chiều và cường độ của lực kéo vật trực tiếp với lực kéo vật qua ròng rọc cố định và ròng rọc động. 2.Công cụ, tài liệu: - Phiếu học tập - Sách giáo khoa - Máy tính - File rongroc.gsp 3. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN Hoạt động 1 15’ Hoạt động 2 10’ Hoạt động 3 5’  Hoạt động 1:  Mô tả cách mắc ròng rọc cố định:  Mô tả cách mắc ròng rọc động:  Thí nghiệm: Bước 1: Mở file rongroc.gps Bước 2: Nháy chuột vào nút “Đo trực tiếp” để đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng và ghi kết quả vào bảng. Bµi 16: Rßng räc 6 Bước 3: Nháy chuột vào nút “Đo bằng Ròng rọc cố định” để đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định. Ghi kết quả vào bảng. Bước 4: Nháy chuột vào nút “Đo bằng Ròng rọc động” để đo lực kéo vật qua ròng rọc động. Ghi kết quả vào bảng sau: Lực kéo vật lên trong Trường hợp Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc Từ dưới lên N Dùng ròng rọc cố định N N Dùng ròng rọc động N N  Hoạt động 2: Thảo luận rút ra nhận xét và kết luận.  Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm em hãy: - Nêu nhận xét về chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định. - So sánh cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định. - Nêu nhận xét về chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động. - So sánh cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động. Bµi 16: Rßng räc 7  Dựa vào những câu trả lời trên em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. c) Ròng rọc có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. d) Dùng ròng rọc thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Hoạt động 3: Làm bài tập trắc nghiệm cá nhân. Bµi 16: Rßng räc 8 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. I/ Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em chọn. 1) Cầu thang là thí dụ về loại máy cơ đơn giản nào sau đây: A- Đòn bẩy B- Ròng rọc cố định C- Mặt phẳng nghiêng D- Ròng rọc động 2) Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho ta lợi về lực? A- Mặt phẳng nghiêng B- Đòn bẩy C- Ròng rọc cố định D- Ròng rọc động II/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 1) Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi của lực. 2) Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi của lực. 3) Trong hình vẽ dưới, ròng rọc 1 là ròng rọc 2 là 1 2 Bµi 16: Rßng räc 9 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ Điểm Nội dung 0 1 2 Trình bày Sai mục đích, không rõ ý Đúng mục đích, yêu cầu nhưng chưa lưu loát. Lưu loát, rõ ý, đúng mục đích, yêu cầu. Kiến thức Không đo được lực kéo vật trực tiếp, lực kéo vật bằng ròng rọc cố định, ròng rọc động. Không nhận xét được. Đo được lực kéo vật trực tiếp, lực kéo vật bằng ròng rọc cố định, ròng rọc động. Nhận xét được nhưng chưa chuẩn Đo được lực kéo vật trực tiếp, lực kéo vật bằng ròng rọc cố định, ròng rọc động. Nhận xét đúng hoàn toàn Kỹ năng Không lắp được ròng rọc cố định và ròng rọc động. Lắp được ròng rọc cố định và ròng rọc động nhưng chưa nhanh. Lắp đúng, nhanh, cẩn thận. Tính tập thể Không làm việc tập thể, không thống nhất nhóm Có làm việc tập thể, tính thống nhất chưa cao Làm việc tập thể, biết phân công công việc đều, biết thống nhất ý kiến. . vật trực tiếp, lực kéo vật bằng ròng rọc cố định, ròng rọc động. Nhận xét đúng hoàn toàn Kỹ năng Không lắp được ròng rọc cố định và ròng rọc động. Lắp được ròng rọc cố định và ròng. được lực kéo vật trực tiếp, lực kéo vật bằng ròng rọc cố định, ròng rọc động. Không nhận xét được. Đo được lực kéo vật trực tiếp, lực kéo vật bằng ròng rọc cố định, ròng rọc động. Nhận. Rßng räc Môn :Vật lý Lớp 6 Bài 16: Ròng rọc I. YÊU CẦU TRỌNG TÂM: - Qua hình vẽ và cách mắc cụ thể học sinh hiểu được thế nào là ròng rọc cố định, ròng rọc động. - Qua thí nghiệm

Ngày đăng: 14/08/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan