Quản lý tổng hợp vùng bờ ( Nguyến Bá Quý ) - Chương 6 doc

13 432 2
Quản lý tổng hợp vùng bờ ( Nguyến Bá Quý ) - Chương 6 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

96 CHƯƠNG 6 QUẢN LÝ VÙNG VEN BIỂN LÀ MỘT ĐÁP ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI TOÀN CẦU 6.1. Giới thiệu Trong các chương trước, quản lý vùng bờ biển đã được giới thiệu là một quá trình xử lý các mâu thuẫn giữa nhiều nhóm sử dụng tài nguyên bờ biển ngày càng khan hiếm và đặt ra những vấn đề hiện nay do những người đóng góp chỉ theo đuổi lợi ích riêng trong lĩnh vực của họ. Mục đích của chương này là chứng minh việc quản lý vùng bờ biển cũng thích h ợp để giải quyết hoặc dự báo các vấn đề gắn liền với sự phát triển lâu dài hơn thường diễn ra trên quy mô lớn hơn, thông thường trên phạm vi toàn cầu. Những sự phát triển toàn cầu lâu dài hơn này, thường có ý nghĩa là “thay đổi toàn cầu” bao gồm xu hướng dân số, phát triển kinh tế cũng như sự can thiệp của con người vào các hệ thống môi trường toàn cầu như khí hậu. Những v ấn đề bờ biển nổi cộm nhất thường gặp trên toàn thế giới bao gồm sự tích tụ của chất ô nhiễm ở vùng bờ biển, sự xói mòn và suy thoái đang tăng nhanh của môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên. Các mâu thuẫn sử dụng tài nguyên thường là nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề này, vì chúng dẫn đến sử dụng không bền vững và phát triển không hạn chế các vùng bờ biển và tài nguyên. Nhưng sự tăng dân số và phát triển kinh tế đặt ra các nhu cầu tăng thêm ở vùng bờ biển và tài nguyên, lại còn đặt ra mối đe doạ khác đối với tính bền vững của những khu vực này. Các mâu thuẫn sử dụng tài nguyên, sự tăng dân số và phát triển kinh tế không kiểm soát được cuối cùng làm suy thoái các hệ tự nhiên vốn tạo ra sự che chở của biển, môi trường sống của nhiều loài và thực phẩm cho nhiề u người và có thể đặt ra những rủi ro có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng. Cùng với những vấn đề liên quan, với sự phát triển không bền vững, các vùng bờ biển cũng có thể bị ảnh hưởng đáng kể do tác động làm thay đổi khí hậu do con người gây ra. Một trong nhiều hậu quả đã dự báo của thay đổi khí hậu là sự tăng nhanh mực nước biể n trung bình toàn cầu. Năm 1990, Hội thảo Liên minh Chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã ước tính rằng mực nước biển trung bình toàn cầu trong thế kỷ tới sẽ tăng tới 31 - 110cm vào năm 2100 và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng bờ biển và tài nguyên ở đây. Trong thời gian ngắn hơn, những mặt khác của thay đổi khí hậu có thể gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm thay đổi tần số, c ường độ và các loại biến cố thời tiết cực đoan như xoáy thuận nhiệt đới (bão), mưa cường độ cao, nước dâng do bão và nước lũ xảy ra ở vùng ven biển. Một số vùng bờ biển, đặc biệt là những vùng thường xuyên phải đương đầu với bão và gió mùa đang đứng trước các mối đe doạ do sự biến động của khí hậu. Các vùng bờ biển trên thế giớ i đứng trước nhiều thách thức sẽ trở nên rõ ràng qua các nấc thời gian khác nhau. Đánh giá có hệ thống của IPCC về thảm họa của các vùng bờ biển trước sự thay đổi khí hậu và mực nước biển tăng nhanh chỉ rõ rằng khi 97 xây dựng các phương án đáp ứng thì ảnh hưởng liên quan đến khí hậu và tác động do các hoạt động của con người hiện nay không thể tách riêng, vì sự thay đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm tác động của sự phát triển không bền vững ở vùng bờ biển và tài nguyên. Hơn nữa, những ảnh hưởng trầm trọng này sẽ gây phản hồi và tăng rủi ro nhiều hơn cho vùng bờ biển trước hậ u quả của thay đổi khí hậu kéo theo hiện tượng mực nước biển tăng. Việc tăng sức ép lên vùng bờ biển và các tài nguyên ở đây đặt ra tính cấp bách trong quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Chương này xác định và mô tả ba sức ép phổ biến, mỗi loại có thể tạo ra một hành động cho việc phát triển các chương trình quản lý vùng bờ biển ở một vùng hay một nước. Trước hế t, sự tăng dân số hiện nay được minh họa bằng các số liệu và xu thế phát triển dân số, nó giải thích sự phát triển kinh tế có thể làm tăng tính cạnh tranh về không gian và tài nguyên vùng bờ biển ra sao và cuối cùng mô tả ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm tăng mực nước biển có thể là tác nhân kích thích việc quản lý vùng bờ biển. Phần cuối của chương này giải thích lý do và cách có thể quản lý t ốt nhất những sức ép này trong khuôn khổ chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển. 6.2. Xu hướng dân số Sự định cư của con người ở vùng bờ biển là một lịch sử lâu dài, nhưng cho đến đầu thế kỉ XX mức độ can thiệp vào các hệ tài nguyên tự nhiên và các quá trình kèm theo chưa có những dấu hiệu xấu. Nhưng trong thế kỉ 20, việc đô thị hóa vùng bờ biển đã tăng lên nhanh chóng ở khắp nơi trên trái đất vì nhiều cơ hội kinh tế và những thú vui về môi trường mà vùng bờ biển mang lại. Hiện nay, dân số ở vùng bờ biển bằng toàn bộ dân số thể giới trong thập kỉ 50 của thế kỷ 20. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dân số ở vùng bờ biển trên thế giới chiếm 50-70% trong số 5,3 tỉ người ước tính đang sống hiện nay. Nhưng có những khác nhau l ớn giữa các nước trong con số ước tính những người sống và làm việc ở vùng bờ biển. Chẳng hạn ở Kenya chỉ có 17% tổng số dân định cư dọc bờ biển (Burbridge,1995). Dự báo trung hạn của Liên hợp quốc cho biết dân số thế giới sẽ đạt 8,5 tỉ người vào năm 2025. Mô hình nhân khẩu hiện nay ở một quốc gia nào đó có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng tương lai và mô hình kinh tế về tiêu dùng. Số dân ở phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu tuổi mà một phần lớn dân cư bước vào tuối sinh sản sớm hơn người dân của các nước công nghiệp. Do đó khoảng 95% mức tăng dân số của thế giới trong tương lai sẽ chỉ tập trung vào 20 nước kém phát triển nhất (Burdridge,1995). Phần lớn sự tăng dân s ố ở các nước phát triển sẽ diễn ra ở vùng đang đô thị hóa và tập trung phần lớn vào các vùng bờ biển như trường hợp ở các nước công nghiệp. Bảng 6.1 đưa ra danh sách 16 trong số 23 thành phố ở các vùng bờ biển mà dân số theo dự tính sẽ vượt 10 triệu vào năm 2000 (WCC93, 1994). Dân thành thị có mức tiêu dùng cao hơn và kiểu tiêu thụ khác nhau so với dân nông thôn. Tăng nhu cầu lương thực thực phẩm đòi hỏ i tăng năng suất trong nông – ngư nghiệp. Nhưng điều 98 này thường bị cản trở do việc chuyển đất nông nghiệp để mở rộng đô thị và giảm tiềm năng ngư nghiệp vì mất dần môi trường sống thuận lợi của cá tôm và gia tăng ô nhiễm nước sông, nước biển do nguồn chất thải đô thị và công nghiệp. Bảng 6.1: Các thành phố lớn nhất trên thế giới, có dân số trên 10 triệu năm 2000. (Sắp xếp theo thứ tự dự tính tại năm 2000). STT 1970 1985 2000 1970-2000 1 Mexico City Mexico 9.12 17.30 25.82 16.70 2 Sao Paolo Braizil 8.22 15.88 23.97 15.75 3 Tokyo/ Yokohama Japan 14.91 18.82 20.22 5.31 4 Calcutta India 7.12 10.95 16.53 9.41 5 Rteater Bombay India 5.98 10.07 16.00 10.02 6 New York USA 16.29 15.64 15.38 -0.51 7 Shanghai China 11.41 11.96 14.30 2.89 8 Seuol South Korea 5.42 10.28 13.77 8.35 9 Tehran Iran 3.29 7.52 13.58 10.29 10 Rio de Janerio Brazil 7.17 10.37 13.26 6.09 11 Jakata Indonesia 4.48 7.94 13.25 8.77 12 New Delhi India 3.64 7.40 13.24 9.60 13 Buenos Aires Argentina 8.55 10.88 13.18 4.63 14 Karachi Pakistan 3.14 6.70 12.00 8.86 15 Beijing China 8.29 9.25 11.17 2.88 16 Dhaka Bangladesh 1.54 4.89 11.16 9.62 17 Cairo/Giza Egypt 5.69 7.69 11.13 5.44 18 Manila/Quezon Philippines 3.60 7.03 11.07 7.47 19 Los Angeles USA 8.43 10.05 10.99 2.65 20 Bangkok Thailand 3.27 6.07 10.71 7.44 21 London UK 10.59 10.36 10.51 -0.08 22 Osaka/Kobe Japan 7.61 9.45 10.49 2.88 23 Moskow Russia 7.07 8.97 10.40 3.33 Dân số đông ở nhiều vùng bờ biển trên thế giới gặp những rủi ro mang đến từ biển ở những mức độ lớn nhỏ khác nhau như nuớc dâng do bão, sóng tràn, sóng thần…Sự thay đổi khí hậu do con người gây ra và mực nước biển sẽ làm tăng thêm tổn hại này. Đánh giá rủi ro toàn cầu của Hoozemars và các cộng sự (1993) và Baarse (1995) chỉ ra rằng hiện nay khoảng 200 triệu người sống dướ i mức cao trình mực nước 99 do nước dâng gây ra ở tần suất 1000 năm gặp lại 1 lần. Tính trung bình, khoảng 46 triệu người trải qua lũ lụt do sóng bão hàng năm trong điều kiện hiện nay. Con số này sẽ gấp đôi khi mực nước biển dâng cao thêm 50cm (92 triệu người/năm), và gấp 3 khi tăng lên 1m (118 triệu người/năm. 80 – 90% số người này thậm chí sẽ trải qua nạn lụt trên 1lần /năm. Những dự báo này không xét đến sự tă ng thêm dân số, những thay đổi về tần số và cường độ bão cũng như các đáp ứng thích nghi. 6.3. Phát triển kinh tế và nhu cầu cạnh tranh Cùng với sự tăng dân số, các vùng bờ biển cũng đang đứng trước các sức ép ngày càng tăng đến sự phát triển kinh tế và các tài nguyên vùng ven biển. Tính đa dạng của các hệ bờ biển tự nhiên vùng ven biển đã hỗ trợ nhiều hoạt động kinh t ế ở vùng bờ biển như du lịch và giải trí, khai thác tài nguyên sống và không sống (như ngư nghiệp, nông nghiệp, tách nước, dầu và khí), phát triển cơ sở hạ tầng (bến tàu, cảng, cầu, đường, các công trình quốc phòng ở biển) và bảo vệ thiên nhiên. Nguyên nhân và tác động của sự phát triển cơ sở hạ tầng đã được bàn đến ở chương 4. Phần này nhấn mạnh du lịch và giải trí, ngư nghi ệp và bảo vệ thiên nhiên. 6.3.1. Du lịch và giải trí Du lịch là hoạt động quan trọng và có xu hướng gia tăng ở các vùng bờ biển. Trên thực tế, có thể coi du lịch là một ngành công nghiệp đơn lẻ lớn nhất thế giới. Các ước tính cho thấy nó chiếm ít nhất 5% tổng sản phẩm quốc gia kết hợp (GNP) ở tất cả các nước. Ở các nước thuộc Cariber, du lịch đóng góp hỗ trợ các nền kinh tế và ước tính đóng góp khoảng 43% GNP kết hợp trong khu vực (Miller và Auyong, 1991). Quần đảo Galapagos tạo ra khoảng 700.000 đôla/năm từ di lịch và ước tính có thể tăng lên 25 triệu đôla. Nhưng sự theo đuổi giải trí ở các vùng bờ biển có thể bị cạnh tranh do các hoạt động sinh lợi khác. Chẳng hạn nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp và khai thác dầu khí có thể tranh giành cùng không gian được khách du lịch ham thích, dễ gây ô nhiễm vùng bờ bi ển. Ngoài ra, việc đổ chất thải sinh hoạt xuống biển là vấn đề đáng lo ngại. Vi sinh vật có trong chất thải sinh hoạt có thể đe dọa chất lượng của thực phẩm biển và các hoạt động giải trí ở bờ biển. Việc ăn thực phẩm biển bị nhiễm độc và tiếp xúc với các chất ô nhiễm sẽ gây những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Viêm dạ dày là bệnh phổ biến nhất dễ bị nhiễm, nhưng cả bệnh thương hàn và tả cũng có thể phát triển sau khi ăn thực phẩm biển sống bị nhiễm độc (Goldberg,1994). Bên cạnh thực tế là du lịch vùng bờ biển bị cạnh tranh bởi các hoạt động kinh tế khác thì bản thân hoạt động du lịch cũng có những mâu thuẫn nội tại. Khách du lịch đổ ch ất thải và chất ô nhiễm vào khu vực họ đến hưởng thụ và làm đảo lộn những hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo tồn. Một ví dụ về ô nhiễm do du lịch là ảnh hưởng của các hợp chất tributyltin, được dùng trong sơn chống gỉ và áp dụng để bảo vệ đáy của con tàu giải trí. Hợp chất này là một trong số chất độc nhất mà con người đưa vào 100 nước biển và đã cho thấy là gây ra tác hại sinh lý cho nhiều loại, trong đó có sò (Goldberg,1994). Sự phát triển các phương tiện du lịch cũng thường làm suy thoái môi trường. Điều này được thấy rõ ở đảo Barbados vùng Caribe (Bird và Nurse, 1998). Trước đây, bờ biển có một số cảng nhỏ cho tàu thuyền trong ngoài nước ra vào, nghề cá, nông nghiệp và một xưởng đóng tầu nhỏ. Những hoạt động kinh tế này đứng trước những thách thứ c do hoạt động du lịch. Bờ Tây của đảo có bờ biển dài 92 km đã được sử dụng xây dựng hệ thống khách sạn lớn trong 25 năm do khu vực này có các bãi biển san hô tự nhiên và nhân tạo và một dải bãi biển rất đẹp. Số khách du lịch đã tăng từ 40.000 người lên 250.000 trong thời kì này. Nằm trong bộ phận phát triển Barados, một phần bờ biển đã được tô điểm nhờ phát triể n các bãi biển, nhưng ở những đoạn bờ khác thì rạn san hô lại bị phá hủy. Ô nhiễm đe dọa các bãi san hô cũng như người bơi lội. Các bãi biển tự nhiên bị thu hẹp dần do xây dựng các điểm nghỉ mát. Các cơ sở của nghề cá mất dần, giá đất đã tăng tới mức mà việc mua đất không còn giành cho dân cư địa phương nữa. Vì vậy, phải hết s ức chú ý trong việc lập kế hoạch và quản lý sự phát triển du lịch để tránh “giết chết con ngỗng đẻ trứng vàng”. Ở phần lớn các quốc gia có bờ biển, nhu cầu về phát triển du lịch ngày càng tăng lên, những người ra chính sách đang đứng trước thách thức lớn là đáp ứng nhu cầu của con người và bảo vệ chất lượng môi trường. Một bài học cay đắng rút ra từ những nướ c vùng Địa Trung Hải và Châu á là một khi chất lượng môi trường đã sa sút thì thu nhập từ du lịch cũng giảm. Khi danh tiếng của một vùng đã mất đi thì rất khó thuyết phục con người trở lại. 6.3.2. Ngư nghiệp Khoảng 200 triệu người sinh nhai trực tiếp hoặc gián tiếp bằng ngư nghiệp (Weber, 1994). Ngư nghiệp là quan trọng đối với an ninh lương thực của nhiều nước, vì cá là nguồn Protein động vật chính. Trong số 40 nước xếp hạng cao nhất về tiêu thị theo đầu người các nguồn Protein biển, đa số là các nước đang phát triển. Sản lượng đánh bắt cá biển đạt cao nhất năm 1989 là 85 triệu tấn, trong khi đánh bắt nước ngọt là 6,4 triệu tấn, chiếm khoảng 7% so với tổng số (FAO,1993). Mặc dù sản lượng đánh bắt đảm bảo phát triển bền vững ngu ồn cá biển được ước tính là 100 triệu tấn (Russel và Yonge), nhưng số lượng các loài cá có giá trị cao đang suy giảm chứng tỏ rằng những loài này đang bị khai thác quá mức. Tuy vậy, những hoạch định của các nước cho thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu từ ngư nghiệp vẫn còn tăng lên nhiều. Vào năm 2000, nhu cầu về cá biển được ước tính là vượt sản lượng hàng năm chừng 20 triệ u tấn, nên hậu quả tất nhiên là giá sản phẩm biển tăng lên và nguồn protein biển cho nhiều người ở các nước đang phát triển đang giảm xuống (Burbridge,1995). Theo Burbridge (1995), có ba xu hướng cơ bản trong phát triển ngư nghiệp ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Một là, ở nhiều nước giảm số người làm nghề cá thủ công. Điều này là do trữ lượng đánh bắt ven bờ bị giảm nhanh 101 vì các tầu đánh cá được cơ giới hoá hiện đại. Hai là, khai thác quá mức do tăng nỗ lực đánh bắt và tăng hiệu quả của công cụ đánh bắt. Xu hướng thứ ba là sự suy thoái môi trường sống vùng bờ, nơi đẻ trứng, ươm và nuôi nhiều cá vây và giáp xác có giá trị cao. Có thể có xu hướng thứ tư là giảm sút lượng đánh bắt thương mại ở biển trên thế giới nói chung. Chưa có đủ d ữ liệu để chứng minh điều này, nhưng các dữ liệu của FAO cho thấy 13 trong số 15 vùng đánh cá chính đã vượt giới hạn sản lượng bền vững ước tính và số lượng bến cá ở những vùng này đang suy giảm. Một giải thích khác về sự giảm sút nghề cá biển là hiện tượng mất dần môi trường sống của các hệ sinh biển do ô nhiễm biển và hướng chuyển sang nuôi tr ồng thuỷ sản. Ở những nước như Thái Lan và Philipin, người ta ước tính rằng hơn 70% rừng ngập mặn bị chặt phá và thay vào đó là ao nuôi tôm. Tác động của các hoạt động nuôi trông thủy sản ở bờ biển còn rất lâu mới có thể phục hồi được, nó đòi hỏi phải có sự thay đổi hẳn các hệ sinh thái vùng bờ. Ngoài việc mất đi dải rừng ngập mặn và các hệ sinh thái quí vùng ven bi ển, thì một số tác động khác như sụt lún đất, sự axit hóa đất và nước ở cửa sông, mặn hóa nước ngầm và đất nông nghiệp và các mặt hàng kinh tế và dịch vụ do các hệ tự nhiên ở bờ biển mang lại cũng đang dần bị biến mất. Điều này đã làm giảm năng suất nông nghiệp và thu nhập trang trại, cung cấp nước giảm, mất thu nhập từ lâm ngư nghi ệp và tăng nguy cơ ngập lụt ở bờ biển. Một trong những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh từ việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn là làm tăng tần số bùng nổ dịch bệnh, trong đó tảo phát triển quá mức được gọi là thuỷ triều đỏ, có thể giết hàng loạt cá làm mất phần lớn thu nhập và đe dọa sức khoẻ cộng đồ ng. 6.3.3. Bảo tồn thiên nhiên Như đã thảo luận ở chương 5, các vùng bờ biển cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho kinh tế và xã hội của con người. Các chức năng của sinh quyển, nơi chịu trách nhiệm làm ra hàng hóa và dịch vụ có thể phân loại thành chức năng điều hòa, sử dụng, sản xuất và thông tin (De Groot,1992; Vellinga và cộng sự,1994). Mặc dù, mỗi chức năng cung cấp m ỗi kiểu hàng hóa và dịch vụ đặc thù khác nhau, nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ với các chức năng khác. Ví dụ các vùng đất ngập nước là nơi ươm trồng nhiều loài cá phụ thuộc vào khả năng duy trì chất lượng nước nhờ đồng hóa các chất thải hữu cơ và vô cơ. Trải qua nhiều thế kỷ, sự phát triển của vùng bờ biển đã phát triển nhanh chóng nhờ nhiều cơ hội phát triển kinh tế, điều này do chức năng sử dụng và sản xuất tạo ra. Tuy nhiên, người ta thường không nhận thức được rằng các chức năng điều hòa cung cấp các điều kiện tự nhiên chủ yếu để xác định tiềm tàng (hoặc năng suất bền vững tối đa) của chức năng sử dụng và tạo sản phẩm. Nói cách khác, người ta thườ ng không nhận ra đặc tính động của hệ bờ biển tự nhiên cho phép khai thác tài nguyên được tạo ra ở vùng bờ biển trong một số giới hạn và những thay đổi tận gốc hệ thống tự nhiên có thể ảnh hưởng xấu đến tài nguyên sẵn có hoặc tái sinh tài nguyên. Tương tự như ví dụ trên, sự phá hủy hoặc gây ô nhiễm các vùng đất ngập nước làm giảm khả 102 năng đồng hóa chất thải của nước ở bờ biển và dẫn tới các điều kiện ít thuận lợi cho cá đẻ. Du lịch bờ biển được lợi nếu môi trường bờ biển lành mạnh. Một trong số những lý do chính làm mất liên tục môi trường sống tự nhiên do hoạt động của con người là tầm quan trọng của tự nhiên và môi trường trong sạch đối với sức kh ỏe của con người không được phản ánh đầy đủ trong việc hoạch định kinh tế và việc ra quyết định (De Groot, 1992b). Khó mà gắn giá trị tiền tệ với hiệu quả của các chức năng điều chỉnh, không giống với chức năng sử dụng và chức năng sản xuất. Kết quả là khi chi phí và lợi ích của sự phát triển vùng ven biển được đánh giá, các hậu quả tiề m tàng gây tổn hại đến các chức năng điều chỉnh thường không được tính đến, mặc dù những tổn hại này có thể làm giảm các cơ hội để phát triển tài nguyên trong tương lai. Theo De Groot (1992b), để bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, giá trị kinh tế tổng thể của các hệ thống tự nhiên và động vật hoang dã trong đó, cần được thể hiện tốt hơn trong quy hoạch sử d ụng đất và trong các công cụ ra quyết định. Ngày càng nhiều nghiên cứu ước tính tổng giá trị kinh tế của các chức năng vùng đất ngập nước ven biển. Các số liệu công bố thay đổi từ 1,5 triệu USD/km P 2 P đến 13 triệu USD/km P 2 P , trung bình là 2 – 5 triệu USD/kmP 2 P đối với các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và 1,25 triệu USD/km P 2 P đối với các nước đang phát triển (Fankhauser, 1995). Như vậy, tầm quan trọng của việc bảo tồn các hệ thống tự nhiên ven biển ngày càng được thừa nhận, đặc biệt khi có các dự báo về sự thay đổi ở quy mô toàn cầu. Do các hệ sinh thái tự nhiên ven biển có chức năng điều chỉnh với tiềm năng tối đa của chúng chẳng hạn như chống xói mòn và đồng hóa chấ t thải, chúng bền vững hơn và có khả năng phản ứng đối hơn với sự gia tăng mực nước biển và ô nhiễm. Người ta tính toán được là việc bảo vệ vùng đất ngập nước ở Boston, Mỹ đã tiết kiệm được hàng năm 17 triệu USD riêng cho việc bảo vệ chống lụt, chưa kể đến các lợi ích khác như giảm được bùn cát (Hair, 1988). Có thể kết luậ n rằng tổng giá trị kinh tế của các hệ sinh thái tự nhiên ven biển rất đáng kể và thường vượt xa lợi nhuận trước mắt từ việc sử dụng không bền vững một số các chức năng của một vùng xác định. De Groot (1992b) cho rằng chi phí liên quan đến bảo tồn tự nhiên và quản lý các khu sinh thái biển phải được nhìn nhận như là đầu tư sinh lợi vì nó tạo ra việc làm và cơ hội b ảo vệ cho các mục đích sử dụng khác như giải trí) và các lợi ích khác như chức năng thông tin và điều chỉnh. 6.4. Thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển. Ngoài những vấn đề liên quan đến phát triển không bền vững, các vùng ven biển cũng có thể bị ảnh hưởng lớn bởi tác động của thay đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra và sự gia tăng mực nước biển. S ự thay đổi khí hậu toàn cầu do sự thải các khí gọi là khí “nhà kính”, thu giữ bức xạ sóng dài ở tầng khí quyển cao và do vậy làm tăng nhiệt độ của khí quyển. Cácbonđioxit là một trong các loại khí này và nồng độ nó 103 đã tăng theo cấp số mũ kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Năm 1800, nồng độ cacbonđixit là khoảng 280 phần triệu (ppm), duy trì trong thời gian dài hàng nghìn năm, nhưng hiện nay đã lên đến 340 ppm và vẫn còn tiếp tục gia tăng. IPCC đã đưa ra sáu kịch bản về sự thay đổi và đã sử dụng các kịch bản đưa ra dự báo rằng nhiệt độ khí quyển sẽ tăng t ừ 1,5P 0 P C đến 4,5P 0 P C cho đến năm 2100 (theo Mitchell và cộng sự 1990; Gates và cộng sự, 1992). 6.4.1. Các dự báo và cơ chế gia tăng mực nước biển Trong báo cáo đánh giá thứ nhất, IPCC dự báo, theo kịch bản “kinh doanh hoạt động như hiện nay”, mực nước biển của thế giới sẽ tăng trung bình 3-10cm /thập kỷ. trong thế kỷ tới (WarricknOerrlemans, 1990). Hầu hết mức gia tăng này là do sự giãn nở vì nhiệt của đại dương (43cm), sau đó là do núi sông b ăng tan (18cm) và lớp băng Greenland vùng cực (10cm). Tuy nhiên, ở vùng Nam cực mực nước lại có xu thế giảm đi (-5cm) do sự gia tăng rõ rệt trong tích tụ băng từ mưa tăng lên. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học gần đây cho rằng tốc độ tăng đó đang có xu thế giảm xuống vì quá trình nóng lên toàn cầu cũng có xu thế giảm (Gates et al, 1992). Trong các nghiên cứu trước đây, ảnh hưởng làm lạnh của các khí có gốc sunfat, được tạo ra do việc đố t than đã không được tính đến. Theo các dự báo hiện nay thì sự gia tăng mực nước biển từ 25 đến 80cm cho đến năm 2100, với ước tính tốt nhất là 50cm (Warrick et al…). Mặc dù mức này thấp hơn 25% so với mức dự báo năm 1990, thậm chí mức dự báo thấp hơn từ 2-4 lần so với tốc độ thực tế trong 100 năm qua thì vấn đề qui hoạch quản lý dải bờ biển trở thành mố i quan tâm chính trong hoạch định vùng ven biển. Hơn nữa, sự phát thải khí nhà kính ổn định hoặc giảm xuống, mực nước biển sẽ tiếp tục gia tăng trong hàng thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ vì thời gian phản ứng lâu dài của hệ thống đại dương trên thế giới. Ngày càng rõ hơn là do ảnh hưởng động từ sự tuần hoàn của đại dương, gió, các kiểu phân bố khí áp và tỷ trọng nước của đại dương, có những sự biến thiên xảy ra ngay trên bề mặt biển. Những biến đổi này được nhận thấy trên toàn cầu lên đến vài mét. Sự nóng lên toàn cầu có thể gây ra những thay đổi khu vực của các đại dương. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi mực nước biển theo khu vực khác so với giá trị trung bình toàn cầu khoảng 2 - 3 lần. Các kết quả từ mô hình sơ bộ cho thấy sự gia tăng lớn nhất xảy ra ở Bắc Đại Tây Dương, bao gồm cả Biển Bắc (Gregory, 1993). Hoạt động của con người ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển và có thể đã dẫn đến sự thay đổi rõ rệt mực nước biển trong thế kỷ qua mặc dù nguyên nhân này còn đang tranh cãi. Ước tính gần đây cho thấy sự kết hợp gi ữa việc khai thác nước ngầm, biến đổi nước bề mặt và thay đổi sử dụng đất (sự mất dần các vùng đất ngập nước và nạn phá rừng) có thể đóng góp ít nhất 0,54 mm mỗi năm kể từ năm 1960 vào sự gia tăng mực nước biển (Sahagian et al, 1994). Các đánh giá khác cho rằng việc tưới và trữ nước trong các hồ chứa và đập có thể làm giảm rõ rệt mực nước biể n hàng 104 năm khoảng 1,63 mm (Gornitz et al, 1994). Điều này bênh vực quan điểm cho rằng tác động liên quan đến khí hậu có thể là lớn hơn so với giả định trước đó. Chưa kể đến thay đổi của mực nước biển, nhiều vùng trên thế giới sự thay đổi cao độ vùng ven biển liên quan đến sự dịch chuyển thẳng đứng của lớp vỏ trái đất. Những thay đổi này thường là kế t quả của các quá trình vận động kiến tạo và ở quy mô nhỏ hơn có thể là quá trình khai thác nước, dầu và khí làm sụt lún đất. Ở phạm vi khu vực và địa phương, những sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng có thể rất lớn, thậm chí có thể diễn ra hàng thập kỷ. Mực nước biển gia tăng không chỉ liên quan đến thay đổi khí hậu ở các vùng ven biển mà còn do những thay đổi về tầ n số và cường độ của các hiện tượng cực đoan và các kiểu thời tiết. Ở một số vùng ven biển, các hiện tượng khí hậu cực đoan như xoáy lốc ở vịnh Bengal hoặc thay đổi do hiện tượng El Nino/ ENSO đã gây ra những tổn hại về kinh tế nghiêm trọng, phá hoại cơ sở hạ tầng và gây tổn thất về người. Những thảm họa này không phụ thu ộc vào sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Những cơ chế qui định tần số xuất hiện cũng như các kiểu của chúng hiện còn chưa được hiểu rõ, làm cản trở đến các hoạt động ứng phó hiệu quả. 6.4.2. Tác động của sự gia tăng nước biển Đối với vùng ven biển rõ ràng không phải là mực nước biển tuyệt đối là quan trọng mà là mực nướ c biển tương đối, tức là mực nước biển quan sát được so sánh với cao trình mặt đất. Một số vùng trên thế giới chẳng hạn như vùng bán đảo Scanđinavơ, sự gia tăng của mực nước biển cùng xảy ra với quá trình nâng lên của mặt địa hình, kết quả là mực nước biển thậm chí không tăng mà có xu thế giảm xuống. Ở các vùng khác như ở Hà Lan hoặc một số vùng đồng bằng châu thổ đông dân cư như ở Bănglađet và đồng bằng Misisipi, hiện tượng chìm dần của mặt đất cũng đồng nghĩa với sự gia tăng mực nước biển tuyệt đối. Mực nước biển gia tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và kinh tế xã hội ở vùng ven biển. Tác động của sự gia tăng mực nước biển đối với h ệ thống cơ sở hạ tầng là (Tsyban và cộng sự, 1990): - Làm ngập và chiếm chỗ đất ngập nước và vùng đất thấp; - Xói mòn bờ biển; - Làm trầm trọng nạn ngập lụt do bão ở bờ biển; - Làm tăng độ mặn của vùng cửa sông và đe doạ tầng nước ngọt; làm giảm chất lượng nước; - Làm thay đổi phạm vi thu ỷ triều ở các sông và vịnh; - Làm thay đổi kiểu lắng đọng bùn cát; - Làm giảm lượng ánh sáng chiếu xuống đáy nước. Những tác động này dẫn đến những hậu quả tiếp theo đối với các hệ sinh thái và cuối cùng ảnh hưởng đến các hệ thống kinh tế – xã hội ở vùng ven biển. 105 Người ta thấy rằng những tác động này không giống nhau trên thế giới và mỗi khu vực bị tác động khác nhau. Các khu vực này là các vùng đồng bằng thủy triều và đồng bằng ven biển thấp, các bãi cát, các đảo chắn sóng, vùng đất ngập nước ven biển, vùng cửa sông và đầm phá, rừng ngập mặn và rạn san hô. Các đảo nhỏ là trọng tâm cần quan tâm vì một số dự báo cho rằng các đảo san hô và đảo san hô vòng thấp sẽ hoàn toàn biến mất hoặ c sẽ không có sinh vật ở do sự di dân ở một số quốc gia đảo nhỏ (Roy and Connell, 1991). Những nghiên cứu trước đây về sự gia tăng mực nước biển dựa trên cơ sở mô hình ngập lụt đơn giản của sự di chuyển gianh giới biển - đất liền theo phương thẳng đứng về phía đất liền bằng số lượng gia tăng dự báo trên toàn cầu; điều này có tác độ ng đặc biệt lớn đến vùng ven biển thấp và các đảo. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng là những tác động sinh thái và địa mạo học của sự gia tăng mực nước biển là phức tạp và liên quan đến các yếu tố khác. Tác động không thể đơn xác định dưới dạng diện tích đất bị ngập hoặc đơn giản là sự dịch chuyển tương đối gianh giới biển - đất liền theo phương thẳng đứng khi có sự gia tăng của mực nước biển toàn cầu. Các dạng đất ven biển và các hệ sinh thái đều có phản ứng tương ứng và biến đổi gây tác động đến vùng ven biển và các tác động này thay đổi rất khác nhau ở những môi trường khác nhau trên thế giới. Nói chung, phản ứng của bất cứ hệ sinh thái ven biển nào với sự gia tăng mực nước biển phụ thuộc nhiều vào khả năng phục hồ i nó đối với sự thay đổi. Các áp lực khác ngoài nguyên nhân liên quan đến khí hậu như khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm và sự cạn kiệt bùn cát đã tác động bất lợi đến khả năng phục hồi của hệ sinh thái và đó cũng gây áp lực gia tăng cho hệ sinh thái. Ở những nơi, vùng ven biển được phát triển và bảo vệ bằng đê và đập, sự dịch chuyển về phía đất liền của hệ sinh thái vùng ven biển như vùng đất ngập nước bị chặn lại. Tuy nhiên, theo các dự báo hiện nay về sự gia tăng trung bình của mực nước biển toàn cầu, các hệ sinh thái lành mạnh có khả năng thích nghi với các hoàn cảnht mới (Bigilsma et al). Các khu vực kinh tế – xã hội bị đe dọa bởi tác động thay đổi khí hậu và sự gia tăng của mực nước biển với mức độ khác nhau. Sự liên quan của những hiện t ượng thay đổi khí hậu khác nhau gồm cả sự thay đổi mực nước biển, những hiện tượng cực đoan và nhiệt độ nước đối với các khu vực kinh tế – xã hôi chủ yếu về khía cạnh tác động có tính thị trường và phi thị trường Trong mấy năm gần đây, đã có nhiều cố gắng đánh giá những tác động của sự thay đổi khí hậu và sự gia tăng của m ực nước biển đến vùng ven biển. Năm 1991, nhóm quản lý vùng ven biển trước đây của IPCC đã công bố phương pháp luận về đánh giá khả năng dễ bị tổn hại của vùng ven biển đối với sự gia tăng mực nước biển (IPCC CZMS, 1992). Phương pháp được phát triển dựa trên số liệu đánh giá về mức rủi ro của ít nhất 46 nước. Những đánh giá này nhằm xác định s ố dân và tài nguyên bị rủi ro cũng như chi phí, tính khả thi của các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động này. [...]... công, quản lý tổng hợp vùng ven biển cần bao hàm các yếu tố sau (Biglsma et al, bản soạn thảo): - Tổng hợp các chương trình và kế hoạch về phát triển kinh tế, quản lý chất lượng môi trường và sử dụng đất; - Tổng hợp các chương trình ngành về sản xuất thực phẩm gồm ngành nông nghiệp và nghề cá, năng lượng, giao thông vận tải, tài nguyên nước, xử lý chất thải và du lịch; 107 - Tổng hợp các nhiệm vụ quản lý. .. trong mỗi quốc gia Quản lý vùng ven biển theo hướng tổng hợp là cách quản lý thích hợp nhất để tránh suy thoái các hệ sinh thái vùng ven biển làm giảm giá trị kinh tế và gia tăng khả năng bị tổn thương của chúng đối với những tác động của thay đổi khí hậu Mặc dù việc quản lý tổng hợp đòi hỏi sự phân tích và hoạch định kỹ lưỡng hơn là quản lý theo ngành, tổng chi phí theo cách quản lý tổng hợp sẽ thấp hơn... phục vụ tốt nhất nhu cầu của xã hội đương thời và trong tương lai Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) cho đến nay được thừa nhận là quá trình thích hợp nhất để giải quyết các thách thức của vùng ven biển hiện tại và lâu dài (WCC’ 93, 199 4) ICZM tạo cơ hội cho các xã hội ở vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền vững Quản lý tổng hợp để dàn xếp các mâu thuân giữa các đối tượng khai thác và sử dụng... ICZM có thể cung cấp cho các nước vùng ven biển quy trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống (WCC’ 93, 199 4) Tại Hội nghị Quốc tế về vùng ven biển, ICZM được định nghĩa như sau: Quản lí tổng hợp vùng ven biển bao gồm việc đánh giá, xây dựng các mục tiêu, hoạch định, quản lý tài nguyên và các hệ thống vùng ven biển theo hướng tiếp cận tổng hợp có xét đến các yếu tố lịch sử,... vụ quản lý vùng ven biển từ hoạch định và phân tích đến thực thi, vận hành, bảo dưỡng, giám sát và đánh giá thường xuyên - Tổng hợp các trách nhiệm quản lý ở các cấp khác nhau từ trung ương đến địa phương, nhà nước/tỉnh, khu vực, quốc gia, quốc tế và giữa các khu vực nhà nước và tư nhân; - Tổng hợp các tài nguyên cần quản lý bao gồm nguồn nhân lực, vốn, nguyên vật liệu và trang thiết bị; - Gắn kết các... bị; - Gắn kết các ngành khoa học như sinh thái học, địa mạo học, sinh học biển, kinh tế học, kỹ thuật (công ngh ), khoa học chính trị (các tổ chức) và pháp luật Qui trình quản lý bao gồm một tập hợp các nhiệm vụ phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra Các bước cơ bản trong chu trình quản lý là: nhận thức vấn đề, phân tích và hoạch định, các giải pháp thực hiện, vận hành, bảo dưỡng, giám sát... kinh tế – xã hội cũng như không có những phương pháp tính toán chi phí kinh tế rất nhạy cảm với những thay đổi tỉ suất chiết khấu được áp dụng (Bigilsma et al) 6. 5 Quản lý tổng hợp vùng ven biển Mặc dù mục tiêu ban đầu của IPCC là đánh giá tính dễ bị tổn thương vùng ven biển của một nước nào đó do thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển gây ra, nhưng rất nhiều đánh giá cho thấy sự thay đổi khí... phát triển khu vực khác nhau Đây là một thành phần thống nhất của quản lý tổng hợp vùng ven biển Do vậy, ICZM cần được coi là một quá trình phát triển phù hợp với sự phát triển bền vững Phát triển bền vững, theo định nghĩa, có phạm vi thời gian lâu dài, tư duy theo kiểu dài hạn do vậy là thành phần cốt yếu của ICZM và theo Jansen et al (1 99 5) thì cũng có tính khả thi về kinh tế 108 ... có thể giảm thiểu tổn thương và có thể tối đa hóa các lợi ích đạt được (Vellinga and Leatherman, 1989; Jansen et al, 199 5) Để kết luận, chương này cho thấy việc thích nghi với sự thay đổi khí hậu không thể tách rời các nỗ lực quản lý và hoạch định để giải quyết những vấn đề hiện nay ở nhiều khu vực ven biển Những quyết định về quản lý và hoạch định nhằm vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên... hợp sẽ thấp hơn là chi phí tích luỹ khi quản lý theo ngành (Jansen et al, 199 5) Ngoài ra, Tăng cường ICZM ngay từ giai đoạn khởi đầu sẽ tạo thuận lợi tài chính về lâu dài Do thời gian cần thiết để thực hiện các giải pháp thường kéo dài, nên tiến hành các giải pháp phòng ngừa trước khi tiếp cận với ICZM (tức là hành động trước khi tổn thương không tránh khỏi xảy ra), không chỉ theo quan điểm môi trường . việc quản lý tổng hợp đòi hỏi sự phân tích và hoạch định kỹ lưỡng hơn là quản lý theo ngành, tổng chi phí theo cách quản lý tổng hợp sẽ thấp hơn là chi phí tích luỹ khi quản lý theo ngành (Jansen. 96 CHƯƠNG 6 QUẢN LÝ VÙNG VEN BIỂN LÀ MỘT ĐÁP ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI TOÀN CẦU 6. 1. Giới thiệu Trong các chương trước, quản lý vùng bờ biển đã được giới thiệu là một quá trình xử lý các. các yếu tố sau (Biglsma et al, bản soạn thảo): - Tổng hợp các chương trình và kế hoạch về phát triển kinh tế, quản lý chất lượng môi trường và sử dụng đất; - Tổng hợp các chương trình ngành

Ngày đăng: 09/08/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan