Hiểu đúng về tín hiệu đèn và đồng hồ báo nguy trên ôtô pptx

6 274 1
Hiểu đúng về tín hiệu đèn và đồng hồ báo nguy trên ôtô pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiểu đúng về tín hiệu đèn và đồng hồ báo nguy trên ôtô Ðèn và đồng hồ báo nguy nằm cả ở trên phần panel trước mặt tài xế. Chúng ta cần phải làm quen với việc kiểm tra, cũng như hiểu những tín hiệu mà đèn và đồng hồ cần báo cho chúng ta. Nhiều loại xe có cả đèn cả đồng hồ báo nguy, có loại xe chỉ có hoặc là đèn hoặc là đồng hồ mà thôi. Vì thế, dù đèn hay đồng hồ, chúng ta cũng phải tập làm quen với những tín hiệu mà chúng muốn báo cáo với ta. Cần phải biết rằng, những bộ phận này được thiết kế để kịp thời báo hiệu về một tình trạng cần chỉnh đốn, hầu hạn chế những hư hại lớn đối với đầu máy hoặc những thành phần khác trong xe. Vì thế, lần sau khi lên xe, tra khóa vào ổ máy, chúng ta hãy lưu tâm một chút nhìn hiệu đèn nháng lên trong cái panel trước mặt. Khi ta vừa đề máy, thì tất cả mọi ngọn đèn đều sáng lên trong vài giây, rồi sau đó lại theo nhau tắt cả, chỉ trừ vài ngọn còn cháy sáng cho đến khi đầu máy sình sịch nổ, hoặc bạn thả cần thắng. Ðây là tình trạng bình thường. Còn nếu khi đề máy, mà bạn thấy có ngọn đèn nào không sáng, hoặc đèn vẫn sáng ngay sau khi máy đã nổ đều, đây là chỉ dấu có trục trặc, cần phải đưa xe đi cho thợ máy chuyên nghiệp coi lại ngay. Phần sau đây đề cập tới những loại đèn báo phổ thông nhất: Ðèn báo của hệ thống sạc điện Ðèn này có thể mang những chữ như ALT, GEN, hay CHARGE. Nếu thấy đèn sáng mãi không tắt, đó là dấu máy phát điện (alternator hoặc generator) không chịu nạp điện vào cho bình. Nguyên nhân của vấn đề này có thể chỉ là dây kéo bị sút, cũng có thể là do máy phát điện (alternator) hoặc máy điều hòa hiệu thế (voltage regulator) bị trục trặc. Nếu bình điện được chạc đầy, dù máy phát điện có hư, nó vẫn điều hành được hệ thống điện trong khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa, tùy theo dụng cụ điện đó là gì: Ðầu máy, đèn pha, hay radio, máy hát Tuy nhiên, cần phải biết rằng, dự trữ điện trong bình ắc quy chỉ là tạm thời, dùng trong lúc khẩn cấp mà thôi. Sau đó, cần phải đưa xe đến cho thợ máy chuyên nghiệp kiểm tra càng sớm càng tốt. Một số loại xe có đồng hồ cường độ điện (gọi là ammeter) hoặc đồng hồ hiệu thế (gọi là voltmeter) để biểu thị lượng điện được sử dụng. Cần để ý là kim chỉ trên mặt đồng hồ luôn luôn ở khu vực “dương”, chứng tỏ điện đang được sử dụng cho một bộ phận nào đó. Ðèn chỉ nhiệt độ Ðèn báo nhiệt sẽ bật sáng khi nhiệt độ của dòng nước coolant vượt quá giới hạn an toàn. Vào những ngày trời thực nóng, đèn báo này có thể nhấp nháy, hoặc chớp tắt chớp tắt liên tục, nhất là trong những lúc kẹt đường, xe vừa đi vừa dừng. Dấu báo hiệu chớp tắt trong những điều kiện như vậy có thể coi là bình thường, nhưng nếu tình trạng nhấp nháy kéo dài, chúng ta nên tắt máy điều hòa không khí và vặn máy sưởi lên để xả bớt hơi nóng trong đầu máy ra ngoài, giúp cho đầu máy được mát hơn đôi chút. Nếu đèn báo cháy sáng liên tục, tức tốc de xe vào lề đường, tắt máy, mở nắp mui xe lên, và để cho đầu máy nguội bớt. Nếu ngửi thấy mùi khét hoặc nhìn thấy hơi nước bốc lên ở mui xe, trong lúc đèn báo nhiệt độ sáng đều, ấy là lúc xe đã cạn nước coolant. Cần phải nâng mui xe lên, và tìm xem ống dẫn nước có chỗ nào bị thủng hoặc rò rỉ hay không. Nếu phát giác được chỗ rò rỉ, đừng cố lái xe đi nữa. Phải gọi ngay xe kéo đưa về tiệm sửa chữa gần nhất. Chú ý: Một số loại xe không có đèn nhưng chỉ có đồng hồ báo nhiệt. Trên mặt đồng hồ có một vùng được vạch đỏ, khi kim nhiệt nhích lên tới mức này là máy đã quá nóng. Chúng ta cần dừng xe vào lề đường, nâng nắp đậy mui xe, tìm chỗ rò rỉ của đường dây dẫn coolant. Nếu không thấy chỗ rò, có thể nước trong bình đã quá cạn. Ðể cho đầu máy nguội hẳn, rồi cẩn thận mở nắp bình coolant và tạm thời chế thêm nước lạnh vào bình để đi tạm về nơi sửa chữa. Khi nổ máy trở lại, nhớ tắt máy lạnh trong xe, và mở máy sưởi để rút bớt nhiệt cho đầu máy. Tốt nhất là gọi xe kéo. Ðèn báo áp suất nhớt Dù có hoặc không có đồng hồ áp suất nhớt, xe nào cũng phải có đèn báo áp suất nhớt. Ðèn này thường được ghi chữ OIL, sẽ sáng lên khi áp suất nhớt đã hạ xuống quá thấp, không còn an toàn để vận hành đầu máy. Ðối với một đầu máy đã cũ và đã chạy nhiều dặm đường, đèn báo nhớt có thể nhấp nháy một cách mờ nhạt khi xe còn chạy chậm. Ðây cũng là dấu hiệu bình thường. Nếu đèn sáng liên tục trong một vài giây, cần phải de xe vào lề đường, và tắt máy ngay. Ðể đầu máy nguội, rồi dùng que thăm kiểm tra mức dầu trong đầu máy. Nếu mức dầu quá thấp, chúng ta có thể tạm thời châm thêm cho đủ, rồi nổ máy chạy tới một địa điểm sửa chữa. Nếu rồ máy, mà đèn báo áp suất nhớt vẫn sáng thêm 2, 3 giây nữa, thì tắt máy ngay, và gọi xe đến kéo. Ðèn báo thay nhớt máy Xin đừng lẫn đèn báo áp suất nhớt với đèn báo thay nhớt. Trong khi đèn áp suất cho biết về số lượng nhớt, thì đèn báo nhớt biểu thị chất lượng nhớt: Có thể nhớt còn nhiều, nhưng đã mất độ trơn, cần phải thay ngay. Ðèn này được điều khiển bằng máy điện toán có nhiệm vụ theo dõi số giờ máy chạy, số dặm đường xe đã đi, và nhiều diều kiện hoạt động khác. Dựa trên những tiêu chuẩn được nạp sẵn vào bộ nhớ, máy điện toán cho biết lúc nào thì cần phải thay nhớt, và nháng đèn lên để báo hiệu cho chủ xe. Nếu không biết rõ là xe của mình có đèn báo thay nhớt hay không, xin bạn coi lại cuốn sách kim chỉ nam đi theo xe, và tìm phần “đèn báo và những cần điều khiển” (controls and indicators). Ðèn nhắc cài dây nịt an toàn Ðèn nhắc cài dây an toàn (seatbelt) sẽ sáng lên nếu khi máy đã nổ mà một người nào đó ngồi ở hàng ghế đầu (tài xế hoặc hành khách ngồi bên) chưa cài dây nịt. Hầu như tất cả mọi tiểu bang Hoa Kỳ cũng như tỉnh bang Canada đòi hỏi ít nhất những người ngồi hàng ghế đầu phải cài seatbelt. Có nơi còn đòi hỏi cả những người ngồi băng ghế sau cũng phải cài như vậy. Nếu xe của bạn có hệ thống seatbelt tự động, khi xe nổ máy dây nịt sẽ tự động choàng qua người ngồi ở hàng ghế đầu, và đèn nhắc nhở không có dịp sáng lên nữa. Xin nhớ rằng cài dây seatbelt là một đòi hỏi minh thị của luật pháp Mỹ và Canada. Nhưng xin đừng làm vì đòi hỏi của luật pháp, nhưng vì sự an nguy cho chính mình. Ðèn báo hiệu của túi hơi Nếu được trang bị túi hơi (airbag), thì xe cũng có đèn báo trên panel trước mặt tài xế. Khi đèn này sáng lên, đó là lúc túi hơi bị trục trặc sao đó, và không có thể bung ra được nếu gặp tai nạn. Chúng ta biết rằng, túi hơi là một dụng cụ an toàn, được thiết kế như một túi đệm chống lại những vật cứng, bảo vệ người ngồi trong xe khi xe bị tai nạn. Là một vật dụng “nuôi 3 năm, dùng 1 ngày”, nếu bị trục trặc, túi hơi không phải chờ đến lúc có tai nạn mới báo - bởi vì, chờ tới lúc đó thì đã quá trễ - mà nó sẽ sáng lên khi chúng ta vừa tra chìa khóa vào ổ máy, rồi sau đó lại tắt ngay. Gặp trường hợp này, chủ xe cần mang đến thợ máy chuyên môn nhờ kiểm tra lại, càng sớm càng tốt. Tiện đây xin nói thêm, túi hơi là một dụng cụ an toàn bổ túc cho seatbelt. Túi hơi không thay thế được seatbelt. Nên luật pháp và luật an toàn vẫn đòi hỏi mọi người trong xe phải “buckled” (cài dây an toàn) dù trong xe đã có airbags. Ðèn báo thắng Ðèn báo thắng (brake) sáng lên để báo cho tài xế rằng: Hệ thống thắng bằng thủy lực đã liệt mất một nửa; chỉ còn một nửa để duy trì an toàn trong lúc khẩn cấp. Ðây là một tín hiệu vô cùng quan trọng, chủ nhân cần đưa xe đi kiểm tra ngay. Ðèn thắng cũng sáng lên khi đã đề máy mà cần thắng vẫn để ở vị trí Parking (đậu). Ðây là tín hiệu nhắc nhở tài xế đưa cần số từ P (Parking) về D (Driving), để xe bon bánh lên đường. Trong một số loại xe, đèn thắng cũng báo khi mức dầu thắng còn quá ít trong xi lanh chủ (master cylinder). Nếu đèn thắng vẫn sáng, sau khi đã gạt cần số về D, đây là dấu hiệu trục trặc của thắng, cần phải được lưu ý và kiểm tra ngay. Ðèn báo trục trặc trong máy Ðèn báo trục trặc trong đầu máy có thể mang những chữ như sau: Check Engine, Service Engine Soon, hoặc chỉ có một chữ đơn giản là Engine. Kể từ cuối thập niên 1980, tất cả mọi xe cộ lưu hành trên đường phố Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) đều phải có đèn báo loại này. Gặp trường hợp đèn báo trục trặc máy sáng lên, xe vẫn chạy bình thường, nhưng có một bộ phận nào đó - chẳng hạn như hệ thống tiết kiệm xăng, hoặc hệ thống kiểm soát khí thải (qua ống bô) bị trục trặc. Khi đó, bạn có thể tra cứu sách kim chỉ nam đi theo xe, mở phần MIL (Malfunction Indicator Lamp) để xem vấn đề có thể xuất phát từ đâu. Nếu không tự chỉnh được, cần mang xe đến thợ chuyên môn sớm. . Hiểu đúng về tín hiệu đèn và đồng hồ báo nguy trên ôtô Ðèn và đồng hồ báo nguy nằm cả ở trên phần panel trước mặt tài xế. Chúng ta cần phải làm quen với việc kiểm tra, cũng như hiểu. những tín hiệu mà đèn và đồng hồ cần báo cho chúng ta. Nhiều loại xe có cả đèn cả đồng hồ báo nguy, có loại xe chỉ có hoặc là đèn hoặc là đồng hồ mà thôi. Vì thế, dù đèn hay đồng hồ, chúng. máy, mà đèn báo áp suất nhớt vẫn sáng thêm 2, 3 giây nữa, thì tắt máy ngay, và gọi xe đến kéo. Ðèn báo thay nhớt máy Xin đừng lẫn đèn báo áp suất nhớt với đèn báo thay nhớt. Trong khi đèn áp

Ngày đăng: 10/08/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan