bạo lực gia đình một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng

52 838 0
bạo lực gia đình  một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Ngày nay, mặc dù sống trong một xã hội hiện đại, văn minh, một môi trường hoà bình, yên ổn… nhưng đối mỗi người trong chúng ta, thuật ngữ “bạo lực” lại không phải là xa lạ! Điều này tưởng chừng như vô lý bởi theo lẽ thường: sự phát triển, tiến bộ của xã hội nói chung sẽ tỷ lệ nghịch với những hiện tượng tiêu cực mà một trong số đó là hiện tượng bạo lực. Thế nhưng, với sự phức tạp và biến chuyển không ngừng của xã hội, hiện tượng bạo lực vẫn xảy ra từng ngày, ở nhiều nơi, với nhiều đối tượng, trong các lĩnh vực khác nhau… Có thể thấy, bạo lực không chỉ diễn ra ở bên ngoài xã hội - nơi các chủ thể không có mối quan hệ gắn bó về hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng - mà bạo lực còn len lỏi trong mỗi gia đình - nơi có mối quan hệ tình cảm thân thiết giữa các thành viên. Chính điều đó đã khiến bạo lực gia đình trở thành mối quan tâm, sự lo lắng cho toàn xã hội. Bởi mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một mái ấm cho riêng mình để được trao và nhận những yêu thương, để động viên, giúp đỡ nhau trong cuộc sống… Dưới góc độ Luật học, vấn đề bạo lực gia đình đã dành được sự quan tâm thích đáng của các nhà làm Luật. Điều này thể hiện qua việc ghi nhận những nội dung liên quan tới vấn đề bạo lực gia đình trong các ngành luật như Luật Hiến pháp, Luật hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình… Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, chúng ta có thể hy vọng và tin tưởng về một tương lai mà ở đó bạo lực gia đình đã bị đẩy lùi. Dựa trên cơ sở pháp lý này, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về bạo lực gia đình cũng như có một sự bảo đảm chắc chắn hơn để bảo vệ các nạn nhân của hiện tượng bạo lực. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ vào sự bình ổn môi trường xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bạo lực gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Luật học, Xã hội học… Chúng ta có thể thấy điều này qua các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành (Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Khoa học về phụ nữ…) và các các hội thảo khoa học về bạo lực gia đình… Vấn đề này cũng được sinh viên chuyên ngành luật chọn làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học trong những năm gần đây. Như vậy, có thể thấy bạo lực gia đình nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể nghiên cứu và ngày càng có nhiều đối tượng tham gia tìm hiểu, làm rõ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Bạo lực gia đình - một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng” khoá luận đi sâu phân tích hành vi bạo lực giữa vợ và chồng. Từ đó đi đến khẳng định bạo lực giữa vợ và chồng là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giữa hai chủ thể của quan hệ hôn nhân - hạt nhân của gia đình. Thông qua việc nghiên cứu hiện tượng bạo lực giữa vợ và chồng, mối quan hệ giữa hành vi bạo lực đó và sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, khoá luận chỉ ra một thực tế: nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình là người vợ. Từ việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng bạo lực giữa vợ và chồng cùng việc đưa ra một số kiến nghị, khoá luận hy vọng có thể góp phần vào công tác phòng, chống và dần xoá bỏ hiện tượng này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Khái quát chung về bạo lực gia đình và bình đẳng giới. Chương 2: Bạo lực gia đình - một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Chương 3: Thực trạng bạo lực giữa vợ và chồng và một số kiến nghị nhằm xoá bỏ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 KHÁI NIỆM “BẠO LỰC GIA ĐÌNH” VÀ “BÌNH ĐẲNG GIỚI” 1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình Trong Tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “ sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” [29, tr.41]. Với giải thích này, bạo lực thường được hiểu theo nghĩa là phương thức thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền và thiên về sử dụng sức mạnh vật chất. Cũng theo nghĩa này, bạo lực được giải thích là “sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” [30, tr.113]. Trên thực tế, bên cạnh thuật ngữ bạo lực, người ta còn sử dụng thuật ngữ “bạo hành” như một từ đồng nghĩa. Bạo hành được giải thích là “hành động bạo lực tàn ác” [29, tr.41]. Như vậy, thuật ngữ bạo hành chỉ mức độ tàn ác của hành vi hơn so với “bạo lực” và không giới hạn phạm vi hiểu trong một lĩnh vực nào. Tuy nhiên, hiện nay với cách nhìn nhận mới về bạo lực gia đình, thuật ngữ “bạo lực” đã được “luật hoá” và được sử dụng rộng rãi thay cho thuật ngữ bạo hành. Trong Luật học, “bạo lực” được định nghĩa gắn liền với thuật ngữ “gia đình”. Theo đó, bạo lực gia đình được hiểu là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Như vậy, hành vi bạo lực gia đình được giới hạn bởi các chủ thể là thành viên của gia đình - những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng - khi họ thực hiện hành vi với lỗi cố ý gây tổn hại hay đe doạ gây tổn hại về mọi mặt trong đời sống của nạn nhân. Khái niệm đã đưa ra một cách đầy đủ các yếu tố để nhận diện hành vi bạo lực gia đình (như chủ thể, lỗi, đối tượng tác động). Từ đó, nhà làm luật đã phá bỏ những quan niệm “cổ điển” về bạo lực trong gia đình như: vài cái bạt tai, vài cái roi, quát mắng… không phải bạo lực. Những quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân - những người chưa có sự hiểu biết đầy đủ về bạo lực gia đình. Qua định nghĩa bạo lực gia đình tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có thể thấy quan niệm của pháp luật nước ta có sự tương đồng với quan niệm của Liên hợp quốc về hành vi bạo lực mà ở đây là bạo lực đối với phụ nữ: “Bất kỳ hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục, hay tâm lý, kể cả những lời đe doạ hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư” (Điều 1, Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ). Từ hai định nghĩa trên đây, có thể thấy, một hành vi cố ý gây ra hoặc có khả năng gây ra những tổn thất về vật chất, tinh thần hoặc kinh tế…đều bị coi là bạo lực. Bên cạnh đó, bạo lực gia đình còn là hành vi xâm phạm tới nhân quyền bao gồm quyền con người nói chung và quyền công dân nói riêng. Chúng ta có thể nhận thấy, mỗi khi bạo lực gia đình xảy ra đều xâm hại tới một trong các quyền vốn có của mỗi người. Đó là: quyền tự do, bình đẳng, quyền sống, quyền an toàn về thân thể, quyền được tôn trọng về tư tưởng, nhân cách… Điều này trái với khát vọng của nhân loại, bởi: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền. Mọi người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau bằng tình bằng hữu” (Điều 1, Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948). Những nội dung này cũng đã được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam và nhiều văn bản pháp luật quốc tế. Bởi vậy, việc xâm phạm nhân quyền thông qua hành vi bạo lực gia đình là sự vi phạm pháp luật và bị pháp luật, cộng đồng lên án. Như vậy, bạo lực gia đình mà cụ thể là bạo lực giữa vợ và chồng là hành vi cố ý của một hoặc hai bên vợ chồng gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế cho bên đối phương là vợ hoặc chồng của mình. Ở đây, phạm vi chủ thể của hành vi bạo lực là giữa vợ và chồng, về bản chất hành vi bạo lực được hiểu như thuật ngữ bạo lực giữa các thành viên trong gia đình. Quan niệm về bạo lực gia đình của đa số người dân Việt Nam là hành vi dùng sức mạnh vật chất với đối phương và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, nhiều hành vi bạo lực gia đình chưa được nhận thức và xử lý kịp thời. Các hành vi như: đánh vợ không để lại thương tích, đánh vợ khi vợ làm điều sai trái, ép vợ quan hệ tình dục, không cho phép vợ về thăm bố mẹ đẻ… thường không được coi là bạo lực và những nạn nhân đó vẫn thường xuyên nhẫn nhịn, cam chịu cách đối xử này mà một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ sự hạn chế trong nhận thức về pháp luật của cả hai phía (người thực hiện bạo lực và nạn nhân). Chính sự hạn chế trong nhận thức đã đưa đến cách hiểu, những quan niệm không đúng về bạo lực gia đình. Bởi thế mà có nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra… Đã đến lúc phải thay đổi quan niệm của mỗi người về bạo lực gia đình để có thể bảo vệ, giúp đỡ hiệu quả những nạn nhân của vấn nạn này. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về bạo lực gia đình như sau: bạo lực gia đình là một chế định pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm ngăn ngừa, xử lý và đi đến xoá bỏ hành vi bạo lực giữa các thành viên trong gia đình để hướng tới xây dựng một môi trường ổn định, hạnh phúc. 1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới Nếu như thuật ngữ bạo lực gia đình được sử dụng rộng rãi và trong những năm gần đây - đặc biệt là sau sự xuất hiện của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 - thì thuật ngữ “bình đẳng giới” xuất hiện sớm hơn. Trước khi được chính thức ghi nhận trong pháp luật, vấn đề bình đẳng giới được mọi người biết đến và hiểu với ý nghĩa đơn thuần là sự bình đẳng giữa nam và nữ. Nhưng với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới năm 2006, thuật ngữ này chính thức được làm rõ và mở rộng hơn. Theo đó, bình đẳng giới không chỉ được hiểu như là sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ về mặt quyền lợi, nghĩa vụ mà còn được hiểu là sự bình đẳng về “đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” (Khoản 1, Điều 5, Luật Bình đẳng giới năm 2006). Như vậy, có thể thấy nhờ sự mở rộng ý nghĩa của khái niệm bình đẳng giới đã đem lại sự công bằng cho các thành viên trong xã hội. Đối với mỗi gia đình, sự bình đẳng giới được hiểu theo nghĩa rộng sẽ tạo điều kiện để cả vợ và chồng có thể phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của mình với gia đình. Đây cũng chính là một cách thức xây dựng nên những gia đình hạnh phúc, ấm no, bình ổn. Đó không chỉ là mong muốn của riêng một quốc gia nào mà chính là ước vọng chung của những nước đang nỗ lực cho sự bình đẳng giới để mang tới một môi trường yên bình, một cuộc sống an lành, hạnh phúc, để không còn bạo lực ngoài xã hội và trong mỗi gia đình. Bình đẳng giới là khát vọng của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc trên thế giới. Ở nước ta, vấn đề này chưa thực sự được hiểu đúng. Có nhiều người cho rằng, bình đẳng giới là sự “cào bằng” trong mọi lĩnh vực giữa hai giới. Điều này đòi hỏi phụ nữ và nam giới phải bỏ ra công sức, thời gian… ngang bằng nhau trong các lĩnh vực của đời sống. Trên thực tế, điều đó không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của mỗi giới. Bởi như chúng ta đã biết, với những đặc điểm khác nam giới về mặt sinh học, người phụ nữ cần được tạo điều kiện để vừa có thể thực hiện tốt thiên chức làm mẹ vừa có thể hoàn thành công việc ngoài xã hội mà vẫn phù hợp với sức khoẻ của họ. Do đó, khi xác định sự bình đẳng, cần có sự quan tâm đúng mức với những đặc điểm này để sự bình đẳng có ý nghĩa và khả thi trên thực tế. Dưới góc độ Luật học, khái niệm bình đẳng giới có thể được hiểu như sau: bình đẳng giới là một chế định gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các giới (theo nghĩa rộng) trong những lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, tạo cơ hội phát triển cho tất cả thành viên trong xã hội. 1.1.3 Mối quan hệ giữa vấn đề bình đẳng giới với bạo lực gia đình Qua hai thuật ngữ “bạo lực gia đình” và “bình đẳng giới” chúng ta thấy được phần nào mối quan hệ giữa hai thuật ngữ này. Bạo lực gia đình là hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giới, trong khi đó, sự bình đẳng giới là một mục tiêu của việc xoá bỏ bạo lực trong gia đình. Sự bất bình đẳng giới được biểu hiện thông qua hành vi bạo lực với các hình thức khác nhau và ở các mức độ khác nhau. Mối quan hệ giữa hai vấn đề này cũng được thể hiện trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Tại Điều 3 của Tuyên bố đã khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực gia đình. Như vậy, có thể thấy, việc xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giúp phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình với nam giới cũng chính là một cách thức nhằm xoá bỏ bạo lực với phụ nữ trong gia đình và xã hội. Những biểu hiện của bạo lực và hậu quả của chúng đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. Bạo lực gia đình hạn chế vai trò, cơ hội phát triển, khả năng thụ hưởng thành quả của cá nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình. Điều này xảy ra đối với cả vợ và chồng khi họ là nạn nhân trực tiếp của nạn bạo lực chứ không chỉ giới hạn trong một giới tính nào. Từ hai khái niệm bạo lực gia đình và bình đẳng giới, chúng ta có một cái nhìn khái quát, sơ lược để từ đó đi vào tìm hiểu những nội dung cụ thể của đề tài. 1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Bạo lực gia đình và bình đẳng giới là một trong những nội dung được sự quan tâm của nhiều nhóm đối tượng; và được luật hoá trong nhiều ngành luật như Luật Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới Điều đó một mặt thể hiện sự lo lắng, trăn trở từ phía cộng đồng về hiện tượng này, mặt khác còn thể hiện nhận thức đúng đắn từ phía các cơ quan chức năng và nhà làm luật về ảnh hưởng của bạo lực gia đình và sự bình đẳng giới đối với đời sống của mỗi công dân cũng như của toàn xã hội. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt nam về bạo lực gia đình và bình đẳng giới được thể hiện tập trung và cụ thể qua hai văn bản: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và Luật Bình đẳng giới năm 2006. Trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các nhà làm luật đã đưa ra các nội dung chủ yếu xung quanh vấn đề bạo lực gia đình như các hành vi bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình, nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực, quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình, hợp tác quốc tế về phòng chống bạo lực gia đình… Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn nhấn mạnh việc phòng ngừa bạo lực gia đình với các biện pháp: thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình; tư vấn pháp lý, tư vấn tâm lý, tư vấn ứng xử; hoà giải mâu thuẫn; xử lý vi phạm phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình - đây là một biện pháp vừa mang tính đấu tranh vừa mang tính phòng ngừa hiệu quả. Với việc phân định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật về bạo lực gia đình mang ý nghĩa xã hội rộng lớn đó là đã huy động được sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào công cuộc đấu tranh bền bỉ, quyết liệt này. Có thể nhận thấy, giống như tên gọi của nó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời với mục tiêu trước hết là ngăn ngừa hành vi bạo lực gia đình. Thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta sẽ giữ được môi trường gia đình, xã hội bình ổn không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. Bên cạnh đó, Luật Phòng chống bạo lực gia đình còn là cơ sở pháp lý góp phần giải quyết các trường hợp bạo lực đã xảy ra. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các nạn nhân của bạo lực gia đình khi họ được tư vấn, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ nơi tạm lánh, các điều kiện cần thiết khác sau khi bạo lực đã xảy ra. Những quy định của pháp luật về bạo lực gia đình là cơ sở pháp lý để vợ, chồng cũng như các thành viên khác của gia đình thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình và là cơ sở để bảo vệ các thành viên gia đình. Với vai trò là những người xây dựng nên gia đình, hai vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Trong Luật bình đẳng giới năm 2006, với mục tiêu “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” (Điều 4), Luật đã cụ thể nhiều nội dung tạo thuận lợi cho quá trình bình đẳng giới như: các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, các lĩnh vực và biện pháp bảo đảm bình đẳng giới… Luật Bình đẳng giới còn quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới cũng như trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Có thể thấy vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong Luật Bình đẳng giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đạt được mục tiêu pháp luật đã đề ra. Trong đó không thể không nhắc tới vấn đề bình đẳng giới trong phạm vi gia đình- một không gian nhỏ nhưng thường xuyên có sự hiện diện của cả hai giới nam và nữ. Pháp luật bình đẳng giới chỉ ra các hành vi nghiêm cấm trong đó có cấm bạo lực trên cơ sở giới (Điều 10); đồng thời xác định các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong gia đình (Điều 18); cùng với đó là các hành vi vi phạm về bình đẳng giới trong gia đình như cản trở thành viên trong gia đình tham gia định đoạt tài sản chung vì lý do giới tính, đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính, áp đặt việc thực hiện lao động gia đình (Điều 41) Các quy định đó đã chỉ ra quyền và nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng ở các lĩnh vực: thể chất, tinh thần, kinh tế… Đây cũng chính là cơ sở để hạn chế các hành vi bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình ở các lĩnh vực nêu trên. Những quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới chính là sự cụ thể hoá của pháp luật hôn nhân và gia đình. Ở Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, những quy định về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của luật (Điều 1), những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Điều 2), bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình (Điều 4), tình nghĩa vợ chồng (Điều 18), quyền và nghĩa vụ của vợ chồng (Điều 19)… đều được làm rõ trong Luật Phòng, chống bạo lực năm 2007 và Luật Bình đẳng giới năm 2006 . Việc vi phạm một trong hai Luật này cũng chính là vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình. Sự quan tâm từ phía các chủ thể có thẩm quyền qua việc xây dựng một hành lang pháp lý trong vấn đề bạo lực gia đình và bình đẳng giới một lần nữa khẳng định vị trí của gia đình đối với cuộc sống của mỗi người và với sự phát triển chung của đất nước. Bởi thế, tuân thủ pháp luật hôn nhân gia đình cũng như pháp luật về bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong thời gian tới là góp phần thực hiện thành công chiến lược xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững của Nhà nước ta. Khái quát các văn bản kể trên, có thể thấy pháp luật về bạo lực gia đình và bình đẳng giới tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, pháp luật về bạo lực gia đình và bình đẳng giới đảm bảo và tôn trọng quyền con người, đặc biệt là quyền của người phụ nữ, người vợ trong gia đình. Đây là mục tiêu của nhiều quốc gia trong một thời gian dài nhằm thực hiện chính sách xã hội của mình. Bởi vậy, thực hiện nội dung này của pháp luật nước ta là một sự phù hợp với xu hướng thế giới hiện nay. Thứ hai, nội dung của pháp luật về bạo lực gia đình và bình đẳng giới cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh. Có thể nói, xây dựng gia đình hạnh phúc là một chiến lược quan trọng của nước ta qua nhiều thời kỳ. Điều này được khẳng định qua Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Trong đó, Thủ tướng đã khẳng định: “Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội”. Một chỉ tiêu được đặt ra trong Quyết định là đến năm 2010 “giảm tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm 10-15%”. [...]... mỗi gia đình, bảo vệ những nạn nhân của bạo lực gia đình, thúc đẩy sự bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc Chương 2 BẠO LỰC GIA ĐÌNH - MỘT HÌNH THỨC THỂ HIỆN SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 2.1 SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG - MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Khi nhắc tới bạo lực gia đình, chúng ta thường hình dung tới các quan hệ diễn ra bạo lực như quan hệ giữa vợ và. .. giới là sự đảm bảo công bằng cho mọi công dân trong xã hội Do đó, bình đẳng giới được triển khai trên thực tế là một cách thức để xoá bỏ một trong những nguyên nhân của bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực giữa vợ và chồng 2.2 SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THỂ HIỆN QUA CÁC HÌNH THỨC BẠO LỰC GIA ĐÌNH Qua tìm hiểu về vấn nạn bạo lực gia đình, các nhà nghiên cứu đã nhóm các hành vi bạo lực gia đình. .. chống bạo lực năm 2007) thành các hình thức bạo lực: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục và bạo lực về kinh tế Với mỗi hình thức bạo lực, do những đặc điểm khác nhau của các hành vi bạo lực nên có sự khác biệt trong quan niệm và xu hướng thực hiện bạo lực giữa vợ và chồng Bạo lực về thể chất là hình thức xâm phạm tới sức khoẻ, tính mạng của đối phương Hình thức bạo lực này... tại của mỗi gia đình là quan hệ giữa vợ và chồng Bạo lực gia đình giữa vợ và chồng đang ngày một gia tăng và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội Để hiểu được những nguyên nhân của bạo lực giữa vợ và chồng, trước hết cần tìm hiểu những nguyên nhân chung của hiện tượng bạo lực trong gia đình Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và có thể tập hợp... của gia đình mà phần lớn xảy ra giữa vợ và chồng Trong các nhóm nguyên nhân đó, sự bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu xa nhất của bạo lực gia đình Điều này đồng nghĩa: bất bình đẳng giới không chỉ là một trong những nguyên nhân mà còn là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn tới bạo lực giữa vợ và chồng Quan điểm bất bình đẳng giới là nguyên nhân cội nguồn của bạo lực gia đình nói chung và bạo lực giữa vợ và. .. không chỉ đơn thuần là sự bất bình đẳng về giới mà còn là sự bất bình đẳng về mặt nhân quyền Bởi thế, xóa bỏ các hình thức bạo lực gia đình, sẽ tạo dựng cho vợ và chồng sự đối xử bình đẳng về mọi mặt trong đời sống 2.3 NGƯỜI VỢ - NẠN NHÂN CHỦ YẾU CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở Việt Nam hiện nay chưa có những thống kê chính xác về bạo lực gia đình nói chung cũng như bạo lực giữa vợ và chồng nói riêng trên phạm... đảm bảo sự bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình 3.2 HẬU QUẢ TỪ BẠO LỰC GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Được coi là vấn nạn trong xã hội, bạo lực gia đình nói chung và bạo lực giữa vợ và chồng nói riêng đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc khiến cả cộng đồng phải lưu tâm Hậu quả mà bạo lực trong gia đình gây ra tác động trên một diện rộng, trong các lĩnh vực và với một thời gian tương đối dài Có thể thấy sự tác động... giới là một bước để xích gần hơn với sự bình đẳng giới, tạo cho vợ và chồng một môi trường tiến bộ, hạnh phúc Thông qua thực tế nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình là người vợ, có thể thấy sự bất bình đẳng giữa hai giới trong gia đình Sự bất bình đẳng ấy xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía người vợ hoặc người chồng Để xoá bỏ sự bất bình đẳng này, cần có sự tham gia tích... như thế, sự bình đẳng giới mới trở thành hiện thực trong cả gia đình và xã hội Do đó, xoá bỏ những bất bình đẳng trong quan niệm và cách ứng xử tại gia đình giữa vợ và chồng trong lĩnh vực kinh tế, lao động sẽ tạo điều kiện để sự bình đẳng được đảm bảo trong các lĩnh vực khác của cuộc sống Như vậy, qua các hình thức bạo lực khác nhau, ta đều thấy sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình Đó không... có thể xếp hành vi bạo lực theo các nhóm: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục và bạo lực về kinh tế Đây là những hình thức bạo lực cơ bản trong gia đình được nhiều nước ghi nhận trong pháp luật của quốc gia mình Từ đây, có thể thấy Luật mẫu đưa ra một cách toàn diện các hình thức bạo lực gia đình, làm cơ sở để các nước tham khảo, học tập và hoàn thiện pháp luật về bạo lực gia . chung về bạo lực gia đình và bình đẳng giới. Chương 2: Bạo lực gia đình - một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Chương 3: Thực trạng bạo lực giữa vợ và chồng và một số kiến. gia đình, bảo vệ những nạn nhân của bạo lực gia đình, thúc đẩy sự bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc. Chương 2 BẠO LỰC GIA ĐÌNH - MỘT HÌNH THỨC THỂ HIỆN SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 2.1. đình - một hình thức thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng khoá luận đi sâu phân tích hành vi bạo lực giữa vợ và chồng. Từ đó đi đến khẳng định bạo lực giữa vợ và chồng là một biểu hiện

Ngày đăng: 11/08/2014, 10:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan