Hiện thực hóa việc phổ cập các dịch vụ phòng chống lao Đến năm 2015 potx

5 159 0
Hiện thực hóa việc phổ cập các dịch vụ phòng chống lao Đến năm 2015 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện thực hóa việc phổ cập các dịch vụ phòng chống lao Đến năm 2015, chúng ta phải đạt mục tiêu ngăn chặn sự lây lan và bắt đầu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao trên toàn cầu. Đây là cam kết đã được thực hiện từ hơn 10 năm nay, khi Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc được chính thức thông qua vào năm 2000. Cho đến nay, chúng ta đã đi được ¾ chặng đường và đã đạt nhiều tiến bộ trong việc giảm gánh nặng của bệnh lao. Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ mắc căn bệnh có thể gây chết người này. Mô hình y tế công - tư, những thành công Việt Nam nỗ lực không ngừng nhằm đạt mục tiêu giảm một nửa số trường hợp mắc bệnh và tử vong do lao so với năm 2000. Mục tiêu trên do các Đối tác ngăn chặn bệnh lao đề ra. Để đạt được mục tiêu này, Chương trình chống lao cùng các đối tác, gồm các bộ ngành ở Việt Nam cùng phối hợp triển khai đồng loạt nhiều hoạt động, trong đó phải nói đến hoạt động hết sức quan trọng là triển khai mô hình phối hợp y tế công-tư trên phạm vi cả nước. Mô hình phối hợp y tế công-tư là một phương pháp tiếp cận có sự tham gia của tất cả cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng và chăm sóc bệnh nhân lao nhằm mục tiêu: tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao được chăm sóc thích hợp. Tư vấn kiến thức phòng, chống bệnh lao kháng thuốc cho bệnh nhân điều trị giai đoạn tấn công tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi. Từ năm 2004 đến nay, Chương trình chống lao quốc gia triển khai các hoạt động phối hợp y tế công-tư ở Việt Nam rất thành công. Nhằm nỗ lực xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác giữa khu vực y tế nhà nước và tư nhân để cải thiện khả năng phát hiện và điều trị bệnh nhân lao ở các tỉnh tham gia dự án. Từ tháng 10/007, Tổ chức PATH, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, với nguồn tài trợ từ Chương trình Cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR)/Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai Dự án phối hợp y tế công-tư tại một số quận huyện của thành phố Hải Phòng. Trong thời gian triển khai dự án, khoảng 15% các trường hợp bệnh nhân lao của thành phố Hải Phòng được giới thiệu từ các cơ sở y tế tư nhân, bao gồm các nhà thuốc và phòng khám tư. Trong số những người nghi lao do y tế tư nhân chuyển đến các cơ sở chống lao, 92% người nghi lao đã tiếp cận dịch vụ khám và điều trị lao tuyến thành phố. Với những thành công đã đạt được, năm 2011, dự án quyết định mở rộng phối hợp y tế công-tư ra các quận/huyện khác ở Hải Phòng và các tỉnh/thành phố khác ở Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Cần Thơ. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình phối hợp y tế công-tư cũng được thực hiện ở 7 tỉnh/thành phố khác với nguồn tài trợ Vòng 9 Quỹ Toàn cầu, nhằm áp dụng những kinh nghiệm và nhân rộng những thành công đã đạt được ở thành phố Hải Phòng. Và những thách thức không nhỏ Để mở rộng quy mô thành công trong mô hình phối hợp y tế công-tư, hiện vẫn còn rất nhiều thách thức, bao gồm sự thiếu hiểu biết đúng đắn của người dân về chi phí và quy trình chuyển người bệnh, cũng như sự tham gia chưa tích cực của các cơ sở y tế tư nhân. Vi khuẩn lao dưới kính hiển vi. Một trong những thách thức chính ở thành phố Hải Phòng là các chi phí liên quan đến xét nghiệm đờm chẩn đoán bệnh lao. Tức là những người nghi lao không có thẻ bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động hoặc nhà nước hỗ trợ phải tự chi trả chi phí xét nghiệm đờm ban đầu để chẩn đoán bệnh lao. Nhiều người được chuyển gửi từ các cơ sở y tế tư nhân đến cơ sở y tế nhà nước không hiểu rõ về các chi phí khám chữa bệnh. Chương trình Phòng chống lao quốc gia đang phối hợp với Ban quản lý Chương trình Phòng chống lao thành phố khắc phục vấn đề này. Ngoài ra, hệ thống chuyển tuyến bảo hiểm y tế nhà nước yêu cầu người bệnh phải được chuyển tuần tự từ cơ sở đăng ký bảo hiểm ban đầu đến các cơ sở tuyến trên . Tuy nhiên, hệ thống này không phải bao giờ cũng phù hợp với quy trình chuyển của mô hình phối hợp y tế công-tư, đó là chuyển người bệnh nghi mắc lao từ các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đến cơ sở y tế nhà nước có đủ phương tiện để chẩn đoán bệnh lao (là Tổ chống lao trong Trung tâm y tế quận/huyện hoặc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh/thành phố). Quy định về trình tự chuyển người bệnh của bảo hiểm y tế như vậy có thể gây ra chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân lao, đồng thời có thể bỏ sót nhiều thông tin về các trường hợp nghi lao trong mô hình phối hợp y tế công-tư. Một thách thức khác là sự thay đổi nhân sự thường xuyên của các nhà thuốc. Nhiều nhà thuốc có tình trạng nhân viên thôi việc sau khi mới làm việc khoảng 3-6 tháng. Với tình trạng nhân viên mới thường xuyên xuất hiện như vậy nên rất khó tổ chức tập huấn về mô hình phối hợp y tế công-tư cho họ, đồng thời bản thân những nhân viên mới cũng cảm thấy khó có được cảm giác họ là một phần của mô hình. Khuyến khích những người này tham gia hoạt động mô hình phối hợp y tế công-tư không phải là việc dễ dàng. Thông qua những nỗ lực được điều phối trong các đối tác nhà nước và tư nhân có thể vượt qua những thách thức này. Ngoài những cuộc thảo luận giữa Ban quản lý Chương trình Phòng chống lao thành phố và Chương trình Phòng chống lao quốc gia về chi phí dịch vụ, các bên liên quan trong Chương trình Phòng chống lao có thể vận động thay đổi chính sách nhằm hỗ trợ những người có triệu chứng nghi lao. Bằng cách hỗ trợ để có chính sách cung cấp dịch vụ chẩn đoán lao miễn phí và cải thiện hệ thống bảo hiểm y tế, chúng ta có thể giúp người bệnh tham gia mô hình phối hợp y tế công-tư, đồng thời cải thiện khả năng phát hiện ca bệnh và điều trị bệnh lao. Chúng ta còn có thể cải thiện sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân bằng cách xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của các nhà thuốc và phòng khám tư; cải thiện sự thừa nhận và động viên khuyến khích những cở sở tích cực; lồng ghép các hoạt động thường quy với tập huấn, giám sát, báo cáo và phản hồi với nhà thuốc và phòng khám tư . Hiện thực hóa việc phổ cập các dịch vụ phòng chống lao Đến năm 2015, chúng ta phải đạt mục tiêu ngăn chặn sự lây lan và bắt đầu giảm tỷ lệ mắc bệnh lao trên toàn cầu. Đây. Ban quản lý Chương trình Phòng chống lao thành phố và Chương trình Phòng chống lao quốc gia về chi phí dịch vụ, các bên liên quan trong Chương trình Phòng chống lao có thể vận động thay đổi chính. lao do y tế tư nhân chuyển đến các cơ sở chống lao, 92% người nghi lao đã tiếp cận dịch vụ khám và điều trị lao tuyến thành phố. Với những thành công đã đạt được, năm 2011, dự án quyết định

Ngày đăng: 12/08/2014, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan