Bài tập quá trình nhân đôi ADN pdf

4 1K 8
Bài tập quá trình nhân đôi ADN pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên: Hồ Thị Thắm www.hoc360.vn Bài tập trắc nghiệm về quá trình nhân đôi ADN (phần lí thuyết) Câu 1: Phân tử ADN tái bản theo nguyên tắc: A. Nguyên tắc nhân đôi . B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. D. Nguyên tắc sao ngược. Câu 2: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: A. bổ sung; bán bảo toàn. B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp. C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. Câu 3: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì: A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 , - 3 , . B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3 , - 5 , . C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 , - 3 , . D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung. Câu 4: Quá trình tự nhân đôi củaADN, enzimADN - pôlimeraza có vai trò: A. tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN. C. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi. Câu 5: Tự sao chép ADN của sinh vật nhân chuẩn được sao chép ở: A. một vòng sao chép. B. hai vòng sao chép. C. nhiều vòng sao chép. D. bốn vòng sao chép. Câu 6: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là A. nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. B. một bazơ bé bù với một bazơ lớn. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên: Hồ Thị Thắm www.hoc360.vn C. sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. D. bán bảo tồn. Câu 7: Quá trình tự nhân đôi củaADN, NST diễn ra trong pha: A. G 1 của chu kì tế bào. B. G 2 của chu kì tế bào. C. S của chu kì tế bào. D. M của chu kì tế bào. Câu 8: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là: A. A liên kết U ; G liên kết X. B. A liên kết X ; G liên kết T. C A liên kết T ; G liên kết X. D A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G. Câu 9: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN: A.Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’. B.Di chuyển một cách ngẫu nhiên. C.Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kiA. D.Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’. Câu 10: Đoạn okazaki là: A. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân dôi. B. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. C. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi. D. Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. Câu 11: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là: A.Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi. B.Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu. C.Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp. D.Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo hai hướng ngược chiều nhau. Câu 12: Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là: A.Quá trình dịch mã. B.Quá trình tái bản, tự sao. C.Quá trình sao mã. D.Quá trình phiên mã. Câu 13: Trong chu kỳ tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của ADN trong nhân diễn ra ở? A.Kì sau. B.Kì đầu. C.Kì giữa. D.Kì trung gian. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên: Hồ Thị Thắm www.hoc360.vn Câu 14: Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nucleotit tự do sẽ tương ứng với các nucleotit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo nguyên tắc: A. Nucleotit loại nào sẽ kết hợp với nucleotit loại đó. B. Dựa trên nguyên tắc bổ sung. C. Ngẫu nhiên. D. Các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ nitric có kích thước bé. Câu 15: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng: A. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào. B. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể. C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định từ nhân ra tế bào chất. Câu 16.:Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều: A.Cùng chiều với mạch khuôn. B. 3’ đến 5’. C. 5’ đến 3’. D. Cùng chiều với chiều tháo xoắn của ADN. Câu 17: Nguyên tắc khuôn mẫu được thê 3 hiện: A. Chỉ trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã. B. Chỉ trong cơ chế dịch mã và tự nhân đôi. C. Chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã. D. Trong các cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã. Câu 18. Thành phần nào dưới đây là không cần thiết cho sự sao chép ADN trong cơ thể sống? A. Sợi ADN làm khuôn một mạch đơn. B. Các deoxy- nucleozid một phospho ( dAMP, dcMP, dGMP, dTMP) . C. ADN polymeaza- primazA. D. Protein bám sợi ADN đơn. Câu 19: Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi: A. giữa pha đầu và pha sau của nguyên phân. B. giữa pha G 1 và G 2 trong chu kỳ tế bào. C. trong pha M của chu kỳ tế bào. D. giữa pha đầu I và pha đầu II của giảm phân. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên: Hồ Thị Thắm www.hoc360.vn Câu 20: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực? A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn. B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligazA. C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản). D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Câu 21: Một phân tử ADN tự nhân đôi li ên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN l à: A. 6. B. 32. C. 25. D. 64. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN: A. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN h ình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn. B. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế b ào ở kì giữa của quá trình phân bào. C. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguy ên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’-5’. Câu 23: Enzim xúc tác cho quá trình nhân đôi ADN là: A. ARN pôlimeraza. B. ligaza. C. amilaza. D. ADN pôlimeraza. Câu 24: Trong quá trình tái bản ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn Okazaki. Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.Enzim nối ở đây là: A. ADN-gyraza. B. ADN-pôlimeraza. C. ADN-ligaza. D.Helicaza. . trình nhân đôi của ADN còn được gọi là: A .Quá trình dịch mã. B .Quá trình tái bản, tự sao. C .Quá trình sao mã. D .Quá trình phiên mã. Câu 13: Trong chu kỳ tế bào nguyên phân, sự nhân đôi của ADN. cơ chế nhân đôi của ADN là: A.Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi. B.Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn. đôi. C. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi. D. Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi. Câu

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan