Đề cương ôn thi môn kinh tế bảo hiểm

24 5.3K 18
Đề cương ôn thi môn kinh tế bảo hiểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn thi môn kinh tế bảo hiểm, tập hợp câu hỏi đáp án thi môn học kinh tế bảo hiểm. Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo hiểm với tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế và ngược lại? Khi nền kinh tế xã hội phát triển, thúc đẩy điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh bảo hiểm cũng thuận lợi. Đồng thời, khi đó nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng như về nhu cầu bảo hiểm trong cuộc sống tăng lên, người dân có ý thức tự giác, tự nguyện trong tham gia bảo hiểm, khiến số lượng người tham gia bảo hiểm tăng, thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm.

Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo hiểm với tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế và ngược lại? - Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, thúc đẩy điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh bảo hiểm cũng thuận lợi. Đồng thời, khi đó nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng như về nhu cầu bảo hiểm trong cuộc sống tăng lên, người dân có ý thức tự giác, tự nguyện trong tham gia bảo hiểm, khiến số lượng người tham gia bảo hiểm tăng, thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm. - Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư. Bởi, khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm, nếu bị tổn thất, các cơ quan hay doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống, làm cho sản xuất kinh doanh phát triển bình thường. Không có sự bảo đảm của bảo hiểm thì không 1 nhà đầu tư nào, đặc biệt là các ngân hàng liên quan sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án, bởi không 1 ai dám chắc rằng sẽ không có bất kỳ 1 sự cố hay rủi ro nào xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án. Vì vậy, Bảo hiểm là 1 hoạt động kích thích đầu tư. - Bảo hiểm là 1 trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho thấy, sẽ hình thành 1 khoản tiền lớn và cần có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Khoảng thời gian từ thời điểm tham gia bảo hiểm cho đến thời điểm rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm xảy ra, có trách nhiệm bồi thường, chi trả của cơ quan bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm thường có sự chênh lệch, xuất hiện 1 số tiền nhàn rỗi nhất định, có thể đem đầu tư để thu lãi vào các dự án kinh tế - xã hội. - Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước. Khi người dân tham gia bảo hiểm, nếu họ gặp phải các rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm xảy ra thì đã có cơ quan bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả, bồi thường cho các thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm phải chịu. Khi đó, ngân sách Nhà nước sẽ không phải chi trợ cấp cho những người này khi họ gặp phải các rủi ro (trừ các tổn thất mang tính xã hội rộng, như lũ lụt). Ngoài ra, việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại có trách nhiệm đóng góp các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, làm tăng ngân sách Nhà nước. Đồng thời, mối quan hệ quốc tế giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được mở rộng thông qua hoạt động tái bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm, phát triển mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. - Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống an toàn hơn, xã hội trật tự hơn. Bởi trong quá trình tham gia bảo hiểm, các cơ quan bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất xảy ra, thống qua các biện pháp, như: hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, vệ sinh, an toàn lao động; xây dựng các biển báo; tư vấn hỗ trợ tài chính; … - Các loại hình bảo hiểm phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tạo thêm nếp sống tiết kiệm. Mỗi người dân khi tham gia bảo hiểm đã thực hiện tiết kiệm bởi, hàng tháng, họ trích ra 1 khoản tiền nhỏ trong thu nhập của mình đóng góp vào quỹ bảo hiểm mà mình tham gia(phí bảo hiểm) để đến khi họ gặp các rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm và có tổn thất thì họ sẽ được cơ quan bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho những tổn thất mà họ chịu. Với việc phát triển loại hình doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp. - Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội. Mọi tổn thất mà người tham gia bảo hiểm khi gặp phải rủi ro hay các sự kiện bả hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả bồi thường chỉ với mức phí khiêm tốn mà người tham gia phải đóng góp. Điều đó chính là chỗ dựa cho mọi người tham gia bảo hiểm có thể yên tâm lao động, sản xuất và tương lai của mình luôn có sự bảo đảm an toàn bởi bảo hiểm. Câu 2: Hãy so sánh BHTM với BHXH? Quỹ BHTM vs Quĩ BHXH và vai trò của hai loại hình BH này ở Việt Nam? So sánh BHXH vs BHCN trong BHTM. So sánh BHXH vs BHCN trong BHTM. a, giống nhau: - BHXH và BHCN nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm và gia đình họ trong xã hội trước những rủi ro tai nạn bất ngờ gây mất hoặc giảm thu nhập. - Người tham gia bảo hiểm của cả 2 loại hình này đều phải đóng một khoản tiền nhất định vào một quỹ tài chính gọi là quỹ bảo hiểm. quỹ này được sử dụng vào mục đích chính là chi trả trợ cấp và dự phòng - cả hai loại hình bảo hiểm này đều góp phần ổn định đời sống của nhân dân, là chỗ dựa tinh thần cho người được bảo hiểm. - đều góp phần ổn định tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao động. b. Khác nhau: Chỉ tiêu BHXH BHCN 1. đối tượng tham gia 2. phạm vi bảo hiểm: 3. quỹ bảo hiểm 4. Phí bảo hiểm 5. số tiền chi trả 6. thời hạn bảo hiểm và hình thức bảo hiểm - là người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động vô thời hạn - là thu nhập của người lao động, chỉ khi thu nhập của người lao động bị giảm hoặc bị mất mà nguyên nhân do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thì người lao đống sẽ nhận được khoản chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội - là quỹ tiền tệ tập trung ngoài ngân sách nhà nước, được hình thành do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự bảo trợ của nhà nước nếu thâm hụt. - mục đích sử dụng quỹ chủ yếu là: + chi trả trợ cấp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra + chi cho sự nghiệp quản lý BHXH - được tính bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định của quỹ tiền lương, tiền công của doanh nghiệp nên người tham gia muốn lựa chọn mức cao hơn cũng ko có. - thường nộp định kì hàng tháng - thường thấp, khôg đủ trang trải rủi ro trong thời gian dài - hình thức chủ yếu là bắt buộc - thời hạnh bảo hiểm thường dài, trong suốt cuộc đời làm việc của người lao động - mọi thành viên trong xã hội. Tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia bảo hiểm - được hình thành chủ yếu từ sự đóng phí bảo hiểm của đối tượng tham gia nên còn được bổ sung bằng khoản đầu tư quỹ nhàn rỗi. Mục đích sử dụng chủ yếu: + Bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra + Dự trữ dự phòng + Đề phòng hạn chế tổn thất + Nộp ngân sách Nhà nước + Chi quản lý Quỹ được quản lý theo cơ chế hạch toán thu chi có lãi - được xác định bằng một số tuyệt đối , xác định dựa vào nhu cầu và khả năng tài chính của từng người tham gia. - thường nộp định kì hàng quý, sáu tháng hoặc hàng năm…. - cao hơn do người tham gia có quyền lựa chọn mức đóng cao hơn - chủ yếu là tự nguyện Có thể ngắn hoặc dài tùy loại hình bảo hiểm ngắn hạn hay dài hạn So sánh BHTM vs BHXH. BHXH BHTM Đăc điểm -Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. -nguồn tài chính có sự hỗ trợ của Nhà nước -mang tính xã hội hóa nhiều, tuy có đầu tư nhưng thực hiện theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả. - vì mục tiêu lợi nhuận - không có sự hỗ trợ của Nhà nước. -quản lý theo cơ chế thị trường để sinh lợi nhuận Đối tượng được bảo hiểm -thu nhập của NLĐ. - tài sản, trách nhiệm dân sự, con người. Đối tượng tham gia -NLĐ và chủ sử dụng lao động. -con người hoặc người có tài sản, thực hiện trách nhiệm dân sự. Đối tượng hưởng -NLĐ và gia đình họ (NLĐ đã tham gia đóng góp BHXH). - Điều kiện ràng buộc về tỷ lệ đóng góp và một số điều kiện hưởng -Người thụ hưởng: chủ tài sản, bên thứ 3 (không tử vong, người được BH, còn tử vong thì người thụ hưởng đích danh). - điều kiện: phí và điều kiện nhất định về tổn thất Hình thức chi trả -chi trả bằng tiền hoặc hiện vật - chủ yếu bằng tiền, có cả hiện vật nhưng ít ( trường hợp bảo hiểm vật chất xe cơ giới đối với bộ phận) Tái BH -không phổ biến -Phổ biến, không thể thiểu Phạm vi hoạt động -Phạm vi quốc gia -Phạm vi quốc gia, quốc tế (trong trường hợp tái bảo hiểm) nhưng có ràng buộc hợp đồng. Phạm vi bảo vệ NLĐ và gia đình họ (NLĐ đã đóng BHXH, gặp rủi ro hoặc sự kiện BH), bao gồm tự nguyện và bắt buộc Người được bảo hiểm với phạm vi được bảo vệ. (hẹp hơn). Quỹ hay nguồn tài chính Đóng góp của người tham gia (NLĐ và NSDLĐ), hỗ trợ từ Nhà nước, nguồn thu khác như: đầu tư sinh lợi, viện trợ, tài trợ… -nguyên tắc quản lý quỹ: “cân bằng thu-chi”. -Từ người tham gia BH, không có sự bảo trợ của Nhà nước. -Nguyên tắc quản lý quỹ: hạch toán kinh doanh thu lãi Vai trò của hai loại hình BH này ở Việt Nam: Đối với nền kinh tế: Hai loại hình BH này đã thực sự góp phần giúp cho người lao động, người dân VNvà NSNN ổn định được tài chính. Đối với NLĐ có thể đảm bảo được thu nhập của mình cũng như đảm bảo được các khoản chi phí mặc định trong tương lai. Đối vs đất nước có thể đảm bảo được cho các dự án đầu tư lớn. VÌ: BH là hoạt động kích thích đầu tư, là một trong những kênh huy động vốn rất hiệu quả và thường có những quĩ BH nhàn rỗi rất lớn có thể góp phần đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. BH còn góp phần tăng thu cho NSNN, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước vì: BHXH thì góp phần giảm nhẹ gánh nặng đề lên NSNN. Các DNBH thì sẽ trợ cấp và hoặc bồi thường cho người TGBH khi họ gặp rủi ro hay SKBH nên NN không phải chi NS+ thuế thu từ các DN BH lại làm tăng thêm NSNN. Các DN BH còn hợp tác vs quốc tế, các DN BH nước ngoài khác… Đối với xã hội: - BH góp phần ngăn ngừa đề phòng và hạn chế tổn thất giúp cho xã hội an toàn và trật tự hơn. - BH giúp cho môi trường lao động tại VN an toàn và giảm bớt tai nạn hơn. - Các DN BH thì góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho NLĐ, tạo ra văn hóa tiết kiệm cho toàn XH. - BH giờ đây đã là chỗ dựa tinh thần cho NLĐ, và nhiều tổ chức DN, kinh tế XH ở Việt Nam. Câu 3: Hãy so sánh bảo hiểm tài sản với bảo hiểm TNDS và bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại? Tiêu thức Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo hiểm con người 1.Đối tượng BH Tất cả các laọi tài sản của cá nhân, tổ chức, DN trong nền kinh tế. Nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường bằng tiền của người được bảo hiểm cho người thứ 3 theo quy định của pháp luật.( mang tính khái quát và trừu tượng) Tính mạng, tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của con người. 2.Hình thức triển khai BH Chủ yếu là tự nguyện Chủ yếu là bắt buộc Chủ yếu là tự nguyện 3.Giá trị BH Giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm tham gia BH. • Mua mới : Gb=Gbđ • đã qua sd : Gb=Gbđ-KH Ko xác định Ko xác định 4.Số tiền BH Cách xđ Sb căn cứ trên Gb : Sb<Gb : BH dưới giá trị Sb=Gb : BH ngang giá trị Sb>Gb : BH trên giá trị Cách xác định Sb : Căn cứ theo quy định của pháp luật Căn cứ theo thảo thuận của 2 bên Cách xđ Sb : Như BH TNDs 5.nguyên tắc bồi thường Áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại : khi có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi Bh, DNBH chi trả bồi thường theo hợp đồng đã kí kết với Sbt<= giá trị thiệt hại. Giá trị thiệt hại thực tế ko đc bồi thường =(giá trị thiệt hại thực tế -Sbt)>=0 Chủ yếu áp dụng nguyên tắc khoán : số tiền chi trả của DNBH khi sự kiện BH xảy ra xđ cụ thể tai thời điểm kí kết hợp đồng. 1 số trường hợp đặc biệt vẫn áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại. VD : BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật… 6.Nguyên tắc thế quyền hợp pháp Khi rủi ro xảy ra thuộc phạm vi BH, DNBH chi trả bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chủ tài sản sau đó thế quyền chủ tài sản đi đòi người thứ 3 phần thiệt hại do lỗi của người thứ 3 gậy nên. Có áp dụng Không áp dụng : khi xuất hiện người thứ 3 có lỗi, người thụ hưởng quyền lợi BH và gia đình nạn nhân đc nhận đầy đủ số tiền chi trả từ DNBH và người thứ 3. 7.BH trùng Không áp dụng nhưng trên thực tế vẫn có thể xảy ra do Vô ý của KH Cố ý để trục lợi Có áp dụng : 1 người đc BH có thể đc BH tại 2 hay nhiều HĐBH với 1 hay nhiều DNBH. Sbt của mỗi HĐ=giá trị thiệt hại thực tế*Sbcủa mỗi HĐ / tổng Sb của tất cả HĐ Câu 4: Các cá nhân trong xã hội có thể tham gia những nghiệp vụ bảo hiểm thương mại nào? 1. Bảo hiểm nhân thọ : Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh - CMG - nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life. Đến nay khối DN bảo hiểm nhân thọ đã có 11 DN, tuy nhiên chỉ có 1 DN Việt Nam là Bảo Việt và 1 DN liên doanh Vietcombank - Cardiff đi vào hoạt động trong năm 2009 nên chưa có thị phần. Thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các DN bảo hiểm nước ngoài. Khi Liên doanh Bảo Minh - CMG được bán lại toàn bộ cho hãng bảo hiểm nhân thọ lớn của Nhật Bản là Dai-ichi Life vào năm 2007, thì thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam chỉ còn lại Bảo Việt Nhân thọ là DN bảo hiểm nhân thọ trong nước với 32% thị phần (số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam quý III/2009). Hơn 2/3 thị trường bảo hiểm nhân thọ đang trong vòng "kiểm soát" của 9 DN bảo hiểm nước ngoài. Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ chủ yếu ở Việt Nam hiện nay gồm: - Bảo hiểm sinh kì - Bảo hiểm tử kì - Bảo hiểm hỗn hợp 2. BHCN phi NT: Tính đến nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 28 doanh nghiệp bảo hiểm con người phi nhân thọ, kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ chủ yếu là : - Bảo hiểm học sinh - Bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên - Bảo hiểm tai nạn con người(bảo hiểm tai nạn kết hợp nằm viện) - Bảo hiểm tai nạn hành khách - Bảo hiểm khách du lịch - Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe - Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật - Bảo hiểm sinh mạng cá nhân - Bảo hiểm cho người sử dụng điện - Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe người đình sản. Câu 5: Nguyên tắc “bồi thường thiệt hại” và nguyên tắc “khoán”trong bảo hiểm thương mại? Điều kiện kinh tế-xã hội để Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong BHTM: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm. Nguyên tắc này áp dụng trong BHTS và BHTNDS, còn trong BHCN chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt như trợ cấp nằm viện phẫu thuật. Ví dụ: một chủ xe máy tham gia bảo hiểm cho toàn bộ chiếc xe của mình trị giá 20 triệu đồng. Trong một tai nạn, xe bị hư hỏng giá trị thiệt hại là 8 triệu đồng, số tiền bồi thường mà chủ xe nhận được trong bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ là 8 triệu đồng. Nguyên tắc khoán: Nếu như trong bảo hiểm thiệt hại, việc thanh toán bồi thường bảo hiểm dựa vào nguyên tắc bồi thường thì trong BHCN nguyên tắc chi phối việc giải quyết thanh toán tiền bảo hiểm là “nguyên tắc khoán”. Khi có sự kiện được bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp BH sẽ thực hiện chi trả một khoản tiền dựa vào số tiền bảo hiểm đã được thỏa thuận lựa chọn khi ký kết hợp đồng bảo hiểm chứ không dựa vào thiệt hại thực tế. Việc chi trả trong BHCN chỉ mang tính trợ giúp về tài chính cho người được bảo hiểm và thân nhân hoặc hoàn lại khoản tiền tích lũy được của người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Điều này là vì tính mạng và tình trạng sức khỏe của con người là vô giá nên không thể xác định bằng một khoản tiền nào đấy. Ví dụ: Anh A tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với thời hạn 5 năm, với số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận khi ký hợp đồng là 100 triệu đồng. Trong thời gian 5 năm đó, sau khi anh ta đã nộp phí BH mà không may anh ta gặp phải tai nạn và chết thì DNBH có tránh nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng cho người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định. Điều kiện KT-XH ra đời và phát triển của BHNT: - Ở các nc kinh tế pt , BHNT đã ra đời và pt hàng trăm năm nay. Ngược lại một số quốc gia trên thế giới vẫn chưa triển khai BHNT. Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và pt là đk kinh tế xã hội pt. + Đk kinh tế như: tốc độ tăng GDP, tốc độ sp thu nhập quốc nội tính bình quân 1 ng dân, mức thu nhập dân cư; tỷ lệ lạm phát tỷ giá hối đoái + Đk xã hội: đk về dân số, Tuổi thọ bq ng dân, Trình độ học vấn, Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Ngoài ra môi trường pháp lý cũng là yếu tố ảnh hưởng ko nhỏ đến sự ra đời và pt của BHNT. Câu 6: Các nguyên tắc hoạt động của BHTM: - Số đông bù số ít: Hoạt động BHTM là 1 hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH nhận 1 khoản tiền gọi là phí BH để rồi có khả năng phải trả 1 khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi có sự kiện BH xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí mà các DNBH nhận được. Để làm được điều này, hoạt động BHTM phải dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ nghiệp vụ BHTM nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với 1 hoặc 1 số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia BH, DNBH đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn. - Rủi ro có thể được BH: Hoạt động BHTM cung cấp các dịch vụ BH cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, DNBH đều chấp nhận các yêu cầu bảo đảm như: tổn thất gây ra do sự cố ý của người được BH, tổn thất do xe được sử dụng trong tình trạng không an toàn về kỹ thuật hay không được phép lưu hành. + Theo nguyên tắc này, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối BH: hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử… Những rủi ro có thể được BH phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. Với rủi ro bị chết là rủi ro chắc chắn xảy ra thì yếu tố ngẫu nhiên được xem xét để BH là thời điểm bị chết. + Nguyên nhân gây rủi ro có thể được BH phải là nguyên nhân khách quan, không cố ý. + Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn BH luôn có các rủi ro loại trừ thuộc vào từng nghiệp vụ BH khác nhau. Đối với các rủi ro có xác suất xảy ra khác nhau thì có những mức phí khác nhau. + Nguyên tắc này giúp cho DNBH: Không phải bồi thường cho những tổn thất thấy trước mà với nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ phá sản. Dự tính được các mức phí chính xác. Từ đó đảm bảo được quyền lợi cho các DN và cả người tham gia BH. - Phân tán rủi ro Là người nhận các rủi ro chuyển giao từ người tham gia BH, nhà BH lúc này sẽ là người phải đối mặt với những tổn thất có thể rất lớn nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù quỹ BH là 1 quỹ tài chính lớn, được lập bởi sự đóng góp của nhiều người nên các DNBH có khả năng thực hiện nghiệp vụ chi trả BH. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào DNBH cũng luôn đảm bảo dược khả năng này (khi quỹ BH huy động còn chưa nhiều trong khi giá trị BH lại rất lớn…). Vì vậy, các DNBH áp dụng nguyên tắc phân tán rủi ro. Có 2 phương thức phân tán rủi ro: + Đồng BH: nhiều nhà BH cùng nhận BH cho 1 rủi ro lớn. + Tái BH: là phương thức trong đó, 1 nhà BH nhận BH nhận bảo đảm cho 1 rủi ro lớn, sau đó nhượng bớt 1 phần rủi ro cho 1 hoặc nhiều nhà BH khác. - Trung thực tuyệt đối Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi DNBH nghiên cứu để soạn thảo 1 HĐBH đến khi phát hành, khai thác BH và thực hiện giao dịch kinh doanh với khách hàng. + Đòi hỏi DNBH phải có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo HĐ bảo đảm cho quyền lợi của 2 bên. + Người tham gia BH: phải trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia BH để giúp DNBH xác định đúng mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận. Ngoài ra các hành vi gian lận nhằm trục lợi BH khi thông báo, khai báo các thiệt hại để đòi bồi thường (khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế, sửa chữa ngày tháng của HĐBH…) sẽ được xử lý theo pháp luật. - Quyền lợi có thể được BH Yêu cầu người tham gia BH phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng được BH gặp rủi ro: người tham gia BH phải có 1 số quan hệ với đối tượng được BH và được pháp luật công nhận (quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được BH. Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năng BH cho tài sản của người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ 1 đơn BH. Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong mỗi loại hình BHTM sẽ có thêm các nguyên tắc khác phù hợp với đặc điểm của từng loại: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc khoán… -Một số nguyên tắc khác + nguyên tăc bồi thường thiệt hại(trong BH trách nhiệm dân sự) + nguyên tắc khoán(trong baỏ hiểm con người) Câu 7: Bảo hiểm trùng và cách xử lý bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản? Cho ví dụ minh họa? Bảo hiểm trùng: Trong BHTS nếu một đối tượng bảo hiểm đồng thời được đảm bảo bằng nhiều HĐBH cho cùng một rủi ro với những doanh nghiệp BH khác nhau, những HĐBH này có điều kiện BH giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau và tổng STBH từ tất cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm đó thì gọi là bảo hiểm trùng. Trong bảo hiểm tài sản không áp dụng bảo hiểm trùng. Nhưng vẫn có thể xảy ra do cố ý hoặc do vô tình. Cách giải quyết tùy thuộc vào nguyên nhân: Nếu do cố ý để gian lận thì doanh nghiệp BH không chi trả đồng thời hủy bỏ hợp đồng. Nếu do vô tình thì trách nhiệm của mỗi công ty đối với tổn thất sẽ được phân chia theo tỷ lệ trách nhiệm mà họ đảm nhận. Cụ thể: STBT(của hợp đồng BH A) = Giá trị thiệt hai thực tế* STBH(của hợp đồng BH A)/ ∑STBH Trên thực tế một trong số các doanh nghiệp BH đã cấp hợp đồng cho đối tượng được BH trùng này có thể sẽ đứng ra bồi thường theo số thiệt hai thưc tế, sau đó sẽ đòi lại các doanh nghiệp BH khác phần trách nhiệm của họ Câu 8: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? Khi nào trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân, bên tham gia bảo hiểm chỉ có 1 người, cho ví dụ minh hoạ? Nội dung cơ bản của hợp đồng BH. Một hợp đồng bảo hiểm bao gồm các nội dung sau: - Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. - Đối tượng bảo hiểm. - Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản. - Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm. - Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. - Thời hạn bảo hiểm. - Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm. - Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường. - Các quy định giải quyết tranh chấp. - Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. - Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận. Bên tham gia bảo hiểm bao gồm: - Người tham gia bảo hiểm, là người ký kết hợp đồng bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm. - Người được bảo hiểm, là người có tính mạng, tình trạng sức khỏe, tài sản có khả năng bị rủi ro, đe dọa hoặc có phần trách nhiệm dân sự có thể phát sinh bằng hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. - Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, là người được hưởng quyền lợi khi mà rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra có gây nên tổn thất. Ví dụ khi bên tham gia BHX chỉ có 1 người: : ông A mua bảo hiểm tai nạn 24/24h tại công ty bảo hiểm Bảo Việt trong năm 2010. Khi đó, người tham gia bảo hiểm là ông A, người trực tiếp ký hợp đồng và nộp phí bảo hiểm. Người được bảo hiểm là ông A và người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm khi ông A bị tai nạn trong phạm vi bảo hiểm mà ông A đã ký kết. Câu 9: Thế nào là TTC,TTR, TTTB,TTBP?Hãy phân biệt tổn thất toàn bộ với tổn thất bộ phận ? Tổn thất chung với tổn thất riêng trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển? Tổn thất riêng với tổn thất bộ phận trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển? Cho ví dụ minh họa? 3. Các loại tổn thất trong BHHH XNK vận chuyển bằng đường biển: Tổn thất trong BHHHXNK BĐB là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra. *Căn cứ theo quy mô, mức độ tổn thất gồm: -Tổn thất bộ phận: là Một bộ phận của lô hàng bị hư hỏng, mất mát, phá hủy. Có thể là tỏn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích , phẩm chất, hoặc giá trị. Khi hàng hóa bị tổn thất bộ phận thì tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã mua để xác định được tổn thất bộ phận này có được bồi thường hay không. Tổn thất bộ phận thương tồn tại dưới các dạng sau: +Giảm một phần giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ bị bột ngấm nước, bị nổi mốc và chua phải làm thức ăn gia súc. +Giảm về số lượng như số bao, số kiện bị giao thiếu hay bị nước cuốn trôi. +giảm về thể tích rượu, xăng, dầu đựng trong thùng bị rò rỉ ra ngoài. +Giảm về trọng lượng như gạo hay bột bị rơi vãi do bao bì bị rách, vỡ Hao hụt tự nhiên của hàng hóa ko được coi là tổn thất bộ phận phát sinh trách nhiệm chi trả của DN bảo hiểm. VD: Khi tàu gặp bão thiệt hại về một số loại hàng hóa trên tàu như sau: mất 2 bao xi măng, gạo bị ướt giảm giá trị thương mại 25 %, dầu bị rò rỉ … -Tổn thất toàn bộ: là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng BH bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Có 2 loại TTTB là: +Tổn thất toàn bộ thực tế: Toàn bộ đối tượng được BH theo một HĐBH bị hư hỏng, mất mát, phá hủy khi rủi ro xảy ra ko còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, tước đoạt đi ko lấy lại được nữa. Chỉ có TTTB thực tế trong 4 trường hợp sau: + HH bị hủy hoại hoàn toàn: \ hàng ko còn là vật thể BH: Ví dụ như tàu bị chìm sâu dưới đáy biển cùng với hàng hóa trên tàu và không thể nào thu hồi lại được hoặc ví dụ như tàu và hagnf bị cháy rụi đến mức hoàn toàn không còn gì. \ hàng bị tước đoạt ko lấy lại được: Ví dụ như bột mỳ bị ẩm ướt, nồi mốc hoàn toàn hoặc trả sau khi gặp rủi ro, tuy không mất đi nhưng khi pha xong không thể uống được \ hh trên tàu mà tàu được tuyên bố mất tích: Ví dụ: ví dụ một lô ngô được chở từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường ngô bị ngấm nước và bắt đầu thối, nếu cố mang về Việt Nam thì ngô sẽ thối hết, tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn sẽ xảy ra. +TTTB ước tính: là tổn thất chưa tính tới mức độ tổn thất toàn bộ thực tế nhưng không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế. hoặc Nếu bỏ chi phí ra cứu chữa thì chi phí sẽ > giá trị thực tế. VD: 1 tàu chở sắt thép trên hành trình vận chuyển bị đắm do bão. Nếu tiến hành trục vớt thì chi phí trục vớt có thể lớn hơn giá trị ban đầu của lô hàng. \ Tổn thất toàn bộ ước tính gồm 2 dạng: = Dạng thứ nhất là: Chắc chắn tổn thất toàn bộ thực sự sẽ xảy ra. VD: một lô ngô được chở từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường ngô bị ngấm nước và bắt đầu thối, nếu cố mang về Việt Nam thì ngô sẽ thối hết, tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn sẽ xảy ra. = Dạng thứ 2 là: Xét về tài chính thì coi là tổn thất toàn bộ. • VD: vận chuyển sắt thép từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường tàu hỏng máy buộc phải vào Hồng Kông để sửa chữa. Ðể chữa tàu phải dỡ sắt lên bờ, trong thời gian chữa phải lưu kho lưu bãi sắt thép, khi chữa xong phải tái xếp sắt thép xuống tàu và đưa sắt thép về Việt Nam. Tổng các chi phí phải bỏ ra trong trường hợp này có thể bằng hoặc lớn hơn trị giá bảo hiểm của sắt thép.) *Căn cứ theo quyền lợi được BH: -Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ ảnh hưởng tới một hoặc 1 số quyền lợi được BH trên tàu. (Trên 1 tàu: tổn thất bộ phận hay tổn thất toàn bộ là đứng trên 1 hợp đồng BH riêng rẽ) Tổn thất riêng có thể là tổn thát toàn bộ hoặc có thể là tổn thất bộ phận xét theo từng hợp đồng BH. TTRiêng gồn 2 loại: + Dướii dạng vật chất liên quan tới tài chính hàng hóa bị hư hỏng + Dưới dạng chi phí : chi phí bỏ ra để hạn chế tổi thất riêng hoặc chi phí khôi phục TTR phải xảy ra ngẫu nhiên, bất ngờ mới được xem xét chi trả bồi thường. VD: dọc đường tàu bị sét đánh làm hàng hóa của chủ hàng A bị cháy, tổn thất của hàng A là do thiên tai, chủ hàng A phải tự chịu, hoặc đòi công ty bảo hiểm, không được phan bổ tổn thất cho chủ tàu và các chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng. -Tổn thất chung: là những hi sinh or chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý theo lệnh của người chịu trách nhiệm trên tàu( thuyền trưognr) nhằm cứu tàu và hàng hóa thoát khỏi sự nguy hiểm chung và thực sự ảnh hưởng tới hành trình của tàu. TTC gồm 2 bộ phận: Hi sinh TTC và chi phí TTC VD: .Hi sinh TTC: Tàu gặp bão lớn fải vứt một loại hàng hóa A xuống biển để cứu toàn bộ hành trình, Lượng hang hóa A bị vứt xuống biển là Hi sinh hàng TTC. .Khi tàu gặp bão phải ra vào cảng lánh nạn thì chi phí tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho bãi tại cảng lánh nạn, chi phí tạm sửa chữa hư hại của tàu do hậu quả của bảo là toỏn thất chung. a. Tổn thất chung và tổn thất riêng: • Giống: đều căn cứ theo quyền lợi được bảo hiểm. • Khác: TTR TTC -Phải xr ngẫu nhiên bất ngờ -có thể xra trên biển hoặc bất kỳ địa điểm nào -TTR chỉ ảnh hưởng đến quền lợi cá biệt vì vậy tổn thất riêng của người nào thì người đó chịu, ko có sự đóng góp của các bên như TTC -TTR có thuộc trach nhiệm bồi thưởng của DN BH hay ko tùy vào điều kiện bảo hiểm -cố ý và hợp lý theo lệnh của người có trách nhiệm. - phải ở trên biển -ảnh hưởng tới quyển lợi của tất cả các bên. Có sự đóng góp của các bên -DNBH đều chịu trách nhiệm bồi thường về mứcđóng gopa TTC của chủ hàng. b. Tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ: • Giống: 2 loại tổn thất đều căn cứ trên quy mô và mức độ tổn thất, xét theo từng hợp đồng bảo hiểm. • Khác: TT Bộ phận TT toàn bộ - một phần hàng hoặc hàng được bảo hiểm bị giảm giá trị thực tế. -tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã mua để xác định được tổn thất bộ phận này có được bồi thường hay không. -Số tiền bồi thường thường < Sb. - hàng hóa thực tế tổn thất hoàn toàn, bị tổn thất hoàn toàn và trên thực tế hàng hóa không thể đưa trở lại cho người được bảo hiểm. Hoặc chưa tính tới mức độ tổn thất toàn bộ thực tế nhưng không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế. hoặc Nếu bỏ chi phí ra cứu chữa thì chi phí sẽ > giá trị thực tế. -Được bồi thường với bất cứ điều kiện BH nào. -TH tổn thất toàn bộ thực tế: Số tiền bồi thường = Sb. -TT toàn bộ ước tính chia thành 2 trường hợp: +Nếu chủ hàng tuyển bố bỏ hàng: thì số tiền bồi thường(khách hàng nhận được) = Sb. (lô hàng thuộc về doanh nghiệp BH) +Nếu chủ hàng ko từ bỏ hàng: DNBH giám định chi trả bồi thường theo tỷ lệ tổn thất bộ phận Câu 10: Vì sao phải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ?Các loại rủi ro và các loại tổn thất trong nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển? 1.Vì sao phải BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển? Vận chuyển nói chung và vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển nói riêng ngày càng đống vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Với KT-XH phát triển hội nhập kt toàn cầu, lượng hàng hóa XNK ngày càng tăng về số lượn, đa dạng về chủng loại và giá trị ngày càng lớn. -VC bằng đưong biển ngày càng phát triển rất mạnh mẽ và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế, nó chiếm tới 90%tổng lượng hh XNK của toàn thế giới. +Số lượng hh vc bằng đường biển rất rất lớn, đa dạng và thường có giá trị cao. Với sự phát triển của KHCN ngày nay, tàu chở hàng được thiết kế với khối lượng chuyên chở càng cao. + VC bằng đường biển góp phần phát triển tốt các mqh của đất nước, làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường buôn bán quốc tế. -Tuy nhiên, VC bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro cao. Các RR có thể do ytố ngẫu nhiên, kỹ thuật, xã hội, con người. Khi RR VC xảy ra thì giá trị thiệt hại rất lớn. Vì: - Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đg biển rất lớn, đa dạng. Ngoài ra cùng với sự phát triển của KHCN thì khối lượng hàng hóa tàu có thể chuyên chở được ngày càng cao. Do đó, khi thiệt hại xảy ra thì mức độ thiệt hại sẽ rất lớn. - Công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra rủi ro rất khó khăn. - Khi hàng hóa trên hành trìnhvận chuyển, người chịu trách nhiệm hàng hóa là một người trung gian, trách nhiệm này rất hạn chế. .Việc khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại rất khó khăn. Do trách nhiệm này liên quan đến các điều kiện thương mại quốc tế. Trách nhiệm này phát sinh vào các thời điểm khác nhau. - Ngoài ra, với xu thế phát triển hiện nay, mua BHHH XNK là một tập quán thương mại quốc tế. Nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho các bên. Do đó, Mặc dù không bắt buộc nhưng theo thông lệ quốc tế ngừoi mua và người bán fải mua bảo hiểm cho hh. 2.Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển a.Xét theo nguyên nhân gồm -Thiên tai : VD các rủi ro do bão, lốc, biển động, sét mà con người ko chống lại được - Tai nạn bất ngờ trên biển : Vd các trường hợp tàu bị mắc cạn, đắm, cháy nổ - Do con người : như cướp biển, chiến tranh, trộm cắp, đình công, tịch thu … => từ góc độ khách hàng dễ nhận biết [...]... hỏi công ty bảo hiểm phải biết giá trị vật tư, hàng hóa được bảo hiểm, theo dõi chặt chẽ số vật tư, hàng hóa đó trong suốt thời gian bảo hiểm Những tài sản có giá trị lớn, người bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm vì tính phí phức tạp và khó khăn c P: Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm được xác định theo công thức: P = Sb x R Trong đó, Sb: Số tiền bảo hiểm R: Tỷ lệ phí bảo hiểm P: Phí bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm. .. hàng hóa có mặt trong thời gian bảo hiểm b Sb: Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ Số tiền bảo hiểm còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm Vì thế, việc xác định chính xác số tiền bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cơ sở xác định số tiền bảo hiểm là giá trị bảo hiểm - Đối với các tài sản cố... + Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm biết giá trị của lượng vật tư, hàng hóa tối đa có thể đạt được vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu trước một phần Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thi t hại thực tế nhưng không vượt... bên), người được bảo hiểm thông báo cho công ty bảo hiểm số vật tư, hàng hóa tối đa thực có trong tháng hoặc trong quý trước đó Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở giá trị được thông báo, công ty bảo hiểm tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở số giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì... thì người được bảo hiểm trả nốt cho công ty bảo hiểm số phí còn thi u Trong thời gian bảo hiểm, nếu có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường không vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số tiền bồi thường đã trả Trong trường hợp này, số tiền được bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị... đoạn sau Câu 15: S cần thi t phải bảo hiểm hoả hoạn ? Đối tượng, phạm vi, số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn? Đối tượng và phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm hỏa hoạn? 1 Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội Đối tượng... nhiệm của công ty bảo hiểm Trong bảo hiểm hỏa hoạn, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thi t hại và chi phí sau: - Những thi t hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản - Những chi phí cần thi t và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi hỏa hoạn - Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi hỏa hoạn Trong bảo hiểm hỏa hoạn rủi ro được bảo hiểm bao gồm:... trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thi t hại thực tế nhưng không vượt qua giá trị trung bình đã khai báo Bảo hiểm theo giá trị trung bình đơn giản, dễ theo dõi, đồng thời có lợi về tính phí bảo hiểm Nếu một loại hàng hóa được bảo hiểm mà giá trị ít bị biến động trên... định số tiền bảo hiểm căn cứ vào giá trị bảo hiểm của tài sản - Đối với các tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến động, cho nên số tiền bảo hiểm có thể xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa: + Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm biết giá trị số hàng hóa trung bình có trong kho, cửa hàng Trong thời gian bảo hiểm, giá... cháy thì bảo hiểm hỏa hoạn thực sự là một giá đỡ cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia bảo hiểm Vậy bảo hiểm hỏa hoạn ra đời là cần thi t khách quan Câu 16: Cách xác định Gb, Sb, P trong BH hỏa hoạn? a Gb: Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm trong đơn bảo hiểm hỏa hoạn chính là giá trị của tài sản được bảo hiểm Giá trị này được tính trên cơ sở là giá trị mua mới hoạt giá trị thực tế của tài . sinh - Bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên - Bảo hiểm tai nạn con người(bảo hiểm tai nạn kết hợp nằm viện) - Bảo hiểm tai nạn hành khách - Bảo hiểm khách du lịch - Bảo hiểm tai nạn lái xe,. bản của nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách? Vì sao nghiệp vụ này được thực hiện dưới hình thức bắt buộc? Nội dung cơ bản của NV BH tai nạn hành khách:  Bảo hiểm tai nạn hành khách - mục đích:. sống của bản thân hành khách ko may bị tai nạn và gia đình họ + Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn khắc phục hậu quả tai nạn kịp thời, nhanh chóng + Xét trên

Ngày đăng: 12/08/2014, 16:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan