PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ ppt

27 892 4
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Barry Field & Nancy Olewiler 234 CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ: LỢI ÍCH Lợi ích của một vật nào đó bằng đúng với những gì mà người ta sẵn lòng trả để có nó, với những giả định cho trước về phân phối thu nhập và thông tin sẵn có. Đường thiệt hại biên (MD) trong mô hình MAC-MD thể hiện giá sẵn lòng trả của xã hội để giảm lượng phát thải từ một chất ô nhiễm và do đó cải thiện chất lượng môi trường 1 . Đường MD lúc này tương tự như đường cầu cho hàng hóa thông thường, nhưng dĩ nhiên sẽ dốc đứng bởi vì hàng hóa được đo lường là hàng hóa không mong muốn và phúc lợi của chúng ta tăng khi sử dụng ít hàng hóa này. Tổng lợi ích được đo lường bằng diện tích nằm dưới đường MD, giới hạn bởi điểm thiệt hại biên bằng 0 và mức ô nhiễm mục tiêu như đã trình bày ở chương 5. Đây là phần thiệt hại giảm được do giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường (EQ). Chương này khảo sát các kỹ thuật nhằm đánh giá giá sẵn lòng trả (WTP) để giảm ô nhiễm. Một thách thức mà chúng ta phải đối đầu là không có thị trường cho người mua và bán chất lượng môi trường, do đó chúng ta không thể sử dụng những kỹ thuật trực tiếp dùng thị trường để đánh giá lợi ích. Chúng ta phải sử dụng những kỹ thuật gián tiếp. Một nhà kinh tế học môi trường từng nói: “Công việc ước lượng lợi ích thường gồm việc thăm dò nhằm lắp ráp các giá trị mà cá nhân gán cho dịch vụ môi trường khi họ phản ứng với các tín hiệu kinh tế khác” 2 . Có nhiều mức độ trong việc đánh giá giá trị lợi ích. Đối với một nhà phân tích làm việc cho một văn phòng môi trường thì đánh giá giá trị lợi ích là công việc thế số vào các công thức. Diện tích đất ngập mặn nuôi nghêu bị giảm (do các nhà sinh học cung cấp) nhân với giá nghêu hiện hành trên thị trường (lấy được từ một cuộc khảo sát nhanh tại chợ) sẽ bằng với giá trị thiệt hại của ô nhiễm nước ở Howe Sound hay vịnh Fundy. Trong trường hợp này, giá thị trường của một hàng hóa rõ ràng phản ánh giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho hàng hóa đó như đã thảo luận ở chương 3. Có thể dùng đường cầu thị trường để xác định tổng lợi ích (diện tích dưới đường cầu) của việc giảm ô nhiễm. Lợi ích này bằng với việc giảm tổng thiệt hại (diện tích dưới đường MD). Có thể dùng giá thị trường để đánh giá giá trị thiệt hại của một hàng hóa thị trường bởi vì giá thị trường đại diện giá sẵn lòng trả biên cho hàng hóa đó. Nhìn khía cạnh khác, các nhà kinh tế học môi trường đang tìm cách giải quyết với tất cả các loại hàng hóa môi trường không có giá trên thị trường bằng cách đo WTP cho ô nhiễm giảm/chất lượng môi trường tăng. Họ phát triển các phương pháp đo lường WTP và xây dựng đường MD (hoặc khái niệm tương đương là đường cầu cho cải thiện chất lượ ng môi trường). 1 Nhớ rằng chúng ta đang bàn về phát thải ô nhiễm; mối liên hệ giữa lượng phát thải giảm được và chất lượng môi trường tăng khá phức tạp bởi vì chúng ta phải biết ảnh hưởng của lượng phát thải lên chất lượng môi trường xung quanh, đặc biệt đối với những chất thải tích tụ. Để cho đơn giản, ta tiếp tục giả định mối quan hệ trực tiế p giữa lượng phát thải giảm và chất lượng môi trường tăng. 2 Myrick Freeman III, “Benefits of Pollution Control in U.S. Environmental Protection Agency, Critical Review of Estimating Benefits of Air and Water Pollution Control, Washington, D.C., EPA 600/5-78-014, 1978, pp. II-16 Barry Field & Nancy Olewiler 235 Đánh giá thiệt hại của một loại hàng hóa phi thị trường do ô nhiễm cần phải có phương pháp tính toán giá sẵn lòng trả biên cho việc giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường bởi vì giá thị trường của hàng hóa này không hiện hữu. Chương này cung cấp danh sách các kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP cho việc giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường. Không có phương pháp nào áp dụng được cho mọi trường hợp. Có thể phân các kỹ thuật này thành 2 cách tiếp cận: - Cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP. Cách này đo lường thiệt hại dưới dạng mất mát thu nhập hoặc sản lượng, năng suất bị giảm, và chi tiêu cần thiết để bù đắp thiệt hại môi trường. Thuật ngữ thường được dùng là phương pháp đo lường WTP trực tiếp. - Cách tiếp cận tính WTP của cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cách này được sử dụng khi không có thị trường thực hoặc giá thị trường phần nào phản ánh được giá trị môi trường. Thuật ngữ thường được dùng là phương pháp đo lường WTP gián tiếp. Bảng 7.1 liệt kê danh sách các kỹ thuật đánh giá cho các vấn đề môi trường tương ứng. Chúng ta bắt đầu bằng việc trình bày các phương pháp thiệt hại kinh tế (economic damage approaches), tập trung vào lĩnh vực giá trị sức khỏe. ƯỚC LƯỢNG THIỆT HẠI KINH TẾ Suy thoái môi trường gây ra thiệt hại; mô hình kiểm soát phát thải trong chương 5 dựa một phần trên mối quan hệ giữa phát thải và thiệt hại biên – hàm số MD. Do đó ta có thể thấy một cách trực tiếp là lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường đến từ việc giảm thiệt hại. Để đo lường một hàm số thiệt hại do phát thải, chúng ta phải thực hiện các bước sau: 1. Đo lượng phát thải, 2. Xác định chất lượng môi trường xung quanh lượng phát thải đó, 3. Ước lượng lượng ảnh hưởng đến con người, 4. Đo lường ảnh hưởng (sức khỏe, mỹ quan, giải trí, hệ sinh thái v.v.), 5. Ước lượng giá trị của các ảnh hưởng này. Bảng 7.1: Các phương pháp đánh giá giá trị lợi ích Phương pháp Ứng dụng môi trường Phương pháp trực tiếp (sử dụng giá thị trường) Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe 1. Thay đổi năng suất Ảnh hưởng ô nhiễm lên đến nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên 2. Chi phí chăm sóc sức khỏe Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe 3. Thiệt hại vốn nhân lực Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe Barry Field & Nancy Olewiler 236 Thiệt hại ô nhiễm gây ra cho cơ sở vật chất 4. Chi phí thay thế/phục hồi thiệt hại tài sản, kinh doanh Thiệt hại hệ sinh thái (ví dụ tràn dầu) Phương pháp gián tiếp (sử dụng giá sẵn lòng trả) 1. Chi tiêu bảo vệ/giảm thiệt hại Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, tầm nhìn đến người tiêu dùng, các ngành công nghiệp, hệ sinh thái 2. Đánh giá hưởng thụ Giá trị tài sản Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, bãi chứa chất thải độc hại Sự chênh lệch lương Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe 3. Thị trường đại diện Chi phí du hành Lợi ích giải trí từ việc nâng cao chất lượng môi trường “Hàng hóa xanh” Hàng hóa thân thiên môi trường thay thế cho hàng hóa có hàm lượng ô nhiễm cao (chẳng hạn giấy có thể tái chế) 4. Đánh giá ngẫu nhiên Chất lượng môi trường hiện tại và tương lai Tất cả các loại ô nhiễm Ba bước đầu tiên của quy trình là phần công việc của các nhà kỹ thuật. Mô hình trình bày mối quan hệ giữa mức phát thải và chất lượng môi trường xung quanh thường được gọi là mô hình khuếch tán (diffusion models). Nhà kinh tế học có thể tham gia vô bước thứ tư, nhưng vẫn cần phối hợp với các nhà sinh vật học và các nhà dịch tễ học. Liên kết giữa bước 3 và 4 thường được gọi là hàm số liều lượng - đáp ứng (dose – response function) Nghĩa là hàm này ước lượng phản ứng dưới dạng tử vong hoặc bệnh tật của con người với các mức phơi nhiễm khác nhau của chất gây ô nhiễm môi trường. Bước 5 là nơi nhà kinh tế học thể hiện mạnh mẽ vai trò của mình bằng việc đánh giá giá trị của các mức ảnh hưởng khác nhau được xác định từ các bước trước. Nói chung đây là bước có nhiều thách thức như chúng ta sẽ thấy ở các phần tiếp theo. Ước lượng trực tiếp thiệt hại kinh tế Thiệt hại sức khỏe Tất cả các dạng ô nhiễm đều có ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe. Ví dụ người ta cho rằng ô nhiễm không khí làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật cho người tiếp xúc, do cả việc tiếp xúc chất độc hại và tiếp xúc lâu dài với những loại ô nhiễm như SO 2 hay bụi. Các loại bệnh như viêm cuống phổi, khí thũng, ung thư phổi cũng được cho rằng một phần là do ô nhiễm không khí. Người ta tính được giá trị thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không khí lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm. Ô nhiễm nước cũng gây ra thiệt hại cho sức khỏe, chủ yếu thông qua các nguồn cung cấp nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn. Do đó đo lường thiệt h ại sức khỏe từ ô nhiễm môi trường là công việc quan trọng của các nhà kinh tế môi trường. Nền tảng của công việc đánh giá này là hàm số liều lượng - đáp ứng diễn tả mối quan hệ giữa sức khỏe con người và quá trình tiếp xúc với chất ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bên cạnh mức ô nhiễm môi trường xung quanh như cách s ống, ăn uống, di truyền, tuổi tác. Để tách biệt tác động của ô nhiễm, hoặc người ta phải đưa vào tất cả các biến số khác hoặc phải chịu rủi ro tính toán tác động của ô nhiễm Barry Field & Nancy Olewiler 237 trong khi thực sự thiệt hại sức khỏe lại bị các biến số khác tác động. Điều này yêu cầu một số lượng lớn dữ liệu chính xác liên quan đến các tác động sức khỏe cũng như các dữ liệu cho các yếu tố tác động khác. Một số số liệu như chất lượng nước hay không khí, thống kê về tử vong v.v. có thể tìm thấy trong các tài liệu thống kê nhưng thường rất tổng quát, khó đem lại kết quả chính xác. Tương tự, mặc dù số liệu thống kê có thể cung cấp thông tin đại loại như mức ô nhiễm không khí trung bình trong một khu vực của thành phố, nó cũng không thể cho biết dữ liệu chính xác về lượng ô nhiễm một cá nhân tiếp xúc vì còn phụ thuộc vào cá nhân đó sống bao nhiêu lâu trong môi trường đó. Trong xã hội hiện đại ngày nay càng khó để có số liệu chính xác về lượng tiếp xúc ô nhiễm của con người, bởi vì họ có thể sống ở nhiều nơi trong suốt cuộc đời. Các nhà dịch tễ học đã có rất nhiều kinh nghiệm với các loại dữ liệu chéo, thông tin từ các cuộc phỏng vấn kỹ lưỡng về cách sống, thói quen tiêu dùng, các nơi đã sống v.v. Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm ước lượng tình trạng tử vong hoặc bệnh t ật giảm bao nhiêu khi giảm ô nhiễm. Đo lường bệnh tật thường quan sát các chỉ số như số ngày nghỉ làm việc hoặc số ngày ảnh hưởng bởi sức khỏe kém. Không có kết quả chung về ước lượng ảnh hưởng của ô nhiễm không khí hay ô nhiễm nước. Một kết luận chung có thể thấy là kết quả thường phụ thuộc nhiều vào dữ liệu sử dụng trong mô hình và cách thứ c xử lý số liệu này, nghĩa là chúng ta vẫn thực sự không chắc chắn về mối liên kết chính xác giữa ô nhiễm không khí và tỷ lệ tử vong và bệnh tật. Sau khi nghiên cứu mô hình liều lượng - đáp ứng, công việc chính của nhà kinh tế học là tính toán giá trị của các ảnh hưởng sức khỏe. Chúng ta làm thế nào để tính giá trị cho một cuộc sống bị rút ngắn hay tình trạng suy nhược sức khỏe do phơi nhiễm các chất ô nhiễm môi trường? Phản ứng đầu tiên thường là phương pháp này không chấp nhận đuợc về mặt đạo đức khi cố gắng gáo giá trị tiền tệ cho sinh mạng con người. Cuộc sống con người có giá không? Ở một khía cạnh nào đó, câu trả lời là có. Nếu bạn hỏi một người đi đường cuộc sống của anh ta đáng giá bao nhiêu, bạn có thể sẽ không có câu trả lời bởi vì câu hỏi dường như đã vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức thông thường. Tuy nhiên, xã hội như là một tổng thể, nghĩa là chúng ta hành động tập thể, không ứng xử như vậy. Thật sự thông qua cách chúng ta ra quyết định và hành xử tập thể, chúng ta ngầm gán giá trị cho cuộc sống con người. Rõ ràng nhất là xem cách kiểm soát giao thông. Mỗi năm, hàng ngàn người bị chết trên đường quốc lộ. Nhưng chúng ta đâu thấy một lượng tiền lớn đổ ra để thiết kế lại quốc lộ, làm chậm giao thông lại hoặc sản xuất xe cộ an toàn hơn. Đó là vì chúng ta đã ngầm đánh đổi giữa số người chết do tai nạn giao thông và các tác động giao thông khác, đặc biệt là lợi ích đi lại nhanh chóng thuận tiện. Tương tự chúng ta có thể kể đến những công nghệ hoặc hoạt động rủi ro khác mà chúng ta thường thấy. Do đó, có lý khi chúng ta nghiên cứu giá trị mà xã hội thực sự gán cho cuộc sống và sức khỏe con người trong hoạt động hàng ngày. Trong nhiều năm, thủ tục chuẩn để đánh giá thiệt hại sức khỏe như sau: - Xem xét năng suất lao động của công nhân giảm cùng với sức khỏe giảm và cuộc sống bị rút ngắn làm giảm vốn nhân lực; - Chi tiêu chăm sóc sức khỏe tăng. Chẳng hạn chúng ta có thể cố đánh giá giá trị cuộc sống bằng cách xem xét những đóng góp kinh tế bị mất đi do không còn sống nữa. Trong suốt cuộc đời làm việc, một người có thể đóng góp vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội tiêu dùng. Khi người đó chết, quá trình sản xuất dừng lại; do đó chúng ta có thể tính được giá trị sản xuất người đó có thể tạo ra nếu người đó còn sống. Giá trị sản xuất bị mất có thể thay đổi theo hàm số Barry Field & Nancy Olewiler 238 của tuổi tác, kỹ năng và quá trình làm việc, do đó chúng ta có thể tính giá trị trung bình cho những nhóm người khác nhau. Bệnh tật hay mất khả năng làm việc do ô nhiễm cũng làm giảm vốn nhân lực của một người và do đó là khả năng kiếm thu nhập của người đó. Ví dụ trẻ em bị tổn thương thần kinh do chì (từ xăng pha chì, màu vẽ) hoặc thủy ngân (cá bị nhiễm thủy ngân, thủy ngân trong nước) trong môi trường sẽ không có khả năng trí tuệ mà chúng có được nếu sống trong môi trường sạch hơn. Một phương pháp khác được dùng để đo thiệt hại sức khỏe là tính chi phí y tế. Vì ô nhiễm tăng gây thiệt hại sức khỏe, chúng ta có thể ước lượng chi phí y tế tăng cho bệnh viện, bác sĩ, và quá trình phục hồi. Giảm ô nhiễm do đó làm giảm chi phí y tế, nghĩa là lợi ích của thay đổi chất lượng môi trường. Mất mát sản lượng và thiệt hại thiết bị Ô nhiễm không khí có thể làm giảm sản lượng nông sản thu hoạch ở những nơi bị tác động; nó cũng có thể làm giảm tốc độc tăng trưởng của rừng trồng lấy gỗ. Ô nhiễm nước có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng nước trong sản xuất cũng như sinh hoạt của công ty hoặc người dân. Chất lượng nước giảm cũng ảnh hưở ng xấu đến ngành công nghiệp đánh bắt thủy sản. Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm nơi làm việc có thể làm giảm hiệu suất làm việc của công nhân và làm máy móc nhà xưởng xuống cấp nhanh hơn. Trong những trường hợp này ta có thể nhận biết ảnh hưởng của ô nhiễm lên sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sở dĩ có thiệt hại là vì ô nhiễm bằng nhiều cách can thiệp vào quá trình sản xuất, làm cho sản phẩm làm ra tốn nhiều chi phí hơn. Cách chúng ta ước lượng lợi ích sản xuất liên quan đến việc giảm ô nhiễm phụ thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ: Tăng sản lượng nông nghiệp do giảm ô nhiễm Một nhóm nhỏ nhà sản xuất nông nghiệp ở thung lũng B.C.’s Fraser bị ảnh hưởng bởi khói thải từ một nhà máy trong khu vực. Chất ô nhiễm của nhà máy làm giảm sản lượng thu hoạch, do đó giảm phát thải sẽ làm tăng sản lượng. Sản phẩm thu hoạch được bán ở thị trường trong nước, và giá sẽ không bị ảnh hưởng bởi sản lượng thay đổi trong vùng. Hình 7.1 minh họa tình huống này. Trong đồ thị, S 1 (= MC 1 ) là đường cung (chi phí biên) của các nhà sản xuất nông nghiệp này trước khi cải thiện chất lượng không khí. S 2 (= MC 2 ) là đường cung (chi phí biên) sau khi cải thiện. Giá sản phẩm là p 1 . Trước khi thay đổi, mức sản lượng là q 1 , sau thay đổi sản lượng tăng lên q 2 . Một cách để ước lượng lợi ích cải thiện môi trường là đo lường giá trị sản lượng tăng thêm cho các nhà sản xuất này. Sản lượng tăng thêm đơn giản nhân với giá nông sản cho ước lượng tương đương với diện tích (d+e) trong hình 7.1. Nhưng giá trị sản lượng tăng lên không tương ứng với khái niệm căn bản của mô hình, là WTP cho cải thiện chất lượng môi trường. Giá trị sản lượng tăng thêm có vấn đề là nó không phải là lợi ích ròng cho nông dân và do đó không đo lường được WTP. Lợi ích ròng là thu nhập ròng 3 . Chi phí sản xuất có thể thay đổi nên phải được loại trừ ra khỏi tính toán. Khi ô nhiễm không khí giảm, có thể nông dân tăng sử dụng nhập lượng nào đó và canh tác thâm canh hơn. Làm thế nào chúng ta kiểm soát được những vấn đề này? 3 Trong ví dụ này, thu nhập ròng bằng với lợi nhuận hoạt động (tổng doanh thu trừ chi phí hoạt động) vì không có chi phí sản xuất cố định. Barry Field & Nancy Olewiler 239 Hình 7.1: Lợi ích giảm chi phí sản xuất Sử dụng thu nhập ròng của nông dân (tổng giá trị sản lượng trừ tổng chi phí sản xuất), thay đổi tổng thể này được tính như sau. Tính thu nhập ròng: Trước khi thay đổi: Tổng giá trị sản lượng: a + b + c Tổng chi phí: b + c Thu nhập ròng: a Sau khi thay đổi: Tổng giá trị sản lượng: a + b + c + d + e Tổng chi phí: c + e Thu nhập ròng: a + b + d Do đó thu nhập ròng tăng (a + b + d) – a, bằng diện tích (b + d) trong hình 7.1. Diện tích trên đuờng cung và dưới đường giá, giới hạn bởi sản lượng (nghĩa là từ 0 đến q 1 hoặc q 2 ) được gọi là thặng dư sản xuất. Thặng dư sản xuất được hiểu là thu nhập ròng (lợi ích ròng) của nhà sản xuất. Với giá thị trường cố định và chi phí biên tăng (đường cung dốc lên), nhà sản xuất có thu nhập ròng lớn hơn 0 đối với tất cả các đơn vị sản lượng cho đến đơn vị sản lượng cuối cùng (q 1 hoặc q 2 ) nơi giá bằng với chi phí biên trong thị trường cạnh tranh. Phần thu nhập ròng tăng lên do giảm chi phí sản xuất là thay đổi thặng dư sản xuất ròng: từ q 1 đến q 2 là diện tích b + d. Đây là giá tối đa nông dân sẵn lòng trả để giảm ô nhiễm và do đó có thể hiểu đó là lợi ích của họ có được từ giảm thiệt hại do ô nhiễm (diện tích dưới đường MD). Thường thì khó có thể có được số liệu cần thiết để ước lượng đường cung, nhưng có thể thấy dễ có được thông tin vể lợi nhuận hoạt động hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đo $ P 1 q 1 q 2 a b c d e S 1 =MC 1 S 2 =MC 2 Sản lượng Đường cung dịch chuyển từ S 1 tới S 2 diễn tả lợi ích từ giảm chi phí sản xuất do chất lượng môi trường tốt hơn. Giá trị sản lượng tăng thêm từ q 1 tới q 2 là diện tích d cộng e. Nếu nông dân cũng tăng nhập lượng, tổng lợi ích sẽ là sự gia tăng thu nhập ròng do cải thiện chất lượng môi trường. Đó là diện tích (a+b+d) trừ diện tích a, còn lại (b+d), gọi là thay đổi thặng dư sản xuất. Barry Field & Nancy Olewiler 240 lường thay đổi sản lượng chứ ít khi là thay đổi thặng dư sản xuất (thu nhập ròng của nhà sản xuất). Có một số nghiên cứu làm theo cách này. 4 Moskowitz và cộng sự 5 nghiên cứu ảnh hưởng của ôn nhiễm không khí lên cỏ linh lăng ở Hoa Kỳ. Họ đo lường sản lượng giảm vì ô nhiễm không khí và đánh giá giá trị phần sản lượng giảm này dựa trên giá thị trường hiện hành của cỏ linh lăng. Họ kết luận rằng trong năm 1974 ô nhiễm không khí gây ra thiệt hại ước tính từ 24 triệu đến 210 triệu đô la Canada. Sở dĩ có chênh lệch trong kết quả là vì các nhà nghiên cứu không chắc chắn liều lượng ô nhiễm mà cỏ linh lăng phải chịu trong năm đó. Một nghiên cứu khác do Page và cộng sự 6 thực hiện đã đo lường thiệt hại sản lượng do ô nhiễm không khí tại 6 bang. Họ ước tính thiệt hại hàng năm trong sản xuất đậu nành, lúa mì, bắp và sau đó tổng hợp lại để tính giá trị hiện tại ròng của tổng thiệt hại cho giai đoạn 1976-2000. Kết quả ước lượng cuối cùng là khoảng 7 tỷ đô la Canada. Có một số nghiên cứu thực hiện ở Canada v ề ảnh hưởng của tầng ozon thấp lên sản lượng nông nghiệp 7 . Khí ozon được xem là tác nhân ô nhiễm không khí gây thiệt hại nhiều nhất cho nông nghiệp ở Canada. Giá trị sản lượng nông nghiệp giảm hàng năm ở Ontario khoảng từ 17 triệu đô đến 70 triệu đô la Canada, tùy thuộc vào năm nghiên cứu. Nguyên nhân của khoảng ước lượng quá lớn là do số ngày có khí ozon đo được thay đổi theo năm. Ước lượng thiệt hại sản lượng trong thung lũng Fraser vào khoảng 8.8 triệu đô la Canada hàng năm. Ô nhiễm không khí gây thiệt hại lên các bề mặt tiếp xúc, bề mặt kim loại của máy móc, bề mặt đá của các tòa nhà và tượng đài và bề mặt sơn của tất cả các loại vật dụng. Chất gây ô nhiễm nặng nề nhất là hợp chất Sulphur, bụi, chất gây ô xi hóa và ôxít nitơ. Trong hầu hết trường hợp, thiệt hại do vật dụng xuống cấp phải được bù đắp bằng tăng bảo dưỡng và thay thế. Đối với trường hợp những công trình điêu khắc ngoài trời, thiệt hại là chất lượng mỹ quan của vật thể bị giảm. Trong trường hợp này mối quan hệ liều lượng - đáp ứng cho thấy sự xuống cấp liên quan đến việc phơi nhiễm thay đổi theo lượng chất ô nhiễm không khí. Có thể nghiên cứu mối quan hệ vật lý căn bản trong phòng thí nghiệm, nhưng khi áp dụng cho một khu vực cụ thể cần phải có dữ liệu số lượng vật liệu phơi nhiễm trong khu vực đó thay đổi như thế nào. Từ đó có thể ước lượng tổng lượng vật liệu bị xuống cấp trung bình trong một năm phơi nhiễm không khí trong khu vực, với lượng tiếp xúc “bình thường” các loại chất gây ô nhiễm khác nhau. Sau đó ta có thể gán giá trị cho sự xuống cấp. Sử dụng chặt chẽ phương pháp hàm thiệt hại, chúng ta có thể có thể ước lượng chi phí bảo dưỡng tăng (lao động, sơn) cần thiết để ngăn chặn sự xuống cấp 8 . 4 Các nghiên cứu này được tóm lược trong cuốn Gardner M. Brown Jr. và Mark L. Plummer, “Market Measures of User Benefits”, trong Acid Deposition: State of Science and Technology, Report 27, Methods for Valuing Acidic Deposition and Air Pollution Effects (Washington, D.C., U.S. Superintendent of Document: National Acid Precipitation Assessment Program, 1990) 27-35 to 27-73. 5 Paul D. Moskowitz et al., “Oxidant Air Pollution: A Model for Estimating Effects on U.S. Vegetation”, Journal of Air Pollution Control Association 32(2)(February 1982): 155-160. 6 Walter P. Page et al., “Estimation fo Economic Losses to the Agricultural Sector from Airbone Residuals in the Ohio River Basin”, Journal of Air Pollution Control Association, 32(2) (February 1982): 151-154. 7 Những nghiên cứu này được trích trong cuốn Environment Canada, Ground-Level Ozone in Canada, A State of Environment Fact Sheet, No. 92-1, Catalogue No. EN1-12/92-1E (Ottawa: Ministry of Supply and Services, 1992), 4. 8 Phương pháp này được trích từ R. L. Horst et al., A Damage Function Assessment of Bilding Materials: The Impact of Acid Deposition (Whashington, D.C. Environmental Protection Agency, 1986) Barry Field & Nancy Olewiler 241 Các vấn đề đối với phương pháp đo lường thiệt hại trực tiếp Lợi ích của việc sử dụng phương pháp ước lượng thiệt hại trực tiếp là các phương pháp này dùng giá thị trường để đánh giá. Vấn đề căn bản là kết quả luôn luôn không hoàn toàn và luôn dưới giá trị thiệt hại thực. Xem xét trường hợp đo lường thiệt hại sức khỏe thông qua sản lượng giảm và chi phí y tế. Phương pháp này đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ mà một người có thể làm ra. Do đó có rất nhiều đóng góp phi thị trường mà người đó tạo ra, cả trong và ngoài nhà anh ta, thì không được tính. Phương pháp này cho rằng bất cứ ai không thể làm việc hoặc nghỉ hưu thì có giá trị bằng không. Cũng có câu hỏi là vậy có nên trừ tiêu dùng của một người ra khỏi phần sản phẩm anh ta làm ra để đo lường đóng góp ròng thực. Điều này có vẻ hợp lý, nhưng sẽ dẫn đến một kết luận nguy hiểm- chẳng hạn một người hưởng phúc lợi xã hội chết sớm sẽ đem lại lợi ích cho xã hội. Có rất nhiều lợi ích vật chất và tinh thần mà những người khác như bạn bè họ hàng nhận được thì phương pháp này lại không tính đến. Nó cũng không tính đến những đau khổ và chịu đựng do bệnh tật đem đến. Do đó mặc dù phương pháp nghiên cứu sản lượng (productivity study appoach) này có thể dùng được trong một số tình huống, nó có thể đem lại kết quả sai lạc trong nhiều tình huống khác bởi vì nó không hoàn toàn phản ánh giá sẵn lòng trả. Chẳng hạn trường hợp sử dụng chi phí y tế để ước lượng thiệt hại do chất lượng môi trường giảm. Bệnh hen suyễn do khói bụi ở đô thị có thể làm một người phụ nữ tốn 300 đô la Canada một ngày vào tiền thuốc và chi phí chữa trị ở bệnh viện nếu bị bệnh nặng. Trong khi chúng ta tính 300 đô la Canada một người một ngày có nhiều khói bụi nhân với tất cả số người bị ảnh hưởng có thể tạo ra giá trị thiệt hại lớn, chúng ta không nghi ngờ gì rằng đây là con số dưới mực giá trị thực của nó. Nếu chúng ta hỏi người bị hen suyễn rằng người đó sẵn lòng trả bao nhiêu để không bị bệnh hoặc muốn bồi trường bao nhiêu nếu bị bệnh, câu trả lời sẽ đem lại giá trị cao hơn chi phí y tế. Tương tự, ước lượng thiệt hại vật chất không tính đến mất mát vẻ đẹp mỹ quan; giảm sản lượng nông nghiệp không đo lường thiệt hại cho đa dạng sinh học hoặc cho cả hệ sinh thái. Điểm chính yếu là Đo lường trực tiếp không hoàn toàn phản ánh giá sẵn lòng trả của con người WTP cho việc cải thiện chất lượng môi trường. GIÁ SẴN LÒNG TRẢ Như đã đề cập ở trên, hàm thiệt hại biên chỉ ra thiệt hại cho con người hoặc các yếu tố khác của hệ sinh thái thay đổi như thế nào khi tiếp xúc với ô nhiễm hoặc thay đổi môi trường. Thiệt hại có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, từ thiệt hại vật chất trực tiếp, chẳng hạn thiệt hại sức khỏe, đến ảnh hưởng m ỹ quan môi trường (ví dụ cản trở tầm nhìn, thiệt hại tinh thần). Nói cách khác, thuật ngữ “thiệt hại” bao gồm tất cả các tác động bất lợi của chất thải. Từ một quan điểm khác, hàm thiệt hại biên cho chật ô nhiễm tăng thêm tương tực với hàm cầu/giá sẵn lòng trả cho việc giảm phát thải. Nếu chất thải tăng lên một lượng nhỏ tạo ra thiệt hại có giá $10 cho một người, giá sẵng lòng trả của anh ta để giảm lượng phát thải đó sẽ khoảng $10. Do đó chúng ta sẽ tập trung thảo luận giá sẵn lòng trả cho cải thiện chất lượng môi trường 9 . 9 C hai cách để đo lường giá trị thiệt hại của môi trường đối với con người: giá sẵn lòng trả của họ để tránh thiệt hại hoặc giá sẵn lòng chấp nhận (WTA) đề bù thiệt hại. Trên lý thuyết, cả 2 cách này đều cho kết quả gần nhau, nhưng khác nhau bởi tác động của thu nhập. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tế cho thấy kết quả WTP và WTA rất khác nhau, trong đó WTA luông lớn hơn WTP. Xem Knetsch (1994) về vấn đề này. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở phần cuối chương này. Barry Field & Nancy Olewiler 242 Đo lường WTP bằng thay đổi thặng dư tiêu dùng Trong phân tích lợi ích chi phí, phần chúng ta qun tâm chủ yếu là lợi ích. Một khái niệm các nhà kinh tế học thường sử dụng là thặng dư tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng đo lường lợi ích ròng của một người có được từ tiêu dùng một lượng hàng hóa. Đầu tiên thặng dư sản xuất thường được minh họa cho hàng hóa tư nhân, hàng hóa mà giá thị trường phản ánh giá sẵn lòng trả, rồi sau đó mới dùng cho hành hóa công, chẳng hạn chất lượng môi trường, là hàng hóa mà chúng ta phải suy ra “giá” từ WTP. Xác định thặng dư tiêu dùng cho hàng hóa tư nhân Trong trường hợp hàng hóa tư nhân, thặng dư tiêu dùng là sự khác nhau giữa giá sẵn lòng trả cho một lượng hàng hóa và giá mà người đó thực trả 10 . Hình 7-2 minh họa cầu về táo của một người (và như vậy giống với đường cầu trong hình 7-1). Giả sử giá thị trường của táo là $3/kg. Từ đường cầu có thể thấy người tiêu dùng sẽ mua 4kg táo với giá này. Bây giờ ta sẽ xem lợi ích ròng của người này khi mua 4kg táo. Anh ta sẵn lòng trả $4.5 cho kilogram táo đầu tiên. Chúng ta có thễ thấy điều này trên đường cầu hoặc suy ra từ đường cầu đảo ở chương 3 (P = 5 – 0.5Q D ). Điều đó có nghĩa lợi ích ròng của người này là $1.5, bằng giá sẵn lòng trả $4.5 trừ giá mua $3.0. Kilogram táo thứ 2 sẽ có lợi ích ròng là $1 và thứ 3 là $0.5 và thứ 4 bằng 0 do lợi ích ròng lúc này bằng với giá. Do đó thặng dư tiêu dùng được tính là tổng cộng tất cả lợi ích ròng từ 0 cho tới lượng táo tiêu thụ. Đó chính là diện tích nằm dưới đường cầu, trên đường giá, giới hạn bởi lượng táo tiêu thụ từ 0 đến 4kg (diện tích a). Chúng ta có thể dễ dàng tính diện tích này, đó là tam giác có đáy bằng 4 và đường cao bằng $2, kết quả là $4. Kết quả này là lợi ích ròng của người tiêu dùng khi mua 4kg táo với giá là $3/kg. Nguyên tắc này luông đúng khi chúng ta sử dụng được cầu cá nhân hay đường cầu thị trường. Tóm lại, Thặng dư tiêu dùng từ tiêu thụ một hàng hóa tư nhân được đo bằng diện tích nằm dưới đường cầu, trên đường giá, giới hạn bởi lượng hàng hóa từ 0 đơn vị đến đơn vị được tiêu thụ. Ví dụ sau đây sẹ minh họa thặng dư tiêu dùng được sử dụng như thế nào để đo lường WTP. Ví dụ: Sử dụng thặng dư tiêu dùng trong phân tích lợi ích chi phí Phân tích lợi ích chi phí một chính sách hay dự án công sẽ đánh giá sự thay đổi. Người tiêu dùng có thể ở trạng thái cân bằng ban đầu, sau đó di chuyển đến trạng thái cân bằng mới là kết quả của chính sách hay dự án. Lợi ích ròng của họ do đó được tính bằng thay đổi thặng dư tiêu dùng của có và không có dự án. Chẳng hạn có một chính sách trợ giá cho người trồng táo, là một phần trong chương trình nông nghiệp bền vững. Trợ giá sẽ làm giá táo giảm từ $3 xuống $2/kg. Hãy nhìn lại hình 7-2. Tại mức giá $2/kg, người tiêu dùng sẽ mua 6kg. Họ cũng có lợi ích ròng cao hơn từ mỗi kilogram táo mua được, bởi vì giá táo đã rẻ 10 Thặng dư tiêu dùng do đó tương đương với thặng dư sản xuất, là lợi ích ròng của tiêu thụ hoặc sản xuất do đó tối đa hóa WTP cho giảm ô nhiễm hoặc cải thiện chất lượng môi trường. Barry Field & Nancy Olewiler 243 hơn $1. Tổng thặng dư tiêu dùng khi có chính sách là 0.5x3x6 = $9. Thay đổi trong thặng dư tiêu dùng do đó là sự chênh lệch thặng dư tiêu dùng giữa có và không có chính sách ($9 - $4) = $5. Diện tích này là phần tô đậm trong hình 7-2. Thay đổi trong thặng dư tiêu dùng là lợi ích ròng người tiêu dùng có được từ chính sách của chính phủ, do đó sẽ là WTP cho chính sách. Xác định thặng dư tiêu dùng cho hàng hóa công Trong trường hợp hàng hóa công, tuy không có giá thị trường nhưng nguyên tắc thặng dư tiêu dùng vẫn thích hợp. Sự khác biệt là nhà nghiên cứu phải tìm ra WTP của con người thay vì dùng giá thị trường. Với hàng hóa công, chẳng hạn chất lượng môi trường, chúng ta đã có sẵn thông tin về lượng hàng hóa. Người sử dụng sẽ được hỏi WTP của anh ta cho lượng hàng hóa đó. Hình 7-3 minh họa điều này: chúng ta sử dụng đúng phương trình đường cầu như trong hình 7-2 để d ễ so sánh, nhưng biểu diễn trục số lượng (trục hoành) bằng chất lượng môi trường. Giá sử mức chất lượng môi trường ban đầu là 4 đơn vị. Người tiêu dùng sẽ được hỏi anh ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho 4 đơn vị đó. Anh ta trả lời (lấy từ đường cầu): $3. Xem xét một dự án công nâng cao chất lượng môi trường lên 6 đơn vị. Hỏi lại: anh sẵn lòng trả bao nhiêu cho 6 đơn vị này? Tr ả lời: $2. Điều này giúp ta đo lường được tổng lợi ích của hàng hóa công như đã thảo luận trong chương 3 (xem hình 3-2), là diện tích dưới đường cầu giới hạn bởi hai lượng tiêu dùng, không giới hạn bởi giá vì anh ta không phải trả tiền để tiêu dùng hàng hóa. Diện tích dưới đường cầu giới hạn bởi lượng tiêu dùng trước và sau đại diện cho WTP của người tiêu dùng cho chất lượng môi trường tăng. Thặng dư tiêu dùng thay đổi có thể tính được từ hình 7-3, là diện tích hình chữ nhật a cộng với diện tích tam giác b (a + b) = $5. Con số này chắc hẳn quen thuộc với chúng ta. Nó chính xác bằng thay đổi thặng dư tiêu dùng đo lường cho thị trường tư nhân (sử dụng cùng đường cầu và là diện tích tô đậm trong hình 7-2). Giá $ Kilo g ram táo1 2 3 4 5 6 10 1 2 3 5 4 a 0 Cầu Thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa WTP của người tiêu dùng cho một hàng hóa, đại diện bởi đường cầu, với giá thị trường của lượng hàng hóa được tiêu thụ. Nếu giá thị trường của táo là $3/kg, người tịêu dùng mua 4kg và thặng dư tiêu dùng là diện tích a, bằng $4. Nếu giá thị trường giảm xuống $2/kg, diện tích được tô đậm là thay đổi trong thặng dư tiêu dùng, bằng với chênh lệch thặng dư tiêu dùng của đi ểm cân bằng ban đầu giá $3/kg và lượng tiêu thụ 4kg với điểm cân bằng sau có giá $2/kg và 6kg. Thặng dư tiêu dùng thay đổi $5. Hình 7-2: Xác định thặng dư tiêu dùng cho hàng hóa tư nhân [...]... phương pháp này được áp dụng trong phân tích lợi ích chi phi như thế nào Các bài phê bình các phương pháp này cho thấy không một phương pháp nào là “hoàn hảo”, nhưng nhiều nhà kinh tế môi trường thống Barry Field & Nancy Olewiler 259 nhất rằng các nỗ lực đánh giá lợi ích là rất có ý nghĩa Nếu không thực hiện việc đánh giá này, phân tích lợi ích chi phí chỉ còn khía cạnh chi phí CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH Giá trị... thường được sử dụng) 4 Phân tích kết quả và tổng hợp các kết quả cá nhân để giá trị cho nhóm bị ảnh hưởng do thay đổi chất lượng môi trường Bước này có thể gồm trình bày các bảng tính đơn giản hoặc phân tích kinh tế lượng 5 Sử dụng ước lượng WTP trong phân tích lợi ích chi phí Bởi vì giá trị WTP đo được sẽ được sử dụng để ước lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng, nên có thể coi như là lợi ích ròng và đưa trực... đường cầu cho thấy giá sẵn lòng trả của cư dân Hamilton để ngăn chặn sương mù Giá sẵn lòng trả để ngăn chặn sương mù là diện tích được tô đậm Nếu sương mù ở Hamilton giảm tới mức của Winnipeg, diện tích tô đậm sẽ là lợi ích giảm thiệt hại do sương mù Trong phân tích lợi ích chi phí, để sử dụng thay đổi thặng dư tiêu dùng tính WTP cho việc cải thiện chất lượng không khí, cần phải chuyển thành giá trị... ta không tính được lợi ích của họ Đo lường sự thay đổi chất lượng môi trường là công việc khó khăn Cái mà người ta muốn đo lường là giá trị thay đổi chất lượng môi trường tại địa điểm Phương pháp chi phí du hành chỉ đại diện cho giá sẵn lòng trả cho một mức chất lượng môi trường Với những khó khăn này, phương pháp chi phí du hành được sử dụng hạn chế trong phân tích lợi ích chi phí Phương pháp Đánh... các phương pháp này để ước lượng lợi ích cải thiện chất lượng môi trường, cũng như nêu ra các vấn đề, khó khăn mà phân tích lợi ích chi phí gặp phải Chi tiêu ngăn ngừa Ô nhiễm nước và không khí có thể tác động nhiều đến sức khỏe, từ tức ngực nhẹ, đau đầu đến những bệnh cấp tính cần chăm sóc tại bện viện Con người thường chi tiêu để tránh, ngăn ngừa các tác động này Chi tiêu loại này là một cách thể... giá trị hàng năm bởi vì ta thực hiện ước lượng chi phí du hành cho số lượng khách du lịch trong một năm Có thể sử dụng ước lượng giá trị thặng dư tiêu dùng này cho các nghiên cứu lợi ích- chi phí (chi t khấu cho các năm) của bất cứ chương trình nào của chính phủ thiết kế để loại trừ tác hại của tảo biển Phê bình phương pháp Chi phí Du hành Phương pháp Chi phí Du hành được sử dụng tốt nhất trong trường... hàng năm Do đó giá trị/khấu hao của máy là 1/10 giá trị ban đầu, bằng $5.547.14 Giá trị này là lợi ích hàng năm do giảm sương mù của cư dân Hamilton đến mức của cư dân Winnipeg và giá trị này được chi t khấu theo cách thông thường thường thấy trong phân tích lợi ích chi phí Ví dụ này cho thấy cách thức sử dụng chi tiêu ngăn ngừa để đo lường giá sẵn lòng trả cho cải thiện chất lượng môi trường hoặc thiệt... ngày càng phổ biến là nó có thể đánh giá được giá trị không sử dụng TÓM TẮT Đo lường lợi ích là một trong những trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học môi trường Những kỹ thuật mới được khám phá để đánh giá những giá trị mà trước đây không thể thực hiện được Những giá trị này không những hữu ích cho phân tích lợi ích chi phí mà còn góp phần giải quyết những tranh chấp pháp lý liên quan đến giá trị bồi thường... Barry Field & Nancy Olewiler 245 Phân tích kinh tế có thể tính chi phí ngăn ngừa dựa trên dữ liệu thị trường máy lọc không khí Các bước phân tích có thể như sau: 1 Thu thập dữ liệu thị trường máy lọc không khí ở 2 thành phố - một có rất nhiều sương mù và thành phố kia không có 2 Ước lượng đường cầu thị trường máy lọc không khí ở 2 thành phố 3 Sử dụng đường cầu để tính lợi ích giảm sương mù bằng cách đo... vấn đề phải sử dụng chi phí ngăn ngừa để đo lường giá sẵn lòng trả Giải quyết các vấn đề này trong phân tích lợi ích chi phí như thế nào? 3 Làm thế nào sử dụng sự chênh lệch lương giữa các thành phố để đo lường giá trị giảm rủi ro sức khỏe do ô nhiễm? 4 Phương pháp chi phí du hành có phải là phương pháp thích hợp để đánh giá chính sách gia tăng hành lang bảo vệ động vật hoang dã ở các công viên quốc gia . như thế nào để đo lường WTP. Ví dụ: Sử dụng thặng dư tiêu dùng trong phân tích lợi ích chi phí Phân tích lợi ích chi phí một chính sách hay dự án công sẽ đánh giá sự thay đổi. Người tiêu. 234 CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ: LỢI ÍCH Lợi ích của một vật nào đó bằng đúng với những gì mà người ta sẵn lòng trả để có nó, với những giả định cho trước về phân phối thu nhập. Trong phân tích lợi ích chi phí, phần chúng ta qun tâm chủ yếu là lợi ích. Một khái niệm các nhà kinh tế học thường sử dụng là thặng dư tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng đo lường lợi ích ròng

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan