chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005

69 824 3
chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 LỜI CẢM ƠN 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 MỞ ĐẦU 6 Tính cấp thiết của đề tài 6 Phạm vi nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu 7 Kết cấu của khóa luận 8 Chương 1: 9 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 9 Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng – khái niệm và mối liên hệ 9 Khái niệm về trách nhiệm pháp lý 9 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 11 Tiến trình phát triển của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt nam trước khi có Luật thương mại năm 2005 13 TNVPHĐ trong cơ chế tập trung bao cấp: 13 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 1995, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và Luật thương mại năm 1997 14 Những vấn đề thuộc nội dung của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 15 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm 16 Có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm 16 Bên bị vi phạm có thiệt hại xảy ra trong thực tế 16 Bên vi phạm có lỗi 16 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm và thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm 17 Các căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng 17 Chế tài do vi phạm hợp đồng 17 Chương 2: 18 Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 19 Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các căn cứ áp dụng trách nhiệm hợp đồng 19 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ nhất: Có hành vi vi phạm hợp đồng 19 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ hai: có thiệt hại thực tế 24 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ ba: Có lỗi của bên vi phạm 26 . Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ tư: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm 29 Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 31 Thực trạng các quy định của pháp luật về căn cứ miễn trách thứ nhất: Các căn cứ miễn trách do thỏa thuận của các bên 32 Miễn trách do gặp bất khả kháng 33 Miễn trách do lỗi của bên bị vi phạm 36 Miễn trừ trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 38 Thực trạng các quy định của pháp luật về các chế tài do vi phạm hợp đồng 40 Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 1 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 Buộc thực hiện đúng hợp đồng 40 Phạt vi phạm 45 Khái niệm phạt vi phạm hợp đồng 45 Mức phạt vi phạm hợp đồng 46 Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và các chế tài khác 47 Chế tài buộc bồi thường thiệt hại 48 Tổn thất về tinh thần 49 Tổn thất do uy tín bị giảm sút và khoản lợi đáng lẽ được hưởng 50 Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng 51 khái niệm tạm ngừng thực hiện hợp đồng 51 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng và trường hợp bất khả kháng 52 Thời gian tạm ngừng thực hiện hợp đồng 52 Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng 53 Chế tài hủy hợp đồng 53 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 55 Những thuận lợi khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 55 Về các căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 55 Về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 56 Về các chế tài 57 Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 57 Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật về các căn cứ áp dụng trách nhiệm 57 Những khó khăn khi áp dụng các căn cứ miễn trách 58 Miễn trách nhiệm do lỗi một phần của bên có quyền 58 Miễn trách do lỗi của người thứ ba 59 Những khó khăn khi áp dụng các quy định về chế tài 59 Đối với chế tài buộc bồi thường thiệt hại: 59 Đối với chế tài phạt vi phạm: 60 Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: 61 Đối với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng 61 Chương 3: 63 Về chính sách lập pháp 63 Nhận xét chung 63 Kiến nghị 63 Về nội dung lập pháp 64 Định hướng chung 64 Cân bằng quyền lợi 64 Kết hợp các biện pháp 65 Các vấn đề cụ thể 65 Buộc thực hiện đúng hợp đồng 65 Bồi thường thiệt hại 66 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 66 Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 Đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng 66 Phạt vi phạm 67 Áp dụng pháp luật 67 Tránh nhầm lẫn giữa các biện pháp 67 Thống nhất áp dụng pháp luật 68 Kết luận 69 Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô trong bộ môn Luật Kinh Doanh đã truyền đạt những kiến thức quý giá và tạo điều kiện cao nhất hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Phan Thị Thanh Thủy – người đã giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận này. Chúc cô và gia đình luôn mạnh khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Tôi cũng không quên cảm ơn người thân trong gia đình và bạn bè – những người luôn ở bên và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Văn Đạt Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Luật thương mại năm 1997 LTM 1997 Luật thương mại năm 2005 LTM 2005 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng TNVPHĐ Trách nhiệm pháp lý TNPL Quy phạm pháp luật QPPL Bộ luật dân sự năm 2005 BLDS 5 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Về tổng quát, cuộc sống của con người được xây đắp nên bởi các hợp đồng và hầu hết các nhu cầu sống của con người được đáp ứng thông qua mối quan hệ với người khác. Có thể khẳng định rằng hợp đồng là một trong những chế định lâu đời nhất và quan trọng nhất của pháp luật. Ngay từ xa xưa, khi có sự trao đổi hàng hóa, hợp đồng đã xuất hiện. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, sự đa dạng trong quan hệ thương mại kéo theo sự phong phú của các dạng hợp đồng. Vì vậy, chế định hợp đồng càng ngày càng chiếm một địa vị quan trọng trong quan hệ luật tư. Hợp đồng sinh ra là để đem lại lợi ích hợp pháp mà các bên mong đợi thông qua việc thực hiện, là sợi dây gắn kết các chủ thể trong xã hội. Để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống cũng như trong kinh doanh, không thể thiếu được hợp đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, không phải khi nào hợp đồng cũng được các bên thực hiện một cách đúng đắn, đầy đủ. Hay nói cách khác, có những trường hợp, một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Lúc đó, đã có sự vi phạm hợp đồng. Khi có sự vi phạm hợp đồng, lợi ích mà các bên mong muốn thông qua hợp đồng không đạt được, và hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng này nhiều khi làm phát sinh những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Lúc này, dù có thiệt hại hay không, rất cần có sự can thiệp của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, bảo vệ tính ổn định trong quan hệ hợp đồng. Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ra đời với ý nghĩa đó. Trong thực tiễn, có rất nhiều dạng vi phạm hợp đồng khác nhau, kèm theo đó những hậu quả mà nó gây ra cho bên bị vi phạm cũng khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật đã dự liệu một loạt các biện Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 6 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra. Việc tìm hiểu kỹ những biện pháp mà pháp luật đưa ra thiết nghĩ rất cần thiết, vì hai lý do chính: Thứ nhất, việc tìm hiểu rõ pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giúp các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng những điều khoản trách nhiệm mà không bị vô hiệu theo pháp luật. Thứ hai, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận đó vô hiệu, pháp luật cũng đưa ra các giải pháp cho bên bị vi phạm lựa chọn (trong khuôn khổ pháp luật) để bảo vệ quyền lợi của họ một cách hiệu quả nhất. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại 2005” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn về các biện pháp (chế tài) trên, chỉ ra những đặc trưng của từng biện pháp. Thông qua đó, tác giả cũng đưa ra những đánh giá, chỉ ra đề xuất, kiến nghị về những phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật thương mại 2005 2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu bản chất, đặc trưng của các biện pháp; phạm vi áp dụng của mỗi biện pháp; mối quan hệ của các biện pháp đó với nhau, thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp đó. Từ đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận vận dụng những phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sự của chủ nghĩa Mác – Lênin, áp dụng vào tình hình nước ta Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 7 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 Ngoài ra, khóa luận cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khoa học pháp lý như : phương pháp phân tích, tổng hợp các kiến thức từ pháp luật thực định và phân tích thực tiễn để nhận thức và đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật; phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu, diễn giải, quy nạp… để giải quyết các vấn đề khóa luận 4. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu với 3 chương: CHƯƠNG I: Khái quát chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng CHƯƠNG II: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm hợp đồng trong Luật thương mại 2005 CHƯƠNG III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hợp đồng trong Luật thương mại 2005 Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 8 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1.1. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.1.1. Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng – khái niệm và mối liên hệ 1.1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm pháp lý Theo từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa “1. Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. 2. Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Từ định nghĩa này, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa: tích cực và tiêu cực Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm luôn gắn bó với bổn phận, với nghĩa vụ, là điều phải làm. Ví dụ: con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già sức yếu… Theo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm là hậu quả bất lợi phải gánh chịu về mình khi có sự vi phạm mà hai bên đã cam kết (Ví dụ: A và B giao kết một hợp đồng mua bán. Trong hợp đồng này, B đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, còn A thì không thực hiện nghĩa vụ. Điều này đã làm phát sinh thiệt hại cho B. Trong trường hợp này, việc vi phạm hợp đồng của A đã Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 9 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 làm phát sinh một trách nhiệm, trách nhiệm “ bồi thường thiệt hại” do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình). Việc thực hiện hoặc không thực hiện công việc đó không nhất thiết cần phải có sự bảo đảm của Nhà nước bằng pháp luật. Nhưng khi các loại trách nhiệm đó được Nhà nước điều chỉnh bằng các QPPL thì trách nhiệm đó trở thành bắt buộc hay còn gọi là trách nhiệm pháp lý. Theo định nghĩa trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội năm 2007 thì “ trách nhiệm pháp lý là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật và được thể hiện trong việc cơ quan Nhà nước (người có chức vụ) có thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) của Nhà nước do ngành luật tương ứng quy định” ( tr.550). Vì vậy, trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, hay nói cách khác, trách nhiệm pháp lý là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền thực chất là việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bản thân trách nhiệm pháp lý không phải là sự cưỡng chế Nhà nước mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước do pháp luật quy định. Từ khái niệm trên, có thể thấy trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm cơ bản: - Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật - Trách nhiệm pháp lý phải do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 10 [...]... Nội Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 Trong phần nội dung của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu các quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các căn cứ miễn trách nhiệm và các chế tài áp dụng 1.1.3.1 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm a Có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm: Đây là yếu tố đầu tiên phát sinh trách nhiệm do. .. Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà 18 Nội Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 Thực trạng các quy định của pháp luật Vi t nam về 2.1 trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Thực trạng các quy định của pháp luật Vi t nam về các 2.1.1 căn cứ áp dụng trách nhiệm hợp đồng 2.1.1.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ nhất: Có hành vi vi phạm hợp đồng Hợp đồng sinh ra để... pháp cưỡng chế được pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị vi phạm1 1.1.1.2 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý Ở mức độ khái quát, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mang bản chất và là một dạng cụ thể của trách nhiệm dân sự Vì vậy, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng mang những đặc điểm của trách nhiệm pháp... trung Theo quy định tại Pháp lệnh hợp đồng và LTM 1997, khi có sự vi phạm hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại, trách nhiệm hợp đồng có thể được áp dụng dưới các hình thức: - Buộc thực hiện đúng hợp đồng - Phạt vi phạm hợp đồng - Bồi thường thiệt hại - Hủy hợp đồng Thực ra, chế tài hủy hợp đồng chỉ được xem là một hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo quy định của LTM 1997 Theo Pháp lệnh hợp. .. giá; khi hợp đồng bị vi phạm, điều mà các bên quan tâm đến nhiều chính là lợi ích vật chất của mình sẽ được đáp ứng như thế nào thông qua vi c thực hiện các chế tài do vi phạm hợp đồng Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà 12 Nội Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 Tiến trình phát triển của trách nhiệm do vi phạm hợp 1.1.2 đồng theo pháp luật Vi t... Mạnh, bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Vi n 1980 Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà 20 Nội Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 hại” Hiện nay, thuật ngữ vi phạm cơ bản” được quy định trong Luật thương mại 2005 chỉ được sử dụng trong ba trường hợp “tạm ngừng thực hiện hợp đồng , “đình chỉ thực hiện” và “hủy hợp đồng , trong... biết vi phạm nghĩa vụ thực hiện cố ý, vô ý Pháp luật Anh, Hoa kỳ công nhận nguyên tắc trách nhiệm tuyệt đối hay còn gọi là trách nhiệm khách quan do vi phạm hợp đồng Công ước Vi n không sử dụng khái niệm lỗi mà có những quy định về căn cứ miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cụ thể Theo đó, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm nếu không chứng minh được rằng vi c vi phạm hợp đồng là do trường hợp bất... đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng và chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm Khi xem xét hành vi vi phạm hợp đồng, ngoài vi c xác định thế nào là hành vi vi phạm hợp đồng thì còn cần thiết phải làm rõ thế nào là vi phạm cơ bản, vi phạm không cơ bản và vi phạm trước thời hạn vì hậu quả pháp lý của các hành vi vi phạm này là khác nhau Thứ nhất, Vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ... trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhưng có thể nói rằng, bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi nếu không chứng minh được rằng vi c vi phạm hợp đồng là do trường hợp bất khả kháng gây ra ( tương ứng với các căn cứ miễn trừ trách nhiệm theo LTM 2005) 2.1.1.4 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ tư: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm. .. 295LTM) Tuy nhiên, BLDS Vi t nam 2005 lại không có quy định về thông báo của người vi phạm hợp đồng Sự thiếu xót này có thể dẫn đến vi c bên bị vi phạm hợp đồng sẽ gặp phải những thiệt hại lớn hơn, trong Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà 35 Nội Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 khi đó bên vi phạm lại được miễn trách nhiệm, điều đó sẽ là không . luật Vi t nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 55 Về các căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 55 Về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 56 Về các chế tài 57 Những. thương mại năm 2005 LTM 2005 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng TNVPHĐ Trách nhiệm pháp lý TNPL Quy phạm pháp luật QPPL Bộ luật dân sự năm 2005 BLDS 5 Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo. CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 1.1. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.1.1. Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng – khái niệm và mối liên hệ 1.1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm

Ngày đăng: 11/08/2014, 07:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan