phân tích chiến lược công ty xnk cửu long an giang

44 1.6K 8
phân tích chiến lược công ty xnk cửu long an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG Tên đầy đủ DN : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu long an giang Tên giao dịch : Cuulong Fish Joint Stock Company Tên viết tắt DN : CL-FISH CORP Logo: Trụ sở : 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, P. Mỹ Quý, Tp. Long Xuyên,Tỉnh An Giang. Ngày tháng năm thành lập : 02/05/2007 Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần Tel : (84-76) 931000 - 932821 Website: www.clfish.com Email: clfish@vnn.vn Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5203000065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An Giang cấp ngày 17/04/2007, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp gồm : - Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản; - Mua bán cá và thủy sản; 1 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM - Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế biến thủy sản; - Nuôi trồng thủy sản; - Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều ); - Mua bán thực phẩm (đậu nành, đậu bắp, rau quả, đông lạnh); - Sản xuất bao bì; - Mua bán các loại nguyên vật tư trong ngành bao bì; - Chế biến thức ăn thủy sản; - Mua bán nguyên liệu, vật tư phục vụ chăn nuôi thủy sản (cám bã đậu nành, bột cá, bột xương thịt, vitamin); - Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng; - Chế biến thức ăn gia súc. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) : 1- Cá tra FILLE 2- Cá basa Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN : • Tầm nhìn chiến lược : Trở thành công ty đại chúng uy tín, phát triển mạnh tiếp tục những bước đi vững chắc, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư và khách hàng bằng chính sản phẩm chất lượng, uy tín cùng sự nỗ lực vượt khó đi lên và ngày càng phát triển khẳng định được vị thế của mình. Khẳng định uy tín và nâng cao vị thế thương hiệu CL-Fish ngày càng phát triển và lớn mạnh trước việc nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam đang rơi vào đợt suy thoái lớn. Sản phẩm Cá tra/Ba sa của Cty CP XNK TS Cửu Long AG vẫn đủ tự tin để vượt lên mọi thách thức từng bước khẳng định vị thế của con Cá tra Việt nam gần như độc quyền khó có quốc gia nào có thể cạnh tranh • Sứ mạng kinh doanh Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long chuyên về nuôi trồng ,chế biến và xuất khẩu cá Tra/Basa fillets đông lạnh an toàn và hợp vệ sinh tốt cho sức khỏe người têu dùng. Chúng tôi sớm tự hào có những giấy chứng nhận: EU license No. DL-370, ISO 9001:2000 BVQI- UKAS No. 176898, HACCP-GMP-SSOP No. DL-370; FDA No. 13799569862, giấy chứng nhận HALAL.Với tiêu chí mang đến cho khách " Vị ngon tự nhiên của cá Tra/Basa" 2 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản : I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP I.1. (Các) Ngành kinh doanh của doanh nghiệp : Tốc độ tăng trưởng năm 2008 :69% Tốc độ tăng trưởng năm 2009 :11% Tốc độ tăng trưởng năm 2010 : 50% Tốc độ tăng trưởng năm 2011 : 31% I.2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :  Mới xuất hiện  Tăng trưởng  Trưởng thành / Bão hòa  Suy thoái 3 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM I.3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô (Mô hình PESTEL) : I.3.1. Nhân tố chính trị - pháp luật: Nước ta được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất Châu Á Thái Bình Dương. Điều này là một trong những thuận lợi tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay do yêu cầu đổi mới hệ thống các quy chế pháp luật của nước ta cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới, các quy chế định pháp của nước ta không ngừng được sửa đổi và hoàn thiện tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thu hút vốn đầu tư… nhà nước khuyến khích nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu. Chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới đều theo hướng hạn chế nhập khẩu và khuyến khích đẩy mạnh gia tăng xuất khẩu. Với mục tiêu CNH-HĐH đất nước đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thủy sản là một trong những ngành có đóng góp đáng kể vào tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, thủy sản là một trong 5 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta chỉ sau dầu thô và hàng dệt may. Với vị thế này, ngành xuất khẩu thủy sản thường nhận được nhiều ưu ái từ chính Doanh nghiệp Nhân tố chính trị Nhân tố kinh tế Nhân tố văn hóa – xã hội Nhân tố công nghệ Nhân tố mối trường sinh thái Nhân tố pháp luật 4 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM phủ như các hỗ trợ về lãi vay và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Mức thuế được áp dụng cho các doanh nghiệp thủy sản thường là 15-20% so với mức thuế bình quân là 25% áp dụng đối với các doanh nghiệp khác: - Đối với hoạt động nuôi trồng và đánh bắt: thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp, nhà nước cho ngư dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ ngư dân trong bao tiêu sản phẩm. - Cùng với việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến, nhà nước còn khuyến khích cho ngư dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ làm muối, lúa sang nuôi trồng một số loại thủy sản có giá trị - Về hoạt động chế biến xuất khẩu: hiện nay hàng xuất khẩu của ta chỉ phải chịu mức thuế 0% đây là 1 lợi thế rất lớn với hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của ngành thủy sản nói riêng. Những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều sửa đổi và bổ sung quan trọng trong chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, đẩy mạnh sự phát triển của ngành. Tại kỳ họp thứ 4, khóa XI (Từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 2003), căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10, bộ luật thủy sản chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là những yếu tố không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty I.3.2. Nhân tố kinh tế: - Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có một đà tăng trưởng đáng khích lệ. Cùng với xu thế tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Kinh tế toàn quốc tăng trưởng sẽ thúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư… tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành. - Nhu cầu thị trường cả trong nước và nước ngoài đang có dấu hiệu hồi phục và gia tăng liên tục. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục và 5 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM tăng trưởng. Nhu cầu về hàng hóa, thực phẩm chắc chắn sẽ tăng cao sẽ là một yếu tố tích cực nữa cho công ty trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Theo ước tính, nhu cầu thủy sản trong nước đạt 20kg/người/năm. - Lãi suất có nhiều biến động. Trong ba năm qua, hoạt động ngân hàng có nhiều biến động rất khó lường. Các chính sách liên quan đến vay vốn, hỗ trợ lãi suất,… với nhiều thủ tục phức tạp, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là chính sách về lãi suất quá cao làm công ty không thể tiếp cận được hoặc nếu được thì hiệu quả kinh doanh không cao, dễ rủi ro. - Sức mua và tiêu thụ : Trong thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hằng năm 4,3%. - Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm (an toàn vệ sinh thực phẩm). Đây là xu thế tất yếu của cơ chế thị trường, khi kinh tế xã hội phát triển thì những chuẩn mực về chất lượng, mẫu mã cũng được nâng lên. Đặc biệt, ở các thị trường như EU, Mỹ, những yêu cầu đặt ra về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một thách thức rất lớn cho hoạt động của công ty. - Khi Việt Nam gia nhập WTO, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Với nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng. - Tỷ giá hối đoái: Do hiện nay 95% doanh thu của Công ty là doanh thu xuất khẩu nên các biến động tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và các ngoại tệ khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước nên tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh tương đối ổn định, mức dao động tỷ giá khá thấp, việc dự báo tỷ giá trong ngắn hạn cũng không quá khó khăn. Vì vậy hoạt động xuất khẩu 6 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều do biến động tỷ giá. Xu hướng điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD trong các năm qua cũng là nhân tố tích cực có lợi cho ngành xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp thủy sản nói riêng. I.3.3. Nhân tố công nghệ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới tác động tới các doanh nghiệp thủy sản, buộc các doanh nghiệp phải tăng khả năng cạnh tranh bằng việc ứng dụng các công nghệ tiến tiến trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong quy trình khai thác và chế biến sản phẩm, công nghệ sạch và năng suất cao được đặt lên hàng đầu. Trên tiến trình gia nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản Việt Nam đã được tiếp xúc với những công nghệ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển đã góp phần giúp cho ngành thủy sản có những hướng đi mới. Để nâng cao chất lượng cũng như tăng sản lượng nhằm góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương xác định những sản phẩm chủ lực quốc gia để phát triển, kiên quyết chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch. Bộ cũng yêu cầu ngành thủy sản không chú trọng phát triển bề nổi mà phát triển theo chiều sâu, tạo sản phẩm chất lượng “sạch”, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo đó, năm 2011 sẽ là năm khởi đầu cho quá trình đẩy mạnh ứng dụng các quy trình công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như: Viet GAP, Global GAP… Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, với chỉ tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD vào năm 2020, ngành thủy sản Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được nếu quy hoạch được vùng nuôi, thực hiện tốt chuyển giao công nghệ, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi, kiểm soát và ứng dụng giống mới, quản lý tiêu chuẩn về môi trường, điều tiết theo quy luật và làm tốt công tác dự báo. Bên cạnh đó, chú trọng mối liên kết chuỗi từ sản xuất - doanh nghiệp - xuất khẩu để nâng giá trị và khẳng định vị thế của ngành. Mặt khác, các địa phương cũng phải thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi “sạch” để sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ và yêu cầu của khách hàng đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như thị trường EU, giảm thiểu rủi ro mất thị trường, đồng thời cũng hướng đến việc mở rộng hoạt động xuất khẩu sang một trong những thị trường khó tính nhất đối với cá tra, basa Việt Nam là thị trường Mỹ. 7 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Đồng nghĩa với việc đó là phải tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng thủy sản. TS. Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy sản khẳng định: Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng, mang tính quyết định để tăng giá trị gia tăng cho ngành. Do đó, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chọn giống… để tăng sản lượng, tăng giá trị là việc làm mang tính cấp bách, đưa ngành thủy sản phát triển bền vững trong thời gian tới. I.3.4. Nhân tố môi trường sinh thái : - Việt Nam với hơn 3.200 km đường biển, hơn 1.4 triệu ha mặt nước nội địa nên có nhiều tiềm năng về biển. Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí hậu thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản, mang lại năng suất nuôi trồng cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt là ngạch cá da trơn đã được khẳng định trên thị trường. - Đồng bằng sông Cửu Long: có thể nói rằng vùng đồng bằng song Cửu Long có vị trí rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi trồng thủy sản trên cả ba loại hình nước : mặn, lợ, ngọt. Ngoài hai hệ thống sông lớn và sông Tiền và sông Hậu còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt phía Đông và Nam đều giáp biển, lại có hệ thống rừng ngập mặn lớn…Những điều kiện tự nhiên của vùng đã tạo thế mạnh cho nuôi trồng thủy sản và thu hút khá lớn nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản của vùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. -Từ năm 2006 đến nay, giá cá tra nuôi tăng cao do đó diện tích đất dùng để nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc tăng trưởng quá nhanh và không theo quy hoạch này có thể gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng và ảnh hưởng trở lại đến chất lượng của cá nuôi. - Thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm giáo mùa cũng lại là một yếu tố rủi ro trong hoạt động nuôi cá bè. Khi thời tiết thay đổi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và chất lượng nguồn nước mà cá sinh sống. Chẳng hạn như vào đầu mùa lũ (tháng 5, 6) nước từ đầu nguồn đổ về cuốn theo phù sa và ký sinh trùng làm thay đổi đột ngột nguồn nước ảnh hưởng đến sinh lý cá và gây nên các hiện tượng bệnh lý. Khi mùa nước 8 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM xuống (tháng 1,2), nồng độ các chất độc hại trong nước tăng cao do phèn, thuốc trừ sâu từ ruộng lúa đổ ra sông, ảnh hưởng đến đời sống và chất lượng của cá nuôi. I.3.5. Nhân tố văn hóa xã hội: Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Các tổ chức hiệp hội bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng ngày càng có sức ảnh hưởng lớn trong toàn xã hôi. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt nên hàng đầu. từ đó gây ra những thách thức lớn yêu cầu các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng thủy sản. Bên cạnh đó Dân số ngày càng tăng, nhu cầu thị trường càng lớn mang lại thị trường lớn cho các doanh nghiệp cũng với nguồn lao động dồi dào giá rẻ. Nhưng bên cạnh đó cũng đòi hỏi họ phải phải tìm hiểu rõ nhu cầu khác nhau của từng thị trường. I.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh I.4.1. Tồn tại các rào cản ra nhập ngành Tự do hóa thương mại luôn là một vấn đề trọng tâm trong xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Nhằm tự do hóa thương mại, các nước, với các thỏa thuận song phương, khu vực và đa phương, đã và đang tiến hành giảm và tiến tới loại bỏ rất nhiều rào cản đối với thương mại. Tuy nhiên, trong khi các rào cản thuế quan đã được giảm đáng kể theo lộ trình cắt giảm thuế của các nước, các rào cản phi thuế quan, đặc biệt các rào cản mang tính kỹ thuật vẫn tồn tại, thậm chí phát triển dưới nhiều hình thức phức tạp. Và chủ yếu vấp phải rào cản từ các nước nhập khẩu ví dụ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vấp phải một số rào cản thương mại như : các rào cản thuế quan, rào cản phi thuế quan, rào cản chống bán phá giá 1. Rào cản thuế quan Biểu thuế đối với một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Mã thuế Mặt hàng Nằm trong diện hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường Không nằm trong diện hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường 0301 Cá tươi sống 0% 0% 9 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM 0302 Các bộ phận còn lại sau khi cắt philê tươi hoặc đông lạnh 0% 2,2 – 4,4 cent/kg 0304 Philê cá, thịt cá đã lóc xương tươi hoặc đông lạnh 0% Một số 0%, một số 5,5 cent/kg 0305 Cá khô, ướp muối, xông khói 4-7% 25 – 30% 0305.13 Tôm các loại đông lạnh 0% 0% 0305(14-24) Thịt cua đông lạnh 7,5% 15% 0307 Các loại nghêu sò 0% 0% 0307 60 Ốc 5% 20% 1601- 1604 Các loại thực phẩm chế biến từ cá 0,9 – 6 cent/kg 6,6 – 22 cent/kg 1605-10.05 Cua chế biến chin 10% 20% 1605-10.20 Thịt cua 0% 22,5% 1605-30.05 Tôm hùm chế biến 10% 20% Nguồn : Hải quan Hoa Kỳ (Biểu thuế này có thể thay đổi và được công bố hàng năm) 2. Rào cản phi thuế quan Đối với thị trường Mỹ là một thị trường khắt khe với những rào cản kỹ thuật phi thuế quan và bảo hộ như: - Quy định đảm bảo về vệ sinh, an toàn thực phẩm Đặc biệt là những rào cản về các basa của Việt Nam. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang Mỹ phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu. FDA sẽ kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, sẽ bị trả về nước hoặc tiêu hủy tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh nghiệp chịu, ngoài ra tên doanh nghiệp được đưa vào mục “Cảnh báo nhanh” trên internet. Nếu 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ tự động đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị thì sẽ được FDA xóa tên khỏi mục cảnh báo - Quy định về nguồn gốc xuất sứ: Kể từ thời điểm 12/12/2003 FDA phải nhận được thông báo trước về mỗi chuyến hàng thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ, trong đó mô tả về sản phẩm, nhà sản xuất và nhà vận chuyển, nước xuất xứ, hàng đưa lên tàu từ nước nào và dự kiến hàng nhập cảng 10 [...]... QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP III.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế + Phương thức triển khai quốc tế của doanh nghiệp □ Chiến lược xuất khẩu □ Chiến lược toàn cầu hóa □ Chiến lược đa quốc gia □ Chiến lược xuyên quốc gia Phương thức triển khai : Chính sách R&D và Chính sách Marketing Cũng như các doanh nghiệp cùng ngành khác công ty cũng sử dụng chiến lược xuất khẩu để triển khai hoạt động kinh doanh quốc tế:... hiện chiến lược xuất khẩu một cách nhanh chónh kịp thời đã góp phần quan trọng tạo nên thành công của Công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang Năm 2005, sản phẩm của Công ty đã xâm nhập vào thị trường Trung Đông, trở thành doanh nghiệp tiên phong đưa mặt hàng cá tra, basa đông lạnh vào thị trường này Liên tiếp sau đó, sản phẩm của CL - Fish Corp được xuất khẩu sang Nga, Pháp, Algeria… Trong năm 2008 Công. .. thống phân phối Hầu hết các sản phẩm của Công ty sản xuất được xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu cá tra chiếm trung bình trên 95% doanh thu thuần hàng năm của Công ty Doanh thu nội 24 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược- ĐHTM địa của Công ty chủ yếu là doanh thu bán phụ phẩm thu hồi (đầu, mỡ, xương, da cá ) và doanh thu một số hàng hoá, dịch vụ khác Hiện nay, sản phẩm cá tra của Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang... Đại học An Giang, Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh Công tác đào tạo và nâng cao tay nghề: Công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo và tự đào tạo cho nhân viên trong nhà máy chế biến cũng như bộ phận quản lý, văn phòng Đối với công nhân nhà máy chế biến, Công ty chủ yếu đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân Đối với các các cán bộ quản lý, văn phòng, tùy theo yêu cầu công việc Công ty sẽ... nhất của Việt Nam Vị thế của Công ty đứng hàng thứ 10 trong các Công ty có kim ngạch xuất xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam thị phần của Công ty ước lượng chiếm khoảng 2.61% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam Công ty có nhiều lợi thế khi nhà máy đặt tại tỉnh An Giang- nơi có ưu thế về điều kiện tự nhiên và là vùng đầu nguồn sông Cửu Long có nước ngọt quanh năm và lưu lượng lớn rất... Lan, Pháp ), Ageria, Mỹ, Úc và các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) Năm 2005, sản phẩm cá tra của Công ty chủ yếu được xuất sang các nước Châu Á, doanh thu xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 63,83% tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty Sang năm 2006, thị trường xuất khẩu của Công ty đã đa dạng hơn và có tỷ lệ khá đồng đều như thị trường Châu Á (30,76%), EU (20,64%), UAE (32,61%) Vì vậy Công. .. việc khang trang, thoáng mát Đối với công nhân sản xuất sản phẩm đông lạnh, do thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt,lạnh nên Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định của nhà nước như: quần, áo, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng… Đối với công nhân phụ trách điện được công ty trang bị quần áo, găng tay, giày… không dẫn điện và các dụng cụ sử dụng an toàn... 6 trong top 10doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất cả nước III.2 Chiến lược điển hình + Các chính sách triển khai  Chiến lược đa dạng hóa Đa dạng hóa đồng tâm : để nâng cao doanh số bán hàng và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng công ty đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa đồng tâm bằng cách đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với công nghệ hiện tại của công ty ví dụ : cùng mặt... trong lĩnh vực chế biến thủy sản nên Công ty luôn có nhu cầu về nguồn nhân công rất lớn Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long luôn được biết đến là có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẻ - Trang thiết bị của nhà máy hiệu đại tương đương so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành - Có đội ngũ lao động chất lượng cao, gắn bó với công ty và công ty luôn có chính sách đảm bảo đời sống... trong đó có ưu đãi về thuế, về cơ chế và về lãi suất vay vốn.( các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%), vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA DOANH NGHIỆP II.1 Sản phẩm chủ yếu Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến xuất khẩu các sản phẩm . Trị Chiến Lược- ĐHTM PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG Tên đầy đủ DN : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu long an giang Tên giao dịch : Cuulong. Company Tên viết tắt DN : CL-FISH CORP Logo: Trụ sở : 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, P. Mỹ Quý, Tp. Long Xuyên,Tỉnh An Giang. Ngày tháng năm thành lập : 02/05/2007 Loại hình doanh nghiệp : Công ty. quốc gia nào có thể cạnh tranh • Sứ mạng kinh doanh Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long chuyên về nuôi trồng ,chế biến và xuất khẩu cá Tra/Basa fillets đông lạnh an toàn và hợp vệ sinh tốt

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan