skkn phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 9 thcs

22 889 1
skkn phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 9 thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu: Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề ra mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ “ phải phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” Để đạt được mục tiêu đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông một cách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, chủ động của người học. Muốn đổi mới cách học cho học sinh phải đổi mới cách dạy. Vì vậy người giáo viên phải tự bồi dưỡng kiến thức và kiên trì cách dạy lấy người học làm trung tâm. Lịch sử là bộ môn khoa học mang đặc trưng riêng, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, không tồn tại nguyên vẹn trong hiện tại. Khác hẳn với khoa học tự nhiên, lịch sử loài người không thể trực tiếp quan sát và khôi phục lại trong phòng thí nghiệm. Do đó đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là học sinh không thể trực tiếp tri giác với những gì thuộc về quá khứ. Chính vì thế người giáo viên dạy Lịch sử phải bằng các phương tiện trực quan sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp để tái tạo lại bức tranh lịch sử quá khứ một cách chính xác, chân thực, sống động nhằm tạo biểu tượng và hình thành khái niệm cho học sinh. Trên cơ sở đó, giúp học sinh nắm vững bản chất sự kiện, rút ra quy luật và bài học lịch sử, biết vận dụng hiểu biết quá khứ vào thực tiễn hiện tại và hướng tới tương lai. Trong giảng dạy Lịch sử, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu…vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn kiến thức quan trọng cần phải được khai thác triệt để nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh.Nhận thức được điều đó, trong suốt quá trình giảng dạy Lịch sử, tôi đã cố gắng tìm tòi và vận dụng các biện pháp thích hợp để sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao nhất qua đó đúc rút thành kinh nghiêm giảng day cho bản thân. 1 Từ điều kiện thực tế của ngành và địa phương, nhà trường nơi tôi giảng dạy, tôi thấy những kinh nghiêm này hoàn toàn có thể sử dụng ở các trường với những điều kiện khác nhau. II. Mục đích nghiên cứu: - Trong thời gian tìm tòi và nghiên cứu tôi cố gắng tìm hiểu cho toàn bộ đối tượng học sinh THCS nhưng do thời gian có hạn và trong khuôn khổ của đề tài nên chỉ tập trung tìm hiểu nghiên cứu về tranh ảnh bản đồ trong sách giáo khoa lớp 9. III. Thời gian nghiên cứu: - Trong năm học 2010 - 2011 PHẦN II: NỘI DUNG I. Thực trạng: Hiện nay, bộ môn Lịch sử chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong các nhà trường phổ thông. Nhiều người còn có nhận thức sai lệch, xem nhẹ vị trí của bộ môn lịch sử trong đời sống xã hội dẫn tới chất lượng bộ môn giảm sút …Tình trạng học sinh chưa nắm vững kiến thức, nhớ sai hoặc nhầm lẫn sự kiện cơ bản còn khá phổ biến, các em không ham thích học môn lịch sử. Trong những năm gần đây, chương trình đổi mới và thay sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện cho các nhà trường nâng cao chất lượng dạy học. Trong giảng dạy Lịch sử, đồ dùng trực quan là phương tiện rất quan trọng cần được tăng cường sử dụng, được coi là phương tiện để nhận thức chứ không chỉ thuần túy là để minh họa, bởi vì nó không chỉ tái tạo sinh động sự kiện lịch sử với những nét đặc trưng nhất, điển hình nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn các sự kiện lịch sử cho học sinh. Song trên thực tế, trong quá trình giảng dạy lịch sử, chúng ta chỉ mới chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy được các kênh hình và các phương tiện trực quan khác còn là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, có giá trị giúp cho bài học lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, khơi dậy lòng hứng thú say mê học tập, rèn luyện kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, phát triển tư duy và hình thành năng lực bộ môn cho các em. Hiện nay, còn không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của một số đồ dùng trực quan và kênh hình trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa, các giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những nội dung đổi mới về nội dung mà ít được bồi dưỡng cụ thể về sử dụng kênh hình. Nhiều giáo viên đã nhận thức đầy đủ giá trị nội dung của kênh hình và các phương tiện trực quan nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc chỉ sử dụng mang tính hình thức, minh họa 2 cho bài giảng. Từ thực tiễn đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp sử dụng, khai thác bản đồ, tranh ảnh … nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử lớp 9 ”. II. Các loại đồ dùng trực quan thường dùng trong giảng dạy Lịch sử lớp 9 ở trường THCS - Hệ thống các bản đồ lịch sử treo tường của Công ty bản đồ và tranh ảnh giáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục. - Bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa. - Tranh ảnh lịch sử treo tường của Công ty bản đồ và tranh ảnh giáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục. - Tranh ảnh trong sách giáo khoa. Bảng biểu III. Phương pháp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử lớp 9 1) Bản đồ: - Trước tiên chúng ta cần hiểu cụ thể hơn thế nào là bản đồ: Đó là hình vẽ lại thể hiện các đặc điểm nhất định của một vùng lãnh thổ. Nếu xét về phương diện lịch sử thì nó vẽ lại bằng hình ảnh những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên cũng có nhiều dạng bản đồ khác nhau. Khi sử dụng bản đồ cần lưu ý một số kỹ năng sau: - Vẽ lược đồ. Tường thuật, miêu tả, quan sát, so sánh. - Nhận định, đánh giá, rút ra quy luật, bài học lịch sử. - Các bước tiến hành khai thác nội dung trên bản đồ: Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ trong đó chú ý quan sát cả nội dung, ranh giới và các ký hiệu trên bản đồ. Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ. Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ. Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hoàn chỉnh nội dung lược đồ cần cung cấp cho học sinh. Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác lược đồ, nội dung của lược đồ gắn liền với nội dung của bài học. 3 Có thể phân loại các bản đồ thường dùng theo 4 nhóm thuộc các dạng sử dụng khác nhau: a) Dạng bản đồ xác định vị trí quốc gia, khu vực. Ví dụ: Bản đồ treo tường như: Bản đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Bản đồ các nước SNG, Bản đồ các nước Đông Nam Á, Bản đồ các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai, Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh sau năm 1945, Lược đồ các nước trong Liên minh Châu Âu (năm 2004)… Đối với loại bản đồ này, giáo viên cần sử dụng kiến thức về địa lí kết hợp với kiến thức lịch sử để hướng dẫn học sinh xác định vị trí các quốc gia, khu vực trên bản đồ, vai trò chiến lược của quốc gia, khu vực đó, trên cơ sở đó giúp học sinh củng cố các kiến thức về địa lý nhằm nắm vững nét nổi bật về lịch sử, tình hình chính trị của các quốc gia, khu vực, đồng thời rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành như chỉ bản đồ chính xác, vẽ bản đồ, lược đồ … b) Dạng bản đồ xác định địa điểm, địa danh lịch sử. Ví dụ: Bản đồ Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh, Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, bản đồ Cách mạng tháng Tám, Lược đồ phong trào "Đồng Khởi"… Đối với loại bản đồ này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ phần chú giải trên bản đồ kết hợp với kênh chữ trong SGK, xác định địa điểm, địa danh nơi nổ ra cuộc đấu tranh, nổi dậy… yêu cầu học sinh chỉ chính xác, cụ thể các địa danh, những địa danh hiện nay đã thay đổi tên thì giáo viên phải nói rõ nay thuộc tỉnh nào? Địa phương nào? … c) Dạng bản đồ trình bày trận đánh, chiến dịch… Đây là loại bản đồ phản ánh sự kiện lịch sử cơ bản về diễn biến các trận đánh, các chiến dịch. Ví dụ: Bản đồ chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, Bản đồ chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950, Bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Bản đồ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 Dạng bản đồ này dễ gây hứng thú, lôi cuốn học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp khai thác tốt thì có thể giúp học sinh nắm bắt, hiểu sâu, nhớ kỹ các kiến thức đã được tiếp thu ngay ở trên lớp. Do đó, trước tiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc được các ký hiệu ở phần chú giải trên bản đồ để tiện theo dõi bài giảng của giáo viên, đồng thời giáo viên phải vừa tường thuật vừa hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức trên bản đồ bằng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Giáo viên phải sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, kết hợp tranh ảnh lịch sử để 4 tường thuật, tái hiện lại diễn biến trận đánh, chiến dịch một cách sinh động, hấp dẫn. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh tường thuật kết hợp với chỉ bản đồ chính xác. Đối với học sinh lớp 9 loại bản đồ này có tác dụng khắc sâu các kiến thức cơ bản, phát triển tư duy, trau dồi, rèn luyện kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, nhận xét … Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác và vận dụng kiến thức từ bản đồ. d) Dạng bản đồ, lược đồ trống. Đây là dạng bản đồ mà trên đó không thể hiện đầy đủ các nội dung được phản ánh mà chỉ có vài kí hiệu cơ bản, vài địa danh làm nền có tác dụng định hướng cho nội dung Lịch sử mà giáo viên sẽ đưa vào quá trình khai thác trong bài giảng. Ví dụ: Bản đồ trống: Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông - Xuân 1953 - 1954 hay bản đồ trống Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ (1954)… do Công ti Bản đồ và tranh ảnh, sách giáo khoa - Nhà xuất bản giáo dục cung cấp. Khi dùng dạng bản đồ này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, chuẩn bị trước bản đồ, nếu không có bản đồ in thì phải vẽ, nghiên cứu kỹ nội dung, chuẩn bị trước các kí hiệu để có thể sử dụng các kí hiệu này trong khi trình bày diễn biến lịch sử một cách hiệu quả nhất. Nếu dạy theo phương pháp trình chiếu thì cần lấy được bản đồ, tạo sẵn hiệu ứng cho các ký hiệu theo thứ tự sẽ sử dụng trong bài giảng và thử máy trước. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vẽ sẵn bản đồ trống hoặc phôtô lược đồ trống đóng lại từng tập để thực hành trên lớp và ở nhà. Khi sử dụng loại bản đồ này, giảng bài đến đâu giáo viên gắn các kí hiệu lên bản đồ đến đó, làm cho các nội dung kiến thức, các sự kiện lịch sử được tái hiện một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, gây hứng thú học tập làm cho các em dễ nhớ, khắc sâu kiến thức. Mặt khác, bản đồ trống có tác dụng trong việc kiểm tra nhận thức, góp phần phát triển năng lực tư duy và kỹ năng thực hành cho học sinh. 2. Tranh ảnh lịch sử, bảng biểu: Khi thực hiện phương pháp dạy học cũ thì việc sử dụng đồ dùng trực quan trong đó có tranh ảnh lịch sử, bảng biểu chỉ mang tính minh họa. Giáo viên dựa vào đồ dùng trực quan này để trình bày kiến thức. Khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì các đồ dùng trực quan này được sử dụng như một nguồn kiến thức. Giáo viên nêu vấn đề, gợi mở, học sinh sử dụng đồ dùng trực quan (quan sát, khai thác kiến thức) và tự rút ra nhận xét. 5 Giáo viên có thể: - Sử dụng tranh ảnh, bảng biểu… để tạo hình ảnh một sự vật, hiện tượng lịch sử cụ thể. - Sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng về không gian diễn ra các sự kiện lịch sử. - Dùng tranh ảnh để minh họa khi trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử. - Dùng bảng niên biểu để tạo biểu tượng về thời gian. - Dùng tranh ảnh, bảng biểu so sánh để tạo biểu tượng về sự phát triển … Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh lịch sử, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng: - Quan sát, nhận xét. - Mô tả, tường thuật. - Phân tích, nhận định, đánh giá. Để việc khai thác tranh ảnh, bảng biểu một cách hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểu dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên thì cần chú ý một số bước sau: Bước 1: cho học sinh quan sát tranh ảnh, bảng biểu để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh, bảng biểu cần khai thác. Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểu. Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh, bảng biểu sau khi đã khai thác kết hợp với gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung bài học. Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh, bảng biểu cho học sinh. Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh, bảng biểu, nội dung tranh ảnh, bảng biểu trong bài học. 3. Minh họa: 3.1: Sử dụng bản đồ kết hợp với tranh ảnh khi dạy tiết 35 bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)”. - Giáo viên chuẩn bị lược đồ trống treo tường “Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954” và “Chiến dịch Điện Biên Phủ” cùng với các ký hiệu bằng giấy màu để 6 dán khi khai thác bản đồ (hoặc chuẩn bị các lược đồ trống này cùng với các hiệu ứng nếu dạy bằng phương pháp trình chiếu). Các bản đồ này được dùng để dạy trong mục 1 và mục 2 Phần II - Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. * Phương pháp sử dụng: - Ở mục 1: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Sau khi ghi mục bài lên bảng, giáo viên treo bản đồ trống “ Chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954” rồi giới thiệu khái quát bản đồ, nói rõ về các ký hiệu sẽ sử dụng, hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ kết hợp với H53 - Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông - Xuân 1953 - 1954 (SGK) và gợi mở bằng một số câu hỏi cho học sinh thảo luận. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được kế hoạch Na-va của địch, tình thế sa lầy, bị động và lệ thuộc chặt chẽ của thực dân Pháp vào Mỹ vì vậy chúng đề ra “Kế hoạch Na-va” nhằm chuyển bại thành thắng với mấu chốt là tăng quân số và tập trung quân xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh (Đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ với 44 tiểu đoàn trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), để giành lại quyền chủ động trên chiến trường trên cơ sở đó sẽ thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định “kết thúc chiến tranh”. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng bút khoanh vùng ở Đồng Bằng Bắc bộ (hoặc tạo hiệu ứng vùng này nếu dạy trình chiếu). Sau khi học sinh nắm được kế hoạch Na-va của địch, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chủ trương đối phó của ta kết hợp với khai thác hình 52(SGK). 7 Hình 52. Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông-Xuân 1953-1954. Hỏi: Ta có chủ trương đối phó với kế hoạch Na-va như thế nào? Học sinh: Dựa vào SGK trả lời: Để đập tan kế hoạch Na-va ngay từ đầu ta đã chủ trương đánh địch vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó, tạo điều kiện cho ta tranh thủ tiêu diệt thật nhiều sinh lực của chúng… Hỏi: Ta chọn các hướng tiến công Đông Xuân 1953-1954 như thế nào? Học sinh: trả lời. Giáo viên vừa kết hợp trình bày vừa đính kí hiệu mũi tên bằng giấy màu cắt sẵn vào các điểm tiến công của ta trên bản đồ, dùng bút màu ghi tên các địa danh nơi địch lần lượt đổ quân xuống, nếu dạy trình chiếu thì phần này giáo viên tạo sẵn các hiệu ứng theo thứ tự các mũi tên và địa danh như trong quá trình trình bày (theo như nội dung SGK phần từ “thực hiện phương châm chiến lược … đến đẩy mạnh hoạt động đánh địch”). Giáo viên tạo hiệu ứng các số 1,2,3,4,5 để cho học sinh tự cầm con chuột điều khiển cho hiện 5 vị trí đóng quân này của địch ở trên bản đồ đang được trình chiếu hoặc tự cắt sẵn các chữ số này rồi yêu cầu học sinh lên bảng dán vào vị trí tập trung quân của địch theo thứ tự diễn biến trên chiến trường mà các em vừa được tiếp thu. Những nơi học sinh gắn với các số 1,2,3,4,5 sẽ là các vị trí địa danh nơi địch tập trung và đổ quân xuống lần lượt là: 1. Đồng Bằng Bắc Bộ, 2. Điện Biên Phủ, 3. Xê-Nô, 4. Luông Pha Băng, 5. Plâycu. GV: Dùng hình ảnh bàn tay: Thực dân Pháp muốn nắm lại để tạo thành nắm đấm mà tiêu diệt chúng ta còn chúng ta khôn khéo buộc chúng phải phân tán (xòe 5 ngón tay) tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu diệt chúng. Hỏi: Các cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 có ý nghĩa như thế nào? 8 Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung kết luận: Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp - Mỹ, làm cho quân chủ lực của chúng không thể tập trung được mà phải bị động phân tán và bị giam chân ở miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta tiêu diệt. Giáo viên dựa vào bản đồ nhấn mạnh thêm việc Pháp đổ quân xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ rồi chuyển sang mục 2 - Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954). Giáo viên treo bản đồ trống “Chiến dich Điện Biên Phủ”. Bản đồ chiến dịch Điện Biên phủ(1954) Hỏi: Pháp-Mỹ đã làm gì để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương? Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung, vừa trình bày vừa dán các mảnh giấy viết sẵn tên các phân khu, cứ điểm vào bản đồ (hoặc lần lượt bấm con chuột cho hiện các phân khu này lên màn hình máy chiếu sau khi đã tạo sẵn hiệu ứng). Giáo viên nhấn mạnh lực lượng, vũ khí, cách xây dựng bố phòng của địch (tham khảo Tư liệu Lịch sử 9 phần Thực dân Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện 9 Biên Phủ hoặc sách hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS trang 177) sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kế hoạch đối phó của ta. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhỏ với câu hỏi: Tại sao ta đánh Điện Biên Phủ? Đại diện một nhóm học sinh trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét bổ sung thêm và rút ra kiến thức cơ bản. GV cho HS quan sát một số tranh ảnh phản ánh sự chuẩn bị của ta cho chiến dịch này. Hỏi : Ta đã làm gì để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ ? Học sinh trả lời, giáo viên kể chuyện về tấm gương dũng cảm như Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo…và minh họa đoạn thơ trích từ bài “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” của Tố Hữu nhằm dựng lại không khí khẩn trương, hào hùng để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ của quân ta. Giáo viên trình bày thêm về sự thay đổi chiến thuật của ta từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang "đánh chắc, tiến chắc, chắc thắng”. Giáo viên trình chiếu bản đồ rồi tường thuật 10 [...]... hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là hướng dẫn soạn giáo án điện tử và ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào công tác dạy học - Cung cấp đầy đủ thiết bị đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo môn lịch sử, tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS - Giáo viên và học sinh phải... trong cả nước 4 Bài học kinh nghiệm: Đồ dùng trực quan là phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là phương pháp day học lấy người học làm trung tâm 18 Đồ dùng trực quan được sử dụng có hiệu quả sẽ giúp học sinh hứng thú học tập hơn đặc biệt các em có thể nhớ kỹ, hiểu sâu và vận dụng được các kiến thức đã được khai thác từ đồ dùng trực quan vào thực tiễn... giảng dạy Lịch sử lớp 9 ở trường THCS 3 III Phương pháp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử lớp 9 3 1) Bản đồ: 3 a) Dạng bản đồ xác định vị trí quốc gia, khu vực 4 b) Dạng bản đồ xác định địa điểm, địa danh lịch sử 4 c) Dạng bản đồ trình bày trận đánh, chiến dịch… 4 d) Dạng bản đồ, lược đồ trống 5 2 Tranh ảnh lịch sử, bảng biểu: 5 3 Minh họa: 6 3.1: Sử dụng bản đồ kết hợp với... nhận thấy đồ dùng trực quan là phương tiện dạy học không thể thiếu trong dạy học Lịch sử Quá trình thể nghiệm các tiết dạy theo hướng tích cực như trên với những nỗ lực khai thác đồ dùng dạy học một cách khoa học đã đem lại hiệu quả dạy học cao Việc sử dụng tốt các đồ dùng trực quan đã giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kỹ kiến thức và say mê, hứng thú hơn trong học tập môn Lịch sử Điều đó đã được chứng minh... 6.830 9- 193 0 80 13 6 87 93 65 211.400 17 10- 193 0 52 1 53 53 36 21 .93 0 11- 193 0 32 12 44 44 30 22.735 12- 193 0 47 16 4 59 63 35 31.757 1- 193 1 21 10 2 29 31 12 20.750 2- 193 1 18 16 34 34 6 4.550 3- 193 1 22 17 39 39 10 6.300 4- 193 1 91 24 1 114 115 48 47.350 5- 193 1 60 43 1 102 103 32 21.130 6- 193 1 20 17 37 37 7 3.100 7- 193 1 16 17 33 33 7 5.460 8- 193 1 8 16 24 24 4 360 9- 193 1 2 9 11 11 1 400 10- 193 1 1 1 1 11- 193 1... tượng học sinh lớp 9, khi áp dụng cần lưu ý những điểm sau: + Thời gian thực hiện tùy thuộc vào thời lượng và đối tượng học sinh ở vùng miền để giáo viên lưu ý áp dụng + Đây chỉ là những sáng kiến đối với học sinh lớp 9 và cũng có thể áp dụng cho đối tượng học sinh ở các lớp khác PHẦN III: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 1) Kết luận Sau mười năm giảng dạy môn Lịch Sử lớp 9, bản thân tôi nhận thấy đồ dùng trực quan. .. 2010 - 2011 Số lượng % Số lượng % HS rất hứng thú học Lịch sử 15 39, 5 30 78 ,9 HS chưa hứng thú học Lịch sử 23 60,5 8 21,1 - Sử dụng phương pháp này cũng rất có hiệu quả đối với việc ôn luyện cho đội tuyển thi học sinh giỏi Khi tôi sử dụng trong việc ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi đã đạt được kết quả khả quan Năm học: 2010 - 2011 có 3 em học sinh đạt giải huyện, năm học 2011 - 2012 có 4 em học sinh đạt... sau: 19 - Khảo sát chất lượng đại trà: Tại lớp 9A số lượng 38 em (Năm học 2010 - 2011) Loại Đầu năm 2010 - 2011 Cuối kỳ I: 2010 - 2011 Cuối kỳ II: 2010 - 2011 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giỏi 1 2,6 2 5,3 3 7 ,9 Khá 5 13,2 8 21,1 10 26,3 Trung bình 22 57 ,9 20 52,5 19 50,0 Yếu 10 26,3 8 21,1 6 15,8 - Khảo sát hứng thú học tập bộ môn Lịch sử tại lớp 9A: 38 em(Năm học 2010-2011) Mức độ HS hứng thú học. .. và sử dụng đồ dùng dạy học, xem đây là một công việc thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông Điền Trung, ngày 10 tháng 05 năm 2012 Người thực hiện: Quách Văn Long 20 Mục lục Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I Lời mở đầu: 1 II Mục đích nghiên cứu: 2 III Thời gian nghiên cứu: 2 PHẦN II: NỘI DUNG 2 I Thực trạng: 2 II Các loại đồ dùng trực quan thường dùng trong giảng dạy Lịch. .. chuẩn bị, sử dụng đồ dùng trực quan đòi hỏi cả ở giáo viên và học sinh sự say mê trong công việc Vì vây, giáo viên sẽ có sự đầu tư trong chuyên môn tốt hơn còn học sinh sẽ có hứng thú hơn khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị đồ dùng học tập cũng như khai thác kiến thức từ các loại đồ dùng này Bên cạnh việc sử dụng các đồ dùng trực quan do Bộ giáo dục và đào tạo cung cấp, các giáo viên cũng cần phải ứng dụng . giảng dạy tôi đã chọn đề tài: Phương pháp sử dụng, khai thác bản đồ, tranh ảnh … nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử lớp 9 ”. II. Các loại đồ dùng trực quan thường dùng trong. thiết bị đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo môn lịch sử, tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS. - Giáo viên và học sinh. trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là phương pháp day học lấy người học làm trung tâm. 18 Đồ dùng trực quan được sử dụng có hiệu quả sẽ giúp học sinh hứng thú học tập hơn đặc

Ngày đăng: 12/08/2014, 18:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan