Tối ưu hóa quy trình chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ Tagetes erecta L. đã được xử lý bằng Viscozyme

74 1.4K 13
Tối ưu hóa quy trình chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ Tagetes erecta L. đã được xử lý bằng Viscozyme

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Sau hơn 3 tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp “Tối ưu hóa quy trình chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ Tagetes erecta L. đã được xử lý bằng Viscozyme” đến nay đề tài đã được hoàn thành. Trong thời gian qua cũng như trong suốt quá trình học tập tại trường, ngoài nỗ lực phấn đấu của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm khoa cùng quý thầy cô khoa Công nghệ Thực phẩm và cán bộ phụ trách Phòng Thí nghiệm Hoá (Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành) đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giúp chúng em có hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.

ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 4 1.1. Tổng quan về cây cúc vạn thọ 4 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây cúc vạn thọ 4 1.1.2. Phân loại 4 1.2.3. Ứng dụng 5 1.2. Tổng quan về lutein và lutein ester 8 1.2.1. Tổng quan về lutein 8 1.2.1.1. Cấu tạo phân tử của lutein 8 1.2.1.2. Tính chất lý-hoá của lutein 8 1.2.1.3. Ứng dụng của lutein 9 1.2.2. Tổng quan về lutein ester 12 1.2.2.1. Cấu tạo phân tử của lutein ester 12 1.2.2.2. Tính chất lý-hóa 12 1.2.2.3. Hoạt tính sinh học của lutein ester 13 1.3. Các phương pháp chiết lutein ester 14 1.3.1. Các phương pháp chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ không xử lý enzyme 14 1.3.1.1. Chiết từ hoa khô 14 1.3.1.2. Chiết từ hoa tươi 16 1.3.2. Phương pháp xử lý hoa cúc vạn thọ bằng enzyme 17 1.3.2.1. Sự cần thiết phải xử lý hoa bằng enzyme trước khi chiết 17 1.3.2.2. Phương pháp chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ đã xử lý enzyme 18 iii 1.4. Tình hình nghiên cứu chiết xuất lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ 19 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 23 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hoá chất nghiên cứu 23 2.1.2.1. Dụng cụ và thiết bị 23 2.1.2.2. Hoá chất 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu 24 2.2.2. Xác định thành phần khối lượng của cánh hoa cúc vạn thọ 24 2.2.3. Phương pháp phân tích 25 2.2.3.1. Xác định hàm lượng lutein tổng số trong cánh hoa cúc vạn thọ 25 2.2.3.2. Xác định trọng lượng khô (%TL khô) của cánh hoa cúc vạn thọ 25 2.2.3.3. Phương pháp chiết lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ 25 2.2.4. Đề xuất quy trình tách chiết lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ 25 2.2.5. Bố trí thí nghiệm lựa chọn dung môi chiết 29 2.2.6. Phương pháp thiết kế thí nghiệm RSM-CCD tối ưu hóa điều kiện chiết .30 2.2.6.1. Thiết kế thí nghiệm RSM-CCD 30 2.2.6.2. Chọn phương án sản xuất tối ưu. Kiểm tra bằng thực nghiệm 31 2.2.7. Xử lý số liệu 33 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 3.1. Kết quả thí nghiệm xác định thành phần khối lượng của hoa cúc vạn thọ34 3.2. Hàm lượng lutein tổng số và trọng lượng khô của nguyên liệu 34 3.3. Kết quả thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết lutein ester 35 3.4. Kết quả thí nghiệm thiết kế tối ưu hóa điều kiện chiết lutein ester từ hoa CVT theo RSM-CCD 36 3.5. Chọn phương án sản xuất tối ưu 41 iv 3.6. Hoàn thiện quy trình chiết lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ đã được xử lý bằng enzyme thương mại Viscozyme 44 3.7. Kết quả thử nghiệm quy trình-Đánh giá chất lượng sản phẩm 47 3.7.1. Kết quả thử nghiệm quy trình 47 3.7.2. Tinh chế sản phẩm lutein ester - Đánh giá chất lượng sản phẩm 48 3.8. Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm trong phòng thí nghiệm 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC A Phụ lục 1. Mục đích sử dụng và mức độ sử dụng của lutein trong thực phẩm A Phụ lục 2. Phương pháp xác định hàm lượng lutein tổng số C Phụ lục 3. Phương pháp xác định % trọng lượng khô D Phụ lục 4. Tối ưu hóa bằng phương pháp RSM-CCD và phần mềm Design-Expert® 8.0.7.1 E Phụ lục 5. Kết quả xác định lutein tổng số của cánh hoa CVT F Phụ lục 6. Kết quả xác định phần trăm trọng lượng khô của cánh hoa CVT G Phụ lục 7. Kết quả thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết lutein ester G Phụ lục 8. Kết quả thử nghiệm quy trình chiết tối ưu H Phụ lục 9. Một số hình ảnh thí nghiệm I v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Abs Absorbance Độ hấp thụ D Dilution factor Hệ số pha loãng nm Nanometer Nanomet rpm round per minute Vòng/phút UV-Vis Ultraviolet-Visible Tử ngoại-khả kiến v/v Volume/volume Thể tích / thể tích v/w Volume/weight Thể tích/khối lượng w/v Weight/volume Khối lượng/thể tích w/w Weight/weight Khối lượng/khối lượng %TL khô Phần trăm trọng lượng khô ctv. et al. Cộng tác viên BHT Butylated Hydroxytoluene Butylat Hydroxytoluen BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hoá RSM Response surface methods Phương pháp đáp ứng bề mặt CCD Central Composite Design Thiết kế cấu trúc có tâm LDL Low Density Lipoprotein Chất béo có tỷ trọng thấp ADI Acceptable Daily Intake Liều lượng chấp nhận hàng ngày FDA Food and Drug Administration Cục quản lý dược và Thực phẩm CVT Cúc vạn thọ AMD Age-related Macular Degenerescence Thoái hoá điểm vàng lên quan đến tuổi tác vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng khảo sát trong RSM-CCD 31 Bảng 2.2. Quy hoạch thí nghiệm tối ưu hóa điều kiện chiết theo thiết kế CCD 32 Bảng 3.1. Thành phần khối lượng của hoa cúc vạn thọ 34 Bảng 3.2. Trọng lượng khô và hàm lượng lutein tổng số của nguyên liệu 35 Bảng 3.3. Kết quả ma trận quy hoạch thực nghiệm theo RSM-CCD 37 Bảng 3.4. Phân tích ANOVA kết quả thí nghiệm tối ưu hóa RSM-CCD 38 Bảng 3.5. Các hệ số hồi quy sau phân tích ANOVA 39 Bảng 3.6. Các giải pháp tối ưu theo RSM-CCD 41 Bảng 3.7. Kết quả thử nghiệm quy trình 47 Bảng 3.8. Kết quả xác định hàm lượng lutein tổng số tính theo phần trăm của sản phẩm thử nghiệm 49 Bảng 3.9. Ước tính chi phí nguyên vật liệu để chiết lutein ester từ 1 kg cánh hoa cúc vạn thọ 51 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu tạo phân tử lutein (dạng đồng phân all-trans) 8 Hình 1.2. Cấu trúc của mắt 10 Hình 1.3. Cấu tạo phân tử của lutein ester (lutein dipalmitate, M=1044) 12 Hình 1.4. Nồng độ lutein và lutein ester trong huyết thanh 14 Hình 1.5. Thuỷ phân tế bào cánh hoa CVT của enzyme thương mại Viscozyme 18 Hình 2.1. Hoa cúc vạn thọ châu Phi 23 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình dự kiến tách chiết lutein ester từ cánh hoa CVT đã được xử lý bằng Viscozyme 26 Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn dung môi chiết 29 Hình 2.4. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu suất chiết lutein ester 30 Hình 3.1. Ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết lutein ester 35 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ lắc và nhiệt độ chiết 40 Hình 3.3. Đồ thị 3D biểu diễn sự tương tác giữa tốc độ lắc và nhiệt độ chiết đến hiệu suất chiết lutein ester 40 Hình 3.4. Sơ đồ quy trình tối ưu chiết lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ đã được xử lý bằng Viscozyme 45 Hình 3.5. Phổ hấp phụ UV-Vis của sản phẩm lutein ester 49 Hình 3.6. Sản phẩm lutein ester tinh chế 50 Hình 3.7. So sánh sản phẩm lutein ester thu được từ 2 phương pháp chiết 50 1 MỞ ĐẦU Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, con người không chỉ quan tâm đến những vấn đề ăn, mặc, ở như trước đây, mà còn có những yêu cầu cao hơn, cả về chất lượng cũng như hình thức, đặc biệt đối với những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Do đó, những thực phẩm, vật dụng có thành phần với nguồn gốc tổng hợp hoá học có thể gây hại cho sức khỏe dần bị loại bỏ và thay thế bằng các sản phẩm được sản xuất từ các thành phần chiết xuất thiên nhiên. Với nhu cầu ngày càng cao của con người và sự phát triển vượt bậc của khoa học, các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất nhiều hợp chất thiên nhiên có lợi cho sức khỏe con người và ứng dụng chúng vào đời sống, trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong đó, việc sử dụng các thành tựu khoa học vào ngành công nghiệp thực phẩm đóng vai trò quan trọng đặc biệt. Trong thực phẩm, màu sắc cũng đóng một vai trò rất quan trọng, giúp cho sản phẩm bắt mắt hơn, tạo ảnh hưởng tốt về chất lượng của sản phẩm. Chất màu thực phẩm là hợp chất hoá học không độc và dễ tiêu hoá, tạo cho thực phẩm có màu đặc trưng, đẹp, hấp dẫn và có thể có tác dụng kích thích tiêu hoá. Hiện nay, chất màu thực phẩm có nhiều loại. Ví dụ như: chất màu tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu thực phẩm; chất màu được tạo ra trong quá trình gia công kĩ thuật, nhất là khi gia nhiệt; chất màu bổ sung từ ngoài vào (chất màu thiên nhiên hoặc chất màu tổng hợp bằng các phương pháp hoá học). Phần lớn chất màu tổng hợp được sử dụng nhiều trong thực phẩm do rẻ tiền, dễ sử dụng và bền màu [39]. Tuy nhiên, các chất màu tổng hợp thường có thể có tác dụng không tốt cho cơ thể con người, thậm chí có khả năng gây ung thư [44]. Trong khi đó, chất màu tự nhiên thường không độc hại do được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp chiết tách chất màu tự nhiên và ứng dụng vào trong ngành công nghiệp thực phẩm và các ngành khác là điều rất cần thiết. Ở Việt Nam, việc lạm dụng chất màu tổng hợp trong chế biến thực phẩm là một vấn nạn trong quản lý an toàn thực phẩm hiện nay. Chẳng hạn việc sử dụng 2 phẩm màu vàng Tartrazine (mã số E 102) hay chất màu Sudan có khả năng gây ung thư nhằm tạo ra màu vàng – vàng cam trong một số loại thực phẩm, mỹ phẩm,… đang tạo ra những mối lo ngại cho người tiêu dùng. Do vậy, một trong những yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm ở nước ta là tạo ra sản phẩm chất màu tự nhiên có màu vàng nhằm thay thế cho các chất màu tổng hợp nói trên. Một trong những chất màu tự nhiên có màu vàng đã được FDA công nhận là an toàn có thể sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm là lutein ester và lutein tự do. Một trong những nguồn nguyên liệu giàu lutein nhất hiện nay là hoa cúc vạn thọ châu Phi (Tagetes erecta L.): hàm lượng carotenoid tổng số đến 1,0– 1,6% (tính theo trọng lượng khô), trong đó, khoảng 90% lượng carotenoid này là lutein và 5% là zeaxanthin [14]. Đây là một loài hoa rất phổ biến và rất dễ trồng trong điều kiện khí hậu các nước nhiệt đới như Việt Nam. Chính vì vậy, khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, đã có công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Huệ An (2009), trong đó lutein ester được chiết từ nguyên liệu tươi bằng acetone sau đó chiết sang eter dầu hoả [37]. Quy trình này còn một số hạn chế: mất nhiều thời gian (chiết qua 2 giai đoạn, chiết 3 lần), tốn nhiều dung môi và hiệu suất thu nhận lutein còn thấp. Vì vậy, đã có một số nghiên cứu cải tiến quy trình này bằng cách xử lý hoa cúc vạn thọ bằng Viscozyme nhằm phá vỡ tế bào nguyên liệu, sau đó chiết trực tiếp bằng hexane mà không qua giai đoạn chiết với acetone. Kết quả cho thấy biện pháp này cho phép nâng cao đáng kể hiệu suất thu hồi lutein ester. Tuy nhiên, hiệu quả thu nhận lutein từ quy trình cải tiến này không chỉ phụ thuộc vào điều kiện xử lý enzyme mà còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện chiết sắc tố. Đó chính là lý do thực hiện đề tài: “Tối ưu hóa quy trình chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ Tagetes erecta L. đã được xử lý bằng Viscozyme”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xác định các thông số tối ưu cho phép chiết lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ đã được xử lý với Viscozyme với hiệu suất chiết cao nhất. 3 Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng công cụ tối ưu hóa là phần mềm Design-Expert® 8.0.7.1 với phương pháp bề mặt đáp ứng theo mô hình cấu trúc có tâm RSM-CCD. Nội dung nghiên cứu: – Xác định các thông số tối ưu của quy trình chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ đã xử lý enzyme bằng phương pháp RSM-CCD; – Thử nghiệm quy trình. Đánh giá mức độ tương thích của giải pháp tối ưu xác định bằng lý thuyết và thực nghiệm; – Tinh chế sản phẩm lutein ester. Đánh giá chất lượng sản phẩm. Do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế cũng như do thời gian và kinh phí hạn hẹp nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo từ quý thầy cô và các bạn sinh viên nhằm giúp đề tài có thể hoàn thiện hơn. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây cúc vạn thọ Tên Việt Nam: cúc vạn thọ; vạn thọ; Tên tiếng Anh: Marigold Tên khoa học: Tagetes erecta; Họ cúc Asteraceae [10, 42]. 1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây cúc vạn thọ Cây hoa cúc vạn thọ (CVT) có nguồn gốc từ Mexico. Cây được nhà thám hiểm Hernando Cortés đưa về Châu Âu vào thế kỷ 14 và được trưng bày trên các bàn thờ, nên được gọi là ‘Mary’s gold’ (nén vàng của Mẹ Maria). Sau đó, cây được trồng khắp nơi quanh Địa Trung Hải, rồi mọi nơi trên thế giới. Cây này có loài chỉ cao chừng 20 cm, có loài cao hơn 70–80 cm. Có hai dạng hoa CVT: hoa kép và hoa đơn. Hoa có nhiều màu: vàng kem, vàng tươi, vàng chanh, vàng cam, đỏ cam. 1.1.2. Phân loại Cây hoa CVT chia làm ba loài nguyên và loài lai [41, 42]: Cúc vạn thọ Châu Phi (African Marigold, tên khoa học Tagetes erecta L.) Đây thường là giống hoa CVT cây cao nhất và hoa cũng to nhất. Đáng kể nhất hiện nay là loài hoa kép, to, nở tròn xoe không cồi gọi là ánh Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40 cm và mọc dày khít nhau. Gold-n Vanilla cũng có hoa kép to và cây còn cao hơn nữa, khoảng 50–70 cm, hạt đem gieo thường cho nhiều hoa màu sắc khác nhau, lẫn lộn từ cam đến vàng, vàng kim, vàng chanh, vàng bơ. Các loài khác của giống này đáng kể ra là Tuổi Vàng (Golden Age), cây cao hơn 75 cm và có thể có cây cao đến 1,50 m và hoa rất to, đường kính 12,5 cm. Cúc vạn thọ Pháp (French Marigold; tên khoa học Tagetes patula L.) Đối với giống Oai Vệ (Majestic), cây lùn, cao độ 30 cm, hoa vàng đơn, cánh sọc nâu hay sọc màu gõ đỏ, cồi vàng. Cũng như mọi loài hoa CVT Pháp khác, ở nơi luôn luôn nóng như đồng bằng nước ta, cây có thể cao hơn 60 cm. Giống Kỳ Hoa [...]... cách hoa CVT đã được xử lý với Viscozyme Chính vì vậy, việc lựa chọn phương pháp chiết, nhằm đạt hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế cũng là yêu cầu đặt ra cho đề tài Trong đồ án tốt nghiệp này sẽ nghiên cứu Tối ưu hóa quy trình chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ Tagetes erecta L đã được xử lý bằng Viscozyme nhằm đạt được hiệu suất chiết lutein ester là cao nhất... trình dự kiến tách chiết lutein ester từ cánh hoa CVT đã được xử lý bằng Viscozyme Thuyết minh quy trình: Mục tiêu: Mục tiêu của bố trí thí nghiệm này là tìm ra chế độ chiết lutein ester từ cánh hoa CVT đã xử lý Viscozyme một cách hiệu quả nhất Hiệu quả chiết ngoài phụ thuộc vào mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý hoa còn phụ thuộc vào điều kiện chiết lutein ester 27 Do đó, cần... ngừa AMD được báo cáo là 6 mg/ngày (lutein tự do) Như vậy, để có được liều lượng cần thiết của 6–10 mg/ngày của lutein, nên tiêu thụ 12–20 mg lutein ester Hình 1.4 Nồng độ lutein và lutein ester trong huyết thanh [15] 1.3 Các phương pháp chiết lutein ester 1.3.1 Các phương pháp chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ không xử lý enzyme 1.3.1.1 Chiết từ hoa khô 15 Ngâm chiết Ngâm chiết là quá trình chuyển... lượng lutein chiết được bằng phương pháp đo quang tương tự như khi định lượng lutein tổng số Hiệu suất chiết lutein ester được tính theo công thức: Hiệu suất chiết (%)= lượng lutein chiết được *100% lutein tổng số trong nguyên liệu 2.2.4 Đề xuất quy trình tách chiết lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ Trên cơ sở kết quả của một số nghiên cứu liên quan, chúng tôi đề xuất quy trình dự kiến tách chiết lutein. .. hiệu suất chiết lên nhiều lần; – Nhược điểm: chi phí đầu tư thiết bị và dung môi tương đối lớn 1.3.2 Phương pháp xử lý hoa cúc vạn thọ bằng enzyme 1.3.2.1 Sự cần thiết phải xử lý hoa bằng enzyme trước khi chiết Việc chiết lutein ester từ cánh hoa CVT theo phương pháp truyền thống trong đó hoa cúc vạn thọ sau khi ủ xi-lô sẽ được sấy khô, xay thành bột rồi chiết lutein ester bằng hexane Quá trình này... thể được sử dụng một mình hoặc như một phần của môi trường nuôi cấy trong chuẩn bị khởi đầu cho quá trình lên men [33] 1.4 Tình hình nghiên cứu chiết xuất lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu tách chiết, tinh chế lutein ester từ cánh hoa CVT bằng các phương pháp khác nhau Ausich, R L., và Sanders, D.J năm 1997, đã đưa ra quy trình chiết lutein ester từ. .. khi chiết làm cho năng suất chiết tăng Vì vậy, có tác dụng cải thiện hiệu quả chiết carotenoid, đặc biệt là lutein ester trong cánh hoa CVT [9, 20] 1.3.2.2 Phương pháp chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ đã xử lý enzyme Hiện nay, có nhiều loại enzyme được sử dụng để xử lý nguồn nguyên liệu hoa CVT tươi trước khi tiến hành chiết lutein ester Nhiều nghiên cứu gần đây có sử dụng enzyme thương mại đã. .. 2.2.3.3 Phương pháp chiết lutein ester từ cánh hoa cúc vạn thọ Lutein ester trong cánh hoa CVT được chiết xuất từ nguyên liệu tươi Xác định điều kiện chiết thích hợp bằng cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu suất vào các yếu tố: dung môi chiết (acetone, etanol, ete dầu hoả, hexane); tỷ lệ dung môi:nguyên liệu; thời gian chiết; số lần chiết; tốc độ lắc và nhiệt độ chiết Dịch lutein ester được chiết sang hexane... chiết lutein ester từ cánh hoa CVT thọ đã được xử lý bằng enzyme thương mại Viscozyme như sau: 26 Cánh hoa CVT tươi Xử lý thích hợp Chiết Na2SO4 khan Điều kiện chiết thích hợp: - Dung môi? - Tỷ lệ dung môi:nguyên liệu? - Nhiệt độ chiết? - Tốc độ lắc? - Thời gian chiết? - Số lần chiết? Lọc Cô đuổi dung môi (áp suất thấp; < 400C) Tinh chế Sấy chân không Chất màu lutein ester Hình 2.2 Sơ đồ quy trình dự kiến... tách chiết dầu từ các nguyên liệu thực vật bằng dung môi để cải thiện năng suất và chất lượng của một số sản phẩm Đối với quá trình chiết lutein từ hoa cúc vạn thọ, một số nghiên cứu đã cho thấy việc xử lý nguyên liệu bằng enzyme trước khi chiết đã cải thiện đáng kể hiệu suất chiết Trong trường hợp xử lý bằng enzyme trước khi chiết, các enzyme thủy phân đã được sử dụng như tác nhân tương tác lên 18

Ngày đăng: 11/08/2014, 06:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan