Luận văn - Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội ppt

69 279 0
Luận văn - Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 1 LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã có được những thành công to lớn. Nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng thì mới có tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất có tồn tại được hay không còn phải phụ thuộc vào khâu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Song công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến từng khu vực thị trường chưa được coi trọng đúng mức trong các doanh nghiệp này. Việt Nam đang từng bước mở cửa thị trường và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới điều đó làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt May Hà Nội, em thấy rằng công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác trong ngành Dệt May còn nhiều vấn đề cần phải bàn bạc. Các doanh nghiệp chưa chủ động đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng mà thường phải đưa qua người trung gian, đôi khi còn phải dán nhãn mác của những hãng nổi tiếng thì mới dễ tiêu thụ được sản phẩm. Do vậy em chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội” để viết báo cáo chuyên đề. Đề tài gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Dệt May Hà Nội. Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội. B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 2 Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế vì vậy bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô để rút ra những bài học, kinh nghiệm để nâng cao và hoàn thiện kiến thức của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn Ths Trần Thị Thạch Liên đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo này cũng như các cô chú, anh chị trong phòng Kế hoạch thị trường của Công ty Dệt May Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập ở công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2005. Sinh viên thực hiện: PHAN THU HIỀN. B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ HỆ THỐNG BỘ MÁY CỦA CÔNG TY: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty: Công ty Dệt - May Hà Nội trước đây là Nhà Máy Sợi Hà Nội được thành lập vào năm 1984, sau đó được chuyển đổi tổ chức thành Xí Nghiệp Liên Hợp Sợi - Dệt Kim Hà Nội. Sau hai lần đổi tên công ty có tên gọi như ngày nay là Công ty Dệt May Hà Nội. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn thuộc ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam. Công ty được trang bị những thiết bị hiện đại của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tên giao dịch của công ty viết tắt là: HANOSIMEX. Địa chỉ:Số 1 Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: 8.624.916 - 8.621.032. Fax : (844): 8.622.334. Email: hanosimex@ hn.vnn.vn Website:http://www.hanosimex.com.vn Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty Dệt May Việt Nam Bí thư Đảng uỷ – tổng giám đốc : Nguyễn Khánh Sơn. B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 4 Tổng số cán bộ công nhân viên : 5.200 người . Giấy phép thành lập số : 105927 cấp ngày : 2/4/1993. Vốn pháp định : 128.239.554.910 đồng . Vốn điều lệ : 161.304.334.701 đồng . Vốn kinh doanh : 1.611.304.334.701 đồng 1.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển: -Ngày 7 tháng 4 năm1978 Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội. -Tháng 2 năm 1979, khởi công xây dựng nhà máy. -Ngày 21 tháng 1 năm 1984, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý điều hành (gọi tên là Nhà Máy Sợi Hà Nội). -Tháng 12/1989, đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1, tháng 6/1990, đưa vào sản xuất. -Tháng 4/1990, Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX) -Tháng 4/1991, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định chuyển tổ chức và Nhà Máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hợp Sợi Dệt Kim Hà Nội . -Tháng 6/1993, xây dựng dây chuyền dệt kim số 2, tháng 3/1994 đưa vào sản xuất. -Ngày 19/5/1994, khánh thành nhà máy dệt kim (cả hai dây chuyền 1 và 2) -Tháng 10/1994, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp. -Tháng 1/1995, khởi công xây dựng Nhà máy Thêu Đông Mỹ. B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 5 -Tháng 3/1995, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sáp nhập Công ty Dệt Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp. -Năm 2000, công ty đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội (Hanosimex) Cho đến nay, Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm các thành viên : + Tại quận Hoàng Mai, Hà Nội: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt Nhuộm, Nhà máy May, Nhà máy Cơ Điện + Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội: Nhà máy May Đông Mỹ. + Tại thị xã Hà Đông, Hà Tây: Nhà máy Dệt Hà Đông. + Tại thành phố Vinh, Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh. + Cửa hàng thương mại dịch vụ: các đơn vị dịch vụ khác. 1.2. Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty :  Chức năng : Chức năng chính của công ty là sản xuất các loại sợi với các tỷ lệ pha trộn khác nhau, sản phẩm may mặc dệt kim các loại, các loại vải Denim và sản phẩm của nó nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.  Nhiệm vụ : - Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công các mặt hàng sợi dệt, may cũng như dịch vụ theo đăng ký kinh doanh và thành lập theo mục đích của công ty. - Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty. - Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu và nhu cầu đặt hàng của khách hàng. B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 6 - Bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước giao. - Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ Nhà Nước giao. - Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải tiến điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất, đồng thời cũng thay đổi về bộ máy quản lý của công ty nhằm tạo sự năng động trong sản xuất kinh doanh, Hanosimex đã không ngừng tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý của công ty, xác định rõ nhiệm vụ chức năng và trách nhiệm mới cho các phòng ban. Với sự thay đổi không ngừng như vậy hiện nay công ty được tổ chức theo mô hình sau: Phòng kế toán TC Siêu thị Vinatex Hà Đông Nhà máy động lực Nhà máy Cơ khí Nhà máy sợi Vinh Nhà máy dệt Hà Đông Nhà máy dệt Denim Nhà máy dệt nhuộm Nhà máy may Nhà máy Sợi 2 Nhà máy S ợ i 1 Trung tâm thử nghiệm Cửa hàng TM Phòng xuất nhập khẩu Văn phòng Tổng GĐ Phòng điều hành sx Phòng kỹ thuật đầu tư Phòng thươ ng mại Phòng tổ chức HC Phòng k ế Phó TGĐ điều hành may Giám đốc điều hành sợi GĐ điều hành dệt nhuộm GĐ ĐH quản trị hành chính Tổng giám đốc B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 7 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Dệt May Hà Nội. Giúp việc cho Tổng Giám Đốc về mặt kế toán có một kế toán trưởng. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định của Nhà nước. Phòng Tổ chức- hành chính: có nhiệm vụ quản lý lao động toàn công ty, tuyển dụng, bố trí đào tạo đảm bảo kịp thời cho sản xuất, thực hiện chế độ đối với cán bộ công nhân viên chức, giúp Tổng Giám Đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý hợp lý. Phòng Kế toán- tài chính: Giúp Tổng Giám Đốc hạch toán kinh doanh các hoạt động của công ty, có nhiệm vụ quản lý các loại vốn và quỹ của công ty, tạo nguồn vốn cho sản xuất, thực hiện công tác tín dụng, tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện thanh toán với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo luật kế toán thống kê. Phòng Xuất nhập khẩu: Đảm đương toàn bộ công tác xuất nhập khẩu của công ty. Giao dịch làm việc với nước ngoài, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu về tiêu thụ sản phẩm và vật tư. Phòng Kỹ thuật đầu tư: Lập các dự án đầu tư, duyệt các thiết kế mẫu của khách hàng, duyệt phiếu công nghệ may, đồng thời có nhiệm vụ xây dựng các định mức quản lý toàn bộ các định mức kinh tế- kỹ thuật, các chỉ tiêu kỹ thuật của toàn bộ công ty. Trung tâm thử nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm trong quá trình sản xuất, sản phẩm xuất kho trước khi sản B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 8 phẩm đến tay người tiêu dùng, đảm bảo uy tín cho công ty khi tham gia vào các thị trường. Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám Đốc về công tác xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất, công tác cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư, sản phẩm; công tác Marketing tiêu thụ sản phẩm, khảo sát thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.2.3. Hệ thống tổ chức sản xuất. Hanosimex là một trong những công ty có chỗ đứng trong ngành Dệt May Việt Nam, với việc không ngừng mở rộng sản xuất, hiện nay công ty có các đơn vị thành viên sau: Sơ đồ 2: Các đơn vị thành viên của công ty Dệt May Hà Nội Nhà máy Sợi I, Sợi II, Sợi Vinh sản xuất các nguyên liệu bông xơ thành sợi. Nhà máy Dệt- Nhuộm là Nhà máy sản xuất từ nguyên liệu sợi dệt thành vải dệt kim và nhuộm vải. Công ty Dệt May Hà Nội Nhà máy Sợi 1 Nhà máy Sợi 2 Nhà máy May Nhà máy Dệt nhuộm Nhà máy May Thêu Đông Mỹ Nhà máy Dệt Hà Đông Nhà máy Sợi Vinh Nhà máy Cơ khí Nhà máy Động lực Xí nghiệp dịch vụ B¸o c¸o chuyªn ®Ò Phan Thu HiÒn 9 Nhà máy May và nhà máy May thêu Đông Mỹ dùng vải dệt kim để sản xuất quần áo dệt kim. Nhà máy dệt Hà Đông dệt khăn. Nhà máy cơ khí: gia công các phụ tùng thiết bị, sửa chữa các loại máy móc bị hỏng hóc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất của công ty, sản xuất ống giấy, túi PE, vành chống bẹp cho sợi, bao bì Nhà máy Động lực cung cấp điện nước, khí nén, nước lạnh, lò hơi, lò dầu cho các đơn vị thành viên của công ty. Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ. Mỗi nhà máy là một đơn vị sản xuất cơ bản, mỗi nhà máy có trách nhiệm sản xuất một loại sản phẩm hoàn chỉnh. Giám đốc các nhà máy thành viên do Tổng Giám Đốc chỉ định. Các Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc công ty về toàn bộ hoạt động của nhà máy như hoạt động sản xuất, kỹ thuật, hạch toán theo phân cấp quản lý của công ty. Giám đốc điều hành hoạt động của nhà máy cũng theo chế độ một thủ trưởng, giúp việc cho Tổng Giám Đốc có bốn phó Tổng Giám Đốc và một số cán bộ chuyên viên về kinh tế, kỹ thuật do Giám đốc đề nghị và được Tổng Giám Đốc quyết định. Ngoài ra, công ty còn có một số công trình phúc lợi như: Trung tâm y tế, nhà ăn, để duy trì hoạt động đời sống đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, góp phần phát triển sản xuất. Như vậy, Công ty Dệt May Hà Nội là một tổ hợp sản xuất kinh doanh bao gồm các nhà máy và các đơn vị dịch vụ thành viên có quan hệ mật thiết với nhau về công việc, tổ chức sản xuất, sử dụng nguyên vật liệu và các hoạt động dịch vụ để sản xuất ra các sản phẩm dệt kim, sợi, khăn đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. [...]... thống các cửa hàng dịch vụ công ty đã đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng Những sản phẩm tiêu thụ bằng hình thức này chủ yếu lá sản phẩm sợi, hàng dệt kim nội địa, khăn bông Khách hàng của công ty là các công ty dệt như Công ty Đông Á, Công ty May Gia Định còn đối với sản phẩm dệt may thì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các nước như: Hông Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, EU công ty ký hợp đồng... thị phần sản phẩm sợi của công ty trong toàn ngành rất khả quan chiếm tới 16% tổng sản lượng sợi toàn ngành vì sợi là sản Phan Thu HiÒn 29 B¸o c¸o chuyªn ®Ò phẩm truyền thống và thế mạnh của công ty (chiếm 65% tổng doanh thu của công ty) Số lượng sản phẩm sợi tiêu thụ của công ty tăng lên hàng năm, năm 2004 tăng 12% so với năm 2003 Khách hàng tiêu thụ sản phẩm sợi của công ty chủ yếu là khách hàng trong... đặc biệt là công ty hầu như không có thông tin về người sử dụng cuối cùng do khách hàng của công ty hầu hết là các công ty thương mại 1.4 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của công ty Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm công ty đã tập trung mở rộng mạng lưới phục vụ Hiện tại công ty dã thành lập một số cửa hàng dịch vụ để thực hiện điều này Bằng các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp công ty đã mở rộng... hoạch sản xuất Hiện công ty đang nhập bông từ Nga, Australia, Mỹ, Tây Phi Nguyên liệu xơ được nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan còn lại 13,5 % là bông Việt Nam CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI I PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong một số năm gần đây Biểu 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh... kim là hai mặt hàng chủ lực của công ty Hai mặt hàng này của công ty chiếm một thị phần khá lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành Dệt May Biểu 9: Thị phần các sản phẩm chính của Hanosimex so với toàn ngành Chỉ tiêu Đơn vị Sản lượng sợi Ngành Dệt May VN Hanosimex 85000 13600 16% 90000000 5100000 5,67% Tấn Sản lượng dệt kim Sản phẩm Tỷ lệ % (Nguồn Tổng công ty Dệt May Việt Nam)  Sản phẩm sợi: Qua... yếu là xuất khẩu Sản phẩm quần áo dệt kim của công ty, sản phẩm quần áo bò được thiết kế dành cho những khách hàng từ 10 đến 40 tuổi, có thu nhập trung bình Hiện nay công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu thị trường để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng 1.3 Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội khá rộng lớn... xác định số lượng và chủng loại mặt hàng để sản xuất Mặt hàng sợi của công ty không cạnh tranh được với thị trường thế giới do chất lượng kém Sản phẩm dệt kim: sản phẩm dệt kim là mặt hàng mới đưa vào sản xuất từ năm 1991 Hiện nay sản phẩm dệt kim của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và ngoài nước, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao cùng với mẫu mã, kiểu cách Công ty không... ra công ty còn thành lập một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các địa điểm khác nhau Tại đây công ty tiến hành bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và cả bán buôn cho khách hàng đưa về các tỉnh xa Công ty còn tổ chức tiêu thụ sản phẩm dệt kim trả lương theo doanh thu, tổ này đưa hàng đi bán lưu động đến các cơ quan, xí nghiệp với hình thức này công ty đã đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng một. .. sợi OE được dùng để dệt vải DENIM và may quần bò  Sản phẩm dệt kim Hàng dệt kim chủ lực của công ty hiện nay là áo Poloshirt, áo T shirt và Hineck Mặt hàng dệt kim không được chú trọng ở thị trường trong nước mà chủ yếu để xuất khẩu Biểu 10: Tiêu thụ nội địa sản phẩm dệt kim của Công ty Dệt May Hà Nội Đơn vị: cái Phan Thu HiÒn 30 B¸o c¸o chuyªn ®Ò Sản phẩm Năm Năm Năm 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002... toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và làm tốt công tác Marketing trong quá trình tiêu thụ sản phẩm 2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty không chỉ được tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước khác như: Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Đan Mạch, Đức, áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Li Băng, Nga, Nam . về Công ty Dệt May Hà Nội. Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội. . VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI I. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ HỆ THỐNG BỘ MÁY CỦA CÔNG TY: 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty: Công ty Dệt - May Hà Nội. mác của những hãng nổi tiếng thì mới dễ tiêu thụ được sản phẩm. Do vậy em chọn đề tài Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội để viết báo cáo chuyên đề. Đề

Ngày đăng: 11/08/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan