giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương

76 362 0
giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy cẩm bình-hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Không loại trừ bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh lại không xem sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn của doanh nghiệp co dù đó là doanh nghiệp công ích hay doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Hiệu quả được xem là phương thức hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp công ích hoạt động vì mục tiêu phục vụ cộng đồng thì doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hay doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân lại vì mục đích bao trùm là tối đa hoá lợi nhuận. Trong chuyên đề này tôi chỉ đề cập đến doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hay doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả. Rõ ràng muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, công ty phải có biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất –kinh doanh. Thực tế đáng mừng là trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh và đã được nhiều thành tựu trông thấy. Tuy không phải là công việc có thể giải quyết ngay được mà đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp có hướng đích, sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều bộ phận và để có được sự chyển biến tích cực thì cần phải có một thời gian dài. Từ thực tiễn đó, cùng với sự chỉ dẫn của thầy giáo-Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh, bác Đinh Tuấn Dũng-PGĐ công ty, và các cô chú nhân viên của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình-Hải Dương”. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề. - Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A - Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình.Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Với mục đích đó chuyên đề được chia làm 3 phần: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất-kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sản xuất-kinh doanh tại công ty trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh tại công ty. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất-kinh doanh là phạm trù rộng lớn và phức tạp, trình độ bản thân có hạn nên chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được ý kiến đánh giá đóng góp của thầy giáo và các cô chú tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình để giúp em nhận thức thấu đáo hơn về vấn đề nghiên cứu. Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I.KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 1.Khái niệm hiệu quả kinh tế. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn mục tiêu của doanh nghiệp, song có thể nói trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ( doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân) đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định được chiến lược và kế hoạch kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả. Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động thì phải đánh giá được hiệu quả sản xuất-kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó. Và mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả sản xuất-kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Khái niệm hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp ở đây không phải là hiệu quả tài chính mà là hiệu quả kinh tế. Tức là ngoài việc quan tâm đến hiệu quả tài chính còn quan tâm đến tác động của hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp đến nền kinh tế-xã hội nói chung. Điều này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong xu thế hiện đại ngày nay. Trước khi đưa ra khái niệm về hiệu quả sản xuất-kinh doanh, cần tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung cũng như hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất-kinh doanh là gì? Đã có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, song rất khó tìm thấy sự Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh tế. Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hang hoá mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”(P.Samueleson và W.Nordhaus). Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên phương diện này, rõ ràng phân bố các nguồn lực của nền kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và có thể (và cần phải) bổ sung thêm rằng quan niệm này đã đưa ra hiệu quả cao nhất (mức hiệu quả lý tưởng) mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được, không thể có mức nào cao hơn. Một số quan điểm khác lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Thực chất các tác giả có quan niệm như thế chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế của phần “tăng thêm” chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quá trình kinh tế. Nhiều quan điểm khác đề cập đến hiệu quả kinh tế ở dạng khái quát, chẳng hạn rất nhiều quan điểm coi hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trong từ điển kinh tế của Manfred Kuhn tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả (tính theo đơn vị giá trị) chia cho chi phí kih doanh… Từ các quan điểm trên, có thể phát biểu khái quát: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ đó có thể hình thành công thức tổng quát biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H=K/C Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế). K là kết quả tu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó. C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A Và như thế cũng có thể phát biểu ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến đổi khác nhau của chúng. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế ở trên có thể hiểu được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh với việc làm rõ từng khái niệm hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất- kinh doanh nói chung. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm mà còn phải bán được các kết quả đó cũng như thu mua đầu vào… để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vậy hiệu quả sản xuất-kinh doanh là gì mà các doanh nghiệp lại luôn theo đuổi? Câu hỏi này sẽ được làm rõ trong phần khái niệm, bản chất hiệu quả sản xuất-kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh. 2.Khái niệm hiệu quả sản xuất-kinh doanh 2.1.Khái niệm hiệu quả sản xuất. 2.2.Khái niệm hiệu quả kinh doanh. Trước khi đi vào nội dung của khái niệm hiệu quả kinh doanh, cần điểm qua đôi chút về khái niệm và nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, chế biến, các hoạt động thương mại thuần tuý và các hoạt động cung cấp dịch vụ. Hoạt động kinh doanh có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A • Theo tính chất của hoạt động chúng ta có hoạt động sản xuất (sản phẩm hoặc dịch vụ). • Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, tài chính,… Do hoạt động kinh doanh có nội dung rất rộng, trong đó sản xuất lại là một nội dung lớn nên trong chuyên đề này em đã tách nội dung sản xuất ra thành một mảng nội dung phân tích riêng để làm rõ hơn bản chất hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Hoạt động sản xuất-kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xã hội và tạo ra lọi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất-kinh doanh. Bản chất của hoạt động này là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử dụng cho phép thoả mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Những nhu cầu này có thể mang tính hữư hình (làm sạch quần áo, vận chuyển hàng hoá từ địa điểm này đến địa điểm khác,…) và cũng có thể là vô hình (mang lại danh tiếng cho người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ,…). Dù cho hoạt động kinh doanh có phục vụ nhu cầu nào đi chăng nữa, thì nhiệm vụ cảu các đơn vị sản xuất kinh doanh là phải gia tăng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ. Bởi vì giá trị gia tăng (đạt được khi gía trị đầu ra lớn hơn giá trị đầu vào) là nguồn gốc của mọi của cải vật chất xã hội. II. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải có hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, một phương án kinh doanh chỉ được đưa ra xem xét về hiệu quả nếu nó được xây dựng trên cơ sở những quy định của nhà nước và đạt được những tiêu chuẩn sau: - Phải tuân thủ sự quản lí vĩ mô của Nhà nước Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A - Phải kết hợp hài hoà 3 lợi ích: cá nhân, tập thể và nhà nước- - Lợi nhuận doanh nghiệp thu được phải dựa trên sự hoạt động có hiệu quả, vận dụng linh hoạt các quy luật kinh tế. - Mức thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp (v+m) tính trên một lao động phải thường xuyên tăng lên. Tiêu chuẩn này đạt được càng cao càng chứng tỏ rằng hiệu quả kinh doanh, hiệu quả lao động được tăng lên. Theo công thức xác định hiệu quả người ta sẽ luôn luôn xác định được một dãy các giá trị cụ thể về hiệu quả cho bất kì chỉ tiêu hiệu quả nào. Vì vậy vấn đề đặt ra là: trong dãy giá trị cụ thể đó thì giá trị nào được coi là không có hiệu quả. Chính vì vậy, người ta xem xét tới phạm trù là tiêu chuẩn hiệu quả. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là “mốc” xác định ranh giới có hay không có hiệu quả, điều này có nghĩa là: - ≥ tiêu chuẩn hiệu quả coi là có hiệu quả. - < tiêu chuẩn hiệu quả coi là không có hiệu quả. Vì có nhiều chỉ tiêu hiệu quả cho nên cũng dẫn tới có nhiều tiêu chuẩn để phản ánh hiệu quả của mỗi chỉ tiêu. Có nhiều phương pháp để xác định tiêu chuẩn hiệu quả. Trong thực tế thì người ta hay sử dụng phương pháp tính trung bình để tính giá trị trung bình của mỗi chỉ tiêu hiệu quả cụ thể của một ngành hoặc của nền kinh tế quốc dân được coi là tiêu chuẩn hiệu quả của chỉ tiêu đó. 2.Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất. 2.1 Hiệu quả sử dụng lao động Lao động là nhân tố sáng tạo trong kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A 2.1.1 Năng suất lao động - Năng suất lao động bình quân của thời kì tính toán: AP N = (1) Với AP N : năng suất lao động bình quân của thời kỳ tính toán (hiện vật, giá trị). Q: Sản lượng đo bằng đơn vị hiện vật hay giá trị. AL: Số lao động bình quân. Thời gian của một thời kỳ tính toán thường là một năm. Năng suất lao động năm chịu ảnh hưởng lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong năm. Số ngày làm việc trong năm, số giờ làm việc trong ngày và năng suất bình quân của mỗi giờ. Vì vậy, năng suất lao động bình quân năm còn được tính cho các khoảng thời gian ngắn hơn. - Năng suất lao động bình quân/giờ AG G = (2) Với AP G : Năng suất lao động bình quân giờ N: số ngày làm việc bình quân năm G: Số giờ làm việc bình quân/ca làm việc 2.1.2.Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thường được sử dụng. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán xác định. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức cụ thể sau: Π BQ = (3) Với π BQ : lợi nhuận bình quân do 1 lao động tạo ra trong kỳ tính toán. L: số lao động làm việc bình quân trong kỳ 2.1.3.Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A Hiệu suất tiền lương phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt được kết quả cụ thể nào đó. Kết quả có thể là doanh thu, lợi nhuận… nếu lấy kết quả tính toán là doanh thu sẽ có: H W = (4) Với H W : Hiệu suất tiền lương của thời kỳ tính toán ΣTL: Tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng có tính chất tiền lương trong kỳ. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. 2.2.Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 2.2.1.Vòng luân chuyển nguyên vật liệu SV NVL = (5) Với SV NVL : số vòng luân chuyển nguyên vật liệu trong kỳ NVL SD : Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng NVL DT : Giá trị nguyên vật liệu dự trữ của kỳ tính toán 2.2.2.Vòng luân chuyển vật tư trong sử dụng dở dang SV SPDD = (6) Với SV SPDD : số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang Z HHCB : tổng giá trị thành hàng hoá đã chế biến VT DT : giá trị vật tư dự trữ trong kỳ tính toán Hai chỉ tiêu trên có khả năng khai thác các các nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này có giá trị lớn phản ánh các doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh cho dự trữ nguyên vật liệu, giảm bớt nguyên vật liệu tồn kho, tăng vòng quay của vốn lưu động. Tuy nhiên, nếu quá chú ý đến các chỉ tiêu này có thể dẫn đến thiếu lượng nguyên vật liệu dự trữ cần thiết. Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A Ngoài ra, để sử dụng NVL có hiệu quả người ta còn đánh giá mức thiệt hại mất mát nguyên vật liệu trong quá trình dự trữ, sử dụng chúng. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa giá trị nguyên vật liệu mất mát trên tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ tính toán. 2.3.Chất lượng sản phẩm Trong cơ chế thị trường, cùng với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dung, của hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riền cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung. 3.Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 3.1.Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ xác định. 3.1.1.Các chỉ tiêu doanh lợi Các chỉ tiêu doanh lợi thường được các nhà quản trị, các nhà tài trợ, … quan tâm xem xét. Đó thường là các chỉ tiêu cụ thể dưới đây. -Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh : D VKD (%) = (7) Với : D VKD (%): Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của một thời kỳ Π R : lãi ròng thu được của các thời kỳ tính toán TL W : Lãi trả vốn vay của thời kỳ đó V KD :Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A [...]... hưởng quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG I.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.Tình hình chung Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình - Hải Dương trước đây là xí nghiệp dệt Hải Hưng trực thuộc sở nông nghiệp Hải Hưng, chuyên sản xuất các laọi... co.2001.hm@.vnn.vn (Công ty cổ phần giày Cẩm Bình chính thức đi vào hoạt động từ ngày 06/10/2000) II.Các đặc điểm kinh tế kĩ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường a Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình là giầy thể thao xuất khẩu,dép sandal Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của nước ngoài như Đài... tôt yêu cầu sản Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A xuất kinh doanh của công ty và có mối quan hệ mật thiết giữa các phòng ban, phân xưởng, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, cân đối hiệu quả 4 Đặc điểm về tổ chức sản xuất Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình - Hải Dương tổ chức hoạt động sanr xuất kinh doanh hoàn toàn phù hợp với đặc điểm qui ttrình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty là đơn vị... lượng vốn kinh doanh hiện có chứ không thể là kết quả riêng số vốn tự có của doanh nghiệp Hơn nữa chỉ tiêu này còn có hạn chế nữa là nếu đánh giá hiệu quả kinh doanh thong qua chỉ tiêu này thì doanh nghiệp đi vay vốn càng nhiều hiệu quả kinh doanh sẽ càng cao -Doanh lợi của doanh thu bán hàng: DTR (%) = (9) Với: DTR : doanh lợi của doanh thu bán hàng của một thời kỳ TR: doanh thu bán hàng của thời kỳ... tiết kiệm chi phí Hiện nay công ty chỉ sản xuất giầy thể thao xuất khẩu Quy trình sản xuất giầy thể thao của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẦY THỂ THAO (công ty cổ phần Gíầy Cẩm Bình) Nguyên liệu Bồi Đế Chặt may Mũ giầy Thêu gò ráp Kho thành phẩm Đóng hộp 5.2Đặc điểm máy móc thiết bị Trước đây, máy móc thiết bị của công ty con rất lạc hậu vì vậy mà... sản phẩm Công ty đã sản xuất được rất nhiều loại giầy khác nhau Mỗi loại giầy chia thành nhiều loại giầy khác nhau Giầy của công ty có hình thức mẫu mã khá đẹp và rất đa dạng Chính vì vậy, nhiều loại giầy đã chiếm lĩnh được thị trường ngoài nước Sản phẩm của công ty được bạn hàng tín nhiệm nên số lượng đặt hàng ngày càng nhiều Với đặc điểm sản phẩm của công ty như vậy nên để thực hiện tốt công tác... chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí -Hiệu quả kinh doanh theo chi phí của một thời kỳ: HCPKD (%) = (10) Với: HCPKD : hiệu quả kinh doanh tính theo chi phí kinh doanh TR: Doanh thu bán hàng của thời kỳ tính toán TCKD : chi phí kinh doanh của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Cần chú ý rằng trong những trường hợp không xác định được doanh thu bán hàng có thể sử dụng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của thời... tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng uỷ - HĐQT-BGĐ công ty, từ Sinh viên: Nguyễn Thị Liên Lớp KTPT 44A đó mang hết sức mình phấn đấu,xây dựng công ty ngày một không ngừng lớn mạnh -Tên doanh nghiệp :Công ty cổ phần giày Cẩm Bình-Tỉnh Hải Dương -Tên viết tắt :Công ty cổ phần giày Cẩm Bình -Tên giao dịch:Cam Binh shoes join-stock Company -Địa chỉ:Thị trấn Lai Cách -Cẩm Giàng-Hải Dương -Điện thoại(0320)786414-(0320)785416... tỏ hiệu quả sử dụng càng cao _ Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bởi chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: HTSCĐ = (13) Với: HTSCĐ: hiệu suất sử dụng tài sản cố định TSCĐG: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ Tổng giá trị bình quân của tài sản của tài sản cố định trong kỳ là tổng giá trị còn lại của tài sản cố định được tính theo nguyên giá của. .. hàng của khách hàng Đối với thị trường xuất khẩu: Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách Công ty sẽ xuất giao hàng dựa trên các hợp đồng kí kết với nước ngoài Công ty có quan hệ hợp đồng với một số Công ty khác ở các nước như: Đài Loan, Hông Kông, Trung quốc Những công ty này đóng vai trò trung gian và công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình nhận được các đơn hàng của . Dũng-PGĐ công ty, và các cô chú nhân viên của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, em đã lựa chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình-Hải Dương . Mục. trong phần khái niệm, bản chất hiệu quả sản xuất-kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh. 2.Khái niệm hiệu quả sản xuất-kinh doanh 2.1.Khái niệm hiệu quả sản xuất. 2.2.Khái. quả sản xuất-kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sản xuất-kinh doanh tại công ty trong

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hội đồng quản trị

  • I.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty

    • Bảng 1: máy móc thiết bị của công ty

    • Bảng 2:Số lao động và tốc độ phát triển lao động của công ty

      • Biểu 2: năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của công ty

        • Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

        • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan