môn thị trường và các định chế tài chính : hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng không kỳ hạn

28 681 0
môn thị trường và các định chế tài chính : hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng không kỳ hạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 DANH SÁCH NHÓM 2 1. Nguyễn Thị Thanh Bình 35K7.1 2. Lê Thị Kim Chi 35K7.1 3.Trần Lê Phương Linh 35K7.1 4. Huỳnh Thị Mai Ly 35K15.2 5. Đàm Thị Đại 35K15.2 6. Lê Hồng Hiền 35K07.2 7. Trần Thị Ngân Anh 35K07.2 8. Nguyễn Lê Phương Loan 35K07.2 Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 1 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Mục lục Trang 1. Khái quát thị trường chứng khoán phái sinh 3 2. Nghiên cứu hợp đồng kì hạn 2.1. Các khái niệm cơ bản 3-4 2.1. Đặc điểm của hợp đồng kì hạn 4-7 2.2. Hợp đồng kì hạn ra đời và tồn tại 7-8 2.3. Tỷ giá kì hạn 9 2.3.1. Khái niệm 9 2.3.2. Công thức 9 2.4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn 10-11 2.4.1. Ưu điểm 10 2.4.2. Nhược điểm 11 3. Nghiên cứu hợp đồng tương lai 3.1. Các khái niệm cơ bản 11 3.2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai 12-13 3.3. Lí do hợp đồng tương lai tồn tại 14 3.4. Các chủ thể trên thị trường tương lai 3.4.1. Những nhà đầu cơ 14-15 3.4.2. Những người phòng hộ 15-16 3.4.3. Nhà đầu cơ hưởng chênh lệch 16 3.4.4. Các đối tượng trên sàn giao dịch 16-17 3.4.5. Các đối tượng khác trên sàn giao dịch 17-18 3.5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai 18-19 3.5.1. Ưu điểm 18 3.5.2. Nhược điểm 19 3.6. Các lệnh trên thị trường tương lai 19-22 4. So sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai 4.1. Giống nhau 22 4.2. Khác nhau 23-27 Tài liệu tham khảo 28 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH: Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 2 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ hay các loại chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác, gọi là tài sản cơ sở (underlying asset). Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Các loại công cụ tài chính phái sinh bao gồm: • Hợp đồng kỳ hạn (forwards) • Hợp đồng hoán đổi (swaps) • Hợp đồng tương lai (futures) • Quyền chọn (options). Các loại hợp đồng phái sinh được phát triển và giao dịch dựa trên cơ sở phát triển và giao dịch hàng hóa và giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường ngoại hối. Phần tiếp theo của bài này sẽ xem xét chi tiết hơn một trong những loại hợp đồng tài chính phái sinh, đó là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai cũng như so sánh điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này. 2. HỢP ĐỒNG KÌ HẠN (Forward contracts) 2.1. Các khái niệm cơ bản : Hợp đồng kì hạn là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối với một loại tài sản (có thể là chứng khoán, dầu mỏ hoặc bất kỳ) tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai. * Một số khái niệm liên quan: • Ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn: là thời điểm xác định trong tương lai. • Kì hạn của hợp đồng: là thời gian từ ngày kí hợp đồng đến ngày thanh toán. • Giá kì hạn: là giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng. • Giá giao ngay: là giá bán của tài sản được giao vào ngày giao ngay. • Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 3 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. 2.2. Đặc điểm của hợp đồng kì hạn : • Hợp đồng kì hạn được mua bán trên thị trường phi tập trung. • Được ký kết giữa hai tổ chức, hai nhà đầu tư hoặc giữa một tổ chức với một nhà đầu tư . Thông thường hợp đồng này thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau hoặc giữa tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được kí kết song phương). • Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đến ngày đáo hạn.Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa. Ví dụ 1: Vào ngày 1/09/2006, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 1 tấn gạo với kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/12/2006) với giá 7.000đ/kg. B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 3 tháng B phải bán cho A một tấn gạo với giá 7.000đ/kg và A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó, cho dù giá gạo trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. Ví dụ 2: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết. Năm nào thời tiết tốt và giá cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị thiệt hại. Ngược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phê trong nước tăng Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 4 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân. Để tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn Vinacafe, có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với nông dân. Ví dụ vào đầu vụ, Vinacafe ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của ông X 20 tấn cà phê với giá là 15 triệu đồng/tấn. Ông X được gọi là người bán và Vinacafe là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng ông X phải bán cho Vinacafe 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 15 triệu đồng/tấn và Vinacafe phải mua 20 tấn cà phê của ông X với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả ông X và Vinacafe đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường. • Hợp đồng kì hạn không được tiêu chuẩn hóa: • Giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau: dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. • Là công cụ hỗ trợ cho người mua và người bán phòng chống lại các nguyên nhân gây nên sự không chắc chắn về giá cả trong tương lai. • Rủi ro tín dụng: Ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể là bên mua và bên bán của hợp đồng. Cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp bất khả kháng, một bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì việc giao dịch để bán lại hợp đồng này cho bên thứ ba gặp rất nhiều khó khăn do các điều kiện của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau. Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 5 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 • Được sử dụng khá rộng rãi trong việc giao dịch các hàng hóa thông thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay chứng khoán. • Cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng.Khi có sự thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ví dụ: Bob muốn mua một căn nhà trong năm tới. Đồng thời Andy hiện tại đang sở hữu một căn nhà trị giá 100.000 USD mà anh ta muốn bán trong năm tới. Hai người ký một hợp đồng kỳ hạn với giá mua bán căn nhà là 104.000 USD trong vòng một năm tới. Một năm sau, giá thị trường của căn nhà là 110.000 USD. Khi đó Andy cũng buộc phải bán căn nhà cho Bob với giá 104.000 USD. Hãy nghiên cứu ví dụ sau để hiểu rõ hơn về đặc điểm của một hợp đồng kì hạn : Giả sử Mr. X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Mr. Y sở hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó. Y thoả thuận bán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là $104,000, hợp đồng này là một hợp đồng kì hạn. Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngược lại, Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là $110,000, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá $104,000 theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ $6000, còn X lãi $6000 (vì X có thể mua nhà của Y với giá $104,000 và bán ngay trên thị trường với giá $110,000). Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 6 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 Nhìn chung nếu không tính đến các nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó bao gồm cả lãi suất. Tiếp tục ví dụ trên, giả sử giá bán hiện nay của ngôi nhà là $100,000, thì Y có thể bán ngay để đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất 4%/năm. Sau 1 năm Y sẽ có số tiền $104,000 mà không phải chịu chút rủi ro nào. Trong khi đó nếu X muốn mua ngay ngôi nhà anh ta sẽ đến vay ngân hàng số tiền $100,000, và cũng phải trả lãi 4%/năm. Còn ngược lại nếu kí hợp đồng mua kì hạn anh ta sẽ không phải trả lãi nên X cũng sẵn sàng bỏ ra $104,000 để mua ngôi nhà trong vòng 1 năm nữa. Đó là lý do vì sao giá kì hạn được thống nhất ở $104,000 chứ không phải là $100,000. 2.3. Thị trường kì hạn ra đời và tồn tại : • Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. • Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường. • Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thoả thuận giao dịch và ký kết hợp Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 7 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. Thị trường hối đoái kỳ hạn chính là thị trường thực hiện giao dịch loại hợp đồng này. Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quy chế này giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên độ qui định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Ở Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998, nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do, một mặt, là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn. Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong tương lai khi Việt Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 8 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 dịch hối đoái kỳ hạn sẽ gia tăng. Do vậy, các ngân hàng và công ty xuất nhập khẩu nên làm quen với loại giao dịch này càng sớm càng tốt. 2.4. Tỷ giá kỳ hạn 2.4.1. Khái niệm : Tỷ giá kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. 2.4.2. Công thức: Gọi: • F là tỷ giá kỳ hạn • S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VND • r d là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất VND • r y là lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất USD Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau: Công thức (1) dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity – IRP). Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất. Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 9 F = S(1 + r d )/(1+ r y ) (1) [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 2.5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn: 2.5.1. Ưu điểm: • Có thể được thiết kế một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. • Là phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra. • Do có sự thay đổi giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay mà phát sinh các khoản lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn. 2.5.2. Nhược điểm : Chính là những rủi ro còn tồn tại trong hợp đồng • Thiếu tính lỏng (lack of liquidity), bên bán rất khó tìm được đối tác có cùng sở thích với mình, nếu có tìm được thì hợp đồng kỳ hạn rất dễ bị đối tác ép giá do khả năng tìm kiếm thêm một đối tác trên thị trường đòi hỏi chi phí cao • Vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác. • Rủi ro tín dụng: Do không có chi phí nào phát sinh trong hợp đồng kỳ hạn và không một tổ chức nào đứng ra đảm bảo rằng các bên sẽ thực hiện đúng cam kết của mình vào thời điểm thực hiện hợp đồng, nên rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Chẳng hạn:Bên mua sẽ không thực hiện hợp đồng nếu giá chứng khoán trên thị trường giảm thấp hơn so với giá cam kết vào trước ngày giao hàng và họ có thể Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 10 [...]... cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai tương tự Ngược lại, đối với hợp đồng kì hạn ngoài trừ thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản • Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn, thậm chí nó là con số 0 Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing... nghĩa vụ của hợp đồng  Kết luận: Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh Nhóm 2 GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 24 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 Những điểm khác nhau giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai... bảng sau: Bảng: Sự khác nhau giữa hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai Điểm khác biệt Hợp đồng kì hạn Hợp đồng tương lai Loại hợp đồng Thỏa thuận giữa người mua và Được tiêu chuẩn hóa theo người bán Điều khoản của hợp những chi tiết của sở giao dịch đồng rất linh hoạt Nơi giao dịch Được giao dịch ở thị trường phi tập trung (OTC) hay chỉ đơn giản là một hợp đồng ký giữa hai bên, các bên xác định rõ... tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 25 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 Điểm khác biệt Hợp đồng kì hạn Hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản Thỏa thuận an toàn Khách hàng phải duy trì số dư Tất cả các nhà giao dịch phải tối... kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các. .. thị trường tài chính, việc tham gia thị trường đòi hỏi các chủ thể phải có những hiểu biết nhất định để có thể bảo vệ quyền lợi cũng như làm lợi tối đa cho chính mình 4 SO SÁNH HỢP ĐỒNG KÌ HẠN VÀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 4.1 • Sự giống nhau: Đều là các công cụ chứng khoán phái sinh; hợp đồng tương lai cũng như hợp đồng kỳ hạn đều có sự bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước;... nhượng lại hợp đồng cho bên thứ ba trong trường hợp một bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng Để hạn chế rủi ro, trong một số trường hợp khi kết hợp đồng kỳ hạn, các bên tham gia ký quỹ một số tiền nhất định tại bên trung gian thứ ba Điều này đảm bảo các bên tham gia phải thực hiện đúng như cam kết và nếu vi phạm, bên còn lại có thể nhận số tiền này như là khoản bồi thường cho các bất... nhau: Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contractsize), hàng hoá được phân theo lô, đánh số, kí mã hiệu đầy đủ, ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng Ngược lại, mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn. ..[Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 mua được chứng khoán cùng loại trên thị trường ở mức giá thấp hơn Và ngược lại, bên bán có thể từ chối bán chứng khoán nhưng đã cam kết khi giá chứng khoán trên thị trường tăng lên • Rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản của hợp đồng: Vì các điều khoản của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa thuận... GVHD: Th.s Nguyễn Văn Hân Page 19 [Nghiên cứu và so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai] November 19, 2010 - Nơi (sở) mà hợp đồng giao dịch (nếu nó được giao dịch trên các sở liên thông với nhau) - Là lệnh giới hạn hay lệnh thị tường - Là lệnh ngày (day order- là lệnh tự huỷ vào cuối ngày giao dịch nếu nó không được thực hiện) hay lệnh không tự hủy *Một số lệnh phổ biến thường gặp: • Lệnh thị trường . lai] November 19, 20 10 DANH SÁCH NHÓM 2 1. Nguyễn Thị Thanh Bình 35K7.1 2. Lê Thị Kim Chi 35K7.1 3.Trần Lê Phương Linh 35K7.1 4. Huỳnh Thị Mai Ly 35K15 .2 5. Đàm Thị Đại 35K15 .2 6. Lê Hồng Hiền 35K07 .2 7 18 3.5 .2. Nhược điểm 19 3.6. Các lệnh trên thị trường tương lai 19 -22 4. So sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai 4.1. Giống nhau 22 4 .2. Khác nhau 23 -27 Tài liệu tham khảo 28 1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ. 9 2. 3.1. Khái niệm 9 2. 3 .2. Công thức 9 2. 4. Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn 10-11 2. 4.1. Ưu điểm 10 2. 4 .2. Nhược điểm 11 3. Nghiên cứu hợp đồng tương lai 3.1. Các khái niệm cơ bản 11 3 .2.

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan