QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ KHU CÔNG NGHIỆP

83 1.2K 0
QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ  KHU CÔNG NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ KHU CÔNG NGHIỆP Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa và các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xả lý nước thải.

MỤC LỤC Contents DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………4 DANH MỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………… 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………… 84 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Lượng phát sinh CTCN nguy hại Bảng 2.2: Chất thải rắn y tế Bảng 3.1: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh. Bảng 3.2: Hàm lượng lưu huỳnh chứa trong một số cây trồng ở đô thị. Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích trong công viên có môi trường tiện nghi phụ thuộc vào độ lớn của công viên. Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng Bảng 3.5: Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên Bảng 3.6: Tiêu chuẩn đất cây xanh vườn hoa Bảng 3.7: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố Bảng 3.8: Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng Bảng 3.9: Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị nước ta và trên thế giới. Bảng 3.10: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị trong đô thị. 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Hình ảnh về việc thi công đấu nối cống nhánh Hình 1.2: Bể đường ống Hình 2.3: Sơ đồ tổng hợp thu gom - vận chuyển rác sinh hoạt khu dân cư Hình 2.4: Sơ đồ hiện trạng quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận. Hình 2.5: Chất thải nguy hại công nghiệp được chôn lẫn cùng chất thải sinh hoạt đang là phổ biến ở Việt Nam Hình 4.1: Công trình khu nhà ở được xanh hóa. Hình 5.1: Một cảnh ở hoa viên nghĩa trang Đồng Nai Hình 5.2: Phần mộ sang trọng ở hoa viên nghĩa trang An Viên Vĩnh Hằng Hình 5.3: Khu lưu tro hài cốt ở hoa viên nghĩa trang Tây Ninh 3 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 1.1. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 1.1.1. Khái niệm Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa và các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xả lý nước thải. 1.1.2. Phân loại - Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống. - Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. 1.1.3. Hiện trạng thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình khá bằng phẳng nhưng thấp, chịu tác động trực tiếp của dòng chảy lũ từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (phía thượng nguồn), đồng thời chịu triều cường từ biển Đông, do vậy thường xảy ra ngập úng, đặc biệt là những năm gần đây Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai và giáp với biển Đông, nơi có địa hình thấp và khá bằng phẳng với gần 75% diện tích có cao độ dưới +2 m, chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các sông Đồng Nai, Sài Gòn cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng. 4 Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh đầu tư khoảng 60-70 tỷ đồng cho công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước như nạo vét, sửa chữa hệ thống, bơm chống ngập và một số công tác liên quan,… Tuy nhiên, tình trạng ngập úng vẫn thường xuyên xảy ra, hàng năm phát sinh thêm các điểm ngập mới, đặc biệt là tại các khu vực đang đô thị hóa đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Các trường hợp ngập điển hình như ở khu vực Bùng binh Cây Gõ - Tân Hoà Đông - Bà Hom (quận 6); khu vực Bình Thạnh (đường Nguyễn Hữu Cảnh); quận 2 (phường Thảo Điền); Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân); kênh Ba Bò (quận Thủ Đức), đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9),… Hiện nay triều cường đã gây ra ngập tại TPHCM trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sức khoẻ của người dân và gây cản trở giao thông của thành phố. Triều cường đã gây ngập tại hơn 40 điểm trong nội đô, đáng chú ý là đã phát sinh thêm 6 điểm ngập mới. Ở vùng ngoại thành, triều cường đã phá vỡ đê bao làm ngập cho các vùng canh tác nông nghiệp gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Thời gian này, các phương tiện thông tấn báo chí đã dành nhiều tập trung cho sự kiện này. Do triều cường TP.HCM lại vỡ đê bao làm ngập nhiều khu vực như quận Thủ Đức (phường Hiệp Bình Chánh), quận 12 (phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông, Thời An), huyện Hóc Môn (xã Nhị Bình, Tân Hiệp), quận Gò Vấp (phường 5). Ngoài ra, ô nhiễm môi trường trên các kênh rạch, đặc biệt là các kênh rạch nội thành như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Tham Lương - Bến Cát, ngày càng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư cũng như phát triển kinh tế. 1.1.4. Cấp phép đấu nối hệ thống thoát nước a. Các khái niệm - Công trình thoát nước công cộng là các công trình thoát nước bao gồm hầm ga, cống ngầm, cửa xả, hệ thống kênh, mương, rạch, trạm bơm và trạm xử lý nước thải nằm bên ngoài tường rào khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất… - Đấu nối là nối kết giữa công trình thoát nước đang được cải tạo hoặc xây mới vào công trình thoát nước công cộng đã có sẵn, hoặc cùng xây dựng mới. 5 Việc đấu nối áp dụng đối với các hộ hoặc công ty, xí nghiệp có nhu cầu thoát nước chung vào hệ thống thoát nước công cộng để thoát nước ra môi trường. Đối với các nhà máy sản xuất có những chất thải nguy hại thì cần phải qua bộ phận xử lý nước thải và đạt chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước công cộng. - Điểm đấu nối (theo nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp): Các hộ thoát nước sẽ được thoát nước qua mạng lưới thu gom nước của hệ thống nước bằng cách đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. Và hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước và công trình xử lý nước sơ bộ từ nơi nước thải phát ra cho đến điểm đấu nối. b. Nguyên tắc đấu nối hệ thống thoát nước - Đảm bảo việc thoát nước từ cao xuống thấp: Chúng ta cần lựa chọn địa hình để kết hợp các ống thoát nước theo hướng từ cao chảy xuống thấp. Điều này sẽ giúp hệ thống thoát nước không bị ứ nước hoặc gây ngập úng. Trong quá trình lắp đặt ống thoát nước thì cũng cần quan tâm đến việc điều chỉnh đường ống cho phù hợp với việc thoát nước từ cao xuống thấp. - Đảm bảo tính đồng bộ giữa các công trình hạ tầng khác: (giao thông, thủy lợi…) với hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp. (theo điều 5 của nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp) Đối với những công trình hạ tầng khác như giao thông, thủy lợi… thì khi thiết kế dự án chúng ta cần quan tâm đến việc đồng bộ với hệ thống thoát nước sẵn có để kết nối vào hệ thống đó một cách thuận lợi. Chẳng hạn như khi ta thiết kế một dự án giao thông trong một khu đô thị thì ta cần thiết kế những điểm thu gom nước thải chảy vào một hệ thống, sau đó ta kết hợp điểm thu gom này đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng để xả nước thải ra ngoài. Các nhà đầu tư cho dự án giao thông này cần chú ý đến phương án bảo đảm thoát nước bình thường. - Các công trình ngầm (cáp điện, ống cấp nước ) không được giao cắt trực tiếp với hệ thống thoát nước. (Điều 7 – Quyết định số 185/2006/QĐ-UBND về ban hành quản lý, bảo vệ công trình thoát nước công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh). Các công trình ngầm như đường ống cấp nước, đường cáp điện… không được giao cắt trực tiếp với công trình thoát nước vì nếu giao cắt với nhau thì nó sẽ làm cản trợ việc thoát nước. Ngoài ra nó có thể gây ra những vấn đề như việc bể đường ống sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp do nước thải rĩ nước vào 6 đường ống nước cấp gây nhiễm bẩn nước hoặc đường cáp điện bị hở và gặp nước thấm qua thì sẽ xảy ra những tai họa khó lường…. c. Miễn trừ đấu nối hệ thống thoát nước (Điều 45 – Nghị định số 88/2007/NĐ- CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp) - Nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường: Đối với những hộ thoát nước ở gần nguồn tiếp nhận và việc thải nước thải ra ngoài không ảnh hưởng nhiều đến môi trường như nước thải sinh hoạt thì có thể thải trực tiếp vào môi trường. Việc thoát nước như vậy sẽ giúp hộ thoát nước đó giảm bớt gánh nặng về chi phí đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng. - Địa bàn chưa có mạng lưới thu gom tập trung: Đối với những nơi chưa có hệ thống thu gom tập trung thì việc đấu nối vào hệ thống thoát nước sẽ gây nhiều tốn kém và khó thực hiện vì phải trang bị một đường ống dài cho đến nơi có mạng lưới thu gom tập trung. d. Quy định về xả nước thải tại điểm đấu nối (Điều 42 – Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp và Điều 8 – Quyết định số 185/2006/QĐ-UBND về ban hành quy định quản lý , bảo vệ công trình thoát nước công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) - Nước thải phải được thu gom và xử lý trước khi xả vào điểm đấu nối: Trước khi nước thải được thải qua hệ thống thoát nước công cộng để xả ra nguồn tiếp nhận thì các hộ thoát nước này cần phải thu gom nước thải đưa qua hệ thống xử lý để làm sạch bớt những chất thải nguy hại. Không được thải chất thải rắn vì chất thải rắn sẽ gây nghẹt đường ống thoát nước và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thoát nước. 7 Hình 1.1: Hình ảnh về việc thi công đấu nối cống nhánh 1.1.5. Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước a. Dự toán chi phí bảo trì - Chi phí dành cho hệ thống thoát nước là bao nhiêu? Từ nguồn nào? Chúng ta cần xác định chi phí để sửa chữa hệ thống như tiền công thực hiện, các loại phụ tùng thay thế, dầu nhớt…. Chi phí thực hiện bảo trì sẽ trích từ ngân sách hoặc các nguồn tài trợ bên ngoài. - Có hệ thống kiểm soát chi phí không? Để tránh việc sử dụng chi phí không hiệu quả, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện. - Cơ sở lập chi phí: Để dự tính được chi phí chúng ta cần kiểm tra lại hệ thống gồm những bộ phận gì từ đó đưa ra danh sách cần bảo trì. b. Kế hoạch ngăn ngừa bảo trì - Nhiệm vụ, tần suất bảo trì: Phân công nhiệm vụ cho thành viên cụ thể thực hiện việc bảo trì và lên kế hoạch thực hiện đều đặn - Kế hoạch sửa chữa và thay thế khi thiết bị đã hết khấu hao: Chẳng hạn thiết bị được khấu hao trong vòng 5 năm thì sau thời gian đó chúng ta cần tiến hành kiểm tra xem thiết bị đã xuống cấp chưa? Nếu đã xuống cấp hoặc bào mòn thì chúng ta cần tìm những thiết bị thay thế . 8 - Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì: Để việc bảo trì được thực hiện hiệu quả và nhanh chóng thì chúng ta cần nâng cao tay nghề của nhân viên bảo qua các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ. c. Quản lý nạo vét hệ thống thoát nước, kiểm tra trạm bơm - Tần suất nạo vét: chúng ta cần lên kế hoạch nạo vẹt định kỳ. Việc nạo vét nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng rác, bùn hay những thứ khác làm ảnh hưởng đến dòng chảy của cống thoát nước. - Phương tiện thiết bị nạo vét: Cần đầu tư những thiết bị nạo vét như máy múc, dây kéo bằng máy để kéo bùn hoặc rác từ các hố ga… - Trạm bơm hoạt động như thế nào? Để việc thoát nước được diễn ra nhanh chóng thì chúng ta cần dùng đến các trạm bơm để bơm nước ra. Do đó cần tiến hành kiểm tra thường xuyên việc hoạt động của máy bơm. + Hệ thống thoát nước mưa (theo điều 36 – Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về việc thoát nước đô thị và khu công nghiệp) - Nạo vét, bảo dưỡng định kỳ các tuyến cống, mương, hố ga để đảm bảo dòng chảy theo thiết kế. - Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình mạng lưới để đề xuất phương án thay thế sửa chữa. + Hệ thống thoát nước thải (theo điều 37 – Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp) - Kiểm tra định kỳ độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì. - Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình. Khi phát hiện ra các vấn đề hư hỏng hệ thống xử lý nước thải hay đường ống… thì phải tiến hành đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa để đảm bảo trình được hoạt động xuyên suốt. + Các công trình đầu mối (theo điều 39 – Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp) - Định kỳ kiểm tra các trạm bơm, các điểm xả ra môi trường để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của hệ thống 9 - Đề xuất phương án thay thế, sửa chữa các công trình này khi phát hiện ra các sự cố gây ảnh hưởng đến việc thoát nước. d. Danh sách thiết bị phụ tùng thay thế - Lập danh sách các loại thiết bị phụ tùng cần thay thế: sau khi đã tiến hành kiểm tra lại hệ thống thoát nước và phát hiện thiết bị, phụ tùng hư hỏng thì chúng ta lập danh sách để mua những thiết bị đó về thay thế. - Tìm kiếm nhà cung cấp: Chúng ta cần lựa chọn nhà cung cấp tối ưu với chi phí thiết bị vừa phải nhưng chất lượng thiết bị tốt. - Người phụ trách thực hiện: phân công nhân viên am hiểu về thiết bị để tham gia mua những thiết bị về thay thế. 1.1.6. Hình ảnh minh họa về công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước • Công trình thoát nước a. Thi công các công trình thoát nước b. Công tác Sửa chữa hệ thống thoát nước c. Công tác Nạo vét cống thoát nước 10 [...]... quyết vấn đề chất thải rắn CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP 3.1 VAI TRÒ CỦA CÂY XANH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ: Người ta thường nói rừng là “lá phổi” của quốc gia; công viên, cây xanh, đường phố là “lá phổi: của thành phố Đúng như vậy, cây xanh có tác dụng rất có ích đối với khí hậu và môi trường không khí của thành phố và khu công nghiệp Cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt... THÀNH PHỐ: Hệ thống cây xanh hoàn chỉnh trong mỗi đô thị bao gồm: - Vành đai cây xanh xung quanh thành phố (như các khu rừng); 34 - Vành đai cây xanh cách ly vệ sinh (phòng hộ) xung quanh các khu công nghiệp và các đường giao thông chính; - Hệ thống công viên của thành phố; - Vườn cây trong các khu ở; - Vườn cây trong hàng rào các công trình (đặc biệt là trong các bệnh viện, trường học, cơ quan, công trình... đào tạo đội ngũ công nhân viên nâng cao tay nghề của mình để có thể khắc phục ngay các sự cố xảy ra và có thể duy tu bảo dưỡng hệ thống một cách tốt nhất 18 CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM RÁC 2.1 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: 2.1.1 Khái quát về Chất thải rắn (CTR) ở đô thị và khu công nghiệp chia làm 3 loại:  CTR sinh hoạt  CTR công nghiệp  CTR bệnh... ở mỗi đô thị Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải; tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 % - 52% • CTR công nghiệp: - Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công nghiệp. .. gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng 2.2.1 Thu gom – quản lý CTR đô thị: 21 - Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận Tuy... hiệu quả cải thiện khí hậu của các khu rừng này đối với Hà Nội là không đáng kể 3.2.2 Vành đai cây xanh cách ly vệ sinh đối với các khu công nghiệp và giao thông: Hiện nay ở nhiều thành phố nước ta đã hình thành một số khu công nghiệp Xung quanh tất cả các khu công nghiệp cũ ở nước ta hầu như không có khoảng cách ly vệ sinh công nghiệp, do đó cũng không có hệ thống cây xanh để cải thiện vi khí hậu và... thải công nghiệp nguy hại: - Ở phía Bắc, hiện mới chỉ có một lò đốt chất thải nguy hại công nghiệp với công suất 150 kg/giờ lắp đặt tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp nghiên cứu, thiết kế và xây lắp thử nghiệm Tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn này, URENCO Hà Nội đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp. .. đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày 2.2.2 Thu gom – quản lý. .. gom và xử lý chất thải đô thị; - Xây dựng hướng dẫn về công tác quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải nguy hại nói riêng và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn này; - Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lý chất thải rắn; - Mở rộng chương trình nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là... cải thiện vi khí hậu và môi trường giảm bớt tác động của ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp đối với khu dân cư xung quanh Vì vậy cần phải có quy hoạch cải tạo vành đai các khu công nghiệp và kiến tạo các dải cây xanh bao quanh Chiều rộng cách 35 ly vệ sinh cũng như chiều rộng các dải cây xanh bao quanh các khu công nghiệp không nên đồng đều ở một hướng mà nên tỷ lệ với tần suất gió ở từng hướng . CTR công nghiệp: - Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công. giữa các công trình hạ tầng khác: (giao thông, thủy lợi…) với hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp. (theo điều 5 của nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp) Đối. ra và có thể duy tu bảo dưỡng hệ thống một cách tốt nhất. 18 CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM RÁC 2.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: 2.1.1. Khái

Ngày đăng: 11/08/2014, 14:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 2.4: Sơ đồ hiện trạng quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận.

  • CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

    • 1.1. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

      • 1.1.1. Khái niệm

      • 1.1.2. Phân loại

      • 1.1.3. Hiện trạng thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh

      • 1.1.4. Cấp phép đấu nối hệ thống thoát nước

      • 1.1.5. Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước

      • 1.1.6. Hình ảnh minh họa về công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước

      • 1.2. QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

        • 1.2.1. Tình hình thất thoát nước sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh

        • 1.2.2. Các nguyên nhân gây thất thoát và thất thu nước:

        • 1.2.3. Các biện pháp quản lý để giảm thất thoát nước, thất thu nước:

        • CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM RÁC

          • 2.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM:

            • 2.1.1. Khái quát về Chất thải rắn (CTR) ở đô thị và khu công nghiệp chia làm 3 loại:

            • 2.1.2. Hiện trạng quản lý:

            • 2.2. HỆ THỐNG THU GOM:

              • 2.2.1. Thu gom – quản lý CTR đô thị:

              • 2.2.2. Thu gom – quản lý CTR y tế:

              • 2.2.3. Quản lý – thu gom CTCN nguy hại:

              • Hình 2.4: Sơ đồ hiện trạng quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận.

                • 2.3. XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

                  • 2.3.1. Chất thải rắn đô thị:

                  • 2.3.2. Chất thải công nghiệp nguy hại:

                  • 2.3.3. Chất thải y tế nguy hại:

                  • 2.4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN

                  • CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP

                    • 3.1. VAI TRÒ CỦA CÂY XANH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ:

                      • 3.1.1. Cây xanh đối với khí hậu:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan