Khái niệm "Văn" trong quan niệm của Lê Quý Đôn pps

5 328 2
Khái niệm "Văn" trong quan niệm của Lê Quý Đôn pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khái niệm "Văn" trong quan niệm của Lê Quý Đôn Để mở đầu cho việc đi sâu nghiên cứu những quan niệm khác nhau của Lê Quý Đôn đối với văn chương ta không thể không xem xét khái niệm “văn” được ông hiểu ra sao. Vì như nhà Đông phương học nổi tiếng của Liên Xô cũ N. I. Kônrat đã cho rằng muốn nghiên cứu lí luận văn chương của một di sản văn học lớn nào đó nhất thiết phải nghiên cứu các quan điểm đối với văn chương. Đó là một bộ phận quan trọng của lí thuyết văn chương giúp chúng ta thâm nhập vào thực tế sáng tác và lí luận của di sản văn học đó (8). Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với việc tìm hiểu di sản lí luận văn chương của Lê Quý Đôn. Trong lịch sử mỹ học của Trung Quốc và Việt Nam từ “văn” ( ) để chỉ “văn chương” là từ cổ nhất cũng là ổn định nghĩa nhất. Sau này người ta thêm yếu tố “học” đi kèm để nhấn mạnh hơn giá trị nhận thức của nó (9). Ở nước Trung Hoa thời cổ khái niệm “văn” thường được dủng theo nghĩa rộng để chỉ cà thi ca lẫn các tác phẩm triết, sử. “Văn”, một trong bốn nội dung dạy học trò của Đức Khổng Tử là theo nghĩa như vậy (văn, hạnh, trung, tín). Còn câu “học rộng ở văn, ước thúc ở lễ” (Luận ngữ - Thiên Ưng Dã) thì “văn” được hiểu là cả thi, thư. Muộn hơn vào thời Đông Hán lần đầu tiên trong Ban Cố trong “Nghệ văn chí” đã gạt các tác phẩm tản văn triết học của Bách Gia Chư Tử (kể cả Nho gia) ra khỏi phạm trù “văn” xếp vào phạm trù “nghệ”. Tuy thế, nghĩa rộng của từ “văn” vẫn tiếp tục được duy trì. Tình hình về cơ bản vẫn không thay đổi trong suốt mấy nghìn năm diễn biến phức tạp của lịch sử mỹ học Trung Quốc thời phong kiến (10). Ở Việt Nam tình hình cũng không khác. Trong thời Lý – Trần do sự phát triển của thơ phú và truyện kí, thể tài gần gũi với nghệ thuật ngôn từ, “văn” để chỉ “văn chương” đã nằm trong ý niệm của nhiều người. Khi Phạm Sư Mạnh viết “Nam triều nhân vật tổng năng văn” trong dịp tiễn sứ giả nhà Minh Dư Quý thì vị danh tướng đồng thời là nhà thơ có tiếng họ Phạm đã dùng “văn” để chỉ “văn thơ”. Mặc dầu vậy khái niệm “văn” là “văn hóa”, “văn minh” và hẹp hơn là “học thuật” vẫn được nhiều người sử dụng. Sử Hy Nhan viết trong “Trảm xà kiến phú” rằng: “Y dư! Thánh hiền sùng văn thịnh thế ” (Ôi! Thánh hiền sùng học thuật nhân cuộc thái bình). “Văn” ở đây nghĩa là học thuật. Mấy trăm năm về sau, Lê Quý Đôn và các học giả cùng thời với ông vẫn duy trì cách hiểu rộng, hẹp như thế về “văn”. Nghĩa nguyên thủy của từ “văn” là vằn gấm vẽ hoa, cũng là trang sức, tô điểm. Đôi khi Lê Quý Đôn vẫn dùng theo nghĩa cổ ấy, ông viết: “Mặt trời, mặt trăng, các vị tinh tú là văn của bầu trời” (Tựa “Vân đài loại ngữ”). Ông còn viết: “Đặt đường kinh đường vĩ cho trời đất đó là đại văn chương” (Mục lục dẫn “Vân đài loại ngữ”). Tuy nghĩa này của từ “văn” không được dùng nhiều. Phổ biến là ông sử dụng “văn” để chỉ “văn hóa” (“Lễ, nhạc, pháp độ là văn của người” – Tựa “Vân đài loại ngữ”), để chỉ các trước tác của Bách Gia Chư Tử (“Văn chương thật là vĩ đại! Ngũ Kinh, Tứ Thư đều là tác phẩm lớn lắm” – Tựa “Nghệ văn chí” hoặc “Các sách Trang Tử, Hoài Nam từ là tổ của văn chương” – Điều 5 – Văn nghệ), và còn để chỉ “các tờ tấu, sớ, chiếu, chế có quan hệ đến đạo trị dân, cho đến ngân nga trước thuật” mà theo ông “đi đâu mà chẳng có văn” (Mục lục dẫn “Vân đài loại ngữ”). Tóm lại “văn” bao gồm toàn bộ những sách vở trước tác do con người sáng tạo ra, “văn” vì vậy gắn liền với “nghệ”. Ông viết: “Giáo khoa dạy lục nghệ trong đó có cả văn sự lẫn vũ bị” (Điều 3 – Văn nghệ). Điều này soi tỏ vì sao Lê Quý Đôn lại chia sách vở ra làm bốn loại: Hiến chương, thơ văn, truyện kí và phương kĩ (Nghệ văn chí – Đại Việt thông sử). Có học giả tỏ ra không hài lòng với cách hiểu “văn” theo nghĩa rộng, thậm chí rất rộng, như đã phân tích, của Lê Quý Đôn, cho rằng cách hiểu đó hạn chế đến việc nhìn nhận đặc thù “văn” với tư cách là “văn chương”. Thật ra nhà bác học rất có ý thức trong việc sử dụng nghĩa rộng, hẹp của khái niệm công cụ này. Chẳng thế mà khi nêu tôn chỉ và ý nghĩa của việc soạn sử, Lê Quý Đôn đã phân biệt rất rành rọt “văn” và “sử”. Ông đưa ra câu nói của Yến Hề Tư (1274-1344) để khẳng định quan niệm trước sau của mình. Nhà sử học đời Nguyên này viết: “Việc soạn sử lấy việc dùng người làm gốc. Người có văn học mà không biết chép sử không thể cho dự vào sử quán” (11). Trong “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn có ghi lại nhận xét của sách “Ủy hạng từng đàm” về tác phẩm của La Quán Trung như sau: “Sách“Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung tựa vào chính sử bịa đặt ra nhiều điều không hợp lý Thế mà có người dùng sách ấy cho là chuyện lạ, dương dương tự đắc mà không tỉnh ngộ” (Vân đài loại ngữ II – Tr.84). Học giả họ Lê phần nhiều tán thành với ý kiến của tác giả sách “Ủy hạng tùng đàm”. Tuy nhiên ông không có ý không thừa nhận hoặc chê trách quyền “bịa đặt” của tiểu thuyết lịch sử. Có lẽ ông chỉ muốn lưu ý người đọc không nên đánh đồng những “bịa đặt”, những “chuyện lạ” trong sáng tác về đề tài lịch sử với bản thân lịch sử mà thôi. Trong Điều 29 mục Văn nghệ ông đã trực tiếp trình bày quan niệm của bản thân: “Sử là để chép việc, việc nhờ văn mà sáng tỏ, nếu không chép cho tường thì sai mất sự thật. Vậy thì cần gì bàn đến thể cách văn chương của thời xưa”. Sử coi trọng “sự thật” nên cần “chép cho tường”. Với văn chương như vậy chưa đủ! Văn chương vừa đúng lại vừa hay nên cần đến “thể cách”. Đi xa hơn, trong đầu óc Lê Quý Đôn còn manh nha sự khác biệt giữa văn trước thuật và văn thi ca nữa. Ông viết: “Các sách Trang Tử, Hoài Nam Tử là tổ của văn chương. Sở từ là tổ của từ phú” (Điều 5 – Văn nghệ). Các sách Trang Tử, Hoài Nam Tử và của các nhà tư tưởng cổ khác là các sách triết học có giá trị văn chương. Cái hay của chúng là ở “văn chương nghị luận” (chữ dùng kế theo của Lê Quý Đôn) nghĩa là khúc chiết, chặt chẽ, sắc sảo, chủ yếu hướng tới thuyết phục lý trí của người đọc. Trong khi đó Sở từ lại khác hẳn. Thế nào là “Sở từ”? “Sở” là tên một nước phía nam Trung Quốc, quê của Khuất Nguyên – một nhà thơ danh tiếng. Nước này có nền thơ ca rất phát triển. Chẳng thế mà có hẳn một thuật ngữ “Sở điệu” để chỉ màu sắc riêng của thi ca nước Sở. Còn “từ” không phải là lời nói (như “ngôn từ”) cũng không phải là thề tài văn chương (có loại thơ ca gọi là “từ” bắt đầu từ Hán Võ Đế), mà là “lời thơ”. Với ý nghĩa riêng biệt, nổi bật đặc thù của văn chương như vậy mà người ta lấy “Sở từ” để đặt tên cho tập thơ bao gồm thơ Khuất Nguyên và một số nhà thơ đồng thời hay kế tục ông. Cái hay của Sở từ gắn liền với “mỗi câu thơ đều bay bướm” (lời của Lê Quý Đôn). Rõ ràng, nhà bác học rất có ý thức khi dùng khái niệm “văn” theo nghĩa hẹp. Phan Huy Chú, một danh nho sống sau ông, đã phân biệt “học giả” với “thi nhân”, “nhà trước thuật” với “nhà ngâm vịnh” (từ dùng của học giả họ Phan). Song có thể nói quan niệm ấy được khơi nguồn từ Lê Quý Đôn, người mà Phan Huy Chú rất tôn thờ. Điều đó sẽ được nói rõ hơn trong các chương bàn tới quan niệm của Lê Quý Đôn về thơ và về các yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm văn chương. Nhưng cũng cần nắm khái niệm “văn” trong những lời bàn của Lê Quý Đôn để hiểu quan niệm của ông về vai trò chung của văn chương, nghệ thuật. . Khái niệm "Văn" trong quan niệm của Lê Quý Đôn Để mở đầu cho việc đi sâu nghiên cứu những quan niệm khác nhau của Lê Quý Đôn đối với văn chương ta không thể không xem xét khái niệm. Quý Đôn về thơ và về các yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm văn chương. Nhưng cũng cần nắm khái niệm “văn” trong những lời bàn của Lê Quý Đôn để hiểu quan niệm của ông về vai trò chung của. dùng của học giả họ Phan). Song có thể nói quan niệm ấy được khơi nguồn từ Lê Quý Đôn, người mà Phan Huy Chú rất tôn thờ. Điều đó sẽ được nói rõ hơn trong các chương bàn tới quan niệm của Lê Quý

Ngày đăng: 12/08/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan