Chương III ( đọc thêm ) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ doc

9 565 2
Chương III ( đọc thêm ) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương III ( đọc thêm ) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I-TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH 1- Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về CNXH a- Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH - Tư tưởng về CNXH của Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ tinh thần trọng nghĩa, ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam. - Sự tồn tại hàng ngàn năm chế độ công điền và chế độ tỉnh điền: + Công điền: Luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai, ¼ đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung. Cứ 3 năm chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần.Điều đó không hề ngăn cản một số người trở nên giàu có, vì còn ¾ đất đai khác có thểmua bán, nhưng nó có thể cứu nhiều người khác thoát cảnh bần cùng( I-36) + Tỉnh điền :”Gần 5000 năm trước đây,Hoàng Đe (2679 TCN) đã áp dụng chế độ tỉnh điền:Ông chia đất đai trồng trọt theo hai đường dọc và hai đường ngang. Như vậy sẽ có chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần trong tám niếng. Miếng ở giữa mọi người cùng làm và sản phẩm được sử dụng vào việc công ích. Những đường phân giới được dùng làm đường dẫn nước”(I-35) - Tư tưởng XHCN sơ khai ở phương Đông : + Thuyết“Đại đồng” trong Nho giáo:”Khổng tử vĩ đại (551TCN) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự về bình đẳng về tài sản.Ong từng nói thiên ha sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. (I-35) + Tư tưởng phân phối bình quân : “ Hữu quốc gia giả, bất hoạn quả, nhi hoạn bất quân;bất hoạn bần, nhi hoạn bất an. Cái quân vô bần, hoà vô quả, an vô khuynh”. - CNXH hiện thực ở Liên xô :Giữa năm 1923, Người đến Liên-xô, lần đầu tiên được chứng kiến chế độ XHCN trên thực tế là chính sách kinh tế mới(NEP) Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH bắt đầu từ kinh nghiệm sâu xa trong lịch sử dân tộc, giá trị phương Đông và NEP. Từ đó, Hồ Chí Minh phát triển thành lý luận - Chủ nghĩa Mác-Lênin: b- Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH Cách tiếp cận của các nhà kinh điển: Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx –Lenin đã làm sáng tỏ bản chất của CNXH từ những kiến giải kinh tế - xã hội, chính trị-triết học tức là từ hình thái kinh tế PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 – xã hội. Marx –Engels đã đưa ra một hệ thống luận điểm cơ bản về CNXH, chỉ ra phương hướng phát triển chủ yếu và những đặc trưng của nó mà nét nổi bật là xoá bỏ chế độ tư hữu về TLSX, giải phóng con người khỏi tình trạng bị bóc lột về kinh tế , bị áp bức về chính trị, bị nô dịch về tinh thần; tạo điều kiện cho con người có khả năng phát triển những năng lực sẵn có của mình. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh : Trên cơ sở lý luận hình thái kinh tế-xã hội của Marx Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH theo cách của mình . Đó là : - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Từ lập trường này, Người thấy chỉ có CNXH mới cứu được nhân loại, mới đem lại được tự do, độc lập cho các dân tộc - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức . Hồ Chí Minh thấy rằng CNXH là một xã hội được xây dựg rên cơ sở chế độ công hữu về TLSX, nó đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội. CNXH xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Người viết :”Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng CNXH. Cho nên thắng lợi của CNXH không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân” ( IX-9 )” Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ XHCN.Vì vậy, CNXH cũng chính là giai đoạn phát triển mới của đạo đức. - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ truyền thống văn hoá, lịch sử và con người Việt Nam Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hoà mục. Con người Việt Nam giàu lòng vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung và cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc với nhân loại. Truyền thống đó là một trong những cơ sở dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với CNXH. 2- Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH a- Quan niệm của các nhà kinh điển : - Xoá bỏ từng bước chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ sở hữu công cộng để giải phóng sức sản xuất - Có một nền đại công nghiệp cơ khí, với trình độ khoa học-kỹ thuật hiện đại có khả năng cải tạo cả nông nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao. - Thực hiện sản xuất có kế hoach, tiến tới xoá bỏ sản xuất hàng hoá, trao đổi tiền tệ - Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hiện sự công bằng và bình đẳng về hưởng thụ. -Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, tiến tới một xã hội tương đối thuần nhất về giai cấp. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 - Giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tư tưởng và văn hoá cho nhân dân, tạo điều kiện cho con người phát triển mọi khả năng - Sau khi đạt được những điều nói trên, chức năng chính trị của nhà nước cũng dần dần tiêu vong. Quan niệm của Hồ Chí Minh : Trung thành với chủ nghĩa Marx –Lenin , nhưng xuất phát từ thực tiễn miền Bắc nước ta, Hồ Chí Minh nêu lên những quan niệm riêng của mình ve đặc trưng, bản chất và mục tiêu của CNXH. Tuy nhiên, nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp:”Hồ Chí Minh không có định nghĩa về CNXH với những tiêu chí đầy đủ, toàn diện của một mô hình lý tưởng được xây dựng sẵn trong tư tưởng, nhận thức để từ đó bắt thực tiễn phải khuôn vào. Người đề cập về CNXH dưới nhiều góc độ khác nhau: - Với câu hỏi:”CNXH là gì ?”; Người trả lời:Nói một cách tóm tắt, mộc mạc,CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. ( giải phóng nhân dân lao động) - Muốn có CNXH phải làm gì? “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”( X-312)( nhân tố quyết định thắng lợi của CNXH là phát triển sản xuất) - “CNXH là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,v.v… làm của chung (VIII – 226) ( về chế độ sở hữu công cộng) - CNXH là “ một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động , ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”( IX-23) ( xoá bỏchế độ bóc lột, thực hiện nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong lao động và hưởng thụ) - CNXH gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân ”(IX-586) - CNXH là do quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên - “…chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là do nhân dân lao động làm chủ “(IX-291) Từ những lời phát biểu trên, có thể khái quát lên thành những đặc trưng, bản chất của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: - Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ. - Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, trong đó có lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về TLSX cơ bản, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân - Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá và đạo đức, - con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, được phát huy hết mọi khả năng sẵn có của mình. - Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng, hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không được hưởng, các dân tộc bình đẳng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 - Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. 3- Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH a-Mục tiêu : Mục tiêu chính trị: Xây dựng một chế độ do nhân dâ lao động làm chủ.”Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”(V-698) Mục tiêu kinh tế :Xây dựng một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiêntiến” “…trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và vănhoá của nhân dân ngày càng được cải thiện”( IX-592). Theo Hồ Chí Minh nền kinh tế XHCN phải được tao lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về TLSX. Tuy nhiên, ở thời kỳ quá độ ,nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính : sở hữu của nhà nước, sở hữu của hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ, một ít TLSX thuộc sở hữu của nhà tư bản Mục tiêu xã hội : xã hội ta xây dựng là xã hội công bằng , dân chủ, có qun hệ tốt đẹp giữa người với người; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức, lối sống phát triển lành mạnh Về xây dựng con người: xây dựng con người có tinh thần và năng lực làm chủ ; có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công,vô tư; có kiến thức khoa học-kỹ thuật, nhạy bén với cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm… b-Động lực : Hệ thống động lực của CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, nhưng xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được đều phải thông qua con người, do đó bao trùm lên tất cả vẫn là con người.Các nguồn động lực đó là: - Phát huy sức mạnh con người với tính cách là một cộng đồng: Con người trên bình diện cộng đồng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân : công nhân, nông dân, trí thức, các đoàn thể, các tôn giáo… tức là toàn dân tộc . “ Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được cần phải có kỹ nghệ, đất nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình “ ((IV-272) - Phát huy sức mạnh con người với tính cách cá nhân người lao động Hồ Chí Minh đề cập đến một hệ thống nội dung, biện pháp vật chất và tinh thần nhằm phát huy động lực con người: + Tôn trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động : Hồ Chí Minh phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, xem đó là trở lực của CNXH, nhưng Người rất quan tâm đến nhu cầu và lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động; tìm mọi cách để kết hợp hài hoà giữa lợi ích ca nhân và lợi ích xã hội, nhằm phát huy động lực con người + Tác động vào động lực chính trị - tinh thần: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 . Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động. “ Chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì cao xa mà cụ thể là ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước, tăng sản xuất cho hợp tác xã, tăng thu nhập cho xã viên,tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nói, dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm”(IX-575) - Khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của xã hội. “ Để tiến lên CNXH, cuộc đấu tranh phải lâu dài gian khổ. Cần có người cách mạng là vì còn có kẻ địch chống lại cách mạng. Kẻ địch gồm có ba loại. Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to ( ).Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp để ngóc đầu dậy.Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia” (IX. 287 II-TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1- Một số quan niệm của HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam * Quan niệm về tính tất yếu và phương thức quá độ lên CNXH ở VN Trên cơ sở lý luận về hình thái kinh tế – xã hội, HCM đề cập quá trình phát triển của xã hội loào người :”Từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ PK, đến chế độ tư bản, đến CNXH (cộng sản )- nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến CNXH (cộng sản )như Liên xô. Có nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên CNXH ( cộng sản )- như các nước Đông Au, Trung Quốc, Việt Nam ta,v.v (VII – 247 ). Như vậy, HCM tiếp tục phát triển lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ, Người nêu lên 2 phương thức quá độ lên CNXH : Quá độ trực tiếp (từ CNTB ) và phương thức quá độ gián tiếp ( từ chế độ dân chủ nhân dân ). VN thuộc loại thứ 2. * Về đặc điểm của thời kỳ quá độ , Hồ Chí Minh cho rằng nước ta bước vào thời kỳ quá độ có những đặc điểm sau: + Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, từ chế độ dân chủ nhân dân, Việt Nam tiến dần lên CNXH. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới không bắt đầu bằng một cuộc đảo lộn chính trị giành chính quyền. + Về phương diện kinh tế, “miền Bắc nhất định phải tiến lên CNXH. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đạon phát triển TBCN((X-13) + Xây dựng CNXH trong điều kiện vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, đồng thời tiến hành hai nhệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam ( đánh giá của Shingo Shibata ) PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 *Về tính chất của thời kỳ quá độ : là một thời kỳ phức tạp, khó khăn, lâu dài, bởi vì “ Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta . Chúng ta phải thay đổi triệt để nếp sống , thói quen, ý nghĩ và thành kiến sâu xa có gốc rễ hàng ngàn năm Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ , xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quanhệ sản xuất mới…”(VIII-493) *Về nội dung xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ : - Trong lĩnh vực chínhn trị : Phát huy vai trò của Đảng , củng cố và mở rộng MTTQ. - Trong lĩnh vực kinh tế : +Về xây dựng LLSX : phải tiến hành công nghiệp hoá. Người nói “công nghiệp hoá XHCN là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta “ + Về cơ cấu kinh tế : . Cơ cấu ngành :” trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng : nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp”.Trong đó “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế” . Cơ cấu thành phần kinh tế :nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập với những hình thức sở hữu : sở hữu của nhà nước, tức là của toàn dân; sở hữu của hợp tác, tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ; một ít TLSX thuộc sở hữu của nhà tư bản” - Trong lĩnh vực văn hoá-xã hội : xây dựng con người mới với tư tưởngm XHCN . “ Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN và có tư tưởng XHCN”.xây dựng đạo đức mới, lối sống mới. 2- Về bước đi và biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam a-Về bước đi * Bước đi chung trong TKQĐ Tuân thủ ý kiến của Lenin “phải kiên nhẫn bắc những nhịp cầu nhỏ, vừa tầm, lựa chọn những giải pháp trung gian, quá độ”, Hồ Chí Minh nêu lên tư tưởng về bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là phải trải qua nhiều bước,” bước ngắn, bước dài tuỳ theo hoàn cảnh” nhưng “ chớ ham làm mau, làm rầm rộ, làm ít mà chắc chắn hơn làm nhiều làm rầm rộ mà không chắc, đi bước nào vững bước ấy, cứ tiến tới dần dần”(VII –540 ) * Bước đi trong cải tạo XHCN Ở nông thôn : Người sớm phát hiện ra tư tưởng nóng vội trong việc cải tạo XHCN nên đã nhắc nhở: Từ trước đến nay, nông dânta quen làm ăn riêng rẽ từng nhà chưa quen tập thể nên không nên tổ chức hợp tác xã ngay, mà phải đi 3 bước : cải cách ruộng đất sau tiến lên một bước là tổ chức tổ đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn (xem VIII-226) .Nguyên tắc tổ chức hợp tác xã : không cưỡng ép, làm cho mọi người đều có lợi, quản trị phải dân chủ PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 Ở thành thị :Ta sẽ khuyên các nhà tư sản-không bắt ép mà giáo dục, thuyết phục họ chung vốn với chính phủ. Các nhà tư sản sẽ hợt tác với chính phủ để sản xuất dưới sự lãnh đạo của GCCN các nhà tư sản thấy công tư hợp doanh có lợi, không có hại, dần dần họ thấy nhất định phải tiến lên CNXH(VIII-227). “ Đối với những nhà tư sản công thương, nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về TLSX và của cải khác của họ, mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của nhà nước. Đồng thời nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo CNXH bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác “ (IX-589) * Bước đi trong xây dựng CNXH : Người chú trọng phát triển công nghiệp, nhưng cũng nhắc nhở rằng mấy năm kháng chiến ta chỉ có nông thôn, bây giờ mới có thành thị…nếu muốn công nghiệp hoá gấp là chủ quan…. Người cho rằng “nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng”. Tại sao phải ưu tiên phát triển nông nghiệp ? Vì : - Việt nam ta có câu tục ngữ “có thực mới vực được đạo”, Trung Quốc cũng có câu tục ngữ “ Dân dĩ thực vi thiên”. Hai câu ấy tuy đơn giản nhưng rất đúng lẽ. Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết vấn đề ăn ( rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương thực do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng” (X-543,544) - “Ở miền Bắc nước ta, nông nghiệp chiếm bộ phận lớn trong kinh tế mà sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển, thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh”( X-14,15) b-Về cách làm: - Chủ nghĩa xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau, nhưng mỗi nước có đặc điểm riêng nên phương thức, biện pháp, cách làm để đi đến CNXH không giống nhau. Người nói” Hiện nay, đứng về mặt xây dựng CNXH, tuy chúng ta có những kinh nghệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có đặc điểm riêng của ta” (VIII-498,499). Hoặc “ Ta không thể giống Liên xô, vì Liên xô có phong tục, tập quán khác, lịch sử, địa lý khác…”(VIII-277). Và “ làm trái với Liên xô cũng là marxist” 1 - Cách làm cụ thể: 1 Dẫn theo Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh –Sđd- tr 121 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 + Phải kết hợp 2 nhiệm vụ : vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa chống Mỹ cứu nước vừa xây dựng CNXH + Kết hợp cải tạo và xây dựng mà xây dựng là chủ chốt và lâu dài. III - VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở NƯỚC TA VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY 1- Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Marx –Lenin ,tư tưởng Hồ Chí Minh Độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu bất biến mà nhân dân ta đã kiên trì phấn đấu. Hiện nay chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới chứkhông phải thay đổi mục tiêu CNXH .Lợi dụng tình hình khó khăn của các nước XHCN, có một số ý kiến đòi chúng ta lựa chọn con đường khác để xây dựng đất nước. ( các ý kiến cho rằng ta phải tiếp tục sự nghiệp CMDTDCND, hoặc con đường TBCN, hoặc CNXH dân chu ) Nhưng Đảng ta vẫn kiên trì con đường đi lên CNXH. Và thực tế chứng minh đây là con đường duy nhất đúng (Bài học ở Liên-xô, đông Au) Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy: xây dựng CNXH bỏ qua chế độ tư bản là một sự nghiệp khó khăn phức tạp. Kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập cómặt tích cực và tiêu cực ( nêu 2 mặt của kinh tế thị trường) Vì vậy, cơ chế thị trường phải có sự quản lý của nhà nước. Chúng ta sử dụng mặt manh của cơ chế thị trường để phục vụ cho CNXH, chứ không được đi chệch sang CNTB. Có nghĩa là trong quá trình đổi mới phải luôn luôn xác định mục tiêu là giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, kiên trì chủ nghĩa Marx-Lenin , tư tưởng Hồ Chí Minh . 2- Phát huy dân chủ, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, nhưng nguồn nội lực vẫn là cơ bản, có phát huy nguồn lực bên trong mới sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài ( Bài học của ĐH VIII). Để được như vậy cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh : chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải “đem sức dân, tài dân, của dân làm lợi cho dân” 3-Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cần kiệm xây dựng đất nước -Để phát huyquyền làm chủ của nhân dân, trước hết cán bộ Đảng và Nhà nước phải liêm khiết, phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân như mong muốn của Bác Hồ. Đường lối đúng ,nhưng đội ngũ cán bộ thừa hành không tận tuỵ, tham nhũng, cửaquyền thì đường lối cũng không thực hiện được.Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhởlà phải giáo dục đội ngũ cán bộ - Hiện nay nảy sinh lối sống hưởng thụ, lãng phí trong một bộ phận cán bộ nhân dân. Điều này trái với đạo đức cách mạng mà Bác Hồ thường nhắc nhở. Không tiết PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 kiệm thì như gió vào nhà trống, “không lại hoàn không”.Vì vậy, tiết kiệm không chỉ là vấn đề đạo đức mà cò là một chính sách kinh tế PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com . Chương III ( đọc thêm ) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I-TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH 1- Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về CNXH a-. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH - Tư tưởng về CNXH của Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ tinh thần trọng nghĩa, ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam. - Sự tồn tại hàng ngàn năm chế độ công. là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia” (IX. 287 II-TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1- Một số quan niệm của HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt

Ngày đăng: 11/08/2014, 06:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan