hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vạn hoa

66 452 2
hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vạn hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Sinh viên: Đỗ Thị Mai Nhung Lớp: QTKDTH47b MỞ ĐẦU Một trong những yếu tố sống còn của một tổ chức hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay chính là vấn đề quản trị nhân lực. Việc xây dựng, duy trì được một đội ngũ lao động với trình độ tay nghề cao, chuyên nghiệp, phù hợp với công việc sẽ là một thế mạnh lớn của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, để làm được điều đó lại không hề đơn giản. Làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của Công ty trong tương lai? Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu trên, sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính tương ứng với 3 chương: Chương 1. Những thông tin chung về doanh nghiệp Chương 2. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Chương 3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Trong thời gian thực hiện đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phia nhà trường và Công ty. Em xin cảm ơn TH.S Vũ Trọng Nghĩa là người đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thiện đề tài này, em xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty. Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 1 Chương 1. Những thông tin chung về doanh nghiệp 1.1 Giới thiệu chung về Công ty 1.1.1 Vài nét sơ lược về Công ty Tên công ty: Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Hình thức pháp lí: Công ty TNHH Tên giao dịch : Công ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vạn Hoa Tên giao dịch quốc tế : VANHOA TRADING AND PRODUCTION COMPANY LIMITED Tên viết tắt : VANHOA P&T CO.,LTD Số điện thoại : 04222175105 Số tài khoản : 000 54344 1114 Ngân hàng Thương Mại và Cổ Phần Đông Á- chi nhánh Hà Nội. Trụ sở chính : Số 1 Ngõ 6 Phố Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình , Thành Phố Hà Nội. Nhà máy sản xuất : Số 15 Tân Xuân, Xuân Đỉnh ,Từ Liêm, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm như: bút máy ngòi mài dùng luyện viết chữ đẹp, sổ, giấy vở học sinh và một số sản phẩm thuộc văn phòng phẩm khác. 1.1.2 Quy mô, chức năng, nhiệm vụ - Quy mô Công ty có khả năng sản xuất và cung ứng trên 2 triệu sản phẩm đạt giá trị trên 60 tỉ đồng trong một năm. Cụ thể:  Sản phẩm bút máy ngòi mài trên 1 triệu sản phẩm/năm, doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng/năm.  Sản phẩm sổ, giấy vở học sinh 700.000 sản phẩm/năm, doanh thu đạt trên 15 tỷ đồng/năm. Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 2  Sản phẩm kẹp giấy, cặp đựng hồ sơ khoảng trên 300.000 sản phẩm/năm doanh thu đạt trên 5 tỷ đồng/năm. - Chức năng Công ty có chức năng chính là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào( vốn, lao động, công cụ lao động) để sản xuất và cung ứng các sản phẩm văn phòng phẩm nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Nhiệm vụ Cung cấp các sản phẩm văn phòng phẩm : . Bút máy ngòi mài dùng luyện chữ đẹp . Sổ, giấy vở học sinh . Kẹp giấy, kẹp tài liệu Các sản phẩm chính của công ty:  Sản phẩm bút máy -Bút máy VH-01 xanh dương, hộp 12 chiếc, mã số 2245 -Bút máy 875 + wlb, mã số 2229 -Bút máy 663-F01, mã số 2233 -Bút máy 300, mã số 2230 -Bút máy 2201, mã số 2255 -Bút máy 192b nam, mã số 2003 -Bút máy 2000 mã 2007 -VHFT 06 mã 2001  Sản phẩm văn phòng phẩm khác -Vở Class MiTa 48T, 60-90, Mã số: 0304, kích thước: 165x205 (mm), định lượng: 60g/m3, độ trắng: 90-92%. -Vở Class Lâm Nhi 96T, 70-72(h), mã số: 0130, kích thước: 156x205(mm), định lượng: 70g/m2, độ trắng 90-92%. Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 3 -Vở Class Kitki 96T, 80-94, Mã số: 0311, kích thước: 170x240(mm), định lượng: 80g/m2, độ trắng 92-94%. -Vở School Cat 48T ( 70-75), Mã số 0508, kích thước: 170x240(mm), định lượng 70g/m2, độ trắng 90-92% -Kẹp tài liệu xoay mã số 6504 -Cặp càng cua 7P Eagle 6004, mã số: 6004, kích thước: 34x28x7(cm) -Cặp càng cua A43cm, mã số: 6085, kích thước: 30,5x24x3(cm) Công ty định hướng sản phẩm khác với sản phẩm của các công ty khác trên thị trường là chất liệu và kiểu dáng. Sản phẩm của công ty được làm từ nguồn nguyên liệu tốt, đảm bảo, kiểu dáng đẹp, phù hợp với nhu cầu thị trường, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. 1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 073472 do Sở kế hoạnh và đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/1/2000 với số vốn đầu tư ban đầu là 3.900.000.000(đồng). Khi mới thành lập công ty chỉ tập trung sản xuất sản phẩm bút máy ngòi mài dùng luyện viết chữ đẹp. Nhưng sau một thời gian hoạt động, số vốn tăng lên và mạng lưới tiêu thụ được mở rộng, công ty đã phát triển thêm sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sổ, giấy vở học sinh và các sản phẩm thuộc văn phòng phẩm khác: kẹp giấy, cặp đựng hồ sơ. Với tình hình sản xuất và kinh doanh như hiện nay công ty đang dự định mở rộng sang sản xuất cặp sách. Trong thời gian đầu do chưa tiếp cận được thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động Marketing nên hoạt động kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến nay sản phẩm của công ty tiêu thụ khá tốt, công ty đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh phía Bắc, doanh thu tiêu thụ của công ty cũng tăng trưởng khá tốt trong những năm qua. Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 4 1.2 Tổ chức bộ máy quản trị của công ty 1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận  Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo của Công ty gồm có 03 người: 01 giám đốc chung, 01 phó giám đốc kinh doanh và 01 phó giám đốc kỹ thuật. - Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản trị của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và trong các mối quan hệ với đối tác. Trong một số trường hợp cụ thể giám đốc có thể ủy quyền cho một số thành viên khác đại diện cho Công ty. Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B Phòng kinh doanh P.GĐ kinh doanh P.GĐ kỹ thuật Phòng kế toán tài chính P.hành chính nhân sự Phòng kĩ thuật Các phân xưởng sản xuất 5 Giám đốc Giám đốc là người có quyền cao nhất trong ban giám đốc. Giám đốc có các quyền hạn sau: quyết định các vấn đề liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lí từ trưởng, phó các phòng ban trở xuống, quyết định các khoản: đầu tư, chi phí… của Công ty. - Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ giúp giám đốc tìm hiểu, đánh giá nhu cầu, khả năng phát triển của thị trường; tìm ra các nhà cung cấp có chất lượng đảm bảo, có giá thành hợp lí, các khách hàng tiềm năng; chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ sản phẩm và điều phối các hoạt động kinh doanh tại công ty. Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ đề ra kế hoạch kinh doanh, kế hoạch bán hàng đồng thời đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt kỹ thuật của các sản phẩm mà Công ty kinh doanh, giám sát chất lượng, quy cách và mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó, tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu số lượng sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm hỏng.  Các phòng ban Dưới ban lãnh đạo là các phòng ban Công ty có 04 phòng ban sau: - Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật của Công ty có trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập kho và xuất kho, tư vấn cho khách hàng về tính năng của sản phẩm và chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy móc, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh. Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 6 - Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực hạch toán, kế toán của công ty, tìm hiểu và thực hiện các chính sách về nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Phòng kế toán nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc Công ty có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê của các bộ phận trong Công ty, tuân theo chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận như sau: -Kế toán trưởng kiêm kế toán tiền lương, tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt Chịu trách nhiệm trực tiếp với ban giám đốc Công ty về những thông tin do bộ phận kế toán cung cấp, có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các kế toán viên; từ bảng chấm công hàng tháng do phòng tổ chức gửi tới kế toán trưởng tính lương cho cán bộ công nhân viên và dựa trên tổng quỹ tiền lương đó tiến hành trích lập tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 7 Kế toán trưởng kiêm kế toán tiền lương, tiền gửi ngân hàng, quĩ tiền mặt. Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định Kế toán vật tư kiêm kế toán chi phí giá thành, thanh toán với người mua, người bán kinh phí công đoàn. Theo dõi biến động qua tài khoản tại ngân hàng và quỹ tiền mặt của công ty. -Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định Có nhiệm vụ giữ và ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo tổng hợp; theo dõi tình hình biến động tài sản cố định, tính và trích khấu hao tài sản cố định phân bổ vào chi phí. -Kế toán vật tư kiêm kế toán chi phí giá thành, thanh toán với người mua, người bán Tổ chức ghi chép, tập hợp chứng từ, kiểm tra kiểm soát các chứng từ phản ánh số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, tình hình xuất, tồn kho hàng hóa; tập hợp các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm và tính ra giá thành của các sản phẩm nhập kho. Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Theo dõi công nợ phải thu, phải trả. Lập báo cáo hàng tháng về tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm để phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất của công ty. -Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, phân phối sản phẩm căn cứ theo đơn đặt hàng của khách và theo tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường. - Phòng tổ chức hành chính và nhân sự Phòng tổ chức hành chính và nhân sự có nhiệm vụ duyệt quỹ lương, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc tại Công ty; đề ra và thực hiện các chính sách về nhân sự. - Các phân xưởng sản xuất Các phân xưởng sản xuất có trách nhiệm gia công, sản xuất, đóng gói các sản phẩm với kế hoạch sản xuất được đưa ra từ ban giám đốc. Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 8 1.3 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực 1.3.1 Đặc điểm về vốn kinh doanh Bảng 1.1 Tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây Đơn vị: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tổng tài sản 8.112.779,5 100 9.978.749,2 100 11.778.533 100 TSLĐ 5.337.150,7 65,79 6.594.140 66,08 7.820.512 66,39 TSCĐ 2.775.628, 8 34,21 3.384.609,2 33,92 3.958.020, 5 3,61 Tổng NV 8.112.779,5 100 9.978.749,2 100 11.778.533 100 Nợ phải trả 6.099.469,6 75,18 7.576.745,4 75,93 8.380.357, 3 71,15 Vốn CSH 2.013.310, 6 24,82 2.402.003, 8 24,07 3.398.175,2 28,85 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên nhìn vào bảng sau ta thấy: Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 9 Bảng 1.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hệ số tài trợ (Vốn CSH/Tổng NV) 0,25 0,24 0,29 Hệ số tự tài trợ TSNH( Vốn CSH/TSNH) 0,38 0,36 0,43 Hệ số tự tài trợ TSDH( vốn CSH/TSDH) 0,73 0,71 0,86 Các chỉ tiêu: hệ số tài trợ, hệ số tự tài trợ TSNH, hệ số tự tài trợ TSDH của Công ty trong những năm gần đây là tương đối thấp điều đó chứng tỏ khả năng doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác là cao. Hay nói cách khác doanh nghiệp ít có khả năng tự chủ trong nguồn vốn của mình điều này dẫn đến an ninh tài chính của Công ty không được đảm bảo. 1.3.2 Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh Văn phòng phẩm là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng và phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Đặc biệt, sản phẩm chính của Công ty là bút máy ngòi mài dùng luyện viết chữ đẹp, đây là sản phẩm không thể thiếu đối với mỗi học sinh tiểu học. Hơn thế nữa, với loại sản phẩm này điều mà người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất là chất lượng sản phẩm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của con, em họ, giá cả chỉ là yếu tố thứ hai. Với số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng như hiện nay thì sản xuất văn phòng phẩm là một ngành không thể thiếu và có giá trị khai thác lâu dài. Với những đặc điểm về sản phẩm và ngành nghề kinh doanh như vậy Công ty cần có những chính sách quản trị nhân lực thật sự hiệu quả, xây dựng, duy trì được một đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. 1.3.3 Cơ chế quản lý của công ty Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 10 [...]... bộ công nhân viên để họ có thể phát huy năng lực và khả năng sang tạo trong công việc Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 28 Với những chính sách đó công ty đã tạo được niềm tin với công ty và họ có thể yên tâm lao động sản xuất, làm cho chất lượng sản phẩm ngày một tăng cao 2.2 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa 2.2.1 Công tác hoạch định nguồn nhân lực. .. nguồn nhân lực Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa căn cứ vào: Năng lực thực tế của Công ty: Khi xây dựng chiến lược nói chung và chiến lược nguồn nhân lực nói riêng, người quản lý phải căn cứ vào khả năng hiện có của doanh nghiệp mình Mục đích để tìm ra câu trả lời: vị trí hiện tại của công ty đang ở đâu? năng lực sản xuất của công ty như thế nào? Công ty muốn lập ra được một chiến lược nguồn nhân. .. rồi Công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước là 1.274.180,5 nghìn đồng Tuy đây chưa phải là con số lớn song nó đã thể hiện trách nhiệm, vai trò của Công ty đối với sự phát triển của đất nước CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VẠN HOA Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 21 2.1 Tổng quan về tình hình nhân lực tại Công ty 2.1.1 Đặc điểm lao động của Công ty. .. người quản lý trực tuyến vào quá trình kế hoạch hóa chiến lược; nhận rõ các hạn chế và cơ hội của nguồn nhân lực trong tổ chức Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa đang ngày càng quan tâm hơn đến công tác này Đỗ Thị Mai Nhung Lớp : QTKDTH 47B 30 Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực của Công ty do phòng hành chính nhân. .. chế quản lý là cách thức mà người ta tổ chức và vận hành một tổ chức, một công ty Cơ chế quản lý của công ty bị chi phối bởi triết lý quản trị nhân lực Triết lý quản trị nhân lực là những tư tưởng, quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức Từ đó mà tổ chức có các biện pháp, chính sách về quản trị nhân lực và chính những biện pháp, phương pháp quản lý đó có tác. .. việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn phải tuyển dụng, đào tạo và duy trì một đội ngũ lao động đủ kiến thức, trình độ tay nghề tương xứng với những máy móc công nghệ mà họ đang áp dụng Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa cũng không nằm ngoài quy luật đó, hiện nay Công ty đang sử dụng những máy móc tương đối hiện đại chính vì vậy hoạt động quản trị nhân lực cũng phải ở mức độ... tháng đầu tiên và do đó giảm được các chi phí liên quan Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này lại chưa được chú trọng tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Tại Công ty công tác này thường được thực hiện một cách chiếu lệ, nhân viên không được học về truyền thống của công ty, còn các buổi học về quy chế làm việc và các nội quy khác thường rất sơ sài và thậm chí còn bị bỏ qua, nhân viên thường... 1.3.4 Các chính sách của Công ty về vấn đề quản trị nhân lực  Chính sách tiền công, tiền lương Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào số lượng thời gian làm thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng Đỗ... trường công bằng, bình đẳng, tích cực hơn trong lao động sản xuất và tránh những hành vi có tác động xấu đến Công ty Hay nói cách khác, làm được điều này thì sẽ có tác động tốt đến hoạt động quản trị nhân lực của Công ty có tác động tốt đến hoạt động quản trị nhân lực 1.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc áp dụng những tiến bộ khoa... nhân lực của những năm trước: Khi xây dựng chiến lược của một năm Công ty còn căn cứ vào đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch những năm trước, mục đích để xem Công ty thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch, đã đạt được những kết quả gì? Còn những hạn chế nào? Từ đó tìm cách phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm 2.2.2 Công tác tuyển mộ tại Công ty 2.2.2.1 Công tác tuyển mộ nhân lực tại Công ty . trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Chương 3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Trong. về Công ty Tên công ty: Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa Hình thức pháp lí: Công ty TNHH Tên giao dịch : Công ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vạn Hoa Tên giao dịch quốc tế : VANHOA. tại và phát triển của Công ty trong tương lai? Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu trên, sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Vạn Hoa em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan