hiệp định nông nghiệp ppt

18 380 13
hiệp định nông nghiệp ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môn: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Khoa Kinh tế đối ngoại – K09402A Đề tài: HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP-AOA GVHD: TS. TRẦN VĂN ĐỨC Nhóm 7 TPHCM, tháng 10 năm 2011 1. Hoàng Thị Hạnh K084020126 2. Nguyễn Thị Thu Hà K094020140 3. Trần Thị Hạnh Hoa K094020153 4. Nguyễn Thị Ngọc Lan K094020169 5. Dương Nữ Trà My K094020188 6. Lê Thị Hồng Nhân K094020198 7. Trần Thị Cẩm Vân K094020247 Mục lục Lời mở đầu I. Tổng quan về hiệp định Nông nghiệp 1. Hoàn cảnh ra đời: 2. Phạm vi điều chỉnh 3. Mục tiêu hoạt động II. Nội dung của AOA: 1. Giải thích thuật ngữ 2. Cam kết, quy tắc của AOA 2.1. Tiếp cận thị trường: 2.2. Cam kết hỗ trợ trong nước 2.3. Cam kết hỗ trợ xuất nhập khẩu: III.Tình hình Nông nghiệp của Việt Nam 1. Thành tựu: 2. Cơ hội: 3. Thách thức LỜI NÓI ĐẦU Nhiều người đều biết sản xuất và thương mại hàng nông sản của các nước thành viên WTO, nhất là tại các nước phát triển và đang phát triển không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính chính trị và xã hội. Do đó nông nghiệp đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia này. Từ khi các Hiệp định về tự do thương mại của WTO được kí kết để giúp cho việc thông thương các loại hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn, Hiệp định về Nông nghiệp (AOA) vẫn đang giữ một vai trò chủ chốt trong việc làm cho thương mại hàng nông sản công bằng hơn trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ xuất khẩu nông sản lớn và có tới gần ¾ lực lượng lao động sống bằng nghề nông, vì vậy việc tìm hiểu thấu đáo các nguyên tắc và quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO là hết sức cần thiết. Hiệp định AOA không chỉ xúc tiến tốt hơn thị trường nông sản của các nước thành viên WTO mở rộng ra thị trường thế giới mà còn giúp các quốc gia phát triển kinh tế tốt hơn. Không thể phủ nhận những lợi thế mà việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam nhưng đồng thời mở ra nhiều thách thức đối với một nước mới có nền kinh tế còn nhiều hạn chế như nước ta. Bài tiểu luận sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quan về Hiệp định AOA và những tác động của nó đến nền sản xuất - xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã tận lực cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh được các sai xót, vì lẽ đó nhóm chúng tôi xin được lượng thứ nếu như bài tiểu luận này gây bất cứ khó khăn nào cho việc tiếp cận vấn đề của người đọc. I. Tổng quan về hiệp định Nông nghiệp 1. Hoàn cảnh ra đời: Nông nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước bởi đây không chỉ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, nhất là ở các nước đang phát triển mà còn là lực lượng đáng kể tác động đến sự ổn định chính trị - xã hội của từng quốc gia. Do vậy hầu hết các nước đều có khuynh hướng bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của nước mình bằng cách dựng hàng rào thuế quan thật cao, đề ra những tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tăng cường trợ cấp cho nông dân trong nước. Vì lẽ đó nông sản thường là loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại nhất trong thương mại quốc tế và là chủ đề của những cuộc tranh cãi quyết liệt tại các diễn đàn thương mại. Trước đây tiền thân của tổ chức WTO là hiệp định GATT vốn được ra đời được áp dụng cho cả các sản phẩm của nông nghiệp nhưng hiệp định này còn có nhiều hạn chế, thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp do đó đã bị bóp méo, đặc biệt là do trợ cấp xuất khẩu. Để có thể thúc đẩy giao lưu thương mại hàng hoá, dịch vụ và hợp tác thương mại nói chung và về lĩnh lực nông nghiệp nói niêng ngày càng sâu rộng, hiệu quả hơn, WTO được thành lập và tại thời điểm kết thúc Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994), Hiệp định nông nghiệp (AOA), một trong các hiệp định được kí kết của WTO đã được thông qua. Mọi kết quả của Vòng đàm phán Uruguay trở thành văn kiện chính thức của WTO mà bất kỳ một thành viên WTO nào cũng phải tham gia. Chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, Hiệp định AOA ra đời để cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn. Không những vậy, Hiệp định còn nhằm nâng cao khả năng dự báo và an ninh về nông nghiệp cho các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu. Hiệp định Nông nghiệp (AoA) đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể, hướng tới lập lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp. 2. Mục tiêu hoạt động: - Thiết lập hệ thống thương mại hàng nông sản công bằng; - Phát triển theo định hướng thị trường; - Cải cách hệ thống thương mại Nông sản thông qua đàm phán và cam kết về trợ cấp và bảo hộ. Hiệp định về nông nghiệp có mục tiêu cải cách thương mại trong lĩnh vực này và củng cố vai trò của thị trường là yếu tố định hướng cho việc thực thi chính sách. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng phán đoán và mức độ an toàn cho các nước nhập khẩu cũng như cho các nước xuất khẩu. Các cam kết và quy định mới tập trung vào các vấn đề sau: − Tiếp cận thị trường – các hạn chế nhập khẩu − Hỗ trợ trong nước - trợ cấp và các chương trình khác, kể cả những chương trình nhằm tăng hoặc đảm bảo giá cả sản xuất và thu nhập cho người làm nông nghiệp. − Trợ cấp cho xuất khẩu và các phương pháp khác nhằm đảm bảo một cách giả tạo khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. − Các mục tiêu cụ thể đối với nông nghiệp Tại vòng đàm phán Uruguay, các nước đã thoả thuận được về mức độ giảm trợ cấp và bảo hộ đối với sản phẩm nông nghiệp như sau (Hiệp định về nông nghiệp chỉ nêu các con số cụ thể về giảm trợ cấp xuất khẩu): Các nước phát triển 6 năm (1995-2000) Các nước đang phát triển 10 năm (1995-2004) Thuế quan Mức giảm trung bình đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp -36% -24% Mức giảm tối thiểu đối với mỗi sản phẩm -15% -10% Hỗ trợ trong nước Giảm tổng mức hỗ trợ đối với toàn bộ lĩnh vực (giai đoạn được tính làm cơ sở: 1986-1990) -20% -13% Xuất khẩu Giá trị trợ cấp -36% -24% Khối lượng được trợ cấp (giai đoạn được tính làm cơ sở: 1986- 1990) -21% -14% Các nước kém phát triển không phải đưa ra cam kết nào về giảm thuế hoặc giảm trợ cấp. Cơ sở để tính mức độ giảm thuế là thuế suất trần trước ngày 1/1/1995 hoặc, đối với những mức thuế chưa được cam kết, thì là thuế suất được áp dụng thực tế vào tháng 9/1986, khi bắt đầu vòng đàm phán Uruguay. Sản phẩm nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghệp bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: (1) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,vv… (2) Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,… (3) Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, rượu, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,… Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường sâu rộng. Hiệp định cũng nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Mục tiêu trên xuất phát từ việc Nông sản là mặt hàng “nhạy cảm” trong thương mại do thương mại Nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận đông đảo dân cư vốn có thu nhập thấp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập II. Nội dung của AOA: 1.Giải thích thuật ngữ: − “Lượng hỗ trợ tính gộp” và “ AMS” có nghĩa là mức hỗ trợ hàng năm tính bằng tiền cho một sản phẩm nông nghiệp dành cho các nhà sản xuất một loại hàng hóa cơ bản hoặc là mức hỗ trợ không cho một sản phẩm cụ thể dành cho cá nhà sản xuất nông nghiệp nói chung, khác với hỗ trợ theo các chương trình có đủ tiêu chuẩn được miễn giảm tại phụ lục 2 của Hiệp định này. Bao gồm: + Hỗ trợ trong giai đoạn cơ sở nêu cụ thể tại các bảng liên quan được hợp thành và dẫn chiếu tại phần danh mục của một thành viên. + Hỗ trợ được cung cấp trong bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và các năm sau đó được tính toán phù hợp với quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định này và có tính đến số liệu hợp thành và phương pháp được sử dụng tại các bảng hỗ trợ liên quan được dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên. − “ Sản phẩm công nghiệp cơ bản” có liên quan đến các cam kết về hỗ trợ trong nước được định nghĩa là sản phẩm gần nhất với điểm bán đầu tiên được nêu cụ thể tại Danh mục của một Thành viên và tài liệu hỗ trợ có liên quan; − “Chi tiêu ngân sách” hay “chi tiêu” bao gồm các khoản đáng lẽ phải chi nhưng lại bỏ qua. − “Lượng hỗ trợ tương đương” có nghĩa là mức hỗ trợ hàng năm tính bằng tiền dành cho các nhà sản xuất một sản phẩm nông nghiệp cơ bản thông qua việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp mà mức trợ cấp này không thể tính được theo phương pháp AMS, khác với trợ cấp trong các chương trình có đủ tiêu chuẩn được miễn trừ cắt giảm tại Phụ lục 2 của Hiệp định này, bao gồm: + Hỗ trợ được cung cấp trong giai đoạn cơ sở nêu cụ thể tại các bảng tài liệu hõ trợ liên quan được hợp thành và dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên. + Hỗ trợ được cung cấp trong bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và các năm sau đó được tính toán phù hợp với quy định tại Phụ lục 4 của Hiệp định này và có tính đến số liệu hợp thành và phương pháp được sử dụng tại các bảng hỗ trợ liên quan được dẫn chiếu tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên. − “ Trợ cấp xuất khẩu” là những trợ cấp xuất hiện trên kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả các loại trợ cấp xuất khẩu trong danh mục tại điều 9 của Hiệp định này. − “Giai đoạn thực hiện” có nghĩa là giai đoạn 6 năm từ 1995, ngoại trừ, vì mục đích của Điều 13, là giai đoạn 9 năm kể từ năm 1995; − “Các nhượng bộ tiếp cận thị trường” bao gồm toàn bộ các cam kết tiếp cận thị trường bao gồm toàn bộ các cam kết tiếp cân thị trường được thực hiện theo hiệp định này. − “ Tổng lượng hỗ trợ tính gộp” và “tổng AMS” có nghĩa là tổng tất cả hỗ trợ trong nước dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp, được tính bằng tổng lượng hỗ trợ tính gộp cho các sản phẩm nông nghiệp cơ bản, tổng lượng hỗ trợ tính gộp không cho các sản phẩm cụ thể và tổng lượng hỗ trợ tương đương cho sản phẩm nông nghiệp, và bao gồm: + Hỗ trợ được cung cấp trong giai đoạn cơ sở (gọi là Tổng AMS cơ sở) và hỗ trợ tối đa được phép cung cấp tại bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và sau đó (gọi là”các mức cam kết cuối cùng và hàng năm”), như quy định tại Phần IV của Danh mục của một Thành viên. + Mức hỗ trợ thực tế tại bất kỳ năm nào trong giai đoạn thực hiện và sau đó (gọi là "Tổng AMS hiện hành"); được tính theo quy định của Hiệp định này, kể cả Điều 6, và với số liệu hợp thành và phương pháp sử dụng tại các bảng hỗ trợ trong tài liệu được dẫn chiếu tại Phần IV trong Danh mục của một Thành viên. − “Năm” tại khoản (f) trên đây và có liên quan đến các cam kết cụ thể của một Thành viên là năm dương lịch, tài chính hoặc năm tiếp thị được quy định tại Danh mục liên quan đến Thành viên đó. 2.Cam kết, quy tắc của AOA: 2.1. Tiếp cận thị trường: Bao gồm loại bỏ các hàng rào phi thuế quan bằng cách thuế hóa các biện pháp phi thuế và đàm phán cam kết thuế. Hiệp định yêu cầu các nước phát triển phải giảm bình quân 38% mức thuế nhập khẩu trong vòng 5 năm (đến năm 2000); các nước đang phát triển phải giảm 24% trong vòng 9 năm (đến năm 2004); các nước chậm phát triển được miễn trừ cam kết giảm thuế hóa các biện pháp phi thuế và cam kết mức thuế trần để đảm bảo trong tương lai không tăng thuế lên quá mức trần cam kết đó. Nguyên tắc của Hiệp định là chỉ bảo hộ bằng thuế quan để đảm bảo tính minh bạch, có thể lường trước được. Yêu cầu các nước thuế hóa các biện pháp phi thuế và cam kết thuế đối với 100% số dòng thuế nông sản. Hiệp định cung cấp hai biện pháp quan trọng nhằm hỗ trợ cho các nước trong quá trình thuế hóa và cam kết thuế. Đó là quyền tự vệ đặc biệt (SSG-Special Safegarard) và hạn nghạch thuế quan (TRQ-Tariff Rate Quota). Quyền tự vệ đặc biệt (SSG): là quyền được áp dụng tạm thời mức thuế cao hơn mức đã cam kết đối với 1 sản phẩm nào đó khi lượng nhập khẩu tăng lên đột ngột làm tổn thương tới sản xuất trong nước. Biện pháp này có thể được áp dụng trước khi thông báo cho các đối tác nhập khẩu chính và không phải “bồi thường” nếu sự áp dụng đó là chính đáng. Tuy nhiên chỉ 1 số ít mặt hàng được phép áp dụng biện pháp này, đó là những sản phẩm đã thuế hóa các biện pháp phi thuế và đạt được thỏa thuận với các nước khác trong quá trình đàm phán. Hạn nghạch thuế quan (TRQ): Thực chất TRQ là biện pháp bảo vệ quyền lợi cho các nước xuất khẩu để đảm bảo rằng việc xuất khẩu nông sản khó bị gián đoạn sau khi thuế hóa các biện pháp phi thuế. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có tác dụng hỗ trợ các nước nhập khẩu hạn chế bớt lượng nhập khẩu tăng quá mức sau cam kết. Tương tự SSG, rất ít mặt hàng được áp dụng biện pháp này do phải đàm phán với các nước thành viên khác để đạt thỏa thuận về: diện mặt hàng được phép áp dụng, mức hạn nghạch ban đầu, mức thuế trong và ngoài hạn nghạch, mức tăng trưởng hạn nghạch hàng năm. Bảng: Cam kết mở cửa thị trường nông sản 2.2.Cam kết hỗ trợ trong nước: Khái niệm: Trợ cấp trong nước về nông nghiệp là hình thức hỗ trợ của chính phủ cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản, các sản phẩm về nông nghiệp ở các vùng miền trong nước mà không tính đến yếu tố xuất khẩu Các loại trợ cấp Loại trợ cấp Tính chất - Nội dung Cơ chế áp dụng Trợ cấp “hộp xanh lá cây” Phải là các trợ cấp: - Hầu như là không có tác động bóp méo thương mại. - Không phải là hình thức trợ giá Được phép áp dụng không bị hạn chế Trợ cấp “hộp xanh lơ” Hỗ trợ trực tiếp trong khuôn khổ các chương trình hạn chế sản xuất Đây là các hình thức trợ cấp mà các nước phát triển đã áp dụng. - Và dường như chỉ những nước này được phép áp dụng nhưng có điều kiện. Trợ cấp “hộp hổ phách” Các loại trợ cấp nội địa không thuộc hộp xanh lá cây và xanh lơ -Được phép áp dụng trong mức nhất định gọi là "Mức tối Được phép (trợ cấp bóp méo thương mại) áp dụng trong mức nhất định gọi là "Mức tối thiểu". Phải cam kết cắt giảm cho phần vượt trên mức tối thiểu. Nhóm trợ cấp trong chương trình “hỗ trợ phát triển sản xuất” Ví dụ: - Trợ cấp đầu tư. - Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp cho nông dân nghèo. Đây là sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Chỉ có các nước đang phát triển mới được quyền áp dụng biện pháp này mà không bị cấm. - Trợ cấp hộp xanh lá cây  Trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong 05 nhóm xác định và phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể.  Là thành viên WTO, Việt Nam có thể tuỳ ý thực hiện các loại trợ cấp nông nghiệp nội địa thuộc hộp xanh lá cây, không phải cam kết cắt giảm, không bị các thành viên khác khiếu kiện.  Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến nhóm trợ cấp “hộp xanh lá cây” này bởi đây là các hình thức hỗ trợ mà doanh nghiệp có thể đề xuất Nhà nước áp dụng mà không vi phạm cam kết trong khuôn khổ WTO.  Năm nhóm trợ cấp có thể được xem là “trợ cấp hộp xanh lá cây”  Nhóm 1 - Trợ cấp cho các Dịch vụ chung Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…)  Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia Điều kiện: Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường. [...]... những nhượng bộ đối xử đặc biết đối với nông nghiệp tại vòng đàm phán Uruguay, đòi hỏi nhu cầu bức xúc cho nhiều nước phải tiến hành vòng đàm phán mới về nông nghiệp Nhất là những nước có xu hướng xuất khẩu nông sản và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp đòi hỏi cần phải có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong các qui định của WTO đối với thương mại nông nghiệp thế giới Tài liệu tham khảo http://vietbao.vn/Kinh-te/Tom-tat-cam-ket-gia-nhap-WTO-cua-Viet-Nam/70067723/87/... http://wto.nciec.gov.vn/Lists/Tr%20cp%20v%20bn%20ph%20gi/DispForm.aspx?ID=63 http://tuoitre.vn/Kinh-te/171164/Gia-nhap-WTO-co-hoi -thach-thuc-va-hanh-dong-cuachung-ta.html Hiệp định nông nghiệp và ngành nông nghiệp Việt Nam, Th.s Trần Văn Công-trưởng phòng Hội nhập và đầu tư Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ... nước là các chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường  Theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp, thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện dưới đây: • Trong mức tối thiểu (mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá sản phẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với nước phát triển và... nhập Doanh ngiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp của chúng ta thiếu thông tin về các thị trường, thiếu hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế Khi gặp những vấn đề liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp phải dựa vào Hiệp hội nhưng trên thực tế, Hiệp hội lại chưa đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn có nhiều chính sách không bị cấm lại chưa được... cứu phát triển tư duy sản xuất, tăng đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp mà còn cần tận dụng triệt để các ưu điểm mà AOA mang lại cho Việt Nam, từ đó có thể xúc tiến tốt hơn thương mại nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới và giúp cho nền kinh tế của nước nhà phát triển tốt hơn Hiệp định AOA ra đời đánh dấu một bước chuyển mới trong thương mại nông nghiệp trên toàn thế giới Mặc dù mang lại nhiều mặt tích... thị trường càng nhiều càng tốt” - ông Cordella nói KẾT LUẬN Nông nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực thế giới và cũng góp phần trong việc ổn định chính trị và xã hội của các nước Hiệp định AOA của WTO ra đời đã đem lại nhiều lợi ích cho các nước xuất khẩu nông sản thông qua mở rộng thị trường và tháo bỏ các rào cản... ích cho nông dân và doanh nghiệp liên quan, vì thế doanh nghiệp cũng cần chú ý để đề xuất các cơ quan liên quan trong điều kiện có thể 2.3.Cam kết hỗ trợ xuất khẩu: Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải... hỗ trợ nông nghiệp đã so sánh với quy định WTO; Kết quả xuất khẩu: năm 2007 đạt 13,5 tỷ USD; 2008 đạt 16,7 tỷ USD; 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (vượt chỉ tiêu năm 2010); Tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp năm 2006 đạt 3,4%, năm 2007 đạt 3,69%; Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thực sự được quan tâm; Các hình thức liên kết, hợp tác dọc, ngang phát triển trong các ngành hàng nông. .. chương trình hạn chế sản xuất nông nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với các điều kiện: • Những trợ cấp dựa trên diện tích hoặc năng suất cố định • Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc ít hơn mức sản xuất cơ sở • Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định  Đây là hình thức trợ cấp mà nhiều nước phát triển áp dụng trong chương trình hạn chế bớt sản xuất nông nghiệp Tất cả các nước đang phát... hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông (như hỗ trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế Trước đây, một số nước cũng yêu cầu Việt Nam cam kết “giữ nguyên trạng”, . thach-thuc-va-hanh-dong-cua- chung-ta.html Hiệp định nông nghiệp và ngành nông nghiệp Việt Nam, Th.s Trần Văn Công-trưởng phòng Hội nhập và đầu tư Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. . sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, rượu, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,… Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và. phán Uruguay. Sản phẩm nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghệp bao gồm các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: (1) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo,

Ngày đăng: 10/08/2014, 22:24

Mục lục

  • Các mục tiêu cụ thể đối với nông nghiệp

  • Hỗ trợ trong nước

  • Giá trị trợ cấp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan