tinh hinh kinh tế hiên nay pot

14 199 0
tinh hinh kinh tế hiên nay pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay – Thách thức và cơ hội TS. Nguyễn Minh Đức – ĐH Nông Lâm TPHCM ThS. Tô Thị Kim Hồng – Khoa Kinh tế - ĐH Mở TPHCM Trong thập niên từ 1997-2007, nền kinh tế Việt nam khởi sắc cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sau khi gia nhập APEC cuối năm 1998 và hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết năm 2000. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng kể từ các thời điểm quan trọng đó. Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế đã đưa Việt Nam thành một quốc gia có độ mở lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ. Cuôc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu, từ châu Âu, Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga, châu Á. Việt Nam, cho dù có trễ hơn so với các quốc gia khác, cũng bị ảnh hưởng do độ mở khá lớn của nền kinh tế. Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó, làm giảm tăng trưởng của Việt Nam. Năm 1997, thế giới cũng đã phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xuất phát từ Thái Lan nhưng nền kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng nặng nề do mức độ hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam lúc đó còn khiêm tốn và chưa chính thức gia nhập thị trường vốn toàn cầu. Tuy nhiên, năm 2008, với độ mở lớn của nền kinh tế sau 10 năm gia nhập APEC và 2 năm gia nhập WTO, mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế Việt nam chắc chắn sẽ bị tác động nhiều hơn cho dù mức độ tác động ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từng ngành hàng, từng lĩnh vực khác nhau. Trong cơ cấu xuất khẩu Việt nam, dầu thô luôn chiếm vị trí dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Khi nền kinh tế thế giới suy giảm kéo theo sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu xăng dầu, giá dầu thô đã và đang giảm nhanh chóng. Ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàng thâm dụng lao động, đặc biệt là nông sản và thủy sản. Một đặc điểm chính của thị trường nông sản (và thủy sản) và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả. Những biến động trong năm 2008 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm. Tiếp theo là giá thịt tăng rồi giảm, và gần đây các mặt hàng cây công nghiệp đã giảm giá đột ngột cũng như các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam như cá tra và tôm sú. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỉ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô và điều này sẽ lại làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường. Một thách thức khác của thị trường xuất khẩu nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng nông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã và đang tác động trực tiếp đến thị trường vốn và bất động sản của Việt Nam là những thị trường thâm dụng vốn tài chính, trong đó vốn tài chính từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến cho các hoạt động đầu tư vốn từ nước ngoài giảm nhanh trong ngắn hạn, các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mở thư bảo lãnh, cấp tín dụng, để hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu như trong các năm vừa qua. Qui mô sản xuất cho xuất khẩu sẽ thu hẹp do vốn đầu tư bị suy giảm. Chính sách tỷ giá neo tiền đồng Việt Nam theo USD đã tạo nhiều lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đầu của khủng hoảng do đồng USD mất giá nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới. Tuy nhiên, khi đồng USD tăng giá, chính sách này cũng đã khiến cho hàng xuất khẩu Việt Nam tăng giá và giảm sức cạnh tranh ở các thị trường ngoài Mỹ. Thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay được dự đoán kéo dài đến năm 2010 với nhiều thách thức cho xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được các cơ hội tiềm ẩn, chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm đi tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng này đối với xuất khẩu cũng như đối với cả nền kinh tế Việt Nam. Cơ hội đầu tiên lại chính là tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày da, nông lâm thủy sản là những ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ bị tác động ít hơn so với hai lĩnh vực tài chính và bất động sản. Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng. Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher- Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Việt Nam cũng có thể tận dụng lợi thế thương mại địa lý của mình (theo lý thuyết của Paul Krugman) để nhập khẩu nông sản thô với giá rẻ hơn từ các nước láng giềng để chế biến và xuất khẩu đến các thị trường quốc tế đã có. Việc khai thác lúa gạo từ Cam-pu-chia hiện nay và nhập khẩu nguyên liệu cá tra, basa của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã đi theo hướng tận dụng lợi thế này. Dự đoán nửa cuối năm 2009 khi thị trường thế giới được phục hồi, nguồn nguyên liệu trong nước cho việc sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thiếu hụt và việc tận dụng lợi thế này sẽ tất yếu xảy ra phổ biến hơn. Các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng có thể tìm kiếm các cơ hội trong giai đoạn ngắn hạn hiện nay khi đa dạng hóa thị trường và ngay tại thị trường nội địa. Khi thị trường thế giới đang bị suy giảm, một thị trường sẵn có với hơn 80 triệu người là cần thiết để có thể giúp các nhà xuất khẩu nông sản giải tỏa lượng hàng tồn dư trong ngắn hạn, duy trì sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, việc quay trở về thị trường nội địa cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực marketing từ các doanh nghiệp. Ví dụ, đối với các mặt hàng thực phẩm, các nhà xuất khẩu có thể chuyển sang sản xuất thực phẩm ăn liền, tiện dụng phục vụ cho nhu cầu ăn nhanh ở các đô thị lớn. Tuy nhiên, việc thuyết phục thị trường nội địa tiêu thụ mặt hàng cá tra, đông lạnh sẽ phải đòi hỏi một quá trình marketing dài hơi và khó khăn. Trong thời điểm hiện nay, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam, với các kinh nghiệm đã có của mình khi gặp khó khăn với thuế chống phá giá của Mỹ, cũng có cơ hội đa dạng hóa thị trường của mình với lợi thế ‘thương hiệu’ và giá rẻ hiện có. Một số nghiên cứu kinh tế đã cho thấy sau khi đạo luật ghi nhãn catfish của Mỹ được ban hành, cá tra, cá basa Việt Nam đã tạo ra một thị trường mới và làm giảm thị trường của cá nheo Mỹ. Hiện nay, sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt tại 119 quốc gia, xác nhận một vị thế riêng cho sản phẩm này trên thế giới. Một cơ hội khác của nông sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng cá tra đông lạnh, một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, là khả năng cạnh tranh bằng giá rẻ của nông sản Việt Nam. Một nghiên cứu trước đây của chúng tôi với các mô hình kinh tế lượng đã chứng minh rằng cá tra, cá basa là một sản phẩm có khả năng thay thế cao đối với sản phẩm cá nheo tại thị trường Mỹ. Khi giá của sản phẩm cá nheo tăng lên, người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng cá tra, basa trong khi chiều ngược lại rất khó xảy ra. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng cá tra, basa đông lạnh nhập vào Mỹ là sản phẩm ‘thứ cấp’, nhu cầu của mặt hàng này tăng khi thu nhập người tiêu dùng giảm. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập người tiêu dùng của Mỹ đang giảm đáng kể, nhu cầu sản phẩm giá rẻ sẽ tăng cao. Cá tra, basa Việt Nam có cơ hội giành lại thị phần tại thị trường Mỹ. Với lợi thế giá rẻ, các sản phẩm xuất khẩu khác càng có cơ hội nhiều hơn tại thị trường Mỹ, một trong những thị trường chính của xuất khẩu Việt Nam. Trong năm 2009 sắp tới, dù có khó khăn những cũng đã có những dự báo cho rằng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn sẽ tăng, đặc biệt là khi Việt Nam đang thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt hơn và đồng USD đang mạnh lên so với các đồng tiền của các quốc gia khác. Cuối cùng, khi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay không chỉ giới hạn tại nước Mỹ mà đã lan khắp toàn cầu, các nhà kinh tế và các tổ chức kinh tế trên thế giới đang cùng nhau hợp lực làm giảm tác động của cuộc suy thoái với mong muốn mau chóng phục hồi nền kinh tế không chỉ của Mỹ mà cả thế giới, cơ hội cho việc chấm dứt cuộc khủng hoảng sẽ càng nhiều. Khi nền kinh tế phục hồi, được dự báo trong vòng 1 năm nữa, nếu Việt Nam chủ động giữ được sản lượng và thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam càng có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA XUẤT KHẨU VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008-2009 TS. Nguyễn Minh Đức Đại Học Nông Lâm TPHCM Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 rồi cũng đã qua đúng như dự đoán. Đã có nhiều bài nghiên cứu phân tích, thảo luận về cơ hội và thách thức sau khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài tham luận này chỉ đóng góp một số ý kiến phân tích khái quát về những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt Nam không thể nào không hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá nhiều vào thị trường thế giới cũng đã mang lại không ít thất vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh tế thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển, lâm vào tình trạng bất ổn. Việc quay trở lại thị trường nội địa và hai nước Lào, Cam-pu-chia đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cầm cự qua thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khi thị trường thế giới phục hồi, xu hướng sản xuất để xuất khẩu lại phát triển, áp đảo trở lại. Chính phủ Việt Nam cũng đã có chủ trương tăng cường xuất khẩu để giảm nhập siêu, khẳng đinh rõ ràng chiến lược phát triển dựa trên xuất khẩu của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, kim ngạch nhập khẩu cũng gia tăng nhanh chóng. Nhiệm vụ tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu là một nhiệm vụ đầy khó khăn khi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Dù sao, trong từng thời kỳ, trước, trong hay sau khủng hoảng, cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam cũng nhiều hơn. Những thuận lợi và cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam: - Cơ hội đầu tiên và rõ ràng là thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang phục hồi. Khi nền kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu và thị trường tiềm năng Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu ở những thị trường đó gia tăng tạo nên nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức của VND so với USD theo hướng có lợi cho xuất khẩu. - Như đã dự báo cách đây hai năm, nhu cầu thế giới sau khủng hoảng đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản, Việt Nam đã gia tăng trong năm 2009 và đầu năm 2010. Cùng với đó, với những nỗ lực vượt qua khủng hoảng cùng lúc với việc khai thác lợi thế vừa mới gia nhập WTO chưa lâu, doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tạo dựng thị trường và uy tín cho sản phẩm Việt Nam. Ví dụ: hàng xuất khẩu Việt Nam giờ cũng đã tràn ngập thị trường Cam-pu-chia và Lào, cũng như hàng Việt Nam đã xâm nhập mạnh vào các chuỗi cửa hàng bán lẻ Target, JC Penney ở Mỹ. - Môi trường chính trị xã hội ổn định, những thành công trong chính sách xóa đói giảm nghèo cũng như trong các chính sách kinh tế vượt qua khủng hoảng đã nâng cao uy tín và vai trò của Việt Nam trên thế giới. Điều đó cộng với sự đóng góp tích cực hơn của Việt Nam trên thế giới cũng tạo nên những thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam qua các thị trường mới. Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong các thể chế, tổ chức như ASEAN, APEC, WTO cũng đã khẳng định một vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam không còn là một nước chỉ nhận viện trợ mà đã có khả năng như viện trợ nhân đạo cho các nước khác, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Hoa Kỳ, Trung Quốc. - Những điển hình về thực trạng kinh tế của Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa, các tạp chí nghiên cứu về kinh tế cũng thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới. - Vị trí địa lý của Việt Nam cũng tạo ra một lợi thế cho các sản phẩm Việt Nam. Là một nước trung tâm ASEAN, lại nằm bên cạnh một thị trường rộng lớn Trung Quốc, lợi thế địa lý này cần được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chú trọng. Trong 5 năm sắp đến, cùng với thu nhập quốc dân của Trung Quốc tăng rõ rệt, việc giảm thuế xuất khẩu vào TQ theo hiệp định thương mại Trung Quốc-ASEAN và giá trị đồng nhân dân tệ được dự báo tăng sẽ đóng góp không nhỏ vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vị trí trung tâm của ASEAN cũng giúp các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có một thị trường thế giới gần gũi và quen thuộc. Không những thế, các nước ASEAN xung quanh cũng có thể là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đã tạo dựng một chỗ đứng riêng trên thị trường thế giới như nông sản, thủy sản, giày da, may mặc,… - Sau một thời gian gia nhập các thể chế thương mại quốc tế như APEC, WTO, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đã được cải thiện, nâng cấp, đặc biệt tập trung cho các ngành xuất khẩu. Sự thiếu hụt lao động phổ thong phải chăng cũng là 1 cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng gia tăng những sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao hơn, dẫn đến việc sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị hơn. Một số thách thức lớn cho việc tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam: - Mặc dù có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng, xuất khẩu Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD còn ẩn chứa nhiều rủi ro khi cung cầu ngoại tệ chưa ổn định. Chính sách neo tỷ giá của tiền đồng đối với USD cũng khiến cho xuất nhập khẩu Việt Nam có phần lệ thuộc vào sức mạnh của đồng USD trên thế giới. - Với các qui định của WTO và các hiệp định thương mại song phương, đa phương nhằm cắt giảm hay bãi bỏ thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các rào cản phi thuế quan ngày càng được sử dụng nhiều để các quốc gia có thể bảo hộ sản xuất nội địa. Các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp được cho phép bởi WTO đã bị lợi dụng nhằm thiết lập nên những rào cản thương mại có hiệu quả bảo hộ tương tự như với thuế quan nhập khẩu. Trong vài năm gần đây và trong tương lai gần, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang và sẽ phải đối phó với nhiều hình thức rào cản thương mại mới như các tiêu chuẩn vệ sinh, xã hội và môi trường do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn thiên về các mặt hàng nông sản, thực phẩm hay những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da. - Việc tập trung vào sản xuất một số sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên và lao động để xuất khẩu cũng có thể khiến người sản xuất trong một số ngành sản xuất lâm vào tình trạng “tăng trưởng khốn cùng” khi tỷ lệ thương mại giảm, nghĩa là giá sản phẩm xuất khẩu sụt giảm so với giá các mặt hang nhập khẩu. Người lao động trong những ngành sản xuất đó phải sản xuất nhiều hơn, sử dụng nhiều tài nguyên nhân lực, vật lực hơn mà chỉ có thể tiêu thụ ít hơn các sản phẩm khác. Cho dù trên lý thuyết tình trạng này rất khó xảy ra, nhưng trên thực tế, đã có những cảnh báo rằng, càng tăng trưởng, người lao động Việt Nam đang càng nghèo đi. Thu nhập thực tế của công nhân trong các xí nghiệp giày da, may mặc hay chế biến thực phẩm ngày càng giảm. Tình trạng nông dân trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình đã và đang diễn ra phổ biến hơn, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long. - Việc tập trung vào sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều tài nguyên sơ cấp cũng khiến cho Việt Nam khai thác quá mức các nguồn lực tự nhiên và khiến cho người sản xuất khó khăn hơn khi ứng phó để thích nghi với các biến đổi khí hậu mà ví dụ điển hình là tình trạng hạn hàn trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mựa hay diện tích rừng, trữ lượng tài nguyên giảm sút đã được thông tin rất nhiều trên báo chí. Việc lệ thuộc vào tự nhiên đã khiến cho những dự báo kim ngạch xuất khẩu Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khi thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh vẫn là những nguy cơ lớn đe dọa cả sự phát triển kinh tế nói chung. Một vài đề xuất giải pháp: - Để các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường thế giới, những chiến lược sản xuất hướng đến tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa cần được quan tâm và phát triển cụ thể. Chỉ có tiêu chuẩn hóa các sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể vượt qua được những rào cản thương mại ngày càng dày đặc hơn. Những tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường và xã hội cùng với các hệ thống quản trị chất lượng nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn hướng đến người lao động trực tiếp sản xuất, nhằm tạo ra những giá trị cao hơn, những lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm Việt Nam - Những chính sách thương mại quốc tế cũng nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhập khẩu nguyên liệu, hướng đến việc tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang những mặt hàng, dịch vụ có giá trị cao hơn, ít lệ thuộc hơn vào tài nguyên thiên nhiên. - Doanh nghiệp Việt Nam cũng nên có những chiến lược sản xuất để thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của những “luật chơi” thương mại và đặc biệt là thích nghi với biến đổi khí hậu. Hiện nay, cụm từ “biến đổi khí hậu” và tác động của biến đổi khí hậu cũng được nói đến mỗi ngày trên báo chí, trong các diễn đàn đa phương và song phương. Tuy nhiên, quan trọng hơn là làm thế nào để các ngành sản xuất Việt nam thích nghi tốt hơn với các biến đổi. Nâng cao năng suất sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả hơn các tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên thiên nhiên, không chỉ là bài toán chi phí mà còn hướng đến một nền kinh tế xanh hơn, sạch hơn, và tạo ra một giá trị bền vững hơn cho các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới của ngành sản xuất cá tra Việt Nam Ngành thủy sản vốn được xem là một trong những ngành sớm hội nhập với nền kinh tế thế giới kể từ khi nước nhà thống nhất. Từ những năm 1980s, thủy sản luôn được xem là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sau khi gia nhập Khối Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), bên cạnh nghề nuôi và chế biến tôm, ngành công nghiệp sản xuất cá tra, cá basa của đất nước đã phát triển nhanh chóng (Cohen and Hiebert, 2001), tạo ra công ăn việc làm cho hơn 500.000 lao động (Narog, 2003). Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sự hợp tác với các nước tiên tiến cũng đã đem lại những tiến triển tích cực cho nghề nuôi cá tra ở Việt Nam. Trong sự cộng tác gần gũi với các nhà nghiên cứu thủy sản của Pháp, các giảng viên của Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TPHCM và ĐH Cần Thơ đã nghiên cứu và chuyển giao thành công qui trình sản xuất giống nhân tạo cá tra và cá basa từ năm 1998, gầy dựng nên một lực lượng sản xuất giống cá tra, cá basa nhân tạo với hơn 15.000 nông hộ liên quan (Cohen and Hiebert, 2001). Sự đầu tư mạnh mẽ cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá tra, basa cũng xuất phát từ những thách thức về sự cạn kiệt nguồn giống tự nhiên trên sông Cửu Long và sự hạn chế đánh bắt cá tra giống trên sông Mekong của Campuchia. Để đảm bảo năng suất cao và ổn định, nghề nuôi cá tra ở Việt Nam cũng đã chuyển sang sử dụng thức ăn viên là chủ yếu, được sản xuất chủ yếu bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Cargill - Mỹ, Proconco - Pháp, CP Groups - Thái lan, Uni-President - Đài Loan, (Cohen and Hiebert, 2001; Sengupta, 2003, Nguyễn Minh Đức and Kinnucan, 2008). Kỹ thuật cho cá ăn và quản lý chất lượng nước để cải thiện chất lượng thịt cá cũng được cải tiến để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của các khách hàng Mỹ và châu Âu. Các doanh nghiệp chế biến cá tra cũng đã ứng dụng các kỹ thuật phi lê cá từ một nhà nhập khấu Úc và sử dụng các trang thiết bị sản xuất được mua từ Mỹ (Cohen and Hiebert, 2001), với mong muốn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng HACCP và GAP được đề nghị bởi Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) và Bộ Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ. Hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập APEC và đặc biệt là từ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Mỹ được ký kết vào tháng 12 năm 2001, lượng xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Mỹ đã gia tăng nhanh chóng. Trong năm 1998, trước khi gia nhập APEC, lượng xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Mỹ chỉ ít ỏi với hơn 200 tấn. Nhưng đến năm 2002 sau khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam và ký Hiệp định thương mại song phương vào tháng 12 năm 2001, số lượng xuất khẩu cá tra basa vào thị trường Mỹ đã lên đến gần 20.000 tấn (Sengupta, 2003). Việc gia tăng nhanh chóng này ngoài lý do là hàng rào thuế quan đối với sản phẩm thủy sản gần như đã được bãi bỏ còn có lý do nguồn cung cấp cá tra, cá basa tăng nhanh chóng sau khi Việt nam đã thành công trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo trên cả hai đối tượng cá tra, cá basa và kỹ thuật nuôi cá tra thịt trắng. Với tính chất và mùi vị thịt cá tương tự như cá nheo được nuôi tại Mỹ (US ITC, 2002), nhưng với giá thấp hơn rất nhiều, cá tra Việt Nam đã thâm nhập thành công thị trường Mỹ và trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này trong những năm đầu thập niên 2000 khi mà 90% lượng cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2000 là từ Việt Nam (Cohen and Hiebert, 2001). Tuy nhiên, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu, cá tra Việt Nam đã phải đương đầu với những rào cản thương mại “hiện đại” từ phía nước chủ nhà để bảo hộ cho ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo, một trong những ngành sản xuất thủy sản lớn nhất của Mỹ (Harvey, 2005). Những biện pháp bảo hộ được đưa ra liên tục và báo chí thế giới đã sử dụng tên gọi “cuộc chiến cá da trơn” để đề cập đến những tranh chấp thương mại giữa cá tra Việt Nam và cá nheo Mỹ. Bước đầu tiên của “cuộc chiến cá da trơn” là việc vận động của Hiệp Hội Cá Da Trơn miền Nam nước Mỹ để Quốc Hội của họ thông qua đạo luật ghi nhãn catfish năm 2001, giới hạn việc sử dụng tên “catfish” chỉ dành cho cá da trơn thuộc họ Ictaluridae đang được nuôi ở Mỹ (Narog, 2003). Bước tiếp theo là việc vận động hành lang để tái thỏa thuận lại Hiệp ước thương mại song phương được ký giữa hai nước Việt Nam và Mỹ năm 2001 nhằm tiến đến một hạn ngạch nhập khẩu nhất định cho cá tra Việt Nam nhập vào Mỹ (Cooper, 2001), nhưng việc vận động này đã thất bại do những qui định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Bước thứ ba và là đỉnh điểm của “cuộc chiến cá da trơn” là quá trình điều tra và áp thuế chống phá giá lên đến 64% đối với sản phẩm cá tra, basa phi lê đông lạnh từ Việt Nam vào Mỹ. Năm 2005, “cuộc chiến cá da trơn” tiếp diễn với bước ngoặt mới khi các bang Mississippi, Alabama, Georgia và Louisiana ra lệnh cấm bán cá catfish nhập khẩu từ nước ngoài (bao gồm Việt Nam) sau khi phát hiện ra dư lượng chất kháng sinh trong các mẫu kiểm nghiệm. Tháng Năm năm 2008, Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua “Đạo luật Nông trại 2008”(“Farm Bill 2008”) đề nghị đưa cá da trơn (kể cả cá tra, basa Việt Nam) vào danh mục các loại thực phẩm phải được kiểm soát chất lượng và điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt theo các quy định của Bộ Nông Nghiệp Mỹ. Cho dù gây ra nhiều khó khăn cho ngành sản xuất cá tra Việt Nam, “cuộc chiến cá da trơn” cũng đã tạo ra nhiều cơ hội rất tốt để cho cá tra phát triển thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, “từ cô bé lọ lem biến thành công chúa”. Sau khi Đạo luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn của Mỹ năm 2001 được ban hành không cho phép cá tra Việt nam mang tên catfish, không như những lo lắng của các nhà sản xuất cá tra Việt Nam, cá phi lê đông lạnh của Việt nam vẫn giữ được thị trường Mỹ dù số lượng xuất khẩu sang Mỹ có suy giảm trong giai đoạn cao trào của “cuộc chiến” nhưng với giá cao hơn chút ít (Bảng 1). Việc thay đổi tên gọi của cá tra Việt Nam đã không ảnh hưởng đến các mối quan hệ thương mại đã được thiết lập giữa các nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam và nhập khẩu Mỹ (Brambilla và ctv., 2008). Các nghiên cứu thực nghiệm với các mô hình kinh tế lượng của Nguyễn Minh Đức và Kinnucan (2007a, 2007b, 2008) cũng khẳng định rằng đạo luật ghi nhãn catfish năm 2001lại tạo ra các tác động tích cực đối với giá cá tra Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Bảng 1. Giá và Sản Lượng Cá Da Trơn tại Thị Trường Mỹ 1999-2005 [...]... hoàn cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái và các sản phẩm cá tra Việt Nam đang gặp nhiều cạnh tranh hơn từ các quốc gia khác, việc cải tiến chất lượng, nâng tầm giá trị cũng sẽ góp phần tạo ra một thương hiệu cá tra Việt Nam vững mạnh hơn trên thị trường thế giới Kinh nghiệm hội nhập quốc tế đã cho thấy ngành sản xuất cá tra Việt nam đã gặp, đang gặp và có thể sẽ còn gặp nhiều thách thức Tuy nhiên, mỗi... sản lượng là rất đáng trân trọng trong điều kiện cá tra Việt Nam luôn phải đối đầu với nhiều thách thức, những rào cản thương mại, sự suy thoái kinh tế hiện nay và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước xuất khẩu cá da trơn khác như Thái Lan, Trung Quốc, Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng về sản lượng và số lượng thị trường lại là một sự suy giảm đáng kể về giá trị trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu... không co giãn Thêm vào đó, việc “độc quyền” trong cung cấp sản lượng cá tra cho thị trường thế giới, theo lý thuyết của kinh tế thương mại quốc tế, có thể dẫn đến việc “tăng trưởng bần cùng hóa” Theo lý thuyết về “tăng trưởng bần cùng hóa”, một hiện tượng tăng trưởng hiếm có trên thực tế, việc chuyên môn hóa và đẩy mạnh cung ứng một số lượng lớn một mặt hàng xuất khẩu có nhu cầu ít nhạy cảm với giá ra... tranh chấp quốc tế vào việc nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm cá tra từ xuyên suốt quá trình từ nuôi đến chế biến, tiếp thị xuất khẩu, ngành sản xuất cá tra Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển Kinh nghiệm từ “cuộc chiến cá da trơn” cho thấy, mỗi khi cuộc chiến bước vào giai đoạn mới, khó khăn hơn, ngành sản xuất cá tra lại chủ động vượt khó và vươn lên tầm cao mới Hiện nay, những yêu cầu... Việt Nam và làm giảm thị trường của cá nheo Mỹ Một nghiên cứu của Tô Thị Kim Hồng, Nguyễn Minh Đức và Kinnucan (2008) cũng chứng minh rằng đạo luật ghi nhãn của Mỹ năm 2001 không làm thay đổi độ nhạy cảm với giá của nhu cầu cá da trơn nhập khẩu (bao gồm cả cá tra, basa Việt Nam) vào Mỹ Đối với quá trình chống bán phá giá, với các mô hình nghiên cứu kinh tế lượng thực nghiệm, Nguyễn Minh Đức (2007), Nguyễn... vào thị trường Mỹ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm giống như cá nheo được sản xuất tại Mỹ Ngay từ năm 2008, đã có những cảnh báo từ các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế thủy sản đối với các nhà sản xuất cá tra Việt Nam về biện pháp bảo hộ thương mại “hiện đại” này Thậm chí, nhằm mục đích tránh cho cá tra khỏi phải chịu sự kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng vệ... thức ăn thủy sản từ Mỹ, xem như là một biện pháp trả đũa từ phía Việt Nam, cũng đồng thời được đề cập đến Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, một cuộc tranh chấp thương mại mới sẽ bắt đầu và Việt Nam có thực sự hưởng lợi hay không cũng như việc trả đũa đó có phù hợp với các qui định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hay không? Như đã phân tích ở trên, quá trình toàn cầu hóa đã tác động tích cực và... Lan gia tăng nhập khẩu vào Mỹ Điều đó khiến cho các nhà sản xuất cá nheo Mỹ tiếp tục đưa ra các biện pháp bảo hộ khác, cũng là những thách thức mới cho ngành sản xuất cá tra Việt Nam Thách thức hiện nay và cơ hội cho sự phát triển Dù có những cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra trong nuôi trồng và chế biến, nhìn chung ngành sản xuất cá tra Việt Nam trong hơn một thập niên qua vẫn đang tập... mặt hàng nhập khẩu (ví dụ: thức ăn và thuốc thú y thủy sản) lại tăng sẽ góp phần làm “bần cùng hóa” người sản xuất Hình 1 Sự tăng trưởng về sản lượng nhưng giảm sút về giá trị của cá tra xuất khẩu Hiện nay, với đạo luật Nông trại 2008, một vấn đề lớn mà giới sản xuất cá tra Việt nam quan tâm là việc Mỹ có thể đưa cá tra Việt Nam vào chung nhóm “catfish” (vô hình chung đưa cá tra trở lại với tên gọi “catfish”) . trạng kinh tế của Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa, các tạp chí nghiên cứu về kinh tế cũng thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các nhà nghiên cứu kinh tế. cùng, khi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế hiện nay không chỉ giới hạn tại nước Mỹ mà đã lan khắp toàn cầu, các nhà kinh tế và các tổ chức kinh tế trên thế giới đang cùng nhau hợp lực. hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay – Thách thức và cơ hội TS. Nguyễn Minh Đức – ĐH Nông Lâm TPHCM ThS. Tô Thị Kim Hồng – Khoa Kinh tế - ĐH Mở TPHCM Trong thập niên từ 1997-2007, nền kinh tế Việt

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan