GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4: cấu trúc thị trường và việc định giá pot

70 979 9
GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 4: cấu trúc thị trường và việc định giá pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4: Cấu trúc thị trường và việc định giá KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 48 Chương IV CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC ĐỊNH GIÁ I. CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỐNG VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 1. Phân tích cấu trúc thị trường Các doanh nghiệp sau khi xây dựng mục đích và xác định được các điều kiện về cầu và chi phí, khi xem xét cách th ức đạt được các mục đích đó phải nghiên cứu cấu trúc ngành mà mình đang hoạt động trong đó để xây dựng chiến lược cạnh tranh - vì cấu trúc ngành ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát điểm quan trọng đối với việc xây dựng một chiến lược cạnh tranh là việc đánh giá chính xác và toàn diện cấu trúc cạnh tranh của mỗi ngành mà doanh nghiệp có liên quan. Có thể thực hiện phân tích này bằng nhiều cách. “Sách giáo khoa” về phân tích kinh tế xác định nhiều “kiểu lý tưởng” của cấu trúc thị trường để từ đó xây dựng những mô hình nghiêm ngặt. Các cấu trúc thị trường này là - Cạnh tranh hoàn hảo - Độc quyền - Cạnh tranh độc quyền - Độc quyền tập đoàn Tuy nhiên cách phân loại cấu trúc thị trường trên có những hạn chế do một số cấu trúc thị trường tương đối đơn giản và không bao quát được mọi khía cạnh của cơ cấu cạnh tranh. Vì thế việc sử dụng phương pháp "năm lực lượng" của Michael Porter (trường kinh doanh Harvard) - một phân tích ít nghiêm ngặt hơn nhưng hoàn chỉnh hơn về cấu trúc thị trường sẽ có ích. 2. Cạnh tranh hoàn hảo a. Các đặc trưng cơ bản:  Có nhiều người bán và nhiều người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để có thể bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá thị trường  Sản phẩm đồng nhất, có nghĩa là sản phẩm của những người bán được coi là hoàn toàn giống nhau và có thể thay thế tuyệt đối  Việc gia nhập thị trường là tự do, như thể không doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp đang tồn tại.  Thông tin đầy đủ hay mọi thành viên có sự hiểu biết hoàn hảo về các cơ hội của thị trường  Tính di động hoàn hảo của tất cả các yếu tố sản xuất  Các doanh nghiệp đều có hành vi tối đa hoá lợi nhuận. b. Cân bằng ngắn hạn Trong cạnh tranh hoàn hảo, giá mà mỗi doanh nghiệp phải bán sản phẩm của mình là do KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 49 các lực lượng thị trường - cung và cầu - đặt ra. Mỗi doanh nghiệp có thể bán số lượng tuỳ ý ở mức giá đó nhưng không thể bán được ít nào ở các mức giá cao hơn do người mua sẽ chuyển sang mua ở các đối thủ cạnh tranh - có sản phẩm tương tự và bán ở mức giá thị trường (với giả định người mua có thông tin rất rõ về giá mà mỗi doanh nghiệp đặt ra) Như h ình vẽ dưới đây biểu thị các lực lượng cung và cầu xác định mức giá P và tổng sản lượng của cả ng ành là Q E . Mỗi doanh nghiệp có một đường cầu nằm ngang biểu thị doanh nghiệp có thể bán bất kỳ số lượng nào ở mức giá P. Hãng gặp đường cầu nằm ngang vì thế doanh thu cận biên của hãng bằng giá bán (doanh thu bổ xung từ mỗi đơn vị bán tăng thêm đúng bằng giá). Để tối đa hoá lợi nhuận hãng sẽ sản xuất mức sản lượng q* mà tại đó chi phí cận biên bằng giá (P = SMC). Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn q* thì việc sản xuất các đơn vị mà chi phí cận biên của chúng lớn hơn doanh thu cận biên sẽ làm giảm lợi nhuận. Mặt khác nếu sản xuất ít hơn q* thì không sản xuất được một số đơn vị mà doanh thu cận biên cao hơn chi phí cận biên, phần có thể phụ thêm vào lợi nhuận. Ở mức sản lượng q* doanh nghiệp thu được “lợi nhuận kinh tế” hay “siêu lợi nhuận” vì chi phí trung bình của việc sản xuất q* nhỏ hơn mức giá thị trường P. Khoản lợi nhuận thu được là phần diện tích được tô đậm. Trong hình 4.1 dưới đây để biểu thị lợi nhuận thu được cần đưa thêm đường chi phí trung bình SAC Vì ngành là tổng các doanh nghiệp nên sản lượng của ngành Q E bằng tổng sản lượng của các doanh nghiệp. Điều này giúp chúng ta hiểu được bản chất của đường cung. Trên hình vẽ ta thấy rằng ở mức giá P doanh nghiệp chọn cung sản lượng q 0 vì sản lượng đó đem lại lợi nhuận nhiều nhất. Nếu giá tăng lên thành P 1 thì doanh nghiệp tăng sản lượng thành q 1 và nếu giá tăng lên thành P 2 thì sản lượng tăng lên thành q 2 . Từ đường chi phí cận biên của doanh nghiệp suy ra được mức sản lượng mà doanh nghiệp cung ở mỗi mức giá. Nói cách khác đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí cận biên. Đường cung của ngành là tổng theo chiều ngang của các đường chi phí cận biên của các doanh nghiệp. Hình 4.1 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và ngành SMC SA C P = MR = AR P 0 Q E Q 0 q*q 1 q 2 Q a/ Ngành CTHH b/ Doanh nghiệp CTHH ở cân bằng ngắn hạn P D S P 2 P P 1 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 50 c. Cân bằng dài hạn Phân tích ở trên là về hành vi của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Mỗi doanh nghiệp có một tập hợp nhà máy và thiết bị thể hiện một số chi phí cố định. Các doanh nghiệp mới không thể gia nhập ngành vì để gia nhập ngành các doanh nghiệp phải xây dựng nhà máy mới (điều không thể thực hiện được trong ngắn hạn). Hình 4.2 Cân bằng dài hạn đối với Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Nhưng trong dài hạn thì khoản lợi nhuận thu được của các hãng trong ngành sẽ thu hút thêm các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, làm cho cung tăng, đẩy giá sản phẩm giảm xuống, lợi nhuận của hãng giảm dần. Khi lợi nhuận của hãng giảm xuống bằng không thì không còn động lực để các hãng mới gia nhập ngành nữa. Nói một cách khác sự gia nhập tự do sẽ làm cho siêu lợi nhuận kiếm được trong ngắn hạn sẽ bị loại trừ trong dài hạn. Nếu tính kinh tế của qui mô là có giới hạn sao cho ngành chứa nhiều doanh nghiệp nhỏ thì tất cả các doanh nghiệp đều sản xuất ở đáy của đường chi phí trung bình dài hạn của mình. Ngành đạt trạng thái cân bằng dài hạn (P = LMC) và duy trì cho đến tận khi có những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Ở cân bằng dài hạn các doanh nghiệp thu được lợi nhuận bằng không. Nếu ở mức giá P 0 thì các doanh nghiệp tiếp tục kiếm được siêu lợi nhuận bằng việc sản xuất ở các mức sản lượng ở giữa khoảng q x và q y . Trong trường hợp đó sự gia nhập sẽ tiếp diễn làm cho giá giảm xuống. Rõ ràng là giá P a là quá cao so với giá mà cuối cùng ngành sẽ đạt tới. Tương tự, P y là quá thấp so với giá thành cân bằng dài hạn vì nếu giá giảm xuống mức đó thì không doanh nghiệp nào trong ngành thu được lợi nhuận nên nhiều doanh nghiệp sẽ rút khỏi ngành làm cho giá sẽ tăng lên. Lập luận đó cho thấy rõ ràng là trong ngành cạnh tranh hoàn hảo giá trong dài hạn sẽ ở P1.    SAC LAC Qx Q 1 Q P Qy Pa P1 Pb KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 51 d. Cạnh tranh hoàn hảo và sự cạnh tranh Trong cấu trúc thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp ít có cơ hội để hành động cho mình và ít có quyết định để đưa ra. Doanh nghiệp là người “chấp nhận” mức giá do thị trường quyết định. Cũng không có lý do gì để quảng cáo vì các sản phẩm của các doanh nghiệp giống hệt nhau. Chỉ có một quyết định doanh nghiệp đưa ra trong ngắn hạn là quyết định về mức sản lượng. Trong d ài hạn, doanh nghiệp phải xây dựng được nhà máy có chi phí thấp nhất để có thể tồn tại trên thị trường. Trong cạnh tranh hoàn hảo, ngành là cạnh tranh theo nghĩa cơ cấu của nó đẩy giá xuống bằng mức chi phí trung bình thấp nhất chứ không phải theo nghĩa các doanh nghiệp là những đối thủ của nhau. Thực tế không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo vì các doanh nghiệp gặp các điều kiện giống nhau chứ không phải là các đối thủ giống nhau. Các doanh nghiệp không có chiến lược, họ chỉ đưa ra những quyết định hữu hạn dưới áp lực của các lực lượng thị trường. e. Cạnh tranh hoàn hảo và tối ưu xã hội: C ạnh tranh hoàn hảo là cấu trúc thị trường tối ưu về mặt xã hội vì nhiều lý do. Thứ nhất, các doanh nghiệp bị áp lực thị trường nên xây dựng một tập hợp nhà máy và thiết bị với chi phí thấp nhất và hoạt động ở mức sản lượng tối ưu của mình, như vậy chi phí trung bình là mức thấp nhất có thể. Thứ hai, không thể thu được siêu lợi nhuận, trừ trong ngắn hạn. Thứ ba, điểm quan trọng nhất theo quan điểm kinh tế là giá bằng chi phí cận biên - đây là điều kiện cần thiết để tối đa hoá phúc lợi xã hội (tạo ra lợi ích ròng lớn nhất cho nền kinh tế). Tổng lợi ích xã hội bằng thặng dư tiêu dùng cộng với thặng dư sản xuất (NSB = CS + PS). Ngành cạnh tranh hoàn hảo tự khắc tạo ra phúc lợi xã hội cực đại. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu ta chấp nhận 3 tiền đề cơ bản về hành vi người tiêu dùng là: - Người tiêu dùng là người hợp lý - Người tiêu dùng theo đuổi lợi ích cá nhân - Người tiêu dùng là người tự quyết định phúc lợi của mình. 3. Độc quyền Độc quyền bán thuần tuý là thị trường trong đó chỉ có một người bán (ở đây chỉ đề cập đến độc quyền bán) và doanh nghiệp bên ngoài không có khả năng gia nhập. Vì chỉ có một người bán nên đường cầu của thị trường chính là đường cầu của hãng. Đó là một đường dốc xuống dưới về phía phải vì nhà độc quyền phải hạ giá xuống để bán thêm sản phẩm do đó doanh thu bổ sung từ việc bán thêm một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn giá của đơn vị sản phẩm đó (MR < P). Đường doanh thu cận biên nằm dưới đường cầu. Trong kiểu cấu trúc thị trường này, doanh nghiệp có quyền tự quyết nhiều hơn rất nhiều KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 52 về mục đích và hành động của mình. Doanh nghiệp có thể chọn một mục đích khác chứ không chỉ là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên các mô hình giáo khoa đều bắt đầu bằng việc giả định rằng mục đích của nhà độc quyền cũng giống như cạnh tranh hoàn hảo là tối đa hoá lợi nhuận. a. Cân bằng tối đa hoá lợi nhuận trong độc quyền: Hãng độc quyền thuần tuý tối đa hoá lợi nhuận ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên (MC = MR). Nếu các điều kiện về chi phí và cầu thuận lợi thì siêu lợi nhuận sẽ được tạo ra và không có sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác hoặc những người gia nhập mới, có nghĩa là lợi nhuận này sẽ được duy trì và không bị xói mòn do c ạnh tranh. Tuy nhiên không phải bao giờ nhà độc quyền cũng thu được siêu lợi nhuận (trong ngắn hạn). Nếu doanh nghiệp độc quyền về một sản phẩm mà người tiêu dùng không cần, hoặc chi phí sản xuất sản phẩm quá cao mà người tiêu dùng không sẵn sàng trả mức giá đủ cao để bù đắp chi phí th ì doanh nghiệp độc quyền không có được lợi nhuận. Trong dài hạn, cái mà doanh nghiệp cần làm là nghiên cứu xem có một kết hợp nhà máy, thiết bị mới nào khác cho phép tạo ra mức lợi nhuận cao hơn nữa không. Nếu có thì trong dài hạn nhà độc quyền sẽ lựa chọn kết hợp nhà máy thiết bị có lợi đó. Nếu không thì doanh nghiệp độc quyền sẽ duy trì việc thay thế kết hợp nhà máy thiết bị hiện thời khi nó bị hao mòn. Hình 4.3 Độc quyền tối đa hoá lợi nhuận b. Độc quyền và sự phân bổ tài nguyên: Độc quyền bán thuần tuý là cấu trúc thị trường thường được xem là không mong muốn về mặt xã hội vì nhiều lý do. Thứ nhất, doanh nghiệp không có áp lực phải tạo ra cơ cấu nhà máy và máy móc thiết bị có chi phí thấp nhất. Thứ hai, kiếm được lợi nhuận độc quyền thường được coi là “không công bằng”. Thứ ba, quan trọng nhất theo quan điểm kinh tế là hãng độc quyền có sức mạnh thị trường nên phúc lợi xã hội không thể là cực đại vì giá trong độc quyền không bằng chi phí cận biên nghĩa là sự phân bổ tài nguyên không phải là hiệu quả. Có thể thấy từ hình vẽ trên, mức sản lượng tối ưu trên quan điểm của xã hội là Q C bán ở mức giá P C tuy P P* Pc 0 Q* Qc Q MR MC KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 53 nhiên nhà độc quyền lại sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn (Q*) và bán tại mức giá cao hơn (P*). Việc kiếm được lợi nhuận độc quyền thường được coi là không công bằng, và làm việc phân bố tài nguyên không tối ưu, vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách điều tiết thích hợp. 4. Cạnh tranh độc quyền a. Cân bằng trong cạnh tranh độc quyền: Cạnh tranh độc quyền giống cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ có nhiều doanh nghiệp nhỏ và có sự gia nhập ngành tự do trong dài hạn. Nhưng trong cạnh tranh độc quyền có sự khác biệt sản phẩm ở một mức độ nào đó (mỗi doanh nghiệp sản xuất và bán một sản phẩm hơi khác với sản phẩm của các doanh nghiệp khác). Trong thị trường kiểu này mỗi doanh nghiệp sẽ có một đường cầu dốc xuống, là một “nhà độc quyền mini”. Cân bằng của hãng tương tự như cân bằng đạt được trong độc quyền thuần tuý, h ãng có thể thu được siêu lợi nhuận trong ngắn hạn (MR = MC). Vì có nhiều người bán nên các hãng không thể cấu kết với nhau để ngăn chặn sự gia nhập, do đó việc gia nhập vào thị trường này là tương đối dễ. Cân bằng dài hạn xảy ra khi các hãng mới gia nhập ngành làm cho cầu về sản phẩm của các hãng đang ở trong ngành giảm xuống, giá giảm, lợi nhuận giảm. Khi giá giảm xuống bằng chi phí trung bình, lợi nhuận của hãng bằng không, lúc đó không còn các hãng mới gia nhập ngành nữa. Ngành đạt cân bằng dài hạn. Kết quả này đôi khi được gọi là “giải pháp tiếp điểm” vì doanh nghiệp đạt cân bằng khi đường cầu tiếp xúc với đường chi phí trung bình dài hạn của nó. Nếu đường cầu nằm cao hơn thì siêu lợi nhuận được tạo ra và sự gia nhập ngành tiếp tục xảy ra. Mặt khác nếu đường cầu thấp hơn thì doanh nghiệp thua lỗ và rời khỏi ngành, làm dịch chuyển đường cầu của các doanh nghiệp còn lại lên trên. A Hình 4.4 Cân bằng dài hạn trong cạnh tranh độc quyền D  AR 0 Q 0 MR Q 2 Q LMC LAC P P 0 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 54 b. Cạnh tranh độc quyền và sự phân bổ tài nguyên: Giống như kết quả cạnh tranh hoàn hảo, kết quả của cạnh tranh độc quyền cũng có thể được đánh giá trên quan điểm xã hội. Trong dài hạn doanh nghiệp không thu được siêu lợi nhuận và vì thế không thể cho là “không công bằng”. Nhưng do giá không bằng chi phí cận biên nên tài nguyên được phân bổ không hợp lý. Ngoài ra như h ình trên biểu thị, doanh nghiệp không thể sử dụng kết hợp nhà máy, thiết bị với chi phí thấp nhất. Vì cân bằng được thiết lập ở điểm tiếp xúc giữa đường cầu và đường chi phí trung bình dài hạn nên mức sản lượng cân bằng không phải là mức mà ở đó tính kinh tế của qui mô được khai thác tối đa, doanh nghiệp không sử dụng hết công suất. Kết luận này đôi khi được gọi là “định lý công suất thừa”. Tuy nhiên cần chú ý rằng người tiêu dùng có thể lựa chọn từ một chuỗi các sản phẩm khác nhau nên nếu người tiêu dùng đánh giá cao sự đa dạng n ày thì vẫn có những cái lợi bù lại tính phi hiệu quả của cạnh tranh độc quyền. Vì vậy không nên điều tiết quá nhiều đối với cấu trúc thị trường này. Nhược điểm cơ bản của mô hình này là "hãng nào được biểu thị trên hình?" Trong cạnh tranh hoàn hảo không có gì khó khăn trong việc biểu thị sơ đồ về một doanh nghiệp xác định vì tất cả các doanh nghiệp đều sản xuất sản phẩm giống nhau, sử dụng cùng một công nghệ và gặp cùng một giá đầu vào. Kết quả là các doanh nghiệp có cùng đường chi phí giống nhau trong dài hạn. Nhưng trong cạnh tranh độc quyền, các hãng có sản phẩm khác nhau nên chi phí và đường cầu cũng phải khác nhau. Vì thế việc sử dụng một mô hình để biểu thị chung cho tất cả các hãng có thể là không hợp lý. Để khắc phục điều này có thể vận dụng “những giả định khác thường” của Chamberlin: các doanh nghiệp có đường cầu và đường chi phí giống nhau mặc dù sản xuất các sản phẩm khác nhau và khi một doanh nghiệp mới đã gia nhập thì nó sẽ thu hút được khách hàng theo những tỷ lệ bằng các doanh nghiệp đang ở trong ngành. Rất tiếc là những giả định này quá hạn chế và lạ lùng vì có sự khác biệt sản phẩm nên gây nghi ngờ về tính nhất quán về mặt lý thuyết của mô hình này. 5. Độc quyền tập đoàn Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó có một số ít doanh nghiệp bán phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ nên mọi hành động của một doanh nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến các doanh nghiệp khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau có ý nghĩa là tình thế độc quyền tập đoàn phức tạp hơn rất nhiều so với các cấu trúc thị trường khác và mô hình hoá nó khó hơn rất nhiều. Nó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn chủ yếu quan tâm đến các chiến lược cạnh tranh của mình và coi các đối thủ cạnh tranh là người chơi trong một trò chơi rất phức tạp. Khác với cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền thuần túy, độc quyền tập đoàn có nhiều hình thức biểu hiện và các hình thức này khác nhau theo nhiều cách: Thứ nhất: chúng có thể khác nhau về số doanh nghiệp, có thể là hai - trong độc quyền song phương- đến một chục hoặc hơn nữa. KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 55 Thứ hai: độc quyền tập đoàn có thể khác nhau về mức độ khác biệt sản phẩm. Ở một thái cực là “độc quyền tập đoàn thuần tuý” - tất cả các doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm giống nhau. Ở thái cực đối lập, các doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm khác nhau ở mức độ cao. Thứ ba: độc quyền tập đoàn có thể khác nhau về điều kiện gia nhập. Ở một thái cực, việc gia nhập độc quyền tập đoàn hoàn toàn bị phong toả và như vậy việc cạnh tranh chỉ liên quan đến các doanh nghiệp đang ở trong ngành. Ở thái cực kia, việc gia nhập có thể hoàn toàn tự do nên sự cạnh tranh tiềm năng của các doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định chủ yếu đối với hành vi của các doanh nghiệp đang ở trong ngành. Vì có sự khác nhau rất lớn trong các loại độc quyền tập đoàn nên không thể đưa ra một phân tích rõ ràng mà có thể bao quát được tất cả các trường hợp. Điều có thể thực hiện được là nghiên cứu nhiều kết quả khác nhau và cân nhắc các yếu tố làm cho một hoặc nhiều kết quả đó chắc chắn xảy ra. a. Kết cấu hoặc cartel hoá Nếu các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và biết sự phụ thuộc đó thì một hệ quả có thể xảy ra là chúng sáp nhập với nhau và hành động như một nhà độc quyền. Bằng cách đó chúng có thể tối đa hoá lợi nhuận và tránh được những chi phí của việc cạnh tranh với nhau. Việc hình thành cartel là một chiến lược rõ ràng cho các doanh nghiệp thực hiện và lợi thế của nó lớn đến mức mà người ta thường cố gắng kết luận rằng đây là kết quả thường thấy của độc quyền tập đoàn. Tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác tác động đến khả năng cấu kết của các thành viên. Th ứ nhất, việc cấu kết thường là bất hợp pháp ở đa số các nước vì các nước đều thống nhất quan điểm độc quyền là có hại. Tuy nhiên cấu kết trên phạm vi quốc tế là hợp pháp. Nhưng ngay cả khi hợp pháp thì vẫn có nhiều lực lượng làm cho việc thành lập và duy trì Cartel khó mà đạt được. Các đối thủ cạnh tranh muốn cartel hoá ngành mình phải đi đến một hiệp định về mức giá cần đặt ra để tối đa hoá lợi nhuận. Sau khi đã quyết định về mức giá, các thành viên phải quyết định mức sản lượng cần sản xuất và phân bổ quota sản xuất cho mỗi thành viên. Nếu điều này không thực hiện được thì cartel có thể sản xuất nhiều hơn mức có thể bán ở mức giá đã thống nhất. Sản lượng không bán hết, hàng lưu kho tăng lên tạo sức ép giảm giá. Việc đàm phán để ước lượng sản lượng tổng cộng sẽ được sản xuất và phân chia quota cho các thành viên Cartel là cực kỳ khó khăn và cực kỳ nhạy cảm vì liên quan đến việc phân phối thu nhập của các bên. Có thể các thành viên không thể thống nhất với nhau về quota sản xuất và cartel sẽ sụp đổ trước khi nó có hiệu lực. Tuy nhiên ngay cả khi các hãng đã nhất trí với nhau về mức sản lượng được phân phối thì cartel vẫn có nguy cơ sụp đổ vì vấn đề gian lận hoặc nghi ngờ gian lận ở phía các hãng thành KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 56 viên. Mỗi thành viên có một động cơ mạnh mẽ để gian lận bằng cách đặt giá thấp hơn mức đã thống nhất một ít và nhờ đó thu hút được mức cầu rất cao. Vì mọi thành viên đều ở vị trí như nhau và đều biết điều đó nên có xu hướng nghi ngờ lẫn nhau ở mức độ cao. Nếu một doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác nghi ngờ là gian lận thì các doanh nghiệp khác sẽ giảm giá của mình và cartel sụp đổ. Yếu tố then chốt trong tình huống này là mức độ mà các doanh nghiệp có thông tin tốt về nhau (Fraas và Greer, 1977). Nếu các doanh nghiệp có được thông tin tốt về nhau thì việc gian lận sẽ bị phát hiện ra ngay, phản ứng sẽ tức thì và việc gian lận sẽ không có lợi, cartel sẽ được duy tr ì khi không doanh nghiệp nào muốn gian lận. Phân tích này cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của cartel mà m ỗi yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ mà các doanh nghiệp sẽ được thông tin tốt về nhau: - Số hãng: nếu ngành có một số ít các doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng giám sát nhau với chi phí thấp và ngăn chặn được sự gian lận - Sự khác biệt sản phẩm: nếu các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm tương tự nhau thì chúng dễ có được thông tin tốt về các điều kiện chi phí và cầu của các đối thủ cạnh tranh. Nếu sự khác biệt sản phẩm ở mức độ cao hoặc sản phẩm không phải là chuẩn hoá thì các doanh nghiệp khó mà tiếp cận được với các hoạt động của các doanh nghiệp khác. Sự khác nhau giữa các sản phẩm cũng làm cho việc đặt giá độc quyền trở nên cực kỳ khó khăn. - Việc công bố giá: nếu giá được công bố thì doanh nghiệp có thể giám sát hành vi của nhau dễ dàng hơn - Mức tăng trưởng của tiến bộ kỹ thuật: nếu tiến bộ công nghệ nhanh thì ngành sẽ gặp sự không chắc chắn và không ổn định ở mức độ cao. Cartel hoá trong trường hợp này sẽ khó hơn rất nhiều - Sự tồn tại của hiệp hội thương mại: nếu có một hiệp hội thương mại hoạt động tích cực trong ngành thì sẽ tạo ra một kênh thông tin hiệu quả giữa các doanh nghiệp, nhờ đó trợ giúp cho quá trình cartel hoá. Các hiệp hội thương mại cũng có thể thực hiện một mức độ nào đó về kỷ luật đối với các doanh nghiệp không tuân thủ bằng việc không cho quyền sử dụng các tiện nghi của hiệp hội nữa hoặc bằng các biện pháp khôn khéo hơn như không bầu vào các vị trí thanh thế hoặc thậm chí là tẩy chay về mặt xã hội. Nếu có các điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp trong ngành có thể thành lập Cartel, đàm phán về giá và Quota sản xuất, duy trì hành vi bình thường. Trong trường hợp đó sẽ có thể thu được siêu lợi nhuận ít nhất là trong ngắn hạn. Trong thời gian dài hơn có nhiều lực lượng khác có xu hướng phá vỡ sức mạnh của cartel. Thứ nhất là mối đe doạ về sự gia nhập mới. Nếu cartel thành công trong việc nâng giá [...]... hiện phân biệt giá dưới dạng giá cao điểm và không cao điểm 78 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá MC P1 D1 P2 D2 D MR2 MR1 Q1 Q2 Q MR Hình 4.11 Phân biệt giá cấp ba Hình ở trên cho ta một phân tích chính thức bằng đồ thị việc phân biệt giá cấp ba trong trường hợp doanh nghiệp bán ở hai thị trường nhỏ, mỗi thị trường chung một giá Đường cầu D1 biểu thị cầu ở thị trường nhỏ thứ... 68 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá của công thức này là không thể áp dụng được khi chưa xác định được mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận, cùng với các giá trị dAC/dq và dP/dq ở mức sản lượng đó 2 Định giá và các cấu trúc thị trường a Định giá trong cạnh tranh hoàn hảo: Trong ngành cạnh tranh doanh nghiệp không phải ra các quyết định đặt giá Giá được xác định bởi các lực... khía cạnh then chốt của các cấu trúc thị trường Ví dụ việc gia nhập được gọi là tự do hoặc bị 60 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá phong toả mà không hề xem xét các yếu tố quyết định điều đó Cạnh tranh tồn tại trong cạnh tranh độc quyền chứ không có trong bất kỳ cấu trúc thị trường nào khác và các mô hình đó đã không chú ý đến các yếu tố xác định mức độ căng thẳng của sự... trưng của mức giá sẽ được đặt ra cho sản phẩm với một giả định ngầm rằng mọi đơn vị sản phẩm sẽ được bán ở cùng mức giá đó Nhưng trong trường hợp độc quyền các doanh nghiệp thấy có thể có lợi nếu bán cùng một sản phẩm ở KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 77 các mức giá khác nhau trong các thị trường khác nhau, nhờ đó thực hiện việc phân biệt giá Phân biệt giá là việc bán các... giữa thị trường này và thị trường khác làm cho không người mua nào cần phải trả giá cao hơn vì những người trung gian mua ở thị trường có giá thấp và bán ở thị trường có giá cao) b Phân biệt giá cấp ba Hai hình thức phân biệt giá chủ yếu có thể thực hiện được là phân biệt giá cấp ba và phân biệt giá cấp một (hay còn gọi là phân biệt giá hoàn hảo) Nếu thị trường tổng thể được chia thành một số thị trường. .. trì thị phần ổn định thì: a  1 S i Si Do đó phương trình đã nêu trở thành: P  MC P  ( ) E1d KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 71 giống như trong độc quyền Trong mô hình đường cầu gẫy, a có những giá trị khác nhau đối với những sự tăng giá (giảm sản lượng) và giảm giá (sản lượng tăng) Nếu cá nhân doanh nghiệp tăng sản lượng của mình bằng việc giảm giá, thì giả định. .. đến việc xác định mức giá ngăn chặn sự gia nhập và thứ ba liên quan đến việc một doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận có chọn đặt mức giá như thế không b Nguồn gốc của hàng rào gia nhập: Thêm vào các hàng rào pháp lý do chính phủ đặt ra còn có ba nguồn gốc chính của hàng rào gia nhập Đó là: * Lợi thế chi phí tuyệt đối * Tính kinh tế của quy mô 72 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định. .. nhập được khuyến nghị khi cầu là co giãn theo giá, khi các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường nhanh chóng nếu bị hấp dẫn bởi giá cao và khi có lợi thế chi phí nếu hoạt động ở dung lượng sản phẩm cao hơn Có thể nói phân tích về sự lựa chọn giữa hai chiến lược định giá lướt qua và thâm nhập 82 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá ... được mức giá đầu vào thấp thì những người cung ứng càng nỗ lực xây dựng các thiết bị tự sản xuất đầu vào cho mình Kết luận rút ra từ phương pháp năm lực lượng Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu đáng kể về ngành đang xem xét, phải phân tích một loạt các yếu tố và việc sử dụng sự đánh giá để tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 67 đến... có ích nếu đưa ra khái niệm chu kỳ sống của sản phẩm vào để bàn luận các chiến lược Marketing và định giá Giả thiết chu kỳ sống của sản phẩm về mặt bản chất bao gồm việc khẳng định rằng các sản phẩm có thời gian tồn tại ngắn và trong thời gian tồn tại chúng trải qua các giai đoạn khác 80 KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá nhau Một chu kỳ sống của tiêu biểu (PLC) bao gồm . GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4: Cấu trúc thị trường và việc định giá KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 48 Chương IV CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG. mình là do KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 49 các lực lượng thị trường - cung và cầu - đặt ra. Mỗi doanh nghiệp có thể bán số lượng tuỳ ý ở mức giá đó nhưng. giá trong dài hạn sẽ ở P1.    SAC LAC Qx Q 1 Q P Qy Pa P1 Pb KINH TẾ QUẢN LÝ Chương 4 – Cấu trúc thị trường và việc định giá 51 d. Cạnh tranh hoàn hảo và sự cạnh tranh Trong cấu trúc thị trường

Ngày đăng: 14/08/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan