Báo cáo nghiên cứu khoa học " Hàn Phi - tập đại thành của tư tưởng Pháp gia " pps

3 235 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Hàn Phi - tập đại thành của tư tưởng Pháp gia " pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hàn Phi: 75 heo Hàn Phi Tử tập thích (Bắc Kinh, 1958) của Trần Kỳ Du, Hàn Phi sinh khoảng năm Hàn Tơng Vơng thứ 14 (tơng đơng với Tần Chiêu Tơng Vơng năm thứ 9 năm 298 TCN), mất năm Hàn Vơng An thứ 6 (tơng đơng với Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 14 năm 233 TCN), thọ khoảng 65 tuổi. Hàn Phi vốn là một công tử thờng thờng bậc trung, xuất thân trong một gia đình dòng họ vơng thất không quan chức. Ông đọc rất nhiều sách, từng đến Lan Lăng nớc Sở (nay là thị trấn Lan Lăng, phía Tây Nam huyện Thơng Sơn, tỉnh Sơn Đông) theo học Tuân Khanh. Hàn Phi có tật nói lắp, song rất có khiếu văn chơng. Tác phẩm để đời của ông là bộ Hàn Phi Tử gồm 55 thiên, chia làm 20 quyển. Tác phẩm này ra đời đã đánh dấu sự xác lập học thuyết Pháp gia, một trong bốn học thuyết t tởng lớn nhất của Trung Quốc (Nho Mặc Lão Pháp). Tơng truyền thời kỳ đầu, triều Chu có tới hơn 800 nớc ch hầu. Bắt đầu từ thời Xuân Thu, các nớc thôn tính lẫn nhau; đến cuối thời Chiến Quốc, chỉ còn lại 7 nớc là Triệu, Hàn, Ngụy, Yên, Sở, Tề và Tần (Chiến Quốc thất hùng). Trong 7 nớc thì Tần mạnh nhất, có thể thôn tính 6 nớc còn lại. Muốn tồn tại không bị diệt vong, 6 nớc kia buộc phải tìm kiếm con đờng phú quốc cờng binh để đối kháng với Tần, ngoài ra không còn con đờng nào khác. Hơn nữa, giữa 6 nớc cũng thờng xâm phạm lẫn nhau, nên để ổn định và phát triển, mỗi nớc cần có binh lực mạnh và quốc khố dồi dào. Nhận thấy đất nớc ngày càng suy yếu, Hàn Phi bèn dốc lòng tìm kiếm con đờng cứu nớc, đặng khiến quốc gia thoát khỏi nguy khốn. Hàn Phi học rộng, đa tài. Đối với những bài học thành bại, đợc mất trong việc trị nớc của các học phái từ thời Xuân Thu, ông đều nghiên cứu rất sâu. Vốn là ngời tôn sùng Thơng Ưởng, nên học thuyết pháp trị của Hàn Phi về đại thể là nơng theo Thơng Ưởng. Pháp trị chính là đem pháp luật ban bố rõ ràng nơi cửa công (Hiến lệnh tiền vu quan phủ. Hàn Phi Tử Thiên Định pháp) để mọi ngời theo đó hành xử. Ai lập công thì đợc thởng, ai vi phạm phải chịu tội. Ngời có công thì tất thởng, ngời đợc thởng không phải hàm ơn nhà vua, vì đó là do công sức của anh ta làm nên; kẻ có tội thì tất phạt, kẻ bị phạt không thể oán ngời trên, vì đó là do tội lỗi mà anh ta gây nên. Dân chúng biết đợc việc thởng hay phạt đều là do mình thì sẽ quen với việc lập công và chú trọng cái lợi chung trong công việc (Thiên Nạn tam). Nh thế, ngời thống trị không phải động não khi quyết định thởng phạt ai đó; cũng không phải lỡng lự với những ai đó không có công mà đòi thởng hoặc giả có tội lại cầu đợc miễn; thần dân thì vừa T nghiên cứu trung quốc số 2(60) - 2005 76 không giám coi thờng mà làm bậy, lại vừa không dám đòi thởng hoặc cầu miễn tội. Đó chính là những điều mà Hàn Phi gọi là Thợng hạ vô vi (Thiên Dơng quyền). Tuy nhiên, Hàn Phi không hoàn toàn thoả mãn đối với chủ trơng của Thơng Ưởng, vì Thơng Ưởng chỉ dụng Pháp, không dụng Thuật. Hàn Phi nói: Không có cái thuật để biết kẻ gian thì chỉ lấy cái giàu mạnh của nớc mà làm giàu cho các quan đại thần mà thôi Vũ Vơng chết, Chiêu Tơng Vơng lên ngôi, sai Nhơng Hầu vợt nớc Hàn, nớc Ngụy để đánh nớc Tề ở phía Đông. Suốt năm năm mà nớc Tần không đợc thêm một thớc đất, chỉ đắp thành cho đất phong Đào ấp của ông ta. ứng hầu đánh nớc Hàn tám năm, nhng chỉ dẫn đến việc phong đất cho ông ta ở Nhữ Nam. Từ đó về sau, những ngời đợc tin dùng ở nớc Tần đều thuộc loại ứng Hầu, Nhơng Hầu cả. Do đó, nếu nh đánh thắng thì các đại thần đợc đề cao, đánh chiếm đợc đất thì đất phong riêng đợc lập, vì nhà vua không có cái thuật để biết điều gian. Thơng quân (chỉ Thơng Ưởng) tuy tìm mọi cách để tô vẽ cho pháp luật của mình nhng các bầy tôi lại dùng nó để mu lợi riêng. Bởi vậy, tuy cơ sở của nớc Tần mạnh, nhng mấy mơi năm vẫn không đạt đến đế vơng. Đó là cái mối lo do nhà vua không có cái thuật để trị nớc vậy. (Thiên Định pháp). Từ đó, Hàn Phi muốn sử dụng thuật của Thân Bất Hại. Thuật là nhân trách nhiệm trao chức quan, theo tên gọi mà đòi hỏi sự thực. Giữ cái quyền cho sống và giết chết, hiểu rõ năng lực của bầy tôi. Đó là điều mà nhà vua phải nắm lấy vậy. (Thuật giả, nhân nhiệm nhi thụ quan, tuần danh nhi trách thực, thao sát sinh chi bính, khoá quần thần chi năng giả dã. Thử nhân chủ chi sở chấp dã - Thiên Định pháp). Nh vậy, Thuật chính là thủ đoạn, là biện pháp để nhà vua chế ngự thần dân. Đánh giá Pháp và Thuật, Hàn Phi viết: Có ngời hỏi: Thân Bất Hại và Công Tôn Ưởng, lời nói của hai nhà này, lời của ai cần gấp cho nớc hơn? Xin tha: Cái đó không thể nói đợc. Ngời ta không ăn mời ngày thì chết. Trời rét cóng, không mặc cũng chết. Nói rằng quần áo và thức ăn cái nào cần gấp cho con ngời hơn, thì hai cái này không thể thiếu cái nào. Đó đều là những thứ để nuôi dỡng sự sống vậy. Nhà vua không có Thuật trị nớc thì ở trên sinh ra dối trá; bầy tôi mà không có Pháp luật thì cái loạn sinh ra ở dới. Hai cái không thể thiếu cái nào, đó đều là những công cụ của bậc đế vơng vậy (Thiên Định pháp). Luận về Thế, Hàn Phi nói: Lỗ Ai Công là ông vua kém, thế nhng khi quay mặt về phơng Nam làm vua một nớc thì dân trong bờ cõi ai cũng phải làm tôi của ông ta. Đó là vì dân vốn phục tùng theo uy thế. Uy thế rõ ràng (thặng thế) dễ làm cho ngời ta phục theo mình, cho nên Trọng Ni (chỉ Khổng Tử) lại làm bầy tôi của ông ta, mà Ai Công thì làm vua của Trọng Ni. Không phải Trọng Ni thích cái nghĩa của nhà vua, nhng ông ta phải phục tùng cái thế của nhà vua vậy (Thiên Ngũ đố). Lại nói: Có tài mà không có thế thì dù có hiền cũng không thể khống chế đợc kẻ h hỏng. Kiệt làm thiên tử thì có thể khống chế đợc thiên hạ. Không phải vì ông ta hiền mà vì cái thế của ông ta nặng; Nghiêu làm kẻ thất phu thì không thể sửa đổi ba nhà. Không phải vì ông ta h hỏng mà vì địa vị của ông ta thấp vậy. Một ngàn cân đặt trên thuyền thì nổi, một tri một thù không có thuyền thì chìm, không phải vì ngàn cân thì nhẹ mà một tri một thù thì nặng. Đó Hàn Phi: 77 chẳng qua là vì có thế hay không có thế mà thôi (Thiên Công danh). Nh vậy, bàn về thuyết Thăng thế, Hàn Phi muốn khẳng định quyền thởng phạt, quyền sinh sát của bậc đế vơng, đặc biệt là cần phải có thế lực để duy trì và bảo vệ quyền uy, chẳng hạn nh quyền chỉ huy quân đội. Qua những điều trình bày trên, có thể thấy Hàn Phi là tập đại thành của t tởng Pháp gia, gồm có ba phái là Pháp Thuật Thế. Trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc đó, t tởng của ông là tiến bộ, thuận với trào lu phát triển của lịch sử. Hàn Phi từng nhiều lần dâng th, thỉnh cầu Hàn vơng biến pháp, sửa sang pháp chế, lánh xa các đại thần gian tà, sử dụng những kẻ sĩ tài năng, song vua Hàn không nghe. Có một lần, Hàn vơng phái đại thần Đờng Khê Công tiếp kiến Hàn Phi, thẳng thừng cự tuyệt ý kiến biến pháp của ông. Chủ trơng của Hàn Phi, vì thế, trớc sau không đợc thực hiện ở nớc Hàn. Sau đó, các thiên Cô phẫn (Nỗi phẫn uất của con ngời cô độc) và Ngũ đố (Năm bọn sâu mọt) do Hàn Phi trớc tác truyền đến nớc Tần. Tần Thuỷ Hoàng đọc đợc, vô cùng tán thởng nhng không biết tác giả là ai, và nói, nếu đợc làm bạn với ngời đó thì chết cũng không uổng. Lí T, vốn có thời cùng Hàn Phi theo học Tuân Khanh bèn nói, đó chính là những trớc tác của Hàn Phi. Tần vơng lập tức khởi binh tấn công nớc Hàn. Hàn Vơng An trớc nay không dùng Hàn Phi, đến lúc nguy cấp mới phái ông đi sứ nớc Tần. Năm Hàn Vơng An thứ 5 (Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 13 năm 234 TCN), Hàn Phi đến nớc Tần, dâng th lên Tần vơng. Đó chính là thiên Tồn Hàn (Bảo tồn nớc Hàn), trong đó Hàn Phi chứng minh sự tồn tại của nớc Hàn sẽ có lợi cho nớc Tần. Tần Thuỷ Hoàng đa th này cho Lí T và Diêu Giả đánh giá, bình luận. Nhân việc này, Lí T thừa dịp công kích Hàn Phi, nói ông là công tử nớc Hàn, nên chỉ vì nớc Hàn chứ không vì nớc Tần, nếu để ông ta tự do ở nớc Tần sẽ là một tai họa. Tần vơng nghe theo Lí T, bắt Hàn Phi bỏ ngục. Hàn Phi lại viết thiên Sơ kiến Tần (lần đầu yết kiến vua Tần) dâng lên Tần Thuỷ Hoàng, hy vọng sẽ nói hết đợc ý mình khi yết kiến Tần vơng, song Tần vơng cha kịp tiếp kiến, Lí T đã sai ngời ép Hàn Phi uống thuốc độc. Nghe nói, sau khi bỏ ngục Hàn Phi, Tần vơng ân hận bèn lệnh cho thả ông ra, nhng Hàn Phi đã chết trong ngục Vân Dơng năm Tần Thuỷ Hoàng thứ 14. Hàn Phi tuy chết đi, nhng thuyết Pháp trị của ông ta lại đợc Lí T sử dụng để cai trị nớc Tần, giúp Tần Thuỷ Hoàng hoàn thành nghiệp bá, thống nhất Trung Quốc. Các nhà Pháp trị ở Trung Quốc qua các đời đều tôn sùng Hàn Phi. Trong lịch sử pháp chế, t tởng và triết học Trung Hoa, Hàn Phi có một vị trí xứng đáng, không thể thay thế. Hơng Thảo Biên khảo Sách tham khảo 1. Từ hải, Thợng Hải Từ th xuất bản xã, 1989. 2. Nhiều tác giả: Trung Quốc lịch sử tam bách đề, Thợng Hải Cổ tịch xuất bản xã, 1989. 3. Hàn Phi: Hàn Phi Tử, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001. . thấy Hàn Phi là tập đại thành của t tởng Pháp gia, gồm có ba phái là Pháp Thuật Thế. Trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc đó, t tởng của ông là tiến bộ, thuận với trào lu phát triển của lịch. các học phái từ thời Xuân Thu, ông đều nghiên cứu rất sâu. Vốn là ngời tôn sùng Thơng Ưởng, nên học thuyết pháp trị của Hàn Phi về đại thể là nơng theo Thơng Ưởng. Pháp trị chính là đem pháp. yếu, Hàn Phi bèn dốc lòng tìm kiếm con đờng cứu nớc, đặng khiến quốc gia thoát khỏi nguy khốn. Hàn Phi học rộng, đa tài. Đối với những bài học thành bại, đợc mất trong việc trị nớc của

Ngày đăng: 10/08/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan