PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TẢI THÔNG TIN TRONG NHÂN HỌC ĐIỆN ẢNH ppsx

15 413 0
PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TẢI THÔNG TIN TRONG NHÂN HỌC ĐIỆN ẢNH ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TẢI THÔNG TIN TRONG NHÂN HỌC ĐIỆN ẢNH HẠO ĐIỆP TUẤN Ngày nay, điện ảnh và sách báo chuyên ngành đều có các thức truyền tải thông tin giống nhau, điều đó đã được khẳng định và trở thành một phương pháp tư duy và quan sát nhân học có hiệu quả. Quá trình viết bài và sản xuất phim nhân học đều được coi là quá trình nhận thức, miêu thuật (miêu tả) văn hoá và trao đổi thông tin. Tuy nhiên, cách biểu đạt bằng hình ảnh và biểu đạt bằng sách vở trong nghiên cứu nhân học là hai phương thức truyền tải thông tin hoàn toàn khác nhau và giữa chúng có sự khác biệt trong cách thức truyền tải thông tin. Nếu chúng ta không chú ý nghiên cứu sự khác biệt này, mà chỉ đem bài viết nhân học phối hợp với hình ảnh tương ứng trong phim và hoàn toàn dựa vào lời giải thích với người xem để tường thuật lại sự kiện; thêm vào đó là sự nhận xét, đánh giá hàng loạt các khái niệm, đồ giải đơn giản bài viết và sao chép lại “ hình ảnh nhân học", hay coi nhẹ các nguyên lý dân tộc học, bỏ qua nguyên tắc học thuật, qui phạm của “ nhân học hình ảnh” thì đây không phải là những phương pháp cần có trong nghiên cứu nhân học hình ảnh ngày nay. Nghiên cứu sự khác biệt giữa hai phương thức truyền tải thông tin bằng hình ảnh và sách báo chuyên ngành, nói một cách tổng quát, phương thức truyền tải thông tin trong nhân học hình ảnh là sự biểu đạt “hình ảnh hoá để giải quyết và thực hiện chính xác nghiên cứu nhân học hình ảnh trong qui phạm học thuật, chứ không phải là cách biểu đạt “văn hoá học” của khái niệm, phương pháp luận. Phương pháp truyền tải thông tin trong phim nhân học đã trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết vấn đề phương pháp và lý luận của sự phát triển nhân học hình ảnh ngày nay, nhất là đối với sự phát triển nhân học hình ảnh ở Trung Quốc. Bài viết này bàn về việc thông qua sự so sánh đơn giản giữa phim ảnh nhân học với “sách nghiên cứu nhân học” để thảo luận về sự diễn tả ngôn ngữ nghe nhìn của phim ảnh nhân học và phương thức truyền tải thông tin riêng biệt của nhân học hình ảnh. Phương pháp biểu đạt hình ảnh không giống với phương pháp biểu đạt trên bài viết trong nghiên cứu nhân học, đó là hai phương thức lý giải sự nhận thức khái niệm khác nhau. Nhân học hình ảnh có những phương pháp, qui trình và giá trị riêng biệt trong lĩnh vực nghiên cứu nhân học. Nhân học hình ảnh khác với in ấn biểu tượng và các phương tiện thông tin khác, tính năng tường thuật và ghi hình của điện ảnh đối với nghiên cứu nhân học là sự ghi chép, nghe nhìn các thông tin quan sát được tại hiện trường, chứ không phải là phương thức biểu đạt và truyền tải thông tin bằng sự dẫn dắt các khái niệm. Tuy nhiên, cũng không thể nói rằng nhân học hình ảnh cần phải gạt bỏ một cách triệt để các miêu tả khái niệm dân tộc học. Trong bài viết này không những cần phải nhấn mạnh tính đa dạng và khác biệt của nhân học hình ảnh đối với cách thức giải thích các khái niệm, mà còn nói đến tính chất đặc thù của điện ảnh trong nghiên cứu nhân học và những giá trị của nó. I. Hình ảnh là nguyên tố cơ bản để truyền tải thông tin trong nhân học điện ảnh Mỗi một nguồn thông tin của điện ảnh – hình ảnh, hình ảnh đều là vật thể (đối tượng) cụ thể, vật thể cụ thể phát triển hơn nữa trở thành vật trìu tượng. Khác với văn viết: thông tin nhân học trong điện ảnh chủ yếu dùng phương thức hình ảnh để truyền đạt thông tin. Vì thế, tính hình ảnh là nguyên tố cơ bản cấu thành nhân học điện ảnh và là một trong những đặc trưng quan trọng trong nhân học điện ảnh. tính hình ảnh khác biệt với cách biểu đạt của văn viết trong nghiên cứu nhân học. Tính hình ảnh của thông tin được truyền tải trong nhân học điện ảnh chủ yếu được thể hiện sau đây: Thứ nhất, quá trình biểu đạt và nghiên cứu phim ảnh nhân học là quá trình ghi hình một đoạn phim nào đó về sự vận động, phát triển hành vi (sự kiện) của đối tượng trong một không gian và thời gian nhất định. Nó vừa phản ánh trạng thái vận động và phát triển của đối tượng, vừa ghi hình lại hình thái không gian và hình thái bên ngoài của đối tượng được ghi hình trong một tiến trình không gian và thời gian nhất định để tái hiện lại sự vật đặc trưng của văn hoá nào đó bằng thông tin thị giác (nhìn thấy), mà nó không mang lại cảm giác ấm áp và cảm giác thời vụ cho người xem. Mặc dù hình ảnh trong phim chỉ có tính chân thực đối so (đối chiếu, so sánh) với hiện thực, nhưng nó lại không phải là hiện thực. Đó là một đặc điểm giống với bài viết nghiên cứu nhân học. Thứ hai, nhân học hình ảnh (thị giác) dùng thủ pháp vật chất đặc định (hình ảnh) để quyết định hình thức tư duy, coi tư duy hình ảnh và việc cung cấp thông tin mang tính hình ảnh là chủ đạo. Tiền đề tư duy của nhân học điện ảnh là sự cảm nhận cảnh tượng khách quan, mà máy quay phim không thể nào thực hiện được. Nói cách khác, quá trình tư duy thị giác trong nhân học điện ảnh là quá trình thông qua việc tái hiện một hình ảnh đã có (có sẵn) để hoàn chỉnh quá trình tư duy. Tư duy trong nhân học điện ảnh chỉ có thể tiến hành xung quanh hình ảnh đã có. Nghiên cứu nhân học bằng sách vở (bài viết nghiên cứu) lại có thể căn cứ vào lời văn để thuật lại và ý nghĩa biểu thị bản vẽ mẫu để liên tưởng và hình thành những hình ảnh mới tương ứng với tâm thức của người nghiên cứu, thậm chí không cần đích thân đi đến nơi đó. Căn cứ vào tài liệu hình vẽ (đồ hình), văn tự để kể lại những tài liệu cho người khác khảo sát điền dã, tức là thông qua phương pháp chắt lọc, lựa chọn, tập trung, tổng hợp, suy luận… đối với ký ức hình ảnh để cấu trúc lại hình ảnh và giải thích khái niệm mới. Ví dụ. Milke căn cứ vào nghiên cứu chế độ thân tộc của người Dịch lạc khôi (tạm dịch) đã luận, mô tả và cấu trúc lại 5 hình hình thái hôn nhân gia đình của loài người trong quá trình lịch sử phát triển. Tư duy lôgíc như thế là dùng cách thức nghiên cứu cơ bản để có thể sáng tạo một hình ảnh mới theo lý tính, mà trái lại nhân học điện ảnh lại không thể thực hiện chuyển hoá một cách khác quan “hình ảnh” lý tính này, hơn nữa cũng không thể dùng máy quay phim để sáng tạo một “hiện thực” có thể hiện thực hoá sự vật. Thêm một ví dụ khác, trong những sách nhân học, nhà nghiên cứu có thể dùng dân ca cổ hoặc tư liệu kể lại, văn tự của một tộc người hiện đang tồn tại để tái tạo và mô tả “cách thức yêu đương” trong xã hội nguyên thủy mà ngày nay không còn tồn tại (thậm chí cơ bản không tôn tại) để tiến hành mô tả và phân tích một cách lý tính vượt quá hình tượng hiện thực . Sự “tái hiện” xa rời hiện thực là điều khó làm được trong các biểu đạt của nhân học điện ảnh. Vì vậy, phương pháp tham dự dựa vào thời gian xử lý điện ảnh và bài viết nghiên cứu là khác nhau nên phương thức này cũng đã biểu đạt sự khác nhau về tiềm năng vĩnh hằng của con người đã trải qua trong lịch sử. Điện ảnh thông qua cảnh quay mang tính hữu hình để khắc hoạ hiện thực đang phát sinh sự kiện; còn đối với các bài viết nghiên cứu lại có thể tách khỏi hiện thực và đối tượng được ghi hình, thậm chí tại nhà hoặc tại bất cứ vùng đất “tự do” nào, ở khắp mọi nơi, vượt qua không gian và thời gian mà vẫn có thể biểu đạt thông tin, mô tả lý tính hoá trạng thái dân tộc chí (bao gồm quá khứ), vì thế vượt qua phạm trù công tác điền dã thông thường biến tri thức thành ý thức. Có thể nói rằng, kết quả cuối cùng trong nghiên cứu nhân học bằng bài viết nghiên cứu không cần dựa vào cảnh tượng hiện thực mà có thể tách rời một cách độc lập, trái lại, nghiên cứu nhân học bằng hình ảnh lại phải dựa vào sự tồn tại hiện thực từ đó mới phù hợp với những mô tả “khi hiện tại đang diễn ra”. Nghĩa là lấy hình thái không gian và thời gian đang chuyển động trong thực tại để ghi hình, mô tả hiện tượng bề mặt, thông qua các thức hành vi của đối tượng cụ thể và việc phát sinh sự kiện (hồi ức, hành vi, những điều đã diễn ra trong quá khứ) để xây dựng nên những cảnh quay và hiện trường. Phương thức biểu đạt bằng văn viết phải qui nạp không gian rộng lớn hơn, thông qua sự mô tả tầng sâu và bằng chữ viết, hình ảnh hoá hiện thực để kiến tạo lại hình ảnh hiện thực và hiện trường. Thứ ba, đặc trưng hình ảnh trong nhân học điện ảnh sẽ quyết định đặc tính hiện trường trong công việc thực hiện ghi hình và sự phụ thuộc chặt chẽ giữa người quay với hiện trường được quay. Thông qua đó, người quay phim cần phải dựa vào ngôn ngữ nghe nhìn cụ thể của đối tượng để truyền đạt các thông tin về nghiên cứu nhân học. Hơn nữa, sự truyền tải ý nghĩa bên trong thông tin chỉ có thể thực hiện được trong quá trình ghi hình tại hiện trường. Nhân học hình ảnh sẽ không bao giờ có thể tách rời không gian hiện thực. Chỉ khi cách thức thực hiện hành vi của con người và cấu trúc xã hội được thể hiện hoặc vận hành trong một không gian hiện thực thì nhân học hình ảnh mới có ý nghĩa. Nguồn thông tin trong nhân học hình ảnh không những không thể thay thế mà còn không thể dàn dựng, thậm chí có những cảnh ghi hình hoặc đối tượng được ghi hình sau này không có cách nào có thể ghi hình bổ sung được (ví như một số cảnh phim trong nghi thức tôn giáo). Nguyên tố cấu thành hình ảnh trong phim bao gồm: nhân vật, cảnh quay, băng phim, mầu sắc, ánh sáng và tất cả nguyên tố vật lý tạo nên hình ảnh trong phim là sự tồn tại hiển hiện của đối tượng được ghi hình và khách thể của nó không thể tách rời vật chất mang theo trong hình ảnh của phim. Hình ảnh tồn tại được là dựa vào đối tượng và cùng được sáng tạo nên với đối tượng. Hình ảnh không bao giờ tách khỏi sự tái hiện một thực thể (đối tượng) cụ thể trong thế giới vật chất hiện tại. Nói cách khác, nhân học điện ảnh không chỉ biểu hiện sự tồn tại chính xác và chân thực đối tượng được ghi hình trong không gian hiện thực, mà còn là sản phẩm trực tiếp có thể dùng song song các biện pháp đồng bộ để chứng thực việc ghi hình chính xác hành vi của con người. Điện ảnh chỉ có thể cung cấp những bản sao chép hoạt động hoặc hành vi đơn thuần của con người, còn những cảnh tượng trong quá khứ thì không thể ghi hình lại được. Do đó, nhân học điện ảnh chỉ dựa vào thực tại khiến cho khoa học nhân học điện ảnh khó có thể dùng hình ảnh trực tiếp để mô tả lịch sử và tương lai. Nghiên cứu nhân học trong các bài viết nghiên cứu có được các thông tin mới thông qua nhiều phương pháp dẫn dụng của các tài liệu điều tra, hồi ức, phỏng vấn của những người đi trước, không cần đối chiếu hoàn toàn theo cách một đối một giữa hình ảnh cụ thể thực tại với nguồn gốc mọi sự việc. Cách thức biểu đạt của các bài viết nghiên cứu (bao gồm các tài liệu) về nguồn gốc thông tin và vật thể nghiên cứu trung gian có thể tách rời nguyên hình đối tượng được nghiên cứu và tồn tại một cách độc lập trong hệ thống ký ức tư duy, không cần có mối quan hệ tương ứng trực tiếp, chắt chẽ với đối tượng nghiên cứu, thậm chí, vẫn có thể "cây nhà lá vườn" sau nhiều năm tách rời công tác điền dã tại hiện trường. Chính vì sự vật cụ thể được điện ảnh can thiệp vào vượt xa với vật trìu tượng, vì thế thường cho rằng khó có thể biểu đạt một cách chặt chẽ và bằng lý trí. Nhưng dù là quay phim hay viết bài thì cả hai công việc này đều cần phải khắc phục hai điểm mâu thuẫn dựa vào sự tồn tại và không tồn tại (hoặc có thể nói là "cự ly gần" và "cự ly xa"). Do vậy, điện ảnh sử dụng ngôn ngữ "cự ly gần", còn bài viết chính văn phải sử dụng chữ viết để mô tả hình ảnh hoá trong hình ảnh hiện thực cụ thể bằng một cảm giác "cự ly xa". Thứ tư, đặc trưng hình ảnh của thị giác trong phim nhân học đã quyết định đặc trưng tư duy và suy xét để biểu đạt ngữ nghĩa hình ảnh trong ngôn ngữ thị giác. Ngôn ngữ thị giác hình ảnh là ngôn ngữ thông dụng trên thế giới. Nhưng loại hình ngôn ngữ này, nhất là biểu tượng hình ảnh lại không có mã tín hiệu đặc định bất biến (có trước và không thay đổi). Chẳng hạn cùng một động tác múa trong nghi thức tôn giáo hoặc trong ngày lễ, khánh tiết thì ý nghĩ biểu đạt bên trong của nó là không giống nhau. Mà các thông tin của ngôn ngữ thị giác được truyền cho những người sử dụng thông qua hệ thống truyền thông. Do không giống nhau về lý thyết, bối cảnh văn hoá và các nhu cầu nghiên cứu khác nhau của các nhà nghiên cứu nên sẽ có sự giải thích thông tin khác nhau, thậm chí còn tìm thấy một số thông tin mới trong nghiên cứu nhân học nằm sâu trong các hình ảnh khi các nhà nghiên cứu suy nghĩ tìm tòi trên hình ảnh trong phim nhân học, mà bản thân người quay phim cũng chưa phát hiện được. Từ đó sẽ có các kết luận khác nhau trong cùng một hình ảnh của phim. Do vậy, hình ảnh phim đơn thuần sẽ có giới hạn nhất định trong việc trao đổi kiến thức khác nhau, nói cách khác, đó cũng là một đặc trưng của phim nhân học. Phim nhân học còn thể hiện rất rõ đặc trưng tư duy và phân tích (đối với đặc trưng này tác giả sẽ có bài phân tích khác). Thứ năm, do đặc tính vật lý của điện ảnh khiến cho các bộ phim nhân học khi bắt đầu quay đã có thông tin tiềm ẩn bên trong mà trong bài viết nghiên cứu nhân học lại không có, không thể chuyển thành “tính tuyển chọn”. Những thông tin tiềm ẩn bên trong này của nhân học điện ảnh có hai đặc tính song song cùng tồn tại: đó vừa là một kiều phương thức ghi chép, vừa là một loại ngôn ngữ “biểu đạt”. Thông tin hình ảnh trong việc ghi lại một cách chân thực hiện tại, hoặc giai đoạn sớm nhất của quá trình sản xuất phim không những đã được hình ảnh bị cảm quang mà còn có thể nói là những thước phim chưa được dàn dựng (biên tập) – tư liệu thì đã bao gồm hoặc có rất nhiều thông tin hàm ý bên trong khi bộ phim được hoàn thành. Do đó, những tư liệu của phim nhân học chưa qua dàn dựng có thể chiếu cho các nhà nghiên cứu, những người xem có thể giải thích những hình ảnh trong phim. Còn trong quá trình viết bài dân tộc học tương ứng với tư liệu phim là “tư liệu” bằng hình thức chữ viết cố định trong các cuốn sổ ghi chép của nhà nghiên cứu dân tộc học, trong giai đoạn này vẫn chưa hình một ý nghĩa bên trong nào (trừ phi nằm trong đầunhà nghiên cứu dân tộc học). Ý nghĩa nội hàm thông qua việc chuyển hoá từ ngữ thành “ hàm ý” riêng (đặc định) và thông tin riêng, mà dùng cách thức của cụm từ ngữ, câu văn chuyên ngành trong kết quả nghiên cứu cuối cùng (sách hoặc bài viết), kết cấu bài viết mới có thể hình thành được ý nghĩa nội hàm để cung cấp cho người đọc những tư liệu dân tộc học đã được phát hiện trong quá trình nghiên cứu và những tư liệu đó phải được chỉnh lý, cấu trúc lại đạt đến trình độ nhất định thì người đọc mới có thể hiểu được ý tưởng của bài viết . Trái lại, phim nhân học sau khi đã được hoàn thành chỉ được tạo thành bằng cảnh quay tư liệu thực địa trong quá trình đi khảo sát, điền dã. Đến khi biên tập hậu kỳ cũng chỉ có thể căn cứ vào những cảnh quay tư liệu đã được ống kính ghi lại, còn trên bàn dựng thì cũng không thể cho thêm vào hoặc sản sinh thêm tư liệu mới. Cũng chính vì lẽ đó, nhà quay phim nhân học có được tác phẩm dân tộc chí mới đều là những kết quả của công tác điền dã thực địa của chính mình. Phim nhân học không thể tồn tại khi mà xa rời cảnh quay tại hiện trường (sắp xếp, biên tập mới lại các tư liệu lại thuộc vấn đề khác, tạm thời chưa thảo luận). Ngược lại, những luận cứ khoa học cuối cùng trong nghiên cứu nhân học bằng bài viết nghiên cứu là sự ghi chép công việc khảo sát thực địa ban đầu, không có một câu văn nào tạo thành được đoạn văn viết, do đó, nhà nghiên cứu nhân học không cần đến hiện trường mà vẫn có thể viết ra những bài nghiên cứu mới này đến bài nghiên cứu mới khác, thậm chí sau khi đã trải qua thời gian dài khảo sát điền dã. II. Đặc trưng tinh tế, phong phú ngôn ngữ điện ảnh và đa dạng hóa đã quyết định đến nhiều cách thức truyền tải thông tin nhân học Thông tin của phim nhân học chủ yếu dựa vào ngôn ngữ nghe nhìn để truyền tải thông tin. Đây là một hệ thống giải mã biểu tượng bằng cách thức chuyển đổi đối với khách thể hiện tại. Hình ảnh phim và vật dẫn âm thanh đã tạo nên thế giới điện ảnh biểu tượng thần bí , đa sắc thái. Trong quá trình trao đổi thông tin nhân học, để thực hiện mục đích truyền tải chính xác những thông tin này, “thế giới” này đã đặt ra hàng loạt các qui định chung khiến cho mọi người tiếp thu và lý giải biểu tượng có liên quan bằng phương pháp kết hợp và trao đổi thông tin, tức là qui tắc mang tính ước định – mật mã. Mật mã của hình ảnh có rất nhiều loại, nhiều hệ, nhiều tầng, số lượng nhiều, pham vi rộng, vượt xa hơn bất cứ sự truyền thông nào, dẫn dắt nào. Phim nhân học với mật mã mang tính đan xen, phức tạp, nhiều tầng lớp và đa dạng mà có thể phân biệt với hình thức biểu đạt duy nhất trong các bài viết nghiên cứu chỉ dựa vào in ấn, chữ viết để truyền tải thông tin trong nghiên cứu nhân học. Mật mã truyền tải thông tin trong phim nhân học ít nhất cũng có 5 thành phần khác nhau: sự chuyển động hình ảnh nhìn được, ngôn ngữ âm (bao gồm lời đối thoại của nhân vật, lời thuyết minh….), phi ngôn ngữ âm (bao gồm âm hưởng, hiệu quả âm thanh và “tiếng ồn”…), âm nhạc và chữ viết hoặc chính văn trong sách (phụ đề) tạo thành ngôn ngữ điện ảnh trong nghiên cứu nhân học. Sự kết hợp các thành phần tổng hợp này đã quyết định phương thức truyền tải thông tin riêng trong một bộ phim nhân học. “Từ ngữ trong điện ảnh bao gồm lời thuyết minh, lời bộc bạch của nhân vật không chỉ là một trong 5 thành phần kể trên, còn là một phần của đối tượng khách quan truyền tải thông tin mật mã. Vì vậy, thông tin chính văn và thông tin hình ảnh của phim nhân học không chỉ dùng những hình ảnh, câu chữ thuần tuý mà là sự tổng hợp của hai nguồn thông tin . Ngôn ngữ tổng hợp gồm hình ảnh, âm thanh và phụ đề (chữ viết) cùng tạo nên hệ thống thông tin của phim nhân học, giữa chúng có sự bổ xung cho nhau, chứng minh cho nhau và hoàn thiện lẫn nhau. Phim nhân học đã cung cấp những ngôn ngữ biểu đạt hữu hiệu để giúp các nhà nghiên cứu nhân học có nhiều góc nhìn, nhiều tầng diện, nhiều vị trí khác nhau để có thể lý giải được các thông tin nhân học. Song, những biểu tượng này thường lấy hình ảnh và âm thanh làm hạt nhân trong phim. Việc chúng ta thừa nhận đặc trưng này của phim nhân học sẽ giúp chúng ta hiểu được đặc trưng đa dạng của phương thức truyền tải thông tin và ngôn ngữ biểu đạt trong phim nhân học. Đồng thời, sự biểu đạt bằng ngôn ngữ nghe nhìn trong phim nhân học cũng cần có sự hỗ trợ hàng loạt các kỹ xảo nghệ thuật điện ảnh thì mới có thể hoàn thành. Ví dụ, dùng kỹ xảo làm mờ dần hình ảnh của cảnh quay, nhân vật để thể hiện thời gian trôi qua; dùng tiếng động (âm hưởng) duy trì sự liên tiếp của thời gian; để tuân thủ yêu cầu kể lại sự kiện thì cần phải có sự thống nhất hữu cơ, chặt chẽ về " thời gian phát sinh sự kiện","thời gian kể lại" và "cảm thụ thời gian" Hình ảnh trong phim đưa chúng ta trải qua hiện thực một cách toàn diện, bằng việc xem kỹ hình ảnh, từ tổng thể đến chi tiết giúp chúng ta hiểu được đối tượng được quay và quá trình tiến hành. Còn viết sách nghiên cứu nhân học thì lại phải cấu trúc và cấu trúc lại diễn biến sự kiện từ chi tiết đến tổng thể để mọi người có thể liên tưởng đến đối tượng, sự kiện. Phim nhân học cần phải tuân thủ chặt chẽ trình tự thời gian khi mô tả lại sự kiện, yêu cầu ghi hình hoàn chỉnh từng quá trình, mà không được ghi lại sự kiện trước ống kính một cách vụn nát rời rạc, cảnh quay đơn lẻ mà thiếu đi sự liên hệ trước sau sẽ rất khó biểu đạt thông tin một cách chính xác. Khi mô tả đối tượng, nhân học điện ảnh cần phải thực hiện khả năng biểu đạt một cách liên tục từ vô số các điểm ngắm, góc quay phim để khái quát cơ bản sự kiện và truyền đạt thông tin của sự kiện phát sinh. Vì vậy, một máy quay có khi khó có thể biểu hiện đồng thời nhiều điểm ghi hình, đối tượng được ghi hình, và các động tác (hành vi, cử chỉ) chỉ được mô tả thành những đoạn phim từng phần. Có thể nói, sự sản sinh hình ảnh trong điện ảnh là kết quả của việc liên kết các giai đoạn nhỏ được ghi trước ống kính quay phim. Phim ảnh chỉ có thể dẫn dắt [...]... bài kinh tế học nào, nhận thức nhân học điện ảnh và lý giải những khái niệm bằng việc sản sinh con đường có nhiều tầng lớp Điện ảnh có một số điểm giống phương thức thông tin “kiểu bậc thang” Nhân học điện ảnh không thể không dùng ưu thế ngôn ngữ đặc biệt của mình – ngôn ngữ hình ảnh làm ảnh hưởng tiêu chuẩn lý tính trong nghiên cứu nhân học Có thể nói, tất cả tầng diện thông tin và nhận thức đều bao... cách thức của điện ảnh để cung cấp thông tin nhân học, chứ không phải dùng cách thức của các bài viết nghiên cứu để cung cấp thông tin Nhân học điện ảnh có hình ảnh, ngôn ngữ và cách thức biểu đạt của riêng mình III Sự khác biệt cách thức tiếp nhận thông tin nhân học của độc giả Trong các phim dân tộc học mong muốn nói rõ sự khác biệt giữa xã hội này với xã hội kia, một trong những kết quả của nó là tạo... thông tin của người xem Vì vậy, cách thức biểu đạt trên sách vở và trên phim ảnh nhân học có một đặc trưng giống nhau trong mục đích nghiên cứu khoa học Chúng đều là hành vi xem đọc, kết quả cuối cùng của nó là biểu đạt ý nghĩa nội hàm và thông tin nhân học, người đọc (người xem) cấu trúc mới các thông tin trong nghiên cứu nhân học Quá trình lý giải nội dung phim nhân học không giống quá trình lý giải... thành hình thức tháp cách thức Đứng trên qua điểm nhân học, cấu trúc cảm giác của người xem cần phải xem như một bộ phận cấu thành văn hoá để phân tích Điều đó chứng tỏ rằng nghiên cứu nhân học điện ảnh ngoài việc cần phải tiếp thu kiến thức mỹ học còn phải "tiếp thu kiên thức dân tộc học" , dân tộc học điện ảnh có tiềm năng to lớn trong việc lý giải đan xen văn hoá và phát triển trở thành ý thức mới... "phương thức biểu đạt" đều ứng dụng khả năng tư duy logic khác nhau Cho nên theo sách lược về phim nhân học hiện đại của phương Tây thì hai phương thức biều đạt này không xung đột với nhau và cũng không dễ dàng bổ xung cho nhau, mà hai phương thức thông tin có mối liên hệ trên con đường biểu đạt thông tin khác nhau Trong sách viết cũng có hình ảnh được sáng tác, còn có phần mô tả rất lớn bằng hình ảnh. .. tác, còn có phần mô tả rất lớn bằng hình ảnh hoá; trong phim ảnh bao hàm sự mô phỏng quá trình và phương pháp điền dã trong nghiên cứu nhân học, nếu như được tổ chức nhân học hình ảnh quốc tế công nhận "lí thuyết quan sát" là lí thuyết chính trong nhân học hình ảnh hiện đại thì đây cũng chính là sản phẩm trực tiếp của việc mô phỏng trong nghiên cứu nhân học ... hình ảnh, hình thành khái niệm), lý thuyết điện ảnh coi việc giải thích hành vi xem đọc là một kiểu phương pháp biện chứng dẫn đến tác dụng hư cấu mang tính tượng trưng “cấu thành chủ đề”(ví dụ chủ đề nhìn chăm chú, chất vấn, ghép và hình ảnh, trang bị) Truyền tải thông tin điện ảnh thì cần phải có sự tham dự của người xem, lột tả nội dung cho người xem thì mới hoàn thành việc truyền tải kiến thức nhân. .. niệm trong hình ảnh phim không trong sáng, rõ ràng thì bị coi là không tương thích và bỏ qua, còn nghiên cứu nhân học bằng bài viết nghiên cứu thì có cơ hội chuyển đề mục quan trọng bằng cho thêm phần chú thích… Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng bài viết nghiên cứu không thể thay thế phim ảnh và phim ảnh cũng không thể thay thế bài viết trong nghiên cứu nhân học Điện ảnh dùng cách thức của điện ảnh. .. trong phim nhân học vào thời điểm đó, năm đó Do vậy, phim nhân học thiếu tính khái quát Tuy nhiên, biểu đạt chữ viết trong nghiên cứu nhân học lại có tính khái quát và linh hoạt, thường thì một câu văn có thể diễn giải thông tin của một khái niệm, tự do trong việc xử lý không gian và thời gian Trong phim, một mặt yếu tố thời gian cực kỳ quan trọng, mặt khác cũng không thể không lý giải các thông tin. .. chân thực và khách quan của hình ảnh, về căn cứ mang tính lựa chọn của đối tượng được quay Thậm chí họ còn cho rằng phim ảnh nhân học có thể hư giả, dàn dựng lại hiện thực, tạo giả hình ảnh Kỳ thực ngôn ngữ các bài viết nghiên cứu thì cũng có thể dùng các ngôn từ hoang tưởng còn hơn điện ảnh Như vậy, cho dù viết bài nghiên cứu hay mô tả bằng hình ảnh trong nghiên cứu nhân học cũng không thể tránh khỏi . điện ảnh trong nghiên cứu nhân học và những giá trị của nó. I. Hình ảnh là nguyên tố cơ bản để truyền tải thông tin trong nhân học điện ảnh Mỗi một nguồn thông tin của điện ảnh – hình ảnh, . phim ảnh nhân học và phương thức truyền tải thông tin riêng biệt của nhân học hình ảnh. Phương pháp biểu đạt hình ảnh không giống với phương pháp biểu đạt trên bài viết trong nghiên cứu nhân học, . PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TẢI THÔNG TIN TRONG NHÂN HỌC ĐIỆN ẢNH HẠO ĐIỆP TUẤN Ngày nay, điện ảnh và sách báo chuyên ngành đều có các thức truyền tải thông tin giống nhau, điều

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan