CHƯƠNG II HỆ ĐIỀU HÀNH pps

8 242 0
CHƯƠNG II HỆ ĐIỀU HÀNH pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 1 CHƯƠNG II HỆ ĐIỀU HÀNH I. Giới thiệu đầu chương (2 phút) Như chúng ta đã biết ngày nay tin học ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Con người đã sử dụng máy tính như một công cụ đắc lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Vậy các em đã có khi nào đặt ra câu hỏi : Nhờ đâu mà máy tính có thể hoạt động được, nhờ đâu mà người dùng và máy tính có thể giao tiếp được với nhau ? Tài nguyên của máy tính là do ai quản lý ? Chương này sẽ phần nào giải quyết các câu hỏi này. II. Nội dung của chương (2 phút) Ở chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề chính sau: Bài 10: Khái niệm hệ điều hành. Bài 11: Tệp và quản lí tệp. Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành. Bài thực hành 3: Làm quen với hệ điều hành. Bài thực hành 4: Giao tiếp với hệ điều hành Windows. Bài thực hành 5: Thao tác với tệp và thư mục. Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng III. Mục đích (1 phút) - Cung cấp một số kiến thức cơ sở về hệ điều hành; - Một số thao tác cơ bán sử dụng hệ điều hành window. BÀI 10 : KHÁI NIỆM VỂ HỆ ĐIỀU HÀNH I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức : Học song bài này học sinh cần nắm được những kiến thức về hệ điều hành: - Khái niệm về hệ điều hành - Chức năng và thành phần hệ điều hành - Phân loại hệ điều hành Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 2 2. Kỹ năng : chưa đòi hỏi phải biết các tháo tác cụ thể. II. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp : - Kết hợp kiến thức trong sgk và các kiến thức trong các sách tham khảo và các tư liệu khác (nếu có). - Hình thức giảng dạy: thuyết trình, vấn đáp và giải thích (nếu cần) 2. Phương tiện : Đối với giáo viên: - Sách giáo khoa tin học 10 - Giáo án - Sách tham khảo và các trang bị khác (nếu có) - Nếu nhà trường có máy chiếu, có thể chuẩn bị các slide để giảng. Nếu không có thì phương tiện chủ yếu là phấn và bảng. Đối với học sinh: - Sách giáo khoa tin học 10. - Vở ghi lý thuyết tin học 10. - Các sách tham khảo có liên quan đến bài học (nếu có). III. Tíên trình lên lớp và nội dung bài giảng 1. ổn định lớp : (1 phút) - Yều cầu lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút) Câu hỏi : Em hãy cho biết những ứng dụng của tin học vào cuộc sống ? Trả lời : Khoa học, kĩ thuật, giáo dục và đào tạo, y tế, trò chơi giải trí, công việc văn phòng, truyền thông, tự động hoá và điều khiển, trí tuệ nhân tạo, văn hoá nghệ thuật, âm nhạc thể thao. 3. Gợi động cơ : Thuyết trình: (2 phút) Hệ điều hành quán xuyến toàn bộ hoạt động của máy tính. Nó đóng vai trò là cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy và giữa thiết bị với chương trình thực hiện trên máy. Chỉ khi có hệ điều hành thì mới có thể sử dụng máy tính. Vậy : Hệ điều hành là gì ? Thành phần, chức năng của hệ điều hành ? Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 3 Có những loại hệ điều hành ? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp sau khi chúng ta học song bài này. 4. Nội dung của bài học Số thứ tự Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Thời gian 1 Khái niệm hệ điều hành (operaing system) Hệ điều hành là: Tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác giữa người dùng và máy tính, cung cấp các phương tin và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình, quản lý chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu. Thuyết trình: Khái niệm hệ điều hành Đưa ra nhận xét: Như vậy hệ điều hành đóng vai trò là cầu nối người sử dụng và máy . Hệ điều hành cùng các thiết bị kĩ thuật (máy tính và các thiết bị ngoại vi) tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Nhìn một cách tổng quan: Máy tính có năm thành phần độc lập : bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị vào, thiết bị ra. Hệ điều hành kết nối năm thành phần này lại thành phần này lại thành hệ thống có tổ chức. Hiện nay có nhiều loại hệ điều hành. Song tất cả các hệ điều hành đều có những chức năng và tính chất chung. Một máy có thể cài một hoặc một vài hệ điều hành. Câu hỏi: Nêu một số thiết bị tương tác với hệ điều hành để thực hiện tương tác giữa 7 phút Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 4 người dùng và máy mà em biết Câu hỏi: Hệ điều hành là : + Phần mềm ứng dụng + Phần mềm tiện ích + Phần mềm công cụ + Phần mềm hệ thống Trả lời: + Phần mềm hệ thống Hệ điều hành thường được lưu trữ dưới dạng các môđun độc lập trên bộ nhớ ngoài ( trên đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD…) Có nhiều loại điều hành khác nhau đối với mỗi dòng máy tính, một số hệ điều hành phổ biến : MS-DOS: được sử dụng rộng rải vào những năm tám mươi của thế kỉ XX Window: xuất hiện vào những năm 90 của thế kỉ XIX,có giao diện đồ hoạ trực quan,dễ sử dụng và hiện nay đang là hệ điều hành phổ biến nhất. 2 Chức năng của hệ điều hành. - Tổ chức giao tiếp giữa người dung và hệ thống. việc giao tiếp có thể thực hiên bằng một trong 2 cách : + Thông qua hệ Thuyết trình: Chức năng của hệ điều hành. Câu hỏi: Hãy cho biết cách giao tiếp giữa người dùng và hệ thống ? Trong các chức năng sau 10 phút Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 5 th ống lệnh (command ) đư ợc nhập từ bàn phím + Thông qua các đ ề xuất của hệ thông ( bảng chọn, cửa số, biểu tư ợng đồ hoạ…) được đi ều khiển bán phím hoặc chu ột - Cung cấp tài nguyên ( b ộ nhớ, các thiết bị ngo ại vi…) cho các chương tr ình và tổ chức th ực hiện các chương trình đó. - Tổ chức lưu trữ thông tin trên b ộ nhớ ngoài, cung cấp các cộng c ụ để tìm kiếm và truy c ập thông tin. - Kiểm tra và hỗ trợ b ằng phần mềm cho các thi ết bị ngoai vi ( chuột, bàn phím, màn hình, đĩa CD…) đ ể có thể khai thác chúng một cách thuân ti ện và hiểu quả. - Cung cấp các nhiệm v ụ tiện ích của hệ thống (làm vi ệc với đĩa, truy cập m ạng… ) phần lớn các đi ều hành đang được sử d ụng rộng rãi…Hiện nay có m ột số tiện ích liên quan đ ến mạng máy tính. Nh ững tiện ích đã trở các thành ph ần phải có và quan tr ọng như: dịch vụ k ết nối mạng và internet, đây chức năng nào phản ánh bản chất của việc giao tiếp giữa người và máy: xuất, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin ? Trả lời : Giao tiếp giữa người và máy về bản chất là việc đưa thông tin vào (nhập) và đưa thông tin ra (xuất). Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 6 trao đ ổi thư điển. - Mỗi chức năng được m ột nhóm chương trình trong h ệ điều hành đảm b ảo thực hiện. các nhóm chương tr ình này là các thành ph ần của hệ điều hành . - Việc xác định th ành ph ần của một hệ điều hành ph ụ thuộc vào chỉ ti ết hoá các hoá các chức năng c ủa nó và không ảnh hư ởng tới việc khai thác h ệ thống. 3 Phân loại hệ điều hành Hệ điều hành có ba loại chính: * Đơn nhiệm đa người sử dụng: Trong hệ điều hành này các chương trình phải được thực hiên lần lượt. Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng nhập vào hệ thống. Ví dụ, MS-DOS là hệ điều hành loại này. Hệ điều hành loại n ày đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lý mạnh. * Đa nhiệm một người dùng: Hệ điều hành loại này chỉ cho phép một Thuyết trình: Hê điều hành có ba loại chính: * Đơn nhiệm một người dùng Câu hỏi: Em hiểu thế nào là đơn nhiệm một người dùng ? * Đa nhiệm một người dùng: Câu hỏi: Em hiểu thế nào là đa nhiệm nhiều người dùng? * Đa nhiệm nhiều người dùng: Câu hỏi: (tìm câu sai) Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng là hệ điều hành thực hiện: + Điều hành phân phối tài nguyên cho các chương 10 phút Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 7 người được đang nhập vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đổng thời nhiều chương trình. Hệ điều hành này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lý đủ mạnh. Ví dụ window 95 là hệ thống điều hành đa nhiệm đơn người sử dụng. * Đa nhiệm một người dùng: Hệ điều hành loại này cho phép nhiều người được đồng thời đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình. Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lý mạnh, bộ nhớ trong lớn. Ví dụ, window 2000 server là một hệ điều hành đa nhiệm đa người sử dụng. trình thực hiện + Ghi nhớ thông tin của từng người (mật khẩu, thư mục riêng ) + Đảm bảo sao cho lỗi trong chương trình không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các chương trình khác + Giúp người dùng biết thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc. Hoặc Câu hỏi: Đây là hệ điều hành nào? Hệ thống cho phép một người được đăng nhập và tại mỗi thời điểm chỉ được kích hoạt cho hệ thống thực hiện một chương trình. Trả lời : Đó là hđh đơn nhiệm một người dùng D. Củng cố bài học (5 phút) Yêu cầu học sinh nhắc lại: 1. Khái niệm hệ điều hành . 2. Chức năng và thành phần của hệ điều hành. 3. Phân loại hệ điều hành. Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang – CNTT - ĐHSPHN 8 Giáo viên củng cố lại: Bài học này cung cấp cho chúng ta các kiến thức về hệ điều hành: - Khái niệm về hệ điều hành - Các chức năng và thành phần của hệ điều hành - Phân loại hệ điều hành Các em phải nắm vững được những kiến thức này. Đây là những kiến thức ban đầu về hệ điều hành là tiền đề quan trọng để các em có thể tìm hiểu xâu hơn về hệ điều hành. E. Bài tập về nhà 9 (1 phút) - Làm các bài tập trong sách giáo khoa và bài tập trong sách bài tập. - Chuẩn bị bài hôm sau. F. Lời nhận xét của giáo viên về tiết học (2 phút) - ý thức học tập của lớp. - Đánh giá hiệu quả học tập của tiết học - Rút kinh nghiệm sau tiết học . với hệ điều hành. Bài thực hành 3: Làm quen với hệ điều hành. Bài thực hành 4: Giao tiếp với hệ điều hành Windows. Bài thực hành 5: Thao tác với tệp và thư mục. Bài 13: Một số hệ. hệ điều hành thông dụng III. Mục đích (1 phút) - Cung cấp một số kiến thức cơ sở về hệ điều hành; - Một số thao tác cơ bán sử dụng hệ điều hành window. BÀI 10 : KHÁI NIỆM VỂ HỆ ĐIỀU HÀNH. học sinh cần nắm được những kiến thức về hệ điều hành: - Khái niệm về hệ điều hành - Chức năng và thành phần hệ điều hành - Phân loại hệ điều hành Giáo án Tin học 10 Phương Thị Chang

Ngày đăng: 11/08/2014, 06:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan