chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

71 1.2K 8
chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo bộ t pháp Trờng đại học luật hà nội Nguyễn hữu khoa Chức năng của viện kiểm sát Trong Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chuyên ngành: Luật hình sự mã số: 60 38 40 luận văn thạc sỹ luật học Ngời hớng dẫn: Ts Nguyễn đức maI . Hµ néi 2010 DANH MôC C¸C CH÷ VIÕT T¾T BLHS : Bé luËt h×nh sù. BLTTHS : Bé luËt tè tông h×nh sù. H§XX : Héi ®ång xÐt xö. KSV : KiÓm s¸t viªn. TTHS : Tè tông h×nh sù. VKS : ViÖn kiÓm s¸t. VKSND : ViÖn kiÓm s¸t nh©n d©n. 2 . Mục lục Nội dung Trang Danh mục viết tắt 1 Mục lục 2 Lời nói ĐầU . 4 Chơng 1. Cơ sở lý luận và pháp luật hiện hành thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .8 1.1. Cơ sở lý luận về chc nng ca Vin kim sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 8 1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 8 1.1.2. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 16 1.2. Pháp luật hiện hành về chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 20 1.2.1. Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố 20 1.2.1.1. Trớc khi mở phiên tòa 20 1.2.1.2. Tại phiên tòa . 24 1.2.1.3. Kết thúc phiên tòa 30 1.2.2. Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật 32 1.2.2.1. Trớc khi mở phiên tòa .32 1.2.2.2. Tại phiên tòa 35 3 . 1.2.2.3. Kết thúc phiên tòa 37 Chơng 2. thực tiễn thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phơng hớng và một số giải pháp hoàn thiện 40 2.1. Thực tiễn thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự . 40 2.1.1. Những kết quả đạt đợc 40 2.1.2. Những tồn tại 41 2.1.2.1. Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố . 41 2.1.2.2. Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật 48 2.2. Phơng hớng thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 50 2.2.1. Phơng hớng thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự . 50 2.2.2. Phơng hớng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự . 55 2.3. Giải pháp thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự . 57 2.3.1. Cơ sở thực tiễn và t tởng chỉ đạo hoàn thiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 57 2.3.2. Các giải pháp hoàn thiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 59 2.3.2.1. Giải pháp về cơ sở pháp lý . 59 2.3.2.2. Giải pháp về tổ chức-con ngời . 63 2.3.2.3. Giải pháp về cơ sở vật chất-kỷ thuật 64 Kết luận 66 Danh mục tài liệu tham khảo 68 4 . Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bộ máy Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân cũng nh các cơ quan T pháp khác giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự ổn định của xã hội. Để thực hiện vai trò quan trọng đó, pháp luật đã quy định cho Viện kiểm sát có các chức năng cụ thể để thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, Đảng và Nhà nớc ta tiến hành công cuộc cải cách t pháp và cải cách Viện kiểm sát là một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nớc nói chung và cải cách t pháp nói riêng. Theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW Về Chiến lợc cải cách t pháp đến năm 2020 đã xác định: Trớc mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng nh hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp. Viện kiểm sát nhân dân đợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Toà án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cờng trách nhiệm của Công tố trong hoạt động điều tra. Ban chỉ đạo cải cách t pháp Trung ơng đã ban hành Kế hoạch số 05-KH/CCTP ngày 22 tháng 02 năm 2006 đã giao cho Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách t pháp; chuẩn bị điều kiện để sắp xếp tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân các cấp cho phù hợp với việc đổi mới tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử sẽ đợc thực hiện sau năm 2010. 5 . Nh vậy, theo tiến trình cải cách t pháp, thì trớc mắt Viện kiểm sát nhân dân vẫn giữ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động t pháp và đợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án nhân dân. Trong tơng lai, Viện kiểm sát sẽ đợc tổ chức thành Viện công tố và trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra đợc tăng cờng. Trong giai đoạn cải cách t pháp hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án hay là chỉ thực hành quyền công tố tại phiên toà. Vì vậy việc xác định đúng và rõ ràng chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự để từ đó xác định mô hình tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát ở nớc ta đáp ứng đợc yêu cầu cải cách t pháp trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Nhằm góp một phần vào việc xác định chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tiến trình cải cách t pháp, tác giả lựa chọn Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự làm đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trớc đến nay có rất nhiều công trình khoa học, các bài báo viết trên các tạp chí về chức năng của Viện kiểm sát và các nội dung có liên quan nh: Bàn về chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách t pháp của Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Hoa đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 18 năm 2007 bàn về chức năng của Viện công tố trong tố tụng hình sự sau năm 2010; Chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự của tác giả Nguyễn Đức Mai đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 04 năm 2003 bàn về mối quan hệ giữa chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát tuân 6 . theo pháp luật; Về vị trí và chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nớc ta của tác giả Lê Hữu Thể đăng trên Tạp chí Nhà nớc và pháp luật số 07 năm 2000 đề cập đến tính độc lập của cơ quan công tố; Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử của tác giả Lý Văn Chính đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 06 năm 2006 đề cập đến những vớng mắc khi thực hiện quyền công tố tại phiên tòa; Các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, về chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình trong giai đoạn cải cách t pháp còn nhiều vấn đề cha đợc đề cập một cách toàn diện, cụ thể. Vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống để làm sáng tỏ chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Từ đó đa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về chức năng, hệ thống tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự theo tiến trình cải cách t pháp. 3. Phạm vi, đối tợng nghiên cứu đề tài Vấn đề chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có nội dung rộng và phức tạp. Vì vậy, trong phạm vi một Luận văn Thạc sĩ luật học không thể đề cập hết mà chỉ giới hạn nghiên cứu ở góc độ về chức năng và thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa và sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành và theo tinh thần Nghị quyết số 49- NQ/TW. Đối tợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận chung về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, quy định của pháp luật về nhiệm vụ để thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 4. Phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu đề tài 7 . Luận văn dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, T tởng Hồ Chí Minh về Nhà nớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nớc về việc xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động và chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng. Ngoài phơng pháp nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng phơng pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, để giải quyết các vấn đề đặt ra. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn từ đó đa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét sử sơ thẩm vụ án hình sự. Nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở phân tích về mặt lý luận và thực tiễn về chức năng và thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; đánh giá thực việc hiện chức năng để đa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn cải cách t pháp. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Luận văn làm sáng tỏ và phân định chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật và theo tinh thần cải cách t pháp. Trên cơ sở đó hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành để việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 02 chơng: 8 . Ch ơng 1 : Cơ sở lý luận và pháp luật hiện hành thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Ch ơng 2 : Thực tiễn thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Phơng hớng và một số giải pháp hoàn thiện. chơng 1 Cơ sở lý luận và pháp luật hiện hành thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 1.1. Cơ sở lý luận về chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Từ khi giành độc lập, Nhà nớc ta đã sử dụng các cơ quan của Bộ máy khác nhau để quản lý, giữ vững nền độc lập. Trong đó mỗi cơ quan nhà nớc đ- ợc giao mỗi chức năng khác nhau để hoạt động. Chức năng là phơng diện hoạt động chủ yếu, có tính chất cơ bản, lâu dài, xuất phát từ bản chất của sự vật hiện tợng nhằm thực hiện mục đích của chính quyền Nhà nớc. Chức năng theo tiếng latinh là functio có nhiều nghĩa khác nhau, có thể hiểu là nghĩa vụ, phạm vi hoạt động, chức năng, vai trò hay hiểu là loại hoạt động đặc biệt của sinh vật và của các cơ quan, tế bào của nó Tùy ngữ cảnh cụ thể để áp dụng, nhng nghĩa chủ đạo của chức năng là phơng diện hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của mình. 9 . Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mà nhà nớc giao cho mỗi cơ quan những chức năng khác nhau để hoạt động. Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và pháp luật ngời ta chia quyền lực thành: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền t pháp. Trên cơ sở phân chia quyền lực, căn cứ vào phơng thức thực hiện quyền lực nhà nớc ngời ta chia chức năng nhà nớc thành: Chức năng lập pháp, chức năng hành pháp và chức năng t pháp. Để bộ máy nhà nớc thực hiện nhịp nhàng, chính xác và hiệu quả, nhà nớc tiến hành phân công giữa các bộ phận của bộ máy, nghĩa là phân định thẩm quyền. Thẩm quyền của cơ quan nhà nớc bắt nguồn và phát sinh từ thẩm quyền của nhà nớc nên thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nớc không bao giờ lớn hơn thẩm quyền của nhà nớc. Do đó, nhà nớc bao giờ cũng giao cho cơ quan nhà nớc những hình thức hoạt động nhất định. Đó có thể là hình thức hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật, thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật, xét xử Trong hệ thống các cơ quan nhà nớc cấu thành nên bộ máy nhà nớc đều có thẩm quyền do pháp luật quy định. Căn cứ vào nhiệm vụ để quy định chức năng và căn cứ vào nhiệm vụ chức năng để giao các quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ, chức năng đó. Các khái niệm chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn là khác nhau nhng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thẩm quyền là ph- ơng tiện để thực hiện nhiệm vụ. Chức năng không phải yếu tố của thẩm quyền, mà các quyền và nghĩa vụ thực hiện chức năng mới là yếu tố của thẩm quyền. Nh vậy, chức năng của cơ quan nhà nớc là những hoạt động cơ bản lâu dài có tính chất định hớng để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi thẩm quyền nhằm đạt đợc những mục đích. Để bảo vệ nền độc lập và phục vụ cách mạng thì Nhà nớc đã giao cho Viện kiểm sát (VKS) thực hiện chức năng cơ bản để hoạt động nhằm thực hiện chức năng chung của nhà nớc. Ngay từ ngày thành lập Nhà nớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bãi bỏ quan chức hai ngạch hành chính 10 [...]... năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Các chức năng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có mối quan hệ khắng khít với các giai đoạn khác trong quá trình tố tụng, nó vừa là hệ quả của giai đoạn điều tra vừa là kiểm chứng cho giai đoạn điều tra Tóm lại, VKS là chủ thể trung tâm thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử. .. trong hoạt động xét xử của Tòa án thực hiện xuyên suốt Hai chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ nhau quan suốt giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Thực hiện chức năng này sẽ đảm bảo tính đúng đắn cho việc thực hiện chức năng kia và ngợc lại 1.1.2 Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, VKS là cơ... trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, VKS tồn tại hai chức năng độc lập là chức năng kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án và thực hành quyền công tố, trong đó chức năng thực hành quyền công tố là chức năng cơ bản Hai chức năng này của VKS đợc quy định rõ tại Điều 137 Hiến pháp 1992 và các Điều 23, 91, 141 của BLTTHS Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án. .. xét xử của Tòa án của VKS vừa là chức năng tố tụng vừa là chức năng giám sát nhà nớc Vì chức năng xét xử là chức năng t pháp của nhà nớc giao cho Tòa án thực hiện và Tòa án là chủ thể duy nhất thực hiện quyền t pháp, do đó kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án là hoạt động kiểm sát quyền lực nhà nớc nói chung và kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án. .. xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là thực hiện chức năng buộc tội, chức năng cơ bản của tố tụng hình sự Tuy nhiên, chức năng buộc tội chỉ là một hình thức của thực hành quyền công tố, chức năng thực hành quyền công tố có phạm vi rộng hơn chức năng buộc tội Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chức năng thực hành quyền công tố là chức năng cơ bản, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong. .. thực hiện xuyên suốt, chức năng thực hành quyền công tố là chức năng cơ bản Để xác định trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, VKS có chức năng nào, và chức năng nào là chức năng cơ bản thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về chức năng nhiệm vụ của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đồng thời phải xem xét bản chất và nội dung của các chức năng cụ thể đó Theo... Giai đoạn chuẩn bị xét xử; giai đoạn xét xử tại phiên tòa và giai đoạn sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm Chức năng của VKSND đợc thể hiện trong mỗi giai đoạn cụ thể này của quá tố tụng hình sự thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn sau khi kết 15 thúc phiên tòa thì chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS đợc thể hiện rõ nét nhất, còn tại phiên tòa thể hiện đậm nét của chức năng. .. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bổ trợ cho chức năng thực hành quyền công tố Quan điểm thứ ba cho rằng, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, VKS thực hiện hai chức năng độc lập đó là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án và thực hành quyền công tố, trong đó chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án đợc... định của Hiến pháp năm 1992 về chức năng của VKSND, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) đã quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng Điều 23 của BLTTHS quy định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố ngời phạm tội ra trớc Toà án Xét xử sơ thẩm là một giai. .. với Tòa án Là cơ quan tiến hành tố tụng, VKS phải là cơ quan thực hiện chức năng của tố tụng hình sự (TTHS) Trong giai đoạn xét xử, VKS 18 thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố Nh vậy chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những đặc điểm cụ thể nào? Ngoài những đặc điểm chung của chức năng của VKSND trong bộ máy nhà nớc và trong tố . hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 1.1. Cơ sở lý luận về chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm chức. thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Ch ơng 2 : Thực tiễn thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Phơng. 8 1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 8 1.1.2. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 16 1.2. Pháp

Ngày đăng: 10/08/2014, 09:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan