KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 môn sử tỉnh gia lai ppt

6 342 0
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 môn sử tỉnh gia lai ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Trang 01 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 - 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm này có 05 trang) MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý 1. Hướng dẫn chấm chủ yếu dựa vào nội dung SGK chương trình nâng cao. Tuy nhiên đây là kỳ thi chọn học sinh giỏi, nên có những kiến thức mở nhất định để đánh giá mức độ kiến thức và kỹ năng làm bài của học sinh. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản, giám khảo cần vận dụng một cách hợp lý. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng mà vẫn đáp ứng các yêu cầu của đáp án thì giám khảo cân nhắc mức độ bài làm đối chiếu với yêu cầu đề thi và hướng dẫn chấm để cho điểm một cách phù hợp. 3. Bài làm có điểm tối đa phải đảm bảo có nội dung theo yêu cầu đề ra và thể hiện kỹ năng làm bài tốt. Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1 Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và kết cục của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Bài học được rút từ kết cục của trào lưu trên. 3,00 điểm a) Hoàn cảnh lịch sử: Chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế suy yếu, xã hội rối ren, lạc hậu ; các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra. 0,50 - Thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta, vận mệnh đất nước ngày một nguy nan. 0,25 - Trong bối cảnh lịch sử đó đã xuất hiện trào lưu canh tân, cải cách. Đi đầu trong phong trào đề nghị cải cách là một số quan chức, sĩ phu có học vấn cao, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ 0,25 b) Nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách bao hàm tất cả các lĩnh vực gồm những nội dung cụ thể là: tiếp nhận khoa học - kĩ thuật tiên tiến của phương Tây; mở rộng buôn bán với nước ngoài; phát triển công thương, tài chính; chấn chỉnh bộ máy quan lại; cải tổ giáo dục 0,50 c) Kết cục của trào lưu cải cách : - Hầu hết các đề nghị cải cách đã không được thực hiện. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp, không chịu thay đổi. Cơ hội duy tân đã bị bỏ qua. 0,25 - Tuy nhiên, trào lưu đòi cải cách này có tác dụng tấn công vào tư tưởng bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX. 0,25 d) Bài học: - Cải cách, duy tân là một yêu cầu khách quan của lịch sử, muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải duy tân. Đây là quy luật trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim. 0,50 - Để cuộc cải cách, duy tân trở thành hiện thực và đạt kết quả như mong muốn thì những đề nghị cải cách phải phù hợp với tình hình đất nước; phải 0,50 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Trang 02 có sự đồng thuận từ trên xuống dưới; quyết tâm của người lãnh đạo, ủng hộ của quần chúng nhân dân; phải có những điều kiện thuận lợi bảo đảm cho công cuộc cải cách giành thắng lợi. Câu 2 Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. Bài học đó đã được Đảng ta vận dụng như thế nào trong Cách mạng tháng Tám 1945? 2,50 điểm a) Bài học kinh nghiệm : Phong trào cách mạng 1930-1931 đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. 0,75 b) Những bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã được Đảng ta vận dụng và phát huy có hiệu quả trong Cách mạng tháng Tám 1945: - Công tác tư tưởng được coi trọng trong suốt quá trình vận động Cách mạng tháng Tám. Đường lối cách mạng được quán triệt và thông suốt trong toàn Đảng, toàn dân. Khi thời cơ Tổng khởi nghĩa đến, Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa và quyết định đó được quán triệt trong Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 -8-1945) và được quần chúng nhân dân thông suốt và ủng hộ tại Đại hội quốc dân ở Tân Trào (ngày 16 và 17-8-1945). 0,75 - Bài học về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất thời kì 1930 - 1931 đã được Đảng ta phát huy trong Cách mạng tháng Tám. Công - nông đã trở thành động lực trong khởi nghĩa tháng Tám 1945, Mặt trận Việt Minh trở thành tổ chức tập hợp lực lượng chính trị hùng h ậu để thực hiện nhiệm vụ của Đảng. 0,50 - Những kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh như bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân thời kì 1930 - 1931 đã được Đảng ta phát huy trong thời kì khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi nghĩa. Lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị trong Cách mạng tháng Tám là lực lượng cơ bản đưa cách mạng đến thành công. 0,50 Câu 3 Trước tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra những chủ trương cơ bản nào có tính quyết định đến sự phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam? 3,00 điểm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình Việt Nam. Trước những tác động đó, Đảng ta đã kịp thời đề ra những chủ trương có tính chất quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1945, cụ thể là: a) Ngày 01-09-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam. Trước tình hình này Đảng ta triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) đề ra chủ trương: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước. 0,75 b) Tháng 5-1941 trước những biến đổi to lớn của cuộc Chiến tranh thế giới, Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941) hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu giải phóng dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy. 0,75 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Trang 03 c) Cuối năm 1944 đầu 1945, quân đồng minh phản công thắng lợi. Tình thế đó buộc Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), độc chiếm Đông Dương, thi hành chính sách cai trị mới; mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Nhật càng trở nên gay gắt. Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập cuộc họp Ban Thường vụ Trung ương (3- 1945) ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. 0,75 d) Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện quân Đồng minh. Quân Nhật ở Đông Dương tê liệt, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Đảng ta triệu tập Hội nghị toàn quốc (từ 14 đến 15-8-1945) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền. 0,75 Câu 4 Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia từ năm 1969 đến năm 1973 và thắng lợi chung của ba dân tộc phá tan âm mưu, thủ đoạn đó . 3,50 điểm a) Âm mưu: Đầu năm 1969, cùng với việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia. 0,5 b) Thủ đoạn : - 18-3-1970, Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương. 0,50 - Tháng 4-1970, 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn tiến hành cuộc hành quân xâm lược Campuchia, cô lập Việt Nam. 0,50 - Tháng 2-1971, 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn tiến hành cuộc hành quân "Lam Sơn 719" chiếm giữ đường 9 - Nam Lào, đẩy mạnh xâm lược Lào, cô lập Việt Nam. 0,50 c) Thắng lợi chung của ba dân tộc : - Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia họp ngày 24 và 25-4-1970 đối phó với âm mưu, thủ đoạn đảo chính của Mĩ và để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ. 0,50 - Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia chiến đấu đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. 0,50 - Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào chiến đấu đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” với âm mưu phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương của Mĩ. 0,50 Câu 5 Tình hình Việt Nam sau năm 1975 có những thuận lợi cơ bản gì so với tình hình Việt Nam sau năm 1954 ? 2,50 điểm 1. Tình hình Việt Nam sau 1954 và tình hình Việt Nam sau 1975. a) Tình hình Việt Nam sau 1954: Sau 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi lên CNXH, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành. 0,50 b) Tình hình Việt Nam sau năm 1975: Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Trang 04 Đại thắng mùa xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, miền Nam được giải phóng, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được hoàn thành trên phạm vi cả nước, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc - kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 0,50 2. Những điểm thuận lợi hơn của tình hình Việt Nam sau 1975 so với tình hình Việt Nam sau 1954. a) Về chính trị: sau năm 1975 đất nước được thống nhất, chúng ta có thể phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp và toàn diện của cả nước để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, sau năm 1954 Việt Nam chỉ có một nửa đất nước được giải phóng, lại phải đối đầu với nhiều khó khăn chồng chất về nhiều mặt, đặc biệt cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền. 0,50 b) Về kinh tế: tình hình kinh tế Việt Nam sau năm 1975 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có thuận lợi hơn tình hình kinh tế Việt Nam sau 1954: miền Bắc đã có hơn 20 năm xây dựng CNXH và nền kinh tế miền Nam trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng TBCN. 0,50 c) Về bối cảnh quốc tế: việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng sau năm 1975 diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, phong trào giải phóng dân tộc thế giới phát triển mạnh mẽ, vị thế của Việt Nam sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng cao, cùng với đó là sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước đối với Việt Nam. 0,50 Câu 6 Nước Đức và nước Mỹ đã tìm lối thoát như thế nào để ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Giải thích vì sao mỗi nước lại chọn lối thoát như vậy? 3,00 điểm a) Nước Đức thoát ra khỏi khủng hoảng bằng việc thực hiện các chính sách: - Về chính trị: Chính phủ Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiên bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức; lật đổ nền Cộng hòa Vaima. 0,50 - Về kinh tế: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, nhằm phục vụ nhu cầu quân sự. 0,25 - Về đối ngoại: chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. 0,25 b) Nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng bằng việc thực hiện các chính sách: - Về chính trị - xã hội: Chính phủ Ru-dơ-ven thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản. 0,25 - Về kinh tế: Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế, thông qua các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng. 0,50 - Về đối ngoại: chính phủ Ru-dơ-ven đề ra “ Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. 0,25 c) Giải thích: - Nước Đức: Đứng trước cuộc khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng. Trong khi các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Quốc Xã (đứng đầu là Hít-le) ngày càng mở rộng trong quần chúng, ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, âm mưu gây chiến tranh để chia lại thế giới. 0,50 Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Trang 05 - Nước Mĩ: Chính phủ Ru-dơ-ven hiểu rõ căn nguyên khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ, vì thế Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra “Chính sách mới” chủ trương sử dụng sức mạnh và biện pháp của nhà nước tư sản để điều tiết nền kinh tế, nhằm duy trì sự phát triển của CNTB 0,50 Câu 7 Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức này. 2,50 điểm a) Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với 192 thành viên (2006), được tổ chức chặt chẽ, hoạt động đều đặn và có vai trò to lớn đối với thế giới : 0,25 - Giải quyết hòa bình các tranh chấp xung đột; duy trì hòa bình, an ninh thế giới; giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là vũ khí hủy diệt hàng loạt. 0,50 - Đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. 0,25 - Giúp đỡ các dân tộc, nhất là các nước đang phát triển, về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo. 0,25 - Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng còn nhiều hạn chế: Không giải quyết được cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn được việc Mỹ gây chiến tranh ở Irắc 0,50 b) Đóng góp của Việt Nam: - Từ tháng 9-1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh Hiến chương, các nghị quyết của Liên hợp quốc và có tiếng nói ngày càng quan trọng. 0,25 - Từ tháng 10-2007 Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kỳ 2008-2009. Quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam ngày càng chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả, nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế. 0,50 Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và kết cục của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Bài học được rút từ kết cục của trào lưu trên. Câu 2: (2,5 điểm) Bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931. Bài học đó đã được Đảng ta vận dụng như thế nào trong Cách mạng tháng Tám 1945? Câu 3: (3,0 điểm) Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Trang 06 Trước tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra những chủ trương cơ bản nào có tính quyết định đến sự phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam? Câu 4: (3,5 điểm) Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia từ năm 1969 đến năm 1973 và thắng lợi chung của ba dân tộc phá tan âm mưu, thủ đoạn đó của Mĩ. Câu 5: (2,5 điểm) Tình hình Việt Nam sau năm 1975 có những thuận lợi cơ bản gì so với tình hình Việt Nam sau năm 1954? Câu 6: (3,0 điểm) Nước Đức và nước Mỹ đã tìm lối thoát như thế nào để ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Giải thích vì sao mỗi nước lại chọn lối thoát như vậy? Câu 7: (2,5 điểm) Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức này. Hết . THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 - 2009 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Hoàn cảnh lịch sử, . Trang 01 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 - 2009 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm này có 05 trang). chương trình nâng cao. Tuy nhiên đây là kỳ thi chọn học sinh giỏi, nên có những kiến thức mở nhất định để đánh giá mức độ kiến thức và kỹ năng làm bài của học sinh. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu các

Ngày đăng: 12/08/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan