CHẾT TỪ TRẬN GIÓ SỬ XANH TRƯỚC ĐÈN CÂU CHUYỆN ÂM THANH KHÔNG LỜI pot

7 160 0
CHẾT TỪ TRẬN GIÓ SỬ XANH TRƯỚC ĐÈN CÂU CHUYỆN ÂM THANH KHÔNG LỜI pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

www.hoc360.vn CHẾT TỪ TRẬN GIÓ SỬ XANH TRƯỚC ĐÈN CÂU CHUYỆN ÂM THANH KHÔNG LỜI Đất nước mình thừa những trăn trở, thừa những nắng mưa, thừa những giông tố. Hơn 4000 năm ảm đạm những u uẩn như sương mù lan toả. Những mặt cúi gằm chiu chít trên mặt đất như sợ hãi, như lo lắng, như kiếm tìm, như bất an, như trông chờ mòn mỏi vô định; đôi lúc mới hơi ngẩng đầu lên, mỏi mắt trông qua làn sương mờ đặc, có thấy chút nắng vàng, nửa muốn gào thét đứng lên, nửa lại bất lực cúi gằm đầu xuống. Đất nước mình chưa bao giờ sản sinh ra một cái gì quá vĩ đại, vĩ đại đến mức có thể làm nhân loại oà khóc, vỡ nát trái tim trần vì sung sướng hay đau khổ. Đất nước nước mình lủi thủi và âm thầm đi mải miết qua những năm tháng. Đất nước mình quá trông chờ, quá kỳ vọng vào bình an, chiến đấu vì bình an, mong muốn đẩy bình an thành vĩnh an đến độ không muốn chấp nhận một phiêu lưu nào mà phải trả giá bằng bình an nữa. Mà những gì vĩ đại bao giờ cũng chông chênh, đứng trên chông chênh, tồn tại vì chông chênh và mất - còn trên thế chông chênh ấy. Cách đây hơn 60 năm, vào thời điểm máu đỏ rỏ xuống đất này trong cuộc đi tìm vĩnh an ấy, một người nghệ sĩ chưa đầy 30 tuổi đã khắc khoải đau đáu suy tư về cuộc đi tìm những giá trị vĩnh cửu của dân tộc. Giá trị ấy bao hàm vừa cái vĩ đại thiếu thốn muôn đời trên dải đất hẹp này, vừa cái yên ổn nhàn nhạt cần thiết để duy trì đời sống. Những ưu tư ấy đã kết thành vở kịch Vũ Như Tô. Trước tiên nhắc đến vở Vũ Như Tô, không ai không một lần băn khoăn trước lời đề tựa của Nguyễn Huy Tưởng: Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Tháp người Hời nguyên là giống Angkor! Mải vật lộn, quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi ? Ôi khô khan! Ôi gay gắt ! Nhưng đừng vội tủi. Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam. Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Một trong những điều khiến Vũ Như Tô gây ra nhiều tranh cãi về nội dung đích thực, tư tưởng tác giả muốn thể hiện chính là do lời đề tựa này. Thậm chí có nhà phê bình còn cho rằng lời đề tựa đã chứng tỏ cho thấy sự dao động trong tư tưởng Nguyễn Huy Tưởng khi ấy. Tuy nhiên, theo dòng thời gian gạn đổ, những gì tầm thường sẽ băng đi, chỉ còn đọng lại tấm lòng tri âm thật sự của con người đối với tác phẩm. Vũ Như Tô dần dần đã được những nhà phê bình nghiên cứu trả lại đúng diện mạo và ý nghĩa ban đầu của nó. Trong hàng loạt những bài phê bình, ta thấy nổi bật lên là bài của Đỗ Đức Hiểu và Phạm Vĩnh Cư. Đây là hai bài viết không đi theo những xét đoán mang tính xã hội học và lịch sử thông thường mà thuần tuý đi về phân tích, nghiệm giá tác phẩm trên cơ sở văn bản, cấu trúc và đặc trưng thể loại. Bài viết Bi kịch Vũ Như Tô của Đỗ Đức Hiểu nhận định Vũ Như Tô trên cơ sở đối chiếu với các nguyên tắc cơ bản của thể loại kịch. Bài nghiên cứu Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô của Phạm Vĩnh Cư lại đi sâu hơn một bước: tập trung chuyên sâu vào việc chứng minh và khẳng định Vũ Như Tô là một tác phẩm bi kịch. Bài viết đã đạt được www.hoc360.vn những thành công đáng kể trong công việc tìm hiểu ý nghĩa và tầm vóc thật sự của Vũ Như Tô cũng như tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể nói Phạm Vĩnh Cư đã thấu hiểu được niềm ưu hoạn của Nguyễn Huy Tưởng. Mở đầu, ta có thể cảm nhận được ngay rằng đây là một bài viết mang tính khoa học cao. Tác giả đã rất cẩn thận nghiên cứu, nghiền ngẫm và tham khảo ý kiến các bài nghiên cứu khác để có một cái nhìn tổng quát về tình hình nhận định và những thiếu sót trong việc tiếp cận Vũ Như Tô. Trên cơ sở đó, Phạm Vĩnh Cư đưa ra một nhận định đúng đắn và xác đáng: “Trước chuyên luận “Bi kịch Vũ Như Tô”, đã có không ít người gọi đúng tên thể loại của tác phẩm này. Song sự gọi đúng tên chưa kèm theo một sự nhận mặt chính xác.” Từ đó, ông khẳng định rõ ràng nội dung công việc mình sẽ thực hiện trong bài nghiên cứu của mình như sau “Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thức của Nguyễn Huy Tưởng.” Hơn thế, đây là một nhận định nền tảng để sau này Phạm Vĩnh Cư có điều kiện và cơ sở để khẳng định Vũ Như Tô là một trong số rất ít ỏi những vở bi kịch mà Việt Nam có được. Phạm Vĩnh Cư coi bài viết của mình như một bước phát triển lên thêm, sâu thêm từ những công trình trước đó, đặc biệt là từ bài viết của Đỗ Đức Hiểu. Vì vậy ông khiêm tốn đặt tên chuyên luận của mình là “Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô”. Vũ Như Tô là một con người có thật, cũng như một số nhân vật khác trong vở kịch như vua Hồng Thuận Lê Tương Dực, Quận công Trịnh Duy Sản, Đông các học sĩ Nguyễn Vũ, Qua lịch sử, ta có thể tìm thấy những đoạn viết về chuyện Vũ Như Tô vào thời vua Hồng Thuận. Cái nhìn lại về những trang sử cho ta thấy thái độ của các sử gia với nhân vật Vũ Như Tô là một cái nhìn khinh khi. Vũ Như Tô trong sử sách được coi như một nhân tố góp phần gây nên cuộc nổi loạn năm 1527 ở Thăng Long, lật đổ vua Hồng Thuận triều Lê. Một nhân vật như vậy đi vào trong trang viết của Nguyễn Huy Tưởng lại mang tầm vóc khác hẳn. Nguyễn Huy Tưởng đã ký thác lên nhân vật này niềm suy tư về nghệ thuật, về cái đẹp về những trăn trở của mình về cuộc đời. Nguyễn Huy Tưởng đã nhào nặn lại hình tượng của Vũ Như Tô và thổi vào cho nó một sức sống mới và tầm vóc mới, rồi lại đưa Vũ về lại đúng hoàn cảnh lịch sử của mình và qua đó làm bộc lộ những mâu thuẫn và vấn đề mới mang tầm vóc mọi thời đại. Bằng biệt nhãn và vốn hiểu biết sâu sắc về lý luận văn học cũng như văn học thế giới, Phạm Vĩnh Cư đồng thời đã chứng minh nhận định của mình dựa trên hình thức biểu hiện của thể loại bi kịch thông qua các phạm trù khái niệm: nhân vật bi kịch, tội lỗi bi kịch, xung đột bi kịch và hiệu ứng bi kịch. Quan hệ giữa các nhân vật trong một vở kịch thường góp phần phản ánh xung đột kịch. Trong vở kịch này ta thấy có những mối quan hệ xoay quanh nhân vật chính như sau: 1.Vũ Như Tô – Đan Thiềm 2.Vũ Như Tô – Lê Tương Dực và bọn quan lại cung nữ 3.Vũ Như Tô – những người thợ 4.Vũ Như Tô – quân nổi loạn 5.Vũ Như Tô – Thị Nhiên www.hoc360.vn Nói đến kịch là nói đến mâu thuẫn kịch, xung đột kịch. Qua năm mối quan hệ này, nếu chỉ xét bề ngoài, khó có thể tìm thấy mối xung đột thật sự trong kịch. Trong vở kịch này, tìm được mâu thuẫn chính của kịch chính là tìm được bi kịch của Vũ Như Tô. Đây là một vở kịch chứa đựng nhiều mâu thuẫn: _Mâu thuẫn giữa Đan Thiềm với bọn cung nữ và nhà vua _Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với bọn cung nữ và nhà vua _Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với các thợ phu _Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với nhân dân nổi loạn _Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với Trịnh Duy Sản Đó là những mâu thuẫn giữa các nhân vật, đồng thời là những mâu thuẫn có thể gọi tên ra được một cách trực tiếp. Tuy nhiên, không có mâu thuẫn nào trên đây là mâu thuẫn chủ yếu của vở kịch. Mâu thuẫn giữa Vũ và Lê Tương Dực cùng bọn cung nữ được nhiều nhà phê bình gọi là “mâu thuẫn của người nghệ sĩ với cường quyền”. Chính vì coi đó là mối mâu thuẫn chủ yếu nên Hà Minh Đức nhận định “Viết Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã khẳng định nhiệm vụ của người nghệ sĩ trong xu thế chung của lịch sử. Đem tài năng và ngòi bút của mình phục vụ cho cường quyền bạo lực, tách rời khỏi nhân dân, người nghệ sĩ sẽ tự dẫn đời mình đến một kết cục bi thảm.” Thật ra không thể gọi xung đột chủ yếu trong vở kịch này là xung đột của Vũ với Lê Tương Dực vì nếu như ở hồi đầu Vũ ra sức chống lại nhà vua và khăng khăng không chịu xây cửu Trùng Đài thì ngay sau đó ông đã đổi ý và đem hết sức mình tô điểm cho công trình này. Trên thực tế, ta còn nhận ra Lê Tương Dực là người thuộc về phe ủng hộ cho Vũ xây Cửu Trùng Đài, nghĩa là thuộc về nhóm tương hỗ cho Vũ Như Tô. Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với Trịnh Duy Sản cũng có nhà phê bình nhận định là mâu thuẫn tạo nên xung đột trong kịch. Thật ra Cửu Trùng Đài của Vũ cháy không phải do Trịnh đốt mà không có nhân vật Trịnh thì một thế lực khác, một nhân vật khác cũng sẽ ra tay vùi dập công trình ấy. Còn mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân cũng được nhiều nhà phê bình của các thế hệ nhận định đây chính là điều tạo nên bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa. Trên cơ sở đó Phan Cự Để đưa ra đánh giá của mình “Ngoài những rơi rớt của quan điểm nghệ thuật cũ, ở Vũ Như Tô còn biểu hiện một số lệch lạc trong cách nhìn và đánh giá quần chúng.” Và Hà Minh Đức thì cho rằng “Vũ Như Tô đã chỉ ra không có nghệ thuật thuần tuý, chỉ có nghệ thuật phục vụ cho giai cấp thống trị, và nền nghệ thuật gắn bó với quần chúng. Hai con đường ấy, người nghệ sĩ phải tỉnh táo mà chọn lấy một.” Nhưng nếu chỉ đánh giá như vậy thôi thì Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng đã giảm mất đi rất nhiều giá trị nội tại. Tầm tư tưởng trong vở kịch này hoàn toàn không đơn giản như vậy. Trong hầu hết các bài phê bình trước đó, các nhà nghiên cứu, thậm chí cả Đỗ Đức Hiều cũng đều cho rằng bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch mang tính lịch sử. Phạm Vĩnh Cư đã chứng minh rằng nhận định đó hoàn toàn sai lầm. Bi kịch này không mang tính thời đại mà nó mang tính nhân loại. Trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử phát triển nào của con www.hoc360.vn người, dưới bất kỳ chế độ xã hội nào, hình thái nhà nước nào, ta cũng đều có thể bắt gặp những Vũ Như Tô. Bằng cách nhìn nhận như vậy, Phạm Vĩnh Cư đã khẳng định được tầm vóc vĩ đại trong tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng. Vũ Như Tô không phải là một vở kịch mà trong đó ta đi tìm đúng sai, chính tà như loại mélodrame (kịch mê – lô). Nó là tác phẩm tiêu biểu chính xác cho thể loại bi kịch. Mà bi kịch đích thực luôn luôn đặt ra cho ta những vấn đề có giá trị không chỉ gói gọn trong một thời đại, một giai đoạn lịch sử nhất định. Bi kịch với những câu hỏi nó đặt ra trải dài suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Bi kịch cho đến tận thế kỷ XXI này cũng chưa bao giờ coi Eudipe của Sophocles là cũ kỹ. Chính vì thế đã hơn 60 năm trôi qua kể từ ngày Nguyễn Huy Tưởng viết xong lời đề từ mà Vũ Như Tô vẫn còn nguyên giá trị như thuở nào. Nếu Vũ Như Tô đúng hoặc sai, nếu dân chúng đúng hoặc sai một cách dễ dàng thì vở kịch này sẽ không phải là thể loại bi kịch. Lại Nguyên Ân đưa ra nhận xét về xung đột kịch như sau: “Đặc trưng thẩm mỹ của xung đột và cảm hứng chủ đạo của nó phụ thuộc vào tính chất của các thế lực hoạt động, tác động lẫn nhau. Xung đột giữa cái cao cả và cái cao cả (các thế lực, các dục vọng, các tính cách, các tư tưởng) làm nảy sinh cảm hứng bi kịch; xung đột giữa cái thấp kém và cái thấp kém làm nảy sinh cảm hứng hài kịch; xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn làm nảy sinh cảm hứng anh hùng; xung đột giữa cái thấp kém với cái cao cả làm nảy sinh cảm hứng trào phúng. Hai thế lực cao cả trong vở kịch này chính là Vũ Như Tô, hiện thân của cái Tài, của người Nghệ Sĩ khao khát sáng tạo cái Đẹp và nhân dân, hiện thân của điều Thiện. Tưởng chừng như cái Đẹp và cái Thiện luôn đi song hành cùng nhau, nhưng không phải thế. Có những phút giây Cái Đẹp dẫm chân lên Cái Thiện để phô bày giá trị của nó và sau đó cái Đẹp diệt vong. Phạm Vĩnh Cư song hành, vừa nhắc lại những khái niệm cơ bản của thể loại bi kịch một cách rõ ràng ngắn gọn mà đầy đủ, lại vừa dùng chính những đặc điểm ấy làm nền tảng để tiếp cận và soi sáng từng lớp ý nghĩa của tác phẩm. Ông nêu ra trong một bi kịch điển hình thì mâu thuẫn bao giờ cũng mang các đặc điểm sau: a) mang tính nội tại b) có ý nghĩa xã hội to lớn c) không thể giải quyết d) mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng. Bi kịch của cái Thiện và cái Đẹp trong tác phẩm này chính là như vậy. Sự vùng lên của cái Thiện đồng thời với sự chấm dứt của cái Đẹp. Sự lực chọn của Vũ là Đẹp hoặc Thiện. Ngay từ đầu vở kịch, ta đã thấy Vũ chọn cái Đẹp. Không phải nhờ đến Đan Thiềm Vũ mới quyết định xây dựng Cửu Trùng Đài mà ngay từ lúc trốn chạy quân lính triều đình, Vũ đã ấp ủ mơ ước được phô diễn tài năng, Vũ đã vẽ xong cả bản sơ đồ Cửu Trùng Đài. Trong từng lời của Vũ Như Tô ta thấy cháy lên một niềm khát khao một đam mê của tài năng lớn. Đan Thiềm chỉ làm cho ngọn lửa ấy cho Vũ cháy www.hoc360.vn rực thêm lên, củng cố thêm quyết tâm của Vũ. Đan Thiềm sống trong cung hơn 20 năm, những vui buồn của cuộc đời con người nàng tài qua cả, ở đây có thể thấy Đan Thiềm luôn là một người tỉnh táo và từng trải hơn Vũ Như Tô. Đan Thiềm có sắc có tài mà không được sủng ái, chính vì thế nàng hiểu nỗi uất ức của của có tài bị phụ. Chính vì thế nàng hiểu bi kịch nỗi dày vò trong lòng Vũ Như Tô. Đan Thiềm, kẻ “ thức khi người ta ngủ, khóc khi người ta cười, thương khi người ta ghét” là một người tinh tế và ấp ủ một hoài bão lớn không kém gì Vũ Như Tô. Niềm say mê thể hiện trong lời thoại của nàng cũng bừng bừng không kém gì của Vũ, nhưng trong từng lời của người cung nữ già ấy có một cái gì đầy lý lẽ, đầy minh triết “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận cùng lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời.” và ngay trong cơn lửa bỏng, khi Vũ vẫn còn ngơ ngác, vẫn còn đắm say với mộng Cửu Trùng, với lý tưởng thì Đan Thiềm đã sớm nhận ra ngay sự thật về đám đông điên cuồng ngoài kia “Ông đừng mơ mộng nữa. Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông.” Đan Thiềm say mà tỉnh, đôi mắt của nàng là đôi mắt của người tri giao biết đời biết người thâm trầm, sâu sắc. Nàng nhận ra được cái Tài, cái Đẹp và cũng hiểu rõ vô cùng cách đối xử của người đời với hai điều mong manh ấy. Sở dĩ có thể coi Cửu Trùng Đài là hiện thân của cái Đẹp mà người nghệ sỹ vươn tới là bởi ngay trong tác phẩm, Nguyễn Huy Tưởng đã sử dụng rất nhiều chi tiết ẩn dụ. Cái Đẹp tự bản thân nó phù du và không mang lại một lợi ích nào cụ thể. Đẹp không đi cùng với cái có ích. Đẹp nghĩa là vô ích. Cái Đẹp mong manh và tồn tại chỉ vì chính nó, vì cái Đẹp. Chính vì thế Cửu Trùng Đài không phải chỉ đẹp ở tầm vóc vĩ đại của nó mà còn vì nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, chưa đến 10 tháng. Nó đẹp còn bởi nó không phải là một toà thành xây dựng cho mục đich quân sự hay chính trị, không phục vụ cho nhu cầu đất nước, nhân dân. Đúng như lời một người thợ trong vở mỉa mai rằng “ Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành để vua chơi.” Nhưng điều Thiện khó mà dung hoà được với cái Đẹp. Thiện đi kèm với nó là một lợi ích nào đó. Khi cái Đẹp nhỏ nhắn và khiêm tốn, điều Thiện còn có khả năng chung sống cùng nó, nhưng vào thời điểm cái Đẹp toả rộng sự kiêu hãnh, màu sắc của mình một cách đầy ngạo mạn thì Thiện sẽ đứng ra chống lại nó. Bởi khi cái Đẹp đi đến cái tột cùng thì nó càng chứng tỏ rằng nó hoàn toàn vô ích, thậm chí khi nó toả hết hương sắc của mình, nó còn có cả một vẻ gì hơi ác độc, vì nó bắt đầu phản lại cái Thiện. Phạm Vĩnh Cư đã đưa ra nhận định sâu sắc này bằng một cách diễn đạt đầy hình ảnh: “Bi kịch của Nguyễn Huy Tưởng nhắc nhở chúng ta về mối hoạ lớn của sự tách rời và đối nghịch hoá các giá trị. Nó chứng minh đầy thuyết phục rằng cái Đẹp tự sát khi nó nhảy múa trên cơ thể quằn quại của cái Thiện, nhưng giết chết cái Đẹp vì cái Thiện cũng là giết luôn cả cái Thiện.” Đến đây, ta nhớ lại một đoạn thơ của Nguyễn Huy Thiệp nói về bản chất của cái Thiện: Điều Thiện buồn tẻ vì nó nhạt nhẽo Điều Thiện tầm thường vì nó an toàn Điều Thiện tệ hại vì nó giết đi đam mê (Mưa Nhã Nam - Nguyễn Huy Thiệp) www.hoc360.vn Nhân dân chỉ có thể chấp nhận điều Thiện vì nó nuôi họ sống, đảm bảo cho sự tồn tại của họ. Vì thế Vũ Như Tô nhất định phải chết, Cửu Trùng Đài nhất định phải ra tro. Nhân dân không cần Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài không nuôi họ sống được. Nhân vật Thị Nhiên ở đây đã nói rõ cái ước mơ rất giản dị của dân chúng “Tôi cứ trông thấy lũ con, thấy con lợn, đàn gà là đủ vui rồi, chả cần gì cả. Quạt thóc băm bèo là đủ hú hí mẹ con.” Và nàng còn hồn nhiên (như chính cái tên của nàng) “Cứ làm vừa vừa có được không ? To bằng cái đình làng ta đã đẹp chán”. Nhưng Vũ Như Tô không phải là một anh dân quê chất phác. Vũ là con người “ngàn năm chưa dễ có một” (lời Lê An) “là người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ vườn hoa lộng lẫy như Bồng Lai ”, cho nên công trình của người nghệ sĩ ấy phải là tuyệt đỉnh cái đẹp, phải xứng với tầm vóc con người ấy “phải đúng 100 nóc, hình trăm rồng tranh ngọc ” Sự lựa chọn của Vũ cũng không phải là lựa chọn của thời đại. Bất kỳ thế kỷ nào, năm tháng nào, người nghệ sĩ chân chính cũng luôn luôn chọn lấy cái Đẹp. Không được sáng tạo, không được phụng hiến cho cái đẹp cũng tương đương với cái chết của người nghệ sĩ. Chính vì thế Vũ Như Tô đau khổ, Đan Thiềm đau khổ. Họ nhận ra nhau là “người đồng bệnh” là nhờ cùng chung suy nghĩ ấy, nỗi đau ấy. Chỉ bằng cách nhìn theo hướng mà Phạm Vĩnh Cư đưa ra ta mới thấu hiểu hết nỗi đau của Vũ Như Tô, mới thấu hiểu hết những cảm xúc của mình vì sao nửa thương, nửa giận, nửa hoang mang, nửa đau xót khi nghĩ về Vũ Như Tô. Từ nỗi lòng ngổn ngang trăn trở trên trang viết thấm đầy nước mắt ấy, ta mới hiểu rõ tác dụng của những giọt nước mắt thanh lọc mà Aristotle đã nói đến trong Thi pháp học. Một lần nữa Phạm Vĩnh Cư diễn giải cho ta hiểu ý nghĩa thanh lọc ở đây là gì. Theo lý luận kịch Phương Tây, một xung đột trong vở kịch diễn ra qua 5 phần: 1.Giao đãi (giới thiệu xung đột) 2. Phát triển 3.Cao trào 4. Đột biến 5. Kết thúc (mở nút kịch) Katharsis Dram Mythos Trong đó, Mythos là cốt truyện, Dram là hành động và Katharsis là thanh tẩy. Mục đích tối thượng của bi kịch là thanh tẩy tâm hồn người xem. Nói như Aristotle thì bi kịch gây cho người ta cảm giác xót thương và sợ hãi rồi lại xoá đi hai cảm giác ấy. Quá trình xoá đi ấy chính là sự thanh tẩy. Mọi sự chọn lựa đều khởi đầu cho một bi kịch. Nguyễn Huy Tưởng khéo léo xây dựng tầm vóc của Vũ thật vĩ đại để gồng gánh một bi kịch cũng vĩ đại. Bi kịch ấy là niềm day dứt cho bất kỳ một người nào trót đa mang nặng nợ với nghệ thuật, với cái Đẹp. Vũ đã chọn và sống hết mình với lựa chọn đó. Sự thật thảm khốc về đời sống nhân dân diễn ra www.hoc360.vn ngay trước mắt Vũ mà Vũ không hề hay biết. Vũ Như Tô sống hoàn toàn trong cái đẹp đó và không thoát ra khỏi nó để nhìn lai cuộc đời trần trụi. Kết thúc vở kịch vừa là nỗi sơ hãi vừa là nỗi oán thương bi kịch của nhân vật. Từ đó “Bi kịch khiến chúng ta lo lắng cho vận mệnh của những giá trị lớn của xã hội là con người” (Phạm Vĩnh Cư) Cách kết thúc một bi kịch ta có thể tham khảo nhận định của Lại Nguyên Ân về cách kết thúc bi kịch cũng như những hiệu ứng tương ứng do nó gây ra cho khán giả: “Các cách thức giải quyết xung đột vốn khác nhau, tương ứng với các kiểu phản xạ của công chúng (độc giả, khán giả) đối với xung đột; sự hoà giải hoặc sự sụp đổ của hai thế lực tranh đấu với nhau buộc độc giả phải vươn cao lên khỏi tính phiến diện của họ (cởi nút kiểu thanh lọc)( ) Theo Hoàng Ngọc Hiến trong “5 bài giảng về thể loại” thì “nếu như kết thúc bi thảm không có ý nghĩa lạc quan thì đó là bi thương, bi luỵ nhưng chưa phải là bi kịch” và Vygotski cho rằng “Tai biến đồng thời báo hiệu tột đỉnh sự tiêu vong và tột đỉnh sự thắng lợi của nhân vật”. Tột đỉnh tiêu vong của nhân vật ở đây chính là cái chết của 3 nhân vật: _Đan Thiềm _Vũ Như Tô _Cửu Trùng Đài Nhưng bên cạnh đó còn có cái tột đỉnh thắng lợi của cả ba nhân vật này. Thắng lợi mà đầy bi thương. Cái chết của họ bằng một cách nào đó đã cho người đọc người xem thấu hiểu được giá trị của cái đẹp và cuộc tranh đấu giữa những giá trị trong cuộc đời phù du. Phạm Vĩnh Cư nêu lại nỗi lòng trăn trở ấy của Nguyễn Huy Tưởng để ta có thể cảm nhận rằng nỗi ưu hoạn ấy là nỗi ưu hoạn của toàn thể dân tộc chứ không riêng gì một các nhân một thời đại. Một cách kín đáo, ông chứng minh rằng giá trị của Vũ Như Tô vì thế vượt qua thời gian, qua lịch sử vì ý nghĩa vấn đề nó đề cập có tầm vóc nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, tôi biết rằng đối với một dân tộc, sự tồn vong của nó chỉ mang tính tương đối. Không có gì là vĩnh hằng, cũng không phải cái gì cũng có thể đánh đổi được. Nói như Lưu Quang Vũ trong một lời thoại đầy đau đớn của mình thì: “Có những giá đắt quá, không thể trả được.” Một nỗi đau nhoi nhói trong lòng như lời thơ một người quá vãng: “Chết từ trận gió sử xanh, trước đèn câu chuyện âm thanh không lời". Nhưng, theo một cách nào đó, dĩ nhiên, tôi biết, đôi khi chúng ta vẫn nhìn lên và vẫn thấy sau sương mù là vô vàn những nắng vàng rực rỡ. Biết đâu, một ngày nào đó, khi đã cảm thấy chạm tay được đến vĩnh an, khi đã cảm thấy vững vàng trên hai bàn chân trần nâu nâu nho nhỏ của mình, chúng ta sẽ lại đứng thẳng và vươn tay lên được với những điều vĩ đại. Chân ta vẫn chạm đất và tay ta lại với đến bầu trời. Ảo vọng hay hy vọng ? Không phải Nguyễn Huy Tưởng đã mong mỏi thế sao ? Không phải Phạm Vĩnh Cư đã khắc khoải thế sao ? Đôi khi, lại là đôi khi, mặt trời cũng là một ảo vọng mòn mỏi cho những ai kiếm tìm. Tài liệu sưu tầm . thể trả được.” Một nỗi đau nhoi nhói trong lòng như lời thơ một người quá vãng: Chết từ trận gió sử xanh, trước đèn câu chuyện âm thanh không lời& quot;. Nhưng, theo một cách nào đó, dĩ nhiên,. www.hoc360.vn CHẾT TỪ TRẬN GIÓ SỬ XANH TRƯỚC ĐÈN CÂU CHUYỆN ÂM THANH KHÔNG LỜI Đất nước mình thừa những trăn trở, thừa những nắng mưa, thừa. Tô. Trước tiên nhắc đến vở Vũ Như Tô, không ai không một lần băn khoăn trước lời đề tựa của Nguyễn Huy Tưởng: Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Đài Cửu Trùng không

Ngày đăng: 12/08/2014, 07:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan