bảo vệ và phát triển rừng ở huyện - thực trạng và giải pháp

27 457 3
bảo vệ và phát triển rừng ở huyện - thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Rừng là một quần thể sinh học đa dạng phong phú, là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ vô cùng quan trọng của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Từ ngày xưa rừng do tự nhiên để lại, nhưng ông cha ta cũng đã từng khẳng định “Rừng vàng, biển bạc” và lúc đương thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã dạy “Rừng là vàng nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”. Lời dạy đó cho chúng ta thấy được tác dụng to lớn của rừng đối với mỗi lĩnh vực của đời sống con người. Trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây do nhu cầu lâm sản ngày càng lớn, nên tình trạng phá rừng xảy ra rất nghiêm trọng, nhất là các vùng rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhiều loại lâm sản quý hiếm không còn khả năng tái tạo, nhiều loại động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, lũ lụt hạn hán liên tục xảy ra, môi trường sống bị tổn hại, là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững. Cứu và giữ lấy vốn rừng hơn bao giờ hết đã và đang trở thành vấn đề tòan cầu, là nổi lo, mối quan tâm của nhân loại. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, nhằm phát huy tác dụng của rừng một cách có hiệu quả, đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Là một cán bộ đang công tác trong lĩnh vực này, qua nghiên cứu học tập chương trình cao cấp lý luận chính trị, được trang bị kiến thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Những biện pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp . Tiểu luận có mục đích đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng, nhằm giữ cho được diện tích rừng hiện có, xây dựng vốn rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Trang 1 Tiểu luận thể hiện kết quả quá trình học tập, sự cố gắng nổ lực của bản thân trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giúp nâng cao trình độ lý luận, quan điểm lập trường và năng lực công tác. Trong quá trình thực hiện, với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Phạm Thanh Khiết, Tiến sỹ - Trưởng khoa kinh tế phát triển. Nhưng khả năng và trình độ bản thân có hạn cho nên không sao tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, cùng các bạn đồng nghiệp để tiểu luận được hòan chỉnh hơn. Sau một năm học tập, nghiên cứu và thực hiện tiểu luận tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám đốc - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phân viện Đà Nẵng cùng Quý thầy cô giáo, Tỉnh ủy Bình Định, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Bình Định tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập. Tiểu luận tốt nghiệp được chia thành 3 phần: PHẦN I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG. PHẦN II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ MỸ TRONG NHỮNG NĂM QUA. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG. Trang 2 PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG I. VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA RỪNG: 1. Cơ sở lý luận: Rừng và tài nguyên rừng là sản phẩm vô giá của nhân loại, giá trị của rừng vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Rừng góp phần quan trọng trong việc cân bằng, bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết nước cả mùa khô lẫn mùa mưa, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, giảm tiếng ồn trong không khí, rừng cung cấp gỗ và lâm sản khác cho nhu cầu xã hội, là bảo tàng ghen quý hiếm về động, thực vật và là một phương tiện chống giặc ngoại xâm, nên đã gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc là vậy. Như thi sĩ nổi tiếng nào đó đã từng khẳng định bằng vần thơ của mình: “Hồn tổ quốc ở nơi rừng sâu thẳm Rừng điêu tàn thì tổ quốc suy vong” Trong kháng chiến, quân và dân ta đã lợi dụng núi rừng để tổ chức thế trận đánh giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, “Rừng che bộ đội, rừng bao quân thù”. Trong xây dựng và phát triển đất nước, rừng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là một trong những thế mạnh của nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định đời sống của một bộ phận lớn dân cư sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cung cấp nhiều loại sản phẩm cho nhu cầu xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước. Căn cứ vào mục đích sử dụng, rừng được phân chia thành 3 loại: - Rừng phòng hộ. - Rừng đặc dụng. - Rừng sản xuất. + Rừng phòng hộ: Được bảo vệ nghiêm ngặt để giữ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sói mòn, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành nhiều loại như: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Trang 3 + Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn ghen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, rừng đặc dụng được phân thành các loại: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa xã hội, nghiên cứu thí nghiệm (như vườn quốc gia Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mác, Bà Nà Núi Chúa Đà Nẵng ) + Rừng sản xuất: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm đặc sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng và đất rừng ở nước ta thuộc rừng nhiệt đới, có diện tích khoảng 19 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là: 11,5 triệu ha, bao gồm rừng tự nhiên 9,98 triệu ha, rừng trồng 1,52 triệu ha, độ che phủ của rừng là 33,2%, trữ lượng gỗ khoảng 600 triệu m 3 . Rừng Việt Nam tuy trữ lượng gỗ không lớn, song có nhiều loại gỗ quý hiếm như: thông lá dẹt, bách xanh, pơmu, hương, gụ, cà te các loại lâm đặc sản có giá trị kinh tế như: hồi, cánh kiến, nhựa thông , Các loại dược liệu qúy hiếm như: trầm hương, sa nhân, ba bích và một số loài động vật hoang dã quý hiếm như: tê giác, voi, hổ, sư tử, sao la, mang lớn Nhờ có nhiều ánh sáng mặt trời, lượng mưa lớn, độ ẩm cao, nên thực vật rừng, động vật rừng rất đa dạng về loài, phong phú về chủng loại, là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới. Theo thống kê sơ bộ rừng Việt Nam có khoảng 12.400 lòai thực vật, là nơi cư trú của 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, trên 2.400 loài cá và 5.500 lòai côn trùng. Hiện nay dã có 2.300 loài cây và nhiều động vật được sử dụng để cung cấp lượng thực, thực phẩm, dược phẩm, nguyên liệu công nghiệp và thủ công nghiệp. Hàng năm, rừng cung cấp gần 1 triệu m 3 gỗ và một khối lượng lớn song, mây, tre, nứa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và xuất khẩu. Nguồn lợi thiên nhiên của rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng, nếu khai thác hợp lý thì tài nguyên không những tồn tại mãi mãi mà còn có thể phát triển thêm. Song những năm qua tài nguyên rừng của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều khu rừng nguyên sinh bị tàn phá, nhiều loại lâm sản quý hiếm không còn khả năng tái tạo, nhiều loại động thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trước năm 1945, diện tích rừng của Việt Nam vào khoảng 14,3 triệu ha, độ che phủ là 43,8%. Đến nay, chỉ mới hơn nửa thế kỷ diện tích rừng chỉ còn 9,98 triệu ha (rừng tự nhiên). Trong giai đoạn từ năm 1980 - 1989 trung bình mỗi năm mất khoảng 100.000ha rừng, từ năm 1989 đến nay mỗi năm mất khoảng 60.000ha. Điều đáng lo ngại ở những vùng đầu nguồn của các Trang 4 con sông với diện tích che phủ lại ở con số thấp nhất từ 10 - 13%, cùng với diện tích rừng bị thu hẹp thì chất lượng rừng Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng báo động. Rừng bị giảm sút trong các năm, là hệ quả của một quá trình tác động phá rừng, đốt rừng để trồng cây lượng thực và cây công nghiệp, khai thác rừng lấy gỗ và các lâm sản khác, mặt khác hàng năm nạn cháy rừng diễn ra liên tục đe dọa ở mọi nơi, từ đó làm cho môi trường thiên nhiên bị suy thóai, thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Do đó, phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng việc bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học của hệ thống thực vật rừng. Thực tiễn nhiều năm qua trên thế giới cũng như nước ta nạn phá rừng, cháy rừng (mà nguyên nhân trực tiếp là do con người ) đã làm cho thời tiết thay đổi, hạn hán, lũ lụt xảy ra nghiêm trọng, mùa hè nóng gắt, mùa đông rét đậm với cường độ lớn và kéo dài. Từ năm 1997 đến nay nước ta bị thiên tai liên tục, rất nặng nề trên cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam gây thiệt hại to lớn về người và của cho hàng triệu đồng bào ta. 2. Cơ sở thực tiễn: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt, gắn liền sự sống của mọi sinh vật và sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước, của dân tộc trên khắp hành tinh. Hiện nay thế giới rất quan tâm về vấn đề môi trường, tổ chức PAM đã và đang hỗ trợ khuyến khích nước ta trong việc trồng rừng nhằm cải tạo môi trường và cung cấp một phần nhu cầu gia dụng về gỗ, củi cho nhân dân. Từ năm 1992 nước ta đã triển khai một chương trình quốc gia về lâm nghiệp mang tính dài hạn hướng tới năm 2010 mà người dân đã quen gọi là chương trình 327. Cấu thành của chương trình này bao gồm những hoạt động chính mang tính chiến lược như: + Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất tiến hành giao đất giao rừng. + Phổ cập kiến thức canh tác lâm nông kết hợp. + Phát triển tín dụng nông thôn với lãi suất ưu đãi thích hợp. + Tạo thị trường cho lâm nông sản và từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng ở địa bàn lâm nghiệp. + Bảo vệ môi trường. Hiện nay nước ta đang tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng: Trong đó : - Trồng rừng phòng hộ và đặc dụng: 2 triệu ha. Gồm trồng rừng mới 1 triệu ha và khoanh nuôi tái sinh 1 triệu ha. Trang 5 - Trồng rừng sản xuất: 3 triệu ha, trong đó trồng cây lâm nghiệp 2 triệu ha và trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 1 triệu ha. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta phát triển kinh tế lâm nghiệp, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, bảo vệ rừng, nhằm giải quyết việc làm, ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt góp phần làm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ của rừng và tăng thêm sản phẩm hàng hóa cho xã hội, như trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010” của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định “Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%, hoàn thành việc giao đất giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp, có chính sách đảm bảo cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng, kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ định canh định cư, ổn dịnh và cải thiện đời sống nhân dân miền núi, ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng”. Trang 6 II. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA NHÀ NƯỚC TA: 1. Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: Trong các triều đại phong kiến, rừng là sở hữu riêng của nhà vua, lãnh chúa, quan lại trong triều. Tài nguyên rừng được khai thác để cung phụng cuộc sống xa hoa của chúng, cho nên việc gìn giữ nguồn của cải quý hiếm này được Nhà nước phong kiến quan tâm. Pháp luật bảo vệ rừng chủ yếu được thể hiện ở các sắc thuế đánh vào các sản vật rừng, thông qua thuế mà quản lý, bảo vệ rừng, pháp luật đã quy định các thể lệ, đăng ký vận chuyển, mua bán lâm sản nhất là các loại lâm sản quý hiếm. Thời kỳ Pháp thuộc: Chính quyền thuộc địa quan tâm quản lý và khai thác rừng để phục vụ cho lợi ích của chúng. Năm 1939 và 1942 tòan quyền Đông Dương ra sắc lệnh tổ chức Sở Thủy lâm Đông Dương và tạo thành hệ thống quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi tòan lãnh thổ Việt Nam. Cùng với việc xây dựng bộ máy, chính quyền thuộc địa cũng chú ý đào tạo và nghiên cứu khoa học về rừng. Nhìn chung chính sách về lâm nghiệp thời Pháp thuộc tuy có chuyển biến nhưng cũng chỉ vì mục đích của chúng, không vì mục đích chung của xã hội, cho nên việc quản lý - bảo vệ rừng không được thực hiện tốt. 2. Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay: Cách mạng tháng Tám thắng lợi, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Việt Nam ra đời, ngày 30/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bãi bỏ hệ thống quản lý về ngành lâm nghiệp của chế độ thực dân. Ngày 14/11/1945 Chính phủ lâm thời ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông. Ngày 01/02/1954 Chính phủ ra Nghị định 08/CP quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lâm nghiệp. Hiến pháp năm 1959 tại Điều 12 quy định “Các hầm mỏ và rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà Pháp luật quy định là của Nhà nước được thuộc sở hữu tòan dân”. Năm 1972 Pháp lệnh bảo vệ rừng ra đời. Ngày 21/5/1973 Chính phủ ký Nghị định số 101/CP quy định việc nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm nhân dân. Năm 1975 đất nước hòa bình độc lập thống nhất, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng được triển khai ở hai miền. Trang 7 Năm 1980 Hiến pháp sửa đổi và quy định “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất , ở vùng biển và thềm lục địa đều thuộc sở hữu của tòan dân (Điều 12)”. Các quy định trên được Hiến pháp năm 1992 khẳng định . Ngày 12/8/1991 Quốc hội thông qua Luật bảo vệ và phát triển rừng. Ngày 19/8/1991 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký sắc lệnh số: 58/LCT HĐNN công bố ban hành đạo luật trên. Đây là đạo luật đầu tiên về rừng ở nước ta trong quá trình hơn 40 năm, hình thành phát triển sự nghiệp bảo vệ rừng, đồng thời thể hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng ta trong việc xây dựng và phát triển rừng. Luật là cơ sở pháp lý để ngăn chặn, điều chỉnh mọi hành vi xâm hại đến rừng và hướng các hoạt động xây dựng bảo vệ và phát triển rừng đi vào nề nếp trật tự, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra trong Bộ luật hình sự của nước ta tại Điều 181 cũng quy định tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Điều 194 quy định tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và Điều 216 quy định tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, Chính phủ còn có các văn bản dưới Luật như: Nghị định, Chỉ thị để thi hành Luật bảo vệ phát triển rừng. Bộ Lâm nghiệp, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản triển khai hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Có thể nêu một số văn bản điển hình được ban hành cụ thể như sau: + Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. + Chỉ thị số: 90/CT ngày 13/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thực hiện những biện pháp cấp bách để chặn đứng nạn pháp rừng. + Chỉ thị số 130/TTg, ngày 17/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý bảo vệ động, thực vật quý hiếm. + Chỉ thị số 462/TTg, ngày 11/9/1993 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chặt chẽ, việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ. + Nghị định số 39/CP quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm ngày 18/5/1994. + Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Trang 8 + Nghị định số 22/CP ngày 09/3/1995 của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. + Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. + Chỉ thị số 286/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng”. + Chỉ thị số 287/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức kiểm tra truy quét những cá nhân và tổ chức phá hoại rừng”. + Quyết định số 145/1998/QĐ TTg ngày 05/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của chương trình thực thế giới (PAM). + Quyết định số 245/1998/QĐ TTG ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và dất lâm nghiệp. + Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kỳ họp thứ 2 khóa X về dự án nuôi trồng mới 5 triệu ha rừng. + Quyết định số 661/QĐ TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. + Thông tư 56/1999/BNN-KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ rừng và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp. + Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. + Quyết định số 08/2001/QĐ TTG ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc chủng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. + Chỉ thị số 21/2002/CT TTg ngày 12/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. + Chỉ thị số 12/2003/CT TTG ra ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Tóm lại: Nhà nước Việt Nam đang tích cực tăng cường pháp luật và pháp chế trên lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đặc biệt đối với rừng tự nhiên nhằm tích cực bảo vệ diện tích rừng hiện có. Đồng thời Trang 9 đẩy mạnh các chủ trương chính sách phát triển trồng cây gây rừng, kinh tế trang trại, gắn kết với các chương trình kinh tế - xã hội có tính hỗ trợ cho bảo vệ rừng định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, đặc biệt ở vùng núi nhằm giảm sức ép dân số lên tài nguyên rừng, đảm bảo hai chức năng của rừng về sản xuất và về xã hội, phòng hộ môi trường. Trang 10 [...]... được và tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng 3 Nguyên nhân Trang 26 PHẦN THỨ BA MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN PHÙ MỸ TRONG NHỮNG NĂM ĐẾN I Các giải pháp quản lý 1 Dân chủ hoá lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng 2 Xây dựng và hoàn thành hệ thống Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng 3 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ và. .. đáng Để bảo vệ và phát triển rừng cần có hệ thống các biện pháp toàn diện, đồng bộ đồng thời triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Trang 17 PHẦN THỨ BA MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN PHÙ MỸ TRONG NHỮNG NĂM ĐẾN I CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ: 1 Dân chủ hoá lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng: Tăng cường pháp chế nói chung, trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng nói riêng... trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt chú trọng việc khiếu nại tố cáo của nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng, thông qua đó để hoàn thiện cơ chế chính sách và làm trong sạch đội ngũ cán bộ quản lý rừng, tạo niềm tin và lòng hăng hái của đông đảo nhân dân tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng 2 Xây dựng và hoàn thành hệ thống Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng: Nhà nước... hội Huyện Đảng bộ lần thứ XV 8 Tạp chí lâm nghiệp số 3 - 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 Niên giám thống kê Huyện Phù Mỹ năm 2003 Trang 25 MỤC LỤC Lời mở đầu PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG CƠ SỞ KÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG I Vai trò tác dụng của rừng 1 Cơ sở lý luận 2 Cơ sở thực tiễn II Những cơ sở pháp lý về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước ta 1 Pháp. .. nước ta 1 Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 2 Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay PHẦN THỨ HAI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP CỦA HUYỆN PHÙ MỸ TRONG NHỮNG NĂM QUA I Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội 1 Tự nhiên 2 Kinh tế - xã hội II Tình hình quản lý bảo vệ rừng của huyện Phù Mỹ trong những năm qua 1 Thực trạng rừng Phù Mỹ 2 Những... việc triển khai thực hiện dự án 5 triệu ha rừng của Chính phủ và những diễn biến mới của tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng Vì vậy cần có sự tu chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ phát triển rừng để phù hợp với tình hình mới 3 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ và phát triển rừng, đấu tranh chống các hành vi vi phạm lâm luật: Cơ chế điều chỉnh Pháp. .. cháy rừng nói riêng ở từng thôn, bản - Hai là: Đề cao trách nhiệm tổ chức thực hiện Pháp luật của các cấp, các ngành có thẩm quyền trên cơ sở quy định trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của các cấp đó - Ba là: Xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Để thực hiện tốt vấn đề này, các tổ chức, cơ quan Nhà nước và cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. .. lâm và các lực lượng có liên quan trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiều vụ mới: Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách thừa hành Pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, do vậy phải tăng cường công tác kiểm tra thanh tra, phát hiện xử lý kịp thời những hành vi vi phạm Pháp luật về rừng Thực hiện việc quản lý và bảo vệ rừng, tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ và xây... tra phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm đúng pháp luật nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trang 22 II KIẾN NGHỊ: Trên cơ sở lý luận đã được nghiên cứu và từ thực tế trong việc quản lý bảo vệ rừng, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng trong tình hình mới và qua những vấn đề trình bày trong tiểu luận tôi xin kiến nghị: 1 Quy hoạch lại đất lâm nghiệp ở. .. về Luật và tác dụng của rừng, xem bảo vệ rừng vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của nhân dân, vừa là trách nhiệm của Nhà nước Từ đó có ý thức tuân thủ Trang 19 Pháp luật hình thành trận tuyến an ninh nhân dân trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng Đồng thời phải tổ chức phong trào “Toàn dân ký cam kết thực hiện lượng ước bảo vệ rừng để hướng nhân dân vào những hoạt động bảo vệ rừng nói chung và phòng . CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA NHÀ NƯỚC TA: 1. Pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: Trong các triều đại phong kiến, rừng là sở. BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG. Trang 2 PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG I. VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA RỪNG: 1. Cơ sở lý luận: Rừng và tài nguyên rừng. thi hành Luật bảo vệ phát triển rừng. Bộ Lâm nghiệp, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản triển khai hướng dẫn thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Có thể

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN THỨ HAI. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP CỦA HUYỆN

  • PHÙ MỸ TRONG NHỮNG NĂM QUA

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan