Rối loạn tâm lý ở trẻ em và giải pháp pdf

4 850 3
Rối loạn tâm lý ở trẻ em và giải pháp pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI KIỂM TRA Họ và tên: TRẦN ANH TUẤN Lớp : K33 CÔNG TÁC XÃ HỘI Câu hỏi: Để phòng chống rối nhiễm tâm lý học sinh, Sinh viên các anh chị có hững biện pháp nào để khắc phục những vấn đề trên? Rối nhiễu tâm lý ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe như bệnh tiểu đường, béo phì, nhiễm trùng siêu vi, mạn tính,…hay những người sống trong các tình trạng sang chấn dễ mắc rối nhiễu tâm lý như: trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, cảm xúc, xa xút trong học tập và trong việc làm, nặng hơn có thể tự tử trong nhiều bệnh, những ai có sẵn rối nhiễu tâm lý sẽ là yếu tố cản trở việc tìm kiếm sự giúp đỡ của ngườkhác. Có một tỉ lệ lớn của các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm lý trong học sinh, sinh viên, stress xảy ra khi học sinh, sinh viên mới bắt đầu chương trình họ tập của mình. Học tập là một môi trường có stress cao, nhiều lo âu, cảm xúc tiêu cực gia tăng thường tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến thành tích học tập, sức khỏe và nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Nguyên nhân và những biểu hiện rối nhiễu tâm lý học sinh, sinh viên. Bước vào cao điểm mùa thi, do áp lực học hành căng thẳng, nhiều học sinh, sinh viên dễ bị rối loạn tâm lý. Đến mùa thi, đa phần học sinh, sinh viên phải chịu áp lực tâm lý rất lớn. Do khối lượng bài vở quá nhiều, thức khuya nên các em thường có những biểu hiện mệt mỏi, lo âu, Nếu qua kỳ thi, tình trạng này ổn định trở lại thì đó chỉ là lo âu sinh lý (bình thường). Nhưng có nhiều em do căng thẳng quá mức, dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, tâm thần. Biểu hiện thường xuyên của bệnh là tình trạng kén ăn, mất ngủ, dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm kèm theo đó là việc học tập bị giảm sút. Nặng hơn là những trường hợp có biểu hiện loạn thần, như: nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, hoảng sợ, trầm ngâm, ít tiếp xúc với mọi người thậm chí có em còn có ý định tự tử. Những biểu hiện của bệnh rối loạn tâm thần vốn có nhiều nguyên nhân rất phức tạp. Ngoài yếu tố sinh học như bệnh lý do di truyền, thì những tác động bên ngoài như: gia đình, xã hội, trường học, có ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt, đối với thanh thiếu niên là lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý đang thay đổi và phát triển rất đa dạng. Nguyên nhân dẫn đến các sang chấn tâm lý, các rối loạn tâm thần ở học sinh, sinh viên thường là do áp lực học hành, thi cử, nhất là các em học sinh cuối cấp, chuẩn bị thi vào đại học. Những yếu tố tạo cho các em áp lực là học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Đồng thời, các bậc phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái (do uy tín gia đình, do sự hãnh diện với làng xóm, ), vô tình tạo cho các em một áp lực tinh thần nặng nề. Bên cạnh đó, nhiều em tự tạo áp lực cho mình do không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Chẳng hạn như có nhiều em để gần đến ngày thi mới học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình ghi nhớ bị giảm sút. Một số em lại không chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng mà lại sử dụng quá nhiều các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn tâm lý trong thời gian ôn thi. Thậm chí, tình trạng bệnh có thể kéo dài dù các em đã hoàn thành xong kỳ thi (do tâm lý lo lắng khi làm bài thi không tốt, sợ thi rớt, ) Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng tại một số trường trung học cơ sở cho thấy, những rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần thường gặp ở học sinh là hành vi đánh nhau, nói dối, lấy đồ đạc vật dụng, bỏ học, chơi cờ bạc, trong đó nhiều học sinh "chọn" giải pháp bỏ nhà (hành vi chiếm tỉ lệ cao nhất trong các hành vi 6,34%). Biện pháp: Rối nhiễu tâm lý trong học sinh, sinh viên là đáng quan tâm. Giảm tỉ lệ rối nhiễu tâm lý trong sinh viên, bằng cách tăng cường tính hy vọng cho sinh viên. Sức khỏe Tâm lý cần được quan tâm và xem trọng trong chính sách và các vấn đề liên quan đến sinh viên. Khi thấy các đối tượng là học sinh, sinh viên có những biểu hiện bất thường, cần phải nhờ đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp. Hay dùng liệu pháp tâm lý đối với bệnh nhân. Đối với loại bệnh này, điều quan trọng là phòng bệnh, ngăn chặn ngay từ đầu, không nên để xảy ra bệnh rồi mới điều trị. Để tránh những biểu hiện rối loạn tâm lý, tâm thần ở học sinh, sinh viên, Mỗi nhân viên công tác xã hội cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức tâm lý lứa tuổi vị thành niên cho các gia đình. Đồng thời tư vấn cho các bậc phụ huynh trong gia đình nên dành sự quan tâm đặc biệt đến con em mình bằng việc thường xuyên động viên, khuyến khích; tạo môi trường thuận lợi, thoải mái về tinh thần để các em học tập tốt hơn. Cũng như, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, không nên để các em lạm dụng các chất kích thích; chú ý nhiều đến thời gian nghỉ ngơi và động viên, tạo điều kiện để các em tham gia vào những hoạt động thể thao, vui chơi giải trí. Đối với những em thi trượt thì các bậc phụ huynh cần tránh la mắng, dùng đòn roi, mà cần cảm thông, khuyên nhủ để tránh gây ra những sang chấn tâm lý ở các em và tạo nguồn động lực để các em phấn đấu hơn nữa trong học tập. Tăng cườnghoạt động vui chơi thể thao sau những giờ học căng thẳng Bộ phận y tế học đường chưa đảm nhiệm được chức năng tư vấn, khắc phục hiện tượng rối nhiễu trong tâm lý của học sinh Thành lập các trung tâm tư vấn tâm lý tại các trường học, nhằm hộ trợ khi các em gặp khó khăn về tâm lý. Hộ trợ thêm cho giáo viên nhằm giúp Giáo viên quan tâm gần gũi, giáo dục học sinh, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ lệch lạc, nhất là những hành vi lệch chuẩn của các em. Giáo viên chưa thật sự là tấm gương về đạo đức và cách ứng xử có vănhóa. Để khắc phục hiện tượng rối nhiễu tâm lý đang có xu hướng lan rộng, gia tăng trong học sinh, nhân tố gia đình đóng vai trò quyết định. Gia đình phải là chỗ dựa thực sự vững chắc trong đời sống tinh thần của trẻ. Các bậc phụ huynh cần giúp các em hình thành bản lĩnh và ổn định nhân cách ngay từ khi tuổi mói lớn để khi gặp vướng mắc, khó khăn, trong điều kiện nhất định, các em có thể tự ứng phó. Cha mẹ cần nghiêm khắc với con nhưng tránh khắt khe, xét nét quá đáng. Cần tránh áp đặt thái quá những suy nghĩ của minh mà cần khuyến khích khả năng độc lập, sáng tạo tích cực trong tư duy, suy nghĩ của trẻ. Đặc biệt cần tránh những lời lẽ, hành vi xúc phạm đến nhân cách của các em bởi đây là lứa tuổi rất dễ bị tổn thương. Trái lại, mỗi ngày, các bậc phụ huynh cần tranh thủ tối đa những khoảng thời gian thích hợp để trao đổi, gần gũi, tâm sự với con cái nhằm nắm bắt đời sống nội tâm của trẻ, từ đó có những uốn nắn, điều chỉnh phù hợp. Nhằm can thiệp và phòng ngừa những rối nhiễu tâm lý của học sinh, ngành giáo dục cần có chương trình giáo dục sức khoẻ tinh thần cho học sinh trong các nhà trường từ bậc học mần non. Bộ phân y tế học đường cần có đội ngũ có năng lực và nghiệp vụ chuyên môn làm công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe tâm lý cho học sinh, Bên cạnh đó, việc cải tiến chương trình theo hướng giảm tải cần được tiến hành song song với việc giảm áp lực, căng thẳng trong học tập của học sinh. Các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường cần tạo ra những sân chơi sôi nổi, bổ ích nhằm giúp học sinh gần gũi và đòan kết với nhau hơn, đồng thời tránh xa các tệ nạn xã hội. . Chăm sóc sức khoẻ tinh thần là điều kiện nền tảng quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Có thể khẳng định, việc chăm lo đời sống tinh thần, tâm lý của học sinh là khá phức tạp, đòi hỏi sự tinh tế, kiên trì, khéo léo, sự cố gắng, nỗ lực từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội. Cần nhận thức đầy đủ về tác hại trước mắt và lâu dài của hiện tượng rối nhiễu tâm lý trong học sinh và có biện pháp khắc phục kịp thời bởi đây chính là những chủ nhân thực sự của đất nước trong một tương lai không xa. . "chọn" giải pháp bỏ nhà (hành vi chiếm tỉ lệ cao nhất trong các hành vi 6,34%). Biện pháp: Rối nhiễu tâm lý trong học sinh, sinh viên là đáng quan tâm. Giảm tỉ lệ rối nhiễu tâm lý trong. có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, rối loạn tâm lý trong thời gian ôn thi. Thậm chí, tình trạng bệnh có thể kéo dài dù các em đã hoàn thành xong kỳ thi (do tâm lý lo lắng khi làm bài thi. vấn, khắc phục hiện tượng rối nhiễu trong tâm lý của học sinh Thành lập các trung tâm tư vấn tâm lý tại các trường học, nhằm hộ trợ khi các em gặp khó khăn về tâm lý. Hộ trợ thêm cho giáo viên

Ngày đăng: 13/08/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan