quy chế pháp lý về hợp tác xã

42 1.6K 6
quy chế pháp lý về hợp tác xã

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ 1.1Khái niệm về hợp tác Để làm rỏ hơn về hợp tác xã tại điều 1 của luật hợp tác xã năm 2003 định nghĩa: “Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của Pháp luật” Trong kinh tế thị trường,người sản xuất tạo ra sản phẩm đề bán ,tức là tạo ra hàng hóa cho xã hội,còn người tiêu dùng thỏa mãn yêu cầu của mình bằng cách mua hàng hóa,mà để mua phải có tiền thanh toán. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, có các yếu tố hàng và tiền, người tiêu dùng và nhà kinh doanh. Từ đó hình thành nên các quan hệ hàng – tiền, bán – mua, cung – cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường. Bên cạnh đó thị trường hàng hóa dịch vụ đã hình thành nhưng chưa phong phú và kém sức cạnh tranh. Trong khi đó cung về sức lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sức lao động không tìm được việc làm. Từ đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều phần. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước. GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 1 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã Với tư cách là một tổ chức kinh tế tập thể, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, các hợp tác xã đương nhiên là một chủ thể tham gia vào thị trường, trước hết là thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường yếu tố sản xuất. các hợp tác tham gia thị trường bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi với mọi đối tác khác. Thực tiển này, đòi hỏi các hợp tác xã, các nhà quản lý hợp tác xã phải am hiểu thị trường, biết thích ứng với đòi hỏi và thách thức của thị trường, biết khai thác và tận dụng mọi lợi thế của mình khi tham gia thị trường. Hợp tác xã ở Việt Nam ngoài bản chất kinh tế của nó, chúng ta cần đặt biệt lưu ý bản chất xã hội, một đặc trưng vốn có của kinh tế hợp tác xã, rất có điều kiện để phát huy trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, từ định nghĩa trên đã khẳng định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân như một doanh nghiệp, được thành lập do các xã viên tự nguyện liên kết lại nhằm giải quyết nhu cầu về lợi ích kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một tổ chức kinh tế sở hữu tập thể, góp vốn và quản lý dân chủ. Hợp tác xã không chỉ chú trọng lợi ích kinh tế đơn thuần mà cần phải quan tâm đến các vấn đề phúc lợi xã hội và phát triển nguồn nhân lực, hết sức coi trọng dân chủ hóa đời sống kinh tế và tinh thần của xã viên, phải không ngừng chăm lo cho hợp tác xã phát triển bền vững và nâng cao phúc lợi cho xã viên cả về vật chất và tinh thần. Đối với Nhà nước, bên cạnh công tác quản lý nhà nước về luật pháp về sự phát triển của hợp tác xã, Nhà nước còn có chức năng bảo hành các Chính sách hỗ trợ hợp tác xã làm “bàn đỡ” cho hợp tác xã phát triển. Điều đó có nghĩa là hợp tác xã có quyền thụ hưởng những chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình hoạt động và phát triển. 1.2 Đặt điểm của hợp tác xã: - Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp là Một tổ chức kinh tế, các hợp tác xã được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác. Việc xác định hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho các hợp tác xã bình đẳng trước pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác và đảm bảo quyền lợi vật chất chính đáng của các thành viên hợp tác xã. - Mỗi hợp tác xã có số lượng thành viên từ 7 người trở lên 1 . 1 Điều 11điểm a khoản 3 luật hợp tác xã năm 2003 GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 2 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã Số lượng thành viên là yếu tố quan trọng để xác định qui mô, phương thức tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của một doanh nghiệp. Qui định về số lượng thành viên và cơ cấu thành viên của hợp tác xã là một trong những tiêu chí để phân biệt hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp khác. - Các thành viên của hợp tác xã cùng góp tài sản, công sức, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm trước Pháp luật qui định một sự gắn bó hợp tác xã chặt chẽ giũa các thành viên trong mỗi hợp tác xã. Mối quan hệ giữa họ với nhau được hình thành và điều chỉnh theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và cùng có lợi, cùng sản xuất kinh doanh, cùng làm các dịch vụ, các thành viên hợp tác xã được phân phối thu nhập theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu”. Các thành viên hợp tác xã được Nhà nước bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng họ phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về hoạt động của mình. 1.3 Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã 2 Nguyên tắc và hoạt động của hợp tác xã là những khuôn khổ pháp lý để xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý và hoạt động của các hợp tác xã. Nó còn là tiêu chí để phân biệt các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Từ đó hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc tự nguyện. Theo điều 5 khoản 1 luật hợp tác xã qui định: “tự nguyện: mọi cá nhân , hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo qui định của luật này, tán thành điều lệ hợp tác xã điều có quyền gia nhập hợp tác xã, xã viên có quyền ra hợp tác xã theo qui định của điều lệ hợp tác xã”. Đối với luật hợp tác xã năm 2003 được qui định là thế. Tại khoản 1 điểm a Nghị định 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004: quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hợp tác xã 2003 được qui định:” cá nhân,hộ gia đình ,pháp nhân,cán bộ công chức,nhà nước có đủ điều kiện theo qui định tại điều 10 Nghị định này,tán thành điều lệ hợp tác xã và có đơn xin gia nhập hoặc xin ra hợp tác xã.Đối với xã viên của hợp tác xã đã đăng kí và hoạt động theo luật hợp tác xã năm 2006 miễn trừ đơn xin gia nhập hợp tác xã,nhưng nếu xin ra hợp tác xã phải có đơn”. Như vậy,nguyên tắc này được áp dụng đối với đối tượng muốn xin gia nhập hay ra khỏi hợp tác xã bao gồm: cá nhân,hộ gia đình,pháp nhân,cán bộ,công chức nhà nước 2 Điều 5 luật hợp tác xã năm 2003 GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 3 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã có đủ điều kiện để có sự tự nguyện,đóng góp tài sản vào hợp tác xã để hợp tác xã càng ngày càng phát triển. - Nguyên tắc dân chủ,bình đẳng và công khai Theo khoản 2 điều 5 luật hợp tác xã 2003 qui định:”xã viên có quyền tham gia quản lý kiểm tra,giám sát hợp tác xã và có quyền ngang trong biểu quyết,thực hiện công khai phương hướng sản xuất,kinh doanh,tài chính phân phối và những vấn đề khác qui định trong điều lệ hợp tác xã”. Điều này cũng được qui định cụ thể trong khoản 2 điều 5 Nghị Định 177/2004/NĐ-CP”tất cả các xã viên cùng tham gia quản lý hợp tác xã thông qua biểu quyết,quyết định các vấn đề của hợp tác xã. Biểu quyết của xã viên có giá trị như nhau:xã viên có quyền đề đạt và yêu cầu ban quản trị,ban Kiểm soát giải thích và trả lời về những vấn đề liên quan mà xã viên quan tâm.Trường hợp không được trả lời,xã viên có quyền đưa ra đại hội xã viên để giải quyết;Hợp tác xã công khai tới xã viên trong đại hội xã viên hoặc thông báo bằng các văn bản định kì trưc tiếp tới từng xã viên,nhóm xã viên cùng sinh sống theo địa bàn hoặc thông tin trên bản tin hàng ngày tại trụ sở hợp tác xã về:kết quả hoạt động sản xuất,kinh doanh,việc trích lập các quỹ,chia lãi theo vốn góp,theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã,các đóng góp xã hội;các quyền lợi,nghĩa vụ của từng xã viên,trừ những vấn đề thuộc về bí mật công nghệ sản xuất do đại hội xã viên qui định. Nguyên tắc này thể hiện rõ quyền của xã viên,xã viên có quyền tham gia quản lý,kiểm tra,giám sát hợp tác xã.Bên cạnh đó nguyên tắc này buộc hợp tác xã phải thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động của mình.Mặc khác ngoài những quá trình hoạt động thì các hoạt động tổ chức khác của hợp tác xã cũng được họ xem xét,kiểm tra nêu lên ý kiến hay bác bỏ,đươc trình bày với cơ quan có thẩm quyền. Như vậy,nguyên tắc này đã khẳng định quyền của xã viên,đối với hoạt động của hợp tác xã.Sự dân chủ bình đẳng,công khai như vậy nên không có cá nhân hay tổ chức nào có thể áp đặt cho xã viên hợp tác xã,họ luôn có vị trí ngang bằng nhau trong biểu quyết cũng như trong luật hợp tác xã 2003 đã khẳng định cụ thể. - Nguyên tắc tự chủ,tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Mục tiêu mà hợp tác xã là nâng cao đời sống của xã viên,giúp cho cuộc sống của xã viên được đầy đủ,đồng thời thúc đầy sự phát triển nền kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó,để áp dụng nguyên tắc này cán bộ quản lý hợp tác xã phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh là chìa khóa cho việc giảm tối đa mức độ rủi ro trong sản xuất kinh GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 4 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã doanh.Đề áp dụng nguyên tác tự chịu trách nhiệm khi hợp đồng kí kết,hợp tác xã phải tự lựa chọn phương án, sản xuất kinh doanh cho phù hơp với hợp tác xã cũng như khách hàng và phải chịu trách nhiệm theo pháp luật về hợp đồng kí kết. Tại điều 5 khoản 3 luật hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất,kinh doanh,tự quyết đinh về phân phối thu nhập.Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã,lãi được trích một phần các quỹ của hợp tác xã,một phần theo vốn góp và công sức đóng của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Như vậy nguyên tắc khẳng định: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hợp tác xã phải tự mình đề ra kế hoạch và tổ chức đưa ra kế hoạch hoạt động mà nằm trong phạm vi đăng kí của hợp tác xã để hợp tác xã có thể kiểm soát vốn góp của mình. Lúc này hợp tác xã hoạt động giống như một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác theo qui định của Pháp luật hiện hành. Ngoài việc hợp tác xã phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cũng có lợi thì việc phân phối phải đảm bảo quyền lợi hợp tác xã cũng như quyền lợi của các xã viên trong hợp tác xã là yêu cầu tất yếu khách quan. Việc qui định như thế có ý nghĩa rất quan trọng, nó là nền tảng để hợp tác xã tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và hoạt động của hợp tác xã mới có hiệu quả đảm bảo ý nghĩa kinh tế - xã hội của hợp tác xã. Nguyên tắc này còn qui định sử dụng phần lãi trong sản xuất, kinh doanh. Như thế bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế, cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh nào, hợp tác xã cũng phải thực hiện các nghiệp vụ tài chính đối với nhà nước, sau đó họ phải thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản lổ, nợ của hợp tác xã chỉ vậy hợp tác xã mới có thể đảm bảo điều kiện tiếp tục duy trì hoạt động. Đặc biệt nguyên tắc này còn qui định hợp tác xã chia lãi cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã phần lãi còn lại sau khi đã tiến hành phân chia. - -Hợp tác xã và phát triển cộng đồng. Tại khoản 4 điều 5 hợp tác xã 2003 được qui định như sau:”xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể hợp tác xã với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật. Mặc dù tại khoản 4 điều 5 hợp tác xã năm 2003 qui định là thế nhưng đối với Nghị định 177/2004 NĐ – CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 được qui định ”xã viên hợp tác xã phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác xã với nhau trong GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 5 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội các hợp tác xã cùng hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh và trong xây dựng phát triển phong trào hợp tác xã. Tóm lại nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng là một mục tiêu đề ra đối với hợp tác xã, để các hợp tác xã cùng hợp tác nhau trong sản xuất, kinh doanh và trong xây dựng phát triển phong trào hợp tác. Để hợp tác xã phát huy được vai trò, thể hiện bản chất của mình, đòi hỏi chính các xã viên phải cùng nhau đóng góp, xây dựng nên”. 1.4 Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã: 1.4.1 Quyền của hợp tác xã: Tại điều 6 của luật hợp tác xã qui định rằng trong việc tổ chức quản lý và sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các hợp tác xã có quyền chủ yếu sau: -Lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà Pháp luật không cấm. Điều này thể hiện hợp tác xã có quyền tự chọn ngành, nghề, lĩnh vực, qui mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, địa bàn hoạt động phù hợp với khả năng của hợp tác xã. Bên cạnh đó hợp tác xã có quyền qui định hình thức tổ chức kinh doanh, dịch vụ, tham gia vào liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã được hoàn toàn lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Pháp luật không cấm để tiến hành hoạt động kinh doanh. Mặc khác tại điều 3 khoản 2,3,4 Nghị định 177/2004 NĐ – CP đã được qui định như sau: Đối với trường hợp hợp tác xã kinh doanh ngành nghề có điều kiện: + Đối với ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh thì hợp tác xã được kinh doanh ngành nghề đó kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh. + Việc cấp giấy phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo qui định của pháp luật được tiến hành độc lập với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã. + Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy phép thì hợp tác xã được quyền kinh doanh ngành nghề đó kể từ khi có đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. + Người đại diện theo Pháp luật của hợp tác xã phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng điều kiện kinh doanh theo quy định. Nếu hợp tác xã tiến hành kinh doanh mà không có đủ điều kiện thì người đại diện theo pháp luật hợp tác xã phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc kinh doanh đó. Đối với tình hình kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định: GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 6 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã + Hợp tác xã được kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định khi hợp tác xã có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về vốn pháp định cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định hướng dẫn cụ thể về mức độ và thủ tục xác nhận đối với những ngành nghề phải có vốn pháp định; + Người đại diện theo Pháp luật của hợp tác xã phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn pháp định được xác nhận khi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động. thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về vốn pháp định, thủ trưởng cơ quan xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác của số vốn pháp định dược xác nhận. + Trường hợp kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì hợp tác xã phải có ích nhất một trong Ban quản trị có chứng chỉ hành nghề. - Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã. Hợp tác xã thúc đẩy việc tổ chức lại và khuyến khích thành lập mới hợp tác xã, tiếp tục giản đơn hóa và minh bạch hóa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh hợp tác xã. + Hợp tác xã quyết định hình thức nào mà hợp tác xã áp dụng cho phù hợp được qui định cụ thể hơn về các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã cho phù hợp với các luật chuyên ngành hiện hành, tăng cường chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã: hỗ trợ sáng lập viên chuẩn bị thành lập hợp tác xã, hỗ trợ ứng dụng đổi mới công nghệ, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và ưu đãi đầu tư. + Tổ chức sản xuất kinh doanh giúp hợp tác xã phát triển một cách toàn diện đẩy mạnh sản xuấ,t kinh doanh cho hợp tác xã. - Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoạt liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo qui định của pháp luật. Từ những qui định đó mà Nhà nước đã mở rộng quyền chủ động kinh doanh hợp tác xã. Việc đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được cụ thể hơn trong hoạt động về xuất khẩu, nhập khẩu liên doanh và liên kết của hợp tác xã với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước là rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp nói chung và hợp tác xã nói riêng có thể khai thác hết sức mạnh của mình tăng cường mở rộng thị trường hoạt động. -Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã theo qui định của Pháp luật. Từ những yêu cầu đòi hỏi về lao GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 7 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã động cho hoạt động sản xuất, khi các xã viên không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng lao động hoặc xã viên không đáp ứng về chuyên môn thì hợp tác xã có quyền thuê lao động trên cơ sở ký kết hợp đồng lao động. Với tư cách người chủ sử dụng lao động, hợp tác xã phải đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động theo qui định của pháp luật về lao động. Đồng thời, người lao động này không phải là xã viên hợp tác xã nên họ không có quyền và lợi ích hợp pháp như các xã viên hợp tác xã. hợp tác xã có quyền tuyển chọn lao động, bố trí điều hành lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. -Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra hợp tác xã khai trừ xã viên theo qui định của điều lệ hợp tác xã. Việc qui định kết nạp xã viên, khen thưởng đối với xã viên đã đạt thành tích cao trong hợp tác xã, giúp cho hợp tác xã ngày càng phát triển. Bên cạnh đó phải thi hành kỷ luật đối với xã viên vi phạm điều lệ hợp tác xã. -Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã. Đối với hợp tác xã thì việc sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nhưng việc phân phối thu nhập của hợp tác xã càng cao thì dù hợp tác xã đó có lỗ thì việc phân phối đó giúp cho tài chính của hợp tác xã sẽ có nguồn vốn bù đắp vào khoản lỗ của hợp tác xã. Từ đó về tài chính của hợp tác xã sẽ ổn định. -Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã, thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm điều lệ hợp tác xã, qui định việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại gây ra cho hợp tác xã. Qui định đối với xã viên có nhiếu thành tích trong xây dựng và phát triển của hợp tác xã là một quyết định quan trọng đối với xã viên để đạt được điều đó xã viên phải phấn đấu rất cao từ khâu kinh doanh, sản xuất và phân phối đòi hỏi xã viên phải có tài, biết cách tổ chức, quản lý để giúp hợp tác xã phát triển cao. Trong tổ chức quản lý là rất quan trọng nhưng việc khen thưởng đó áp dụng đối với những xã viên hoàn thành tốt. Nhưng xã viên mà gây hại cho hợp tác xã thì phải xử lý nghiêm minh. Vậy vốn của tổ chức tính dụng và huy động các ngồn vốn khác, tổ chức tín dụng nội bộ theo qui định của Pháp luật. Hợp tác xã muốn phát triển thì bên cạnh đó việc huy động các nguồn vốn khác là rất quan trọng. để hợp tác xã hoạt động và phát triển thì việc vay vốn của tổ chức tín dụng rất cần thiết. GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 8 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã Khoản 1 điều 32 luật hợp tác xã năm 2003 qui định hợp tác xã được vay vốn ngân hàng và huy động vốn bằng các hình thức khác theo qui định của pháp luật. Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo qui định của pháp luật các sáng chế, giải pháp hữu ích kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, bí mật kinh doanh sẽ được pháp luật bảo hộ theo qui định. Từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với qui định của pháp luật. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ về việc đăng ký kinh doanh hợp tác xã. Do đó tổ chức, cá nhân mà làm trái với qui định của pháp luật thì Hợp tác xã sẽ từ chối mọi yêu cầu đó. Khiếu nại hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Hợp tác xã. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại của Hợp tác xã theo qui định của luật khiếu nại tố cáo. Ngoài những quyền trên Hợp tác xã còn có các quyền khác theo qui định của Pháp luật. 1.4.2 Nghĩa vụ của Hợp tác xã 3 Ngoài việc thực hiện quyền của Hợp tác xã thì song song vào đó trong luật Hợp tác xã năm 2003 được qui định cụ thể về nghĩa vụ của Hợp tác xã như sau: -Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặc hàng đã đăng ký. Hợp tác xã phát triển được thì phải lựa chọn ngành, nghề mà Pháp luật không cấm sau cho phù hợp với điều kiện mà Hợp tác xã đăng ký. Để Hợp tác xã muốn kinh doanh, sản xuất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp chứng nhận khi Hợp tác xã đăng ký kinh doanh. -Thực hiện đúng qui định của Pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán. Để việc kiểm toán và kế toán được minh bạch thì Nhà nước phải qui định về vấn đề đó thật rỏ ràng bằng cách thông qua việc lập sổ thu chi của doanh nghiệp, cũng như Hợp tác xã. Từ đó mà Nhà nước có thể đánh giá, xem xét tình hình của doanh nghiệp và Hợp tác xã có đạt hiệu quả hay không. Tóm lại đó là nghĩa vụ cơ bản mà Hợp tác xã phải thực hiện. -Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật. Một doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh điều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, mà Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế hoạt động như doanh nghiệp thì chắc 3 Điều 7 luật hợp tác xã năm 2003 GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 9 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã hẳn rằng Hợp tác xã cũng phải nộp thuế cho Nhà nước. Đó là một nghĩa vụ mà Hợp tác xã thực hiện đúng theo qui định của pháp luật. -Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của Hợp tác xã, quản lý và sử dụng đất được Nhà nước giao theo qui định của pháp luật. Để một doanh nghiệp hoạt động và phát triển một cách nhanh nhất thì cần phải có cơ sở vật chất, do đó đối với Hợp tác xã cũng như thế cơ sở vật chất không thể thiếu trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của Hợp tác xã. Vốn hoạt là rất cần thiết trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã muốn tăng lên thì nguồn vốn này là chủ yếu, vốn này Hợp tác xã đã sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như vốn dùng để mua tài sản, nguyên liệu để sản xuất. Do đó việc bảo toàn và phát triển vốn hoạt động là rất cần thiết. Nếu vốn hoạt động không ổn định sẽ làm cho Hợp tác xã dễ dàng bị phá sản và lâm vào tình trạng thiếu vốn. -Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của Hợp tác xã theo qui định của Pháp luật. Trong quá trình sản xuất kinh doanh Hợp tác xã có quyền ký kết các hợp đồng để tạo nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất hay cơ chế huy động vốn để tăng cường nguồn vốn của mình. Bên cạnh việc sản xuất, kinh doanh thì Hợp tác xã cũng phải có nghĩa vụ đảm bảo về tài chính sau cho ổn định. -Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa và các công trình quốc phòng, an ninh theo qui định của Pháp luật. -Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên. Xã viên là người góp vốn, góp sức lao động vào Hợp tác xã cũng chính vì thế mà các xã viên phải dược đảm bảo các quyền sau cho phù hợp với qui định được qui định tại điều 18 luật Hợp tác xã 2003. Để đảm bảo quyền đó thì Hợp tác xã phải thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên theo đúng hợp đồng đã ký kết. -Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho Hợp tác xã và người lao động do Hợp tác xã thuê qui định của pháp luật về lao động, khuyến khích và tạo điều kiện đẻ người lao động trở thành xã viên. Bản thân các cá nhân xã viên là người lao động, vì vậy bên cạnh các quyền và nghĩa vụ theo qui định của điều lệ Hợp tác xã, các cá nhân xã viên cũng được hưởng các quyền của người lao động theo qui định của bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghĩ ngơi, bảo hiểm xã hội Hợp tác xã tạo điều kiện cho người lao động thực GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 10 [...]... đốc,tổng giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, kế toán trưởng,thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và không phải là cha, mẹ nuôi,vợ,chồng,con.con nuôi,anh.chị,em ruột,anh,chị em ruột của họ 3 Các điều kiện khác(nếu có)do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định 16 Điều 58 dự thảo hợp tác xã GVHD:Phạm Mai Phương 27 SVTH:Trịnh Thị Út Mười Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã CHƯƠNG 3... Hợp tác xã có thể là thành viên ban quản trị, có thể là xã viên Hợp tác xã hoặc thuê người ngoài Trường hợp là thành viên ban quản trị hoặc là xã viên Hợp tác xã thì đại hội xã viên sẽ trực tiếp bầu chủ nhiệm Hợp tác xã GVHD:Phạm Mai Phương 23 SVTH:Trịnh Thị Út Mười Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã Trường hợp thuê người ngoài thì trưởng ban quản trị tìm người phù hợp và ký kết hợp đồng thuê Hợp. .. quy định của pháp luật chuyên ngành GVHD:Phạm Mai Phương 16 SVTH:Trịnh Thị Út Mười Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ Cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác xã bao gồm đại hội xã viên và bộ máy quản lý và điều hành .Hợp tác xã có thể thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành hoặc thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành.Đối với hợp tác xã thành lập một... từ mô hình hợp tác xã cũ chuyển sang mô hình hợp tác xã mới được quy định trong luật hợp tác xã năm 2003 Với mức độ phát triển của nền kinh tế hiện nay thì các hợp tác xã phải cố gắng phát huy trong việc sản xuất kinh doanh sau cho đạt hiệu quả cao Tình hình kinh tế hợp tác xã: + Về công tác phát triển hợp tác xã: Trong năm 2010 phát triển mới 30 hợp tác xã trong đó nông nghiệp 9 hợp tác xã, nuôi trồng... 15 hợp tác xã, vận tải 15,tiểu thủ công nghiệp 1,xây dựng 1,hương mại dịch vụ 1,vệ sinh môi trường 1 Có 445 xã viên tham gia với 860 lao động vốn điều lệ đăng kí trên 40 tỷ đồng,bình quân 1 tỷ 300 triệu hợp tác xã. (trong đó có 2 hợp tác xã 10 tỷ đồng một hợp tác xã ).Bình quân hợp tác xã mới có 14 xã viên trên hợp tác xã GVHD:Phạm Mai Phương 28 SVTH:Trịnh Thị Út Mười Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác. .. hình hợp tác xã có mức phát triển số lượng hợp tác xã thành lập mới ngày càng tăng,các hợp tác xã mới thành lập sao này do có sự nhận thức đúng về cơ sở pháp lý về kinh tế tập thể luật hợp tác xã năm 2003 cùng với việc hoạt động xác định sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Phương pháp tổ chức hoạt động có hiệu quả GVHD:Phạm Mai Phương 30 SVTH:Trịnh Thị Út Mười Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã Quy n... quy n và nghĩa vụ: 10 Điều 27 luật hợp tác xã năm 2003 11 GVHD:Phạm Mai Phương 22 SVTH:Trịnh Thị Út Mười Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã a)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê chủ nhiệm Hợp tác xã theo nghị quy t của đại hội xã viên b)Bổ nhiệm, miễn nhiệm các phó chủ nhiệm Hợp tác xã theo đề nghị của chủ nhiệm Hợp tác xã; Ngoài các quy n và nghĩa vụ trên đây, ban quản trị Hợp. .. xã Trường hợp chủ nhiệm Hợp tác xã là xã viên hoặc thành viên ban quản trị Hợp tác xã thì phải thực hiện đầy đủ các quy n và nghĩa vụ trên đây, chủ nhiệm Hợp tác xã còn phải thực hiện các quy n và nghĩa vụ xã viên hoặc thành viên ban quản trị Hợp tác xã Trường hợp chủ nhiệm Hợp tác xã được thuê thì ngoài việc phải thực hiện các quy n và nghĩa vụ của Hợp tác xã, còn phải thực hiện đầy đủ các quy n và... của Hợp tác xã Ban quản trị Hợp tác xã giữ vai trò là người quản lý Hợp tác xã, không tham gia vào công tác điều hành, chủ nhiệm Hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ điều hành Hợp tác xã Tùy thuộc vào mô hình tổ chức bộ máy mà chức năng, nhiệm vụ của chủ nhiệm Hợp tác xã có khác nhau Trường hợp Hợp tác xã được tổ chức theo mô hình bộ máy quản lý, đồng thời là bộ máy điều hành thì do tổ chức bộ máy vừa quản lý. .. tập thể ,hợp tác xã. Chính sách đặc thù ưu đãi,hỗ trợ khuyến khích loại hình hợp tác xã này cũng chưa được nghiên cứu,xây dựng và thực hiện một cách đầy đủ,nhất là ưu đãi về thuế đối với GVHD:Phạm Mai Phương 32 SVTH:Trịnh Thị Út Mười Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã thu nhập phát sinh từ giao dịch giữa hợp tác xã với xã viên và hỗ trợ cho cộng đồng lớn xã viên hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông . : Quy chế pháp lý về hợp tác xã CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ 1.1Khái niệm về hợp tác Để làm rỏ hơn về hợp tác xã tại điều 1 của luật hợp tác xã năm 2003 định nghĩa: Hợp tác xã. tập thể và hợp tác xã với nhau trong GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 5 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội các hợp tác xã cùng hợp tác với nhau. theo quy định của pháp luật chuyên ngành. GVHD:Phạm Mai Phương SVTH:Trịnh Thị Út Mười 16 Đề tài : Quy chế pháp lý về hợp tác xã CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ Cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan