Văn hóa giáo dục góc nhìn từ Khổng Tử ppsx

3 149 0
Văn hóa giáo dục góc nhìn từ Khổng Tử ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa giáo dục, góc nhìn từ Khổng giáo Thứ sáu, 21 Tháng 8 2009 14:16 Câu chuyện Khổng giáo vừa được phục hưng ở chính đất nước sản sinh ra nó đã khiến những người quan tâm đặt ra nhiều câu hỏi về sức sống lâu bền của Nho giáo trong đời sống xã hội, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Còn với Việt Nam, có thể “nhận diện” giá trị của nền tảng Nho giáo qua khía cạnh học đi đôi với hành và “vui học”… Tạo được sự “vui học” là điều mà các nhà họạch định chính sách văn hóa giáo dục Việt Nam cần lưu tâm. (Ảnh: Internet) Một câu hỏi đặt ra: Điều gì khiến một đất nước từng phát động “phê Lâm, đả Khổng” (phê phán Lâm Bưu, đả phá Khổng Tử) chưa đầy 4 thập kỷ trước nay lại quay ngoắt 180 độ một cách ngoạn mục để tôn vinh những giá trị của Khổng giáo như tinh thần đoàn kết, đạo đức cá nhân, tôn trọng quyền lực, tôn ty, trật tự xã hội? Chúng ta cũng có lúc phủ nhận mọi giá trị của Nho giáo, xem đấy chính là hiện thân của thứ tư duy bảo thủ, phong kiến. Ngay các học giả Hàn Quốc như giáo sư Kim Kyong Il (Đại học Sanmyung, Seoul) khi nhận xét về sự khác biệt giữa quan điểm phương Tây (đề cao cá nhân và tự do cá nhân) còn Khổng giáo (nhắm vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người với người theo một trật tự tôn ty từ gia đình ra xã hội) cũng kết luận: “Khổng giáo là một ý thức hệ mà giai cấp thống trị biện minh cho những phép tắc độc đoán”. Trong khi phương Tây ngợi khen “những giá trị châu Á” như là động lực cho sự vươn lên, “hóa rồng” ở các nước Bắc Á thì chính các học giả châu Á lại không thừa nhận. Có người còn khẳng định, kết quả “hóa rồng” là do đi theo khoa học công nghệ và quản lý phương Tây; Khổng giáo, dù có lý giải cách nào, cũng không thể là nguồn cảm hứng cho sự phát triển. Ở nước ta, có người còn đi xa hơn khi giải thích lý do người Việt Nam không quan tâm đến tài sản trí tuệ là vì: “Trước hết phải kể đến triết lý giáo dục của Nho giáo, định hướng nghiên cứu cho xã hội cốt ở việc tinh thông các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử và Mạnh Tử. Cách tuyển dụng công chức và đánh giá người tài vốn cũng chỉ tập trung vào việc thông hiểu kinh điển và thơ ca. Khi lễ và nhạc trở thành công cụ giáo hóa và cai trị dân chúng, thì các khoa học tự nhiên kỹ thuật không được xã hội nghiên cứu, trọng dụng và đề cao….” (Phạm Duy Nghĩa - Thay đổi cách nhìn về tài sản trí tuệ). Cũng theo Phạm Duy Nghĩa, “Tư duy này vẫn sống dai dẳng cho đến ngày nay. Cách thi cử của nước ta về cơ bản vẫn dựa vào sự thuộc bài, và các “nho sĩ đương đại” vẫn thường “tầm chương trích cú” của những “thánh hiền ngoại quốc”. Mọi sự cách tân đều dễ bị xem là không bài bản” (bài đã dẫn). Tác giả còn nhận định rằng sự “kính lão” chỉ làm cản trở sự phát triển tài năng của những người trẻ. Vì “trong khi 60% dân số ở độ tuổi dưới 30, 85% dưới 40, nhưng người trẻ tuổi này chỉ được tham gia kiểm soát các nguồn lực kinh tế, chính trị và hoạch định chính sách quốc gia một cách bị hạn chế đáng kể so với lớp thanh niên cùng lứa ở phương Tây”. Có thật Nho giáo đã để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến thế không? Chúng ta phải công nhận rằng lối học và dạy hôm nay không khác gì hàng trăm năm về trước từ quan điểm cho đến phương pháp, chỉ khác phần nội dung. Hãy nghe cá bậc túc nho nói về cái học cách đây 80 năm và xem hiện nay ra sao : “Người nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi. Tiếng rằng nước mình tôn sùng đạo Khổng, song đó là vì học đi thi mà tôn sùng chứ không phải vì tôn sùng mà học” (Ngô Đức Kế - Kiến quốc văn, 1924). “Nho học có lợi cho cái chính thể quân chủ chuyên chế nên các đế vương nước ta lại càng tôn sùng lắm. Cái chế độ khoa cử thật là một cái quà rất hại mà nước Tàu đã tặng cho ta” (Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, 1931). Nhận xét của hai học giả Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh rất đáng suy ngẫm. Cái học chỉ để đi thi lấy văn bằng, một nền giáo dục trọng khoa cử, một nền đại học tương đương phổ thông cấp 4, thi cử thì hết “ba chung” đến “hai chung”, sản sinh 15.000 tiến sĩ mà mỗi năm chỉ có 300 công trình khoa học, 28,5% Phó giáo sư và 30,3% Giáo sư không biết vi tính (!). Nếu như thế thì hình ảnh Khổng giáo trong chúng ta còn đậm nét, nhưng tiếc thay lại… đậm nét tiêu cực. Vây đâu là những “giá trị tích cực” cần phát huy khiến Khổng giáo được phục hưng? Nếu những tư tưởng Khổng Tử để lại thực sự bảo thủ cổ hủ, trì trệ như vậy thì Tư Mã Thiên đã quá ưu ái khi viết về ông hẳn một biệt truyện và kết luận “Có thể gọi Khổng Tử là bậc chí thánh”? (Tư Mã Thiên - Sử ký). Hãy thử đọc lại xem những giá trị nào có thể chắt lọc và xây dựng lại như những tinh hoa của tiền nhân? Phạm Quỳnh đã từng viết: “Người Nhật Bản họ hơn mình vì họ không mắc cái vạ khoa cử. Họ bắt chước cái gì của Tàu thì bắt chước, chứ đến cái lối khoa cử thì họ không chơi”. Có tác giả còn nhận ra, các công ty Nhật học cách quản trị của người Mỹ, nhưng đã đem về “xào nấu” chung với giáo điều Khổng giáo cả ngàn năm nay thành đặc điểm quản trị riêng của họ. Quản trị Nhật xem con người là yếu tố hàng đầu nhưng là con người trong mối tương quan với tập thể, và họ cần lòng trung thành của nhân viên. Chính vì vậy nên họ huy động nhân viên tăng ca, thêm giờ ít khi gặp rắc rối. Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore đồng thời là Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khổng giáo quốc tế, cũng khẳng định: “Vấn đề là cần có một xã hội trật tự để mọi người có thể hưởng thụ tự do của mình”. Rõ ràng, có những giá trị của Khổng giáo cần minh định. Về chính trị, Khổng Tử từng nói: “Nhân đạo chính vi đại” (Đạo người thì chính trị là lớn). Nói như Trần Trọng Kim thì “Đạo của Khổng Tử cốt lấy đạo nhân làm gốc, lễ nhạc làm căn bản cho sự giáo hóa… Ngài chủ trương ba điều chính là: chính danh tự, định danh phận, tôn quân quyền (Trần Trọng Kim, Nho giáo - Hình nhi hạ học). Hoặc, “Đạo của Khổng Tử là đạo tùy thời, theo thiên lý mà lưu hành, tất phải biến đổi luôn để ngày càng mới” (sách đã dẫn). Đặc biệt là về sự học, Khổng Tử dạy người ta phải giữ cái tâm cho trung chính và việc làm cho thành thực. Để sự biết và việc làm hợp làm một, trong ngoài không có hai. Ngài từng nói rằng, cần để chí vào cái đạo, giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân, ưu du ở nghệ thuật (Luận ngữ, Thuận nhi VII). Nghĩa là không chỉ học đạo đức mà cần phải tinh thông lục nghệ để sinh hoạt ở đời nữa. Về phương pháp, ngài cho rằng “Biết mà học không bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui say mà học” (Luận ngữ, Ưng Giả, VI). Đồng thời, “Học nhi thời tập chi” (học phải thực tập luôn luôn). Nói như Kinh Thi thì: “Núi cao ta trông, đường rộng ta đi/ Tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về”. Đấy cũng là điều mà những nhà hoạch định chính sách văn hóa giáo dục ở Việt Nam nên lưu tâm. NGUYÊN CẨN . Văn hóa giáo dục, góc nhìn từ Khổng giáo Thứ sáu, 21 Tháng 8 2009 14:16 Câu chuyện Khổng giáo vừa được phục hưng ở chính đất nước sản sinh. chính sách văn hóa giáo dục Việt Nam cần lưu tâm. (Ảnh: Internet) Một câu hỏi đặt ra: Điều gì khiến một đất nước từng phát động “phê Lâm, đả Khổng (phê phán Lâm Bưu, đả phá Khổng Tử) chưa đầy. trị, Khổng Tử từng nói: “Nhân đạo chính vi đại” (Đạo người thì chính trị là lớn). Nói như Trần Trọng Kim thì “Đạo của Khổng Tử cốt lấy đạo nhân làm gốc, lễ nhạc làm căn bản cho sự giáo hóa Ngài

Ngày đăng: 10/08/2014, 01:21

Mục lục

  • Văn hóa giáo dục, góc nhìn từ Khổng giáo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan