KIỂM TRA BÀI TẬP HÓA HỌC docx

4 406 0
KIỂM TRA BÀI TẬP HÓA HỌC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương II Kim loại KIỂM TRA BÀI TẬP HÓA HỌC  A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tính chất hóa học của kim loại A. Tác dụng được với axit B. Tác dụng được với phi kim C. Tác dụng được với dung dịc muối D. Tất cả đều đúng Câu 2: Trong các kim loại sau, kim loại nào tác dụng được với nước tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí H 2 A. Na ; K B. Ba ; Ca C. Na ; Cu D. Cu A và B đúng Câu 3: Tính chất vật lí nào của kim loại được ứng dụng làm dây dẫn điện: A. Tính dẫn nhiệt B. Tính dẫn điện C. Tính dẻo D. Tất cả đều sai Câu 4: Kim loại nào tác dụng được với dung dịch axit Clohydric (HCl) trong các dãy kim loại sau: A. Zn ; Ca ; Fe ; Al B. Cu ; Na ; Mg ; Zn C. Ag ; Cu ; Au ; Pt D. Na ; K ; Ba ; Ag Câu 5: Sự sắp xếp nào sau đây không đúng với dãy hoạt động hóa học của kim loại: A. K ; Na ; Mg ; Al ; Fe B. Ca ; Na ; Zn ; Fe C. Ca ; Al ; Fe ; Pb D. K ; Al ; Fe ; Cu Câu 6: Khi cho viên Natri kim loại vào nước thì có hiện tượng: A. Có khí thoát ra B. Viên Na chạy trên măt nước C. Có tiếng nổ D. Tất cả đều đúng Câu 7: Trong các kim loại sau, kim loại nào không tác dụng được với oxi để tạo thành oxit: A. Ca, Zn, Fe. B. K, Ag, Au C. Au, Pt, Ag D. Au, Pt, Al Câu 8: Trong các kim loại sau, kim loại nào không tác dụng được với dung dịch Cu SO 4 giải phóng Cu: A. Cu, Fe, Ca B. Zn, Al, Fe C. K, Na, Ca. D. Ag, Ba, Fe. Câu 9: Vàng được dùng làm đồ trang sức là dựa vào tính chất vật lí: A. Tính dẫn nhiệt B. Tính dẫn điện C. Tính dẻo D. Anh kim Câu 10: Nguyên liệu để sản xuất Gang là: A. Quăng sắt manhetit (Fe 3 O 4 ) B. Quăng hematit (Fe 2 O 3 ) C. Thanh cốc, không khí, CaCO 3 D. Tất cả đều đúng Câu 11: Để phân biệt được dây sắt và dây đồng, ta dùng phương pháp nào sau đây: A. Dùng nam châm B. Cho tác dụng với dd HCl C. Cho tác dụng với dd CuSO 4 D. Tất cả đều đúng Câu 12: Các kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch CuSO 4 sinh ra Cu(OH) 2 : A. Na B. Zn C. Fe D. Al Câu 13: Sản phẩm của phản ứng đốt Fe trong khí Clo là: A. FeCl 2 B. FeCl 3 C. FeCl D. FeCl 4 Câu 14: Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuCl 2 có hiện tượng: A. Dung dịch dần mất màu xanh B. Kim loại màu đỏ bám vào đinh C. Đinh sắt tan dần D. Tất cả đều đúng Câu 15: Hóa trị của Sắt (Fe) trong công thức của oxit sắt từ (Fe 3 O 4 ) là A. II B. III . C. IV D. II và III Câu 16: Kim loại nào sau đây tác dung với nước tạo thành dung dịch làm cho phenolphtalein hóa hồng: A. Ag B. Fe C. Cu D. Na Câu 17: Cho các kim loại sau: Fe ; Zn ; K ; Pb. Sự sắp xếp theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần là: A. Fe ; K ; Zn ; Pb. B. Fe; K ; Pb; Zn. C. Zn ; Fe ; K ; Pb. D. K ; Zn ; Fe ;Pb. Câu 18: Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất: A. Al B. Ag C. Cu D. Fe Câu 19: Wonfam (W) được dùng làm dây tóc bóng đèn nhờ tính chất nào sau đây: A Khả năng dẫn nhiệt tốt B. Khả năng dẫn điện tốt C. Có độ cứng cao, D. Nhiệt độ nóng chảy cao Câu 20: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất: A. Ca B. Fe C. Cr D. Cu Câu 21 : Dung dịch A chứa FeSO 4 có lẫn CuSO 4 . Có thể sử dụng kim loại nào sau đây để loại bỏ CuSO 4 khỏi dung dịch A A. Na B. Fe C. Al D. Cu Câu 22: Một miếng vàng (Au) bị bám bới một ít Sắt (Fe). Dùng chất lỏng nào sau đây để loại bỏ lớp Fe A. H 2 O B. dd HCl C. dd AlCl 3 D. dd FeSO 4 Câu 23: Trong các dãy kim loại sau, dãy kim loại nào đều tác dụng được với dung dịch axit Sunfuric đặc, nóng: A. Au, Mg, Al, Ag B. Fe, Ni, Zn, Cu C. Au, K, Na, Ca D. Au, Zn, Sn, Pb Câu 24: Cho các dung dịch: BaCl 2 ; KOH ; HCl. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt đồng thời 3 dung dịch: A . dd H 2 SO 4 loãng B. dd HCl C .dd Na OH D. Quỳ tím Câu 25: 9: Để phân biệt dd Na 2 SO 4 và dd Na 2 CO 3 có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau: Chương II Kim loại A. Dung dịch BaCl 2 B. Dung dịch AgNO 3 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl Câu 26: Có thể sử dụng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch CuSO 4 có lẫn tạp chất AgNO 3 A. Mg B. Fe C. Ag D. Cu Câu 27: Cho các kim loại : Fe , Cu , Na, Al , Mg tác dụng với dung dịch axit HCl. Kim loại không phản ứng là: A. Na B.Cu C. Al D. Fe Câu 28 : Chọn chất thích hợp (kèm hệ số) điền vào chỗ trống trong PTHH sau: …………… + 3 CO  3 CO 2 + 2 Fe A. 2 FeO B. Fe 3 O 4 C. 2 Fe 2 O 3 D. Fe 2 O 3 Câu 29 : Khi cho Fe tác dụng với dung dịch axit H 2 SO 4 đặc, nóng, sản phẩm thu được là: A. Fe 2 (SO 4 ) 3 B. H 2 C. FeSO 4 D. Tất cả đều đúng Câu 30: Cho PTHH sau: Na 2 O + X  Na 2 SO 4 + H 2 O . X là chất nào trong các chất sau: A. H 2 SO 3 B. H 2 SO 4 C. SO 3 D. SO 2 B. TỰ LUẬN: Câu 1: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: a/ Fe  1 FeCl 2    2 Fe(OH) 2  3 FeO  4  5 Fe(OH) 2  6 FeO  7 Fe  8 Fe(OH) 3  9 Fe 2 O 3  10 Fe b/ Al  1 AlCl 3    2 Al(OH) 3  3 Al 2 O 3  4 Al 2 (SO 4 ) 3  5 Al 2 O 3  6 Al  7 Al 2 O 3  8 AlCl 3  9 Al(NO 3 ) 3 c/ FeS 2  1 Fe 2 O 3    2 Fe 2 (SO 4 ) 3  3 Fe(OH) 3  4 FeCl 3  5 FeCl 2  6 Fe(NO 3 ) 2  7 Fe(OH) 2  8 FeO  9 Fe d/ Zn  1 ZnO  2 ZnCl 2  3 Zn(NO 3 ) 2  4 Zn(OH) 2  5 ZnO  6 Na 2 ZnO 2  7 ZnCO 3  8 KHCO 3  9 CaCO 3  10 CaO Câu 2: Trong các kim loại sau: K; Na; Fe ; Cu ; Zn ; Ag ; Al. Kim loại nào tác dụng đư ợc với các chất sau. Viết PTHH nếu có: a/ Nước b/ Axit H 2 SO 4 loãng c/ Dung dịch kalihydroxit Câu 3: Trong các chất: Cu ; Na ; Al; BaO ; Mg ; Ba(NO 3 ) 2 ; Fe 2 O 3 ; Na 2 O ; Fe; Al 2 O 3 . Chất nào tác dụng được với các chất sau.Viết PTHH nếu có a/ Dung dịch KOH b/ Dung dịch AgNO 3 c/ Dung dịch HCl Câu 4: Từ quăng boxit, pirt, nước biển, không khí hãy viết các PTHH để điều chế các chất sau: AlCl 3 ; FeCl 2 ; Al(OH) 3 ; Na 2 SO 3 ; Al 2 (SO 4 ) 3 ; NaHSO 4 ; NaAlO 2 Câu 5: Nêu cách phân biệt các chất lỏng trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH minh họa: a/ HCl ; AgNO 3 ; H 2 SO 4 ; H 2 O b/ NaOH; Na 2 SO 4 ; Na 2 CO 3 ; BaCl 2 c/ NaCl ; Na 2 S ; NaHCO 3 ; NaNO 3 Câu 6: Nêu cách nhận biết các chất bột màu trắng sau bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH minh họa. a/ Al 2 O 3 ; CaO ; MgO b/ NaOH ; CaCO 3 ; NaCl c/ BaCl 2 ; Na 2 CO 3 ; Na 2 SO 4 Câu 7: Hòa tan hỗn hợp gồm Al và Ag trong dd HCl 0,5M thu được 6,72 lit khí (đktc). Sau phản ứng còn 5,4 g khim loại không tan. a/ Tính m b/ Tính TPPT khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu c/ Tính thể tích của dung dịch HCl đã dùng Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 5,4 g bột Al vào 300 ml dd H 2 SO 4 1,5 M a/ Tính thể tích khí thu được (đktc) b/ Tính C M của dd sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch không thay đổi đáng kể. Câu 13: Hòa tan 15,80 g hỗn hợp Al, Mg và Fe vào 500,00ml dung dịch HCl 2,50 M thu được 13,44 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch A. Biết rằng trong hỗn hợp: n M g = n Al a/ Tính TPPT khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu b/ Tính khối lượng muối có trong dung dịch A c/ Tính C M của dd A. Biết thể tích của dung dịch không thay đổi Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 2,7g Al vào 2,5 lit dd H 2 SO 4 1,5M. 2Al + 6H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3 SO 2 + 6H 2 O a/ Tính lượng khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn b/ Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 đã tham gia phản ứng. c/ Tính C M của dd thu được. Biết thể tích dung dịch không thay đổi Câu 15**: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Al và một kim loại A có hóa trị II. Trong X có tỉ lệ số mol của Al và Fe là 1: 3. Chia 43, 8 g X làm 2 phần bằng nhau: Phần I cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 1,0M, khi kim loại tan hết thu được 12,32 lít khí. Phần II cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí H 2 . Biết A không phản ứng với dung dịch NaOH, các khí đo ở đktc và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. a/ Xác định kim loại A b/ Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 cần dùng c/ Xác định TPPT của mỗi kim loại trong 43,8 g hỗn hợp X. Câu 16: Hòa tan 5,4 g nhôm kim loại trong dịch H 2 SO 4 đặc nóng 98% (D = 1,84 g/ml). Khí SO 2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH 1,0 M. a/ Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 cần lấy. Biết lượng dung dịch lấy dư 20 % so với lượng dung dịch cần dùng. Chương II Kim loại b/ Tính thể tích khí thu được c/ Tính thể tích dd NaOH cần dùng để tạo thành muối trung hòa. Câu 17: Hòa tan 5,1 g Al 2 O 3 vào 200,0 ml dung dịch H 2 SO 4 1,0 M được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,5 M tạo thành Al(OH) 3 và dung dịch B. Biết thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể a/ Tính nồng độ các chất có trong dung dịch A b/ Tính khối lượng kết tủa Al(OH) 3 thu được. c/ Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng d/ tính nồng độ của dung dịch B Câu 18: Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 50,00g vào 400 ml dung dịch CuSO 4 0,50 M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra, sấy khô và đem cân thấy kim loại lúc này nặng 51,38 g. Biết rằng tất cả lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh Al và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. a/ Viết PTHH b/ Tính khối lượng Cu thoát ra. c/ Tính nồng độ của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Câu 19: Nhúng một thanh Al có khối lượng 5,0g vào 100 ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch không còn màu xanh, lấy thanh kim loại ra, sấy khô và đem cân thấy kim loại lúc này nặng 6,38 g. Biết rằng tất cả lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh Al và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. a/ Viết PTHH b/ Tính khối lượng Cu thoát ra và khối lượng của Al phản ứng. c/ Tính nồng độ của dung dịch CuSO 4 cần lấy. d/ Tính nồng độ của dung dịch sau phản ứng. Câu 20: Nhúng một thanh sắt có khối lượng 50,00g (lượng sắt dư) vào 100 ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, sấy khô và đem cân thấy kim loại lúc này nặng 51,00 g. Biết rằng tất cả lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh Fe và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. a/ Viết PTHH b/ Tính khối lượng Cu thoát ra. c/ Tính nồng độ của dung dịch CuSO 4 cần lấy. d/ Tính nồng độ của dung dịch sau phản ứng. Câu 21: Nhúng một thanh kẽm có khối lượng 15,00g vào 100 ml dung dịch muối sunfat của một kim loại A có hóa trị II nồng độ 2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, sấy khô và đem cân thấy kim loại lúc này giảm đi1,8 g. Biết rằng tất cả lượng kim loại sinh ra đều bám vào thanh kẽm và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. a/ Xác định kim loại A b/ Tính TPPT khối lượng của kim loại sau phản ứng. c/ Tính nồng độ của dung dịch muối sun fat của kim loại A cần lấy. d/ Tính nồng độ của dung dịch sau phản ứng. Câu 22: Ngâm một là kẽm trong cốc chứa 200 g dung dịch HCl 10%. Sau một thời gian, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô, thấy khối lượng của nó giảm 6,5 g so với trước a/ Viết PTHH b/ Tính thể tích khí thoát ra (đktc) c/ Tính nồng độ của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Câu 23: Cho lá kẽm có khối lượng 50g vào dung dịch CuSO 4 . Phản ưng kết thúc,đem lá kim loại rửa ,sấy khô cân được 49,96 g. a/ Tính khối lượng kẽm đã phản ứng b/ Tính khối lượng đồng (II) sunfat có trong dung dịch Câu 24: Cho một lá đồng có khối lượng 10 g vào 100 ml dung dịch bac nitrat. Phản ứng kết thúc , đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 17,6g. Biết thể tích dung dịch không thay đổi a/ Tính khối lượng đồng đã phản ứng b/ Tính nồng độ dung dịch bac nitrat đã dùng c/ Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng. Câu 25: Ngâm một lá đồng có khối lượng trong 20 ml dung dịch bac nitrat. Phản ứng kết thúc , khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. a/ Tính khối lượng đồng đã phản ứng b/ Tính nồng độ dung dịch bac nitrat đã dùng c/ Tính C M của dd sau phản ứng. Biết thể tích dd không thay đổi Câu 26: Hòa tan a (g) một kim loại vào 500ml dung dịch HCl thu đượcdung dịch A và 11,2 lit khí H 2 (đktc). Trung hòa lựơng HCl dư trong dung dịch A bằng 100 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa bằng 55,6 g muối khan. a/ Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng b/ Xác định kim loại đem hòa tan. a/ Tính a Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 5,4 g một kim loại A ( có hóa trị III) bằng 200 ml dung dịch HCl thu được 6,72 lit khí (đktc). a/ Xác định kim loại A b/ Tính nồng độ dung dịch HCl cần dùng c/ Tính C M của dd sau phản ứng. Biết thể tích dd không thay đổi Câu 28**: Hòa tan hoàn toàn 8g một oxit kim loại R bằng 300 ml dung dịch HCl 1M a/ Xác dịnh kim loại R và oxit kim loại trên b/ Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng. Câu 29: Khử hoàn toàn 1,6 g bột của một oxir sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, dẫn khí sinh ra qua lọ chứa dung dịch NaOH dư . Khi phản ưng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 0,48 g a/ Xác định công thức của oxit sắt trên b/ Tính thể tích khí CO cần dùng c/ Lọ chứa dung dịch NaOH tăng hay giảm bao nhiêu gam Câu 30**: Hòa tan m (g) một oxit sắt trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng 98% (D = 1,84 g/ml) thu được 2,24 lít khí SO 2 (đktc) và dung dịch chứa 120 g muối. a/ Xác định công thức của oxit sắt trên b/ Tính m c/ Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 98% cần dùng. Câu 31**: Từ 116 tấn quặng hematit, người ta tiến hành sản xuất một loại gang chứa 96% sắt và 4% cacbon trong lò cao. (giả sử hàm lượng Fe 2 O 3 là 100%). Hiệu suất phản ứng là 80% a/ Tính khối lượng gang thu được b/ Tính khối lựơng than cốc cần dùng trong quá trình luyện gang. Câu 32: Quặng manhetit chứa 60 % oxit sắt từ. Tính khối lượng gang thu được khi điều chế từ 1 tấn quặng trên. Biết rằng có 2% sắt mất theo xỉ và hàm lượng sắt trong gang là 95% và hiệu suất phản ứng là 85%. Chương II Kim loại Câu 33**: Để xác định thành phần của Fe 2 O 3 trong quặng hematit, người ta thí nghiệm như sau: Cho lưồng khí CO dư qua 10 g bột quặng nóng đỏ. Phản ứng xong , lấy chất rắn còn lại đem hòa tan trong dung dịch axit H 2 SO 4 loẵng thu được 2,24 lít khí (đktc) a/ Tính TPPT theo khối lượng của Fe 2 O 3 trong quặng b/ Cần bao nhiêu tấn quặng nói trên để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe với hiệu suất 90% Câu 34: Cho một dung dịch có hòa tan 3,25 g một muối sắt clorua tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO 3 thu được 8,61 g kết tủa a/ Xác định muối sắt đã dùng b/Tính nồng độ dung dịch bạc nitrat đã dùng Câu 35: Tính khối lượng nhôm sản xuất được từ một tấn quặng boxit chứa 61,2% Al 2 O 3 bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Biết hiệu suất phản ứng là 80% Câu 36: Đun nóng hỗn hợp gồm 16,8 g bột sắt với 6,4 g bột lưu huỳnh ( trong điều kiện không có không khí) đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí B. Chia B làm 2 phần bằng nhau, phần I cho lội qua dd CuCl 2 thấy có m g kết tủa CuS. Phần II đem đốt cháy trong khí oxi cần V lít O 2 (đktc) a/ Viết PTHH b/ Tính m , V Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 8,1 g bột Al vào 200 ml dd H 2 SO 4 1,5 M a/ Tính thể tích khí thu được (đktc) b/ Chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam c/ Tính C M của dd sau phản ứng. Biết thể tích dd không thay đổi Câu 10: Cho 24,9 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al phản ứng vừa đủ với 200 g dd HCl thu được 16,8 lit khí (đktc) và 9,6 g chất rắn không tan. a/ Viết PTHH b/ Tính TPPT khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu . c/ Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng d/ Tính C% của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Câu 11: Hòa tan 44,4 gam hỗn hợp Al và Fe trong dd HCl 0,75 M thu được 26,88 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch A a/ Xác định TPPT theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b/ Tính thể tích của dung dịch HCl đã dùng c/ Tính C M các chất trong dd A. Biết thể tích dung dịch không thay đổi Câu 12 **: Hòa tan hoàn toàn m (g) hỗn hợp Al và một kim loại R có hóa trị II ( R đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) vào 500,0 ml dung dịch HCl 2,0 M thu được 10,08 lit khí H 2 (đktc) và dung dịch A. Trung hòa dung dịch A bằng dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được 46,8 g hỗn hợp muối khan. Biết tỉ lệ số mol của R và Al trong hỗn hợp là 3 : 4 a/ Viết các phương trình hóa học. b/ Tính m c/ Xác định kim loại R . Chương II Kim loại KIỂM TRA BÀI TẬP HÓA HỌC  A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tính chất hóa học của kim loại A. Tác dụng được với axit B. Tác dụng được với. thành dung dịch làm cho phenolphtalein hóa hồng: A. Ag B. Fe C. Cu D. Na Câu 17: Cho các kim loại sau: Fe ; Zn ; K ; Pb. Sự sắp xếp theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần là: A. Fe ; K ; Zn ;. đổi Câu 12 **: Hòa tan hoàn toàn m (g) hỗn hợp Al và một kim loại R có hóa trị II ( R đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) vào 500,0 ml dung dịch HCl 2,0 M thu được 10,08 lit

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan