Vấn đề trong luật dân sự 7 pot

6 343 0
Vấn đề trong luật dân sự 7 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10/10/1998 Ðiều 63). Người xin đăng ký lại phải làm đơn có xác nhận của hai người làm chứng.(Ðiều 65). - Làm chứng việc khai tử cho người chết không rõ tung tích - Người phát hiện người chết không rõ tung tích phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có người chết để lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích (Nghị định đã dẫn Ðiều 31). Biên bản phải có chữ ký của người phát hiện ra người chết không rõ tung tích, đại diện Công an xã, đại diện ủy ban nhân dân và hai người làm chứng (cùng điều luật). - Làm chứng cho việc nhận con - Trong trường hợp một người (chưa nộp đơn xin nhận con) mà tính mạng bị cái chết đe dọa do bịnh tật hoặc do các nguyên nhân khác, không thể đến ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu công nhận người khác là con mình, thì đơn được thay thế bằng văn bản có xác nhận của hai người làm chứng về nguyện vọng nhận con của người đó (Nghị định đã dẫn Ðiều 48). Người làm chứng phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Ðiều 19 Nghị định đã dẫn, tức là phải: 1 - Ðủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2 - Biết rõ sự việc liên quan đến việc làm chứng; 3 - Không có quyền và lợi ích liên quan đến việc làm chứng. Cần lưu ý rằng người làm chứng chỉ ký vào các giấy tờ có tác dụng thiết lập hồ sơ xin đăng ký hộ tịch, không ký vào chứng thư hộ tịch. 2. Các quy định riêng về việc lập giấy khai sinh Khai việc sinh. Người khai việc sinh, trên nguyên tắc, là cha, mẹ hoặc người thân thích của người được khai sinh (BLDS Ðiều 55 khoản 2). Trường hợp trẻ bị bỏ rơi, thì người khai sinh là cá nhân, tổ chức nhận hoặc được chỉ định tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ đó (BLDS Ðiều 56 khoản 2). Việc khai sinh phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sinh của trẻ; đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn này là 60 ngày. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì việc khai sinh phải được cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng thực hiện sau 30 ngày, kể từ ngày phát hiện mà không tìm được cha, mẹ (Nghị định đã dẫn Điều 21). Trong trường hợp khai sinh trễ hạn hoặc khai lại việc sinh, thì, mặc dù luật không quy định rõ, có thể tin rằng người phải khai vẫn là cha, mẹ, người thân thích, người đại diện theo pháp luật của người được khai sinh hoặc chính người được khai sinh, nếu người này có đủ năng lực hành vi. Nơi khai sinh là nơi thường trú của người mẹ hoặc nơi sinh của trẻ (Nghị định đã dẫn Ðiều 17 khoản 1). Nếu người mẹ không có nơi thường trú, thì nơi này được thay bằng nơi người mẹ đăng ký tạm trú có thời hạn (Ðiều 17 khoản 2). Trường hợp cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam sinh sống tại Việt Nam còn người kia là người nước ngoài, thì nơi khai sinh cho con là nơi thường trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam (Ðiều 68 khoản 2). Nội dung giấy khai sinh. Giấy khai sinh được lập theo mẫu do Bộ Tư pháp thống nhất quản lý việc phát hành. Ta chỉ lưu ý một vài điểm: - Ngày sinh là ngày trẻ được sinh ra; trong trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi và không rõ ngày sinh, thì ngày phát hiện trẻ được coi là ngày sinh (Nghị định đã dẫn Ðiều 21). - Nơi sinh của trẻ bị bỏ rơi, trong trường hợp không thể được xác định, thì được quy ước là nơi lập biên bản về việc phát hiện trẻ bị bỏ rơi (Nghị định đã dẫn Ðiều 21). - Phần khai về cha, mẹ của trẻ bị bỏ rơi được để trống (Ðiều 21). Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì tên của cha, mẹ nuôi được ghi vào phần khai về cha, mẹ; nhưng phần ghi chú trong sổ đăng ký hộ tịch phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”9[9] (cùng điều luật). 3. Các quy định riêng về việc lập giấy chứng tử Khai việc tử. Người khai việc tử là người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi có người chết (BLDS Ðiều 60 khoản 1). Việc khai tử phải được thực hiện trong vòng 48 giờ kể từ khi người đó chết (Nghị định đã dẫn Ðiều 28). Ðối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn trên không 9[9] Nếu hai người (tất nhiên là khác giới tính) cùng nhận một trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi, thì phải xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn khi lập khai sinh, bởi một người không thể là con nuôi của hai người trừ trường hợp là con nuôi của vợ chồng (Luật hôn nhân và gia đình Điều 68 khoản 3). . rõ tung tích, đại diện Công an xã, đại diện ủy ban nhân dân và hai người làm chứng (cùng điều luật) . - Làm chứng cho việc nhận con - Trong trường hợp một người (chưa nộp đơn xin nhận con). Ðiều 19 Nghị định đã dẫn, tức là phải: 1 - Ðủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2 - Biết rõ sự việc liên quan đến việc làm chứng; 3 - Không có quyền và lợi ích liên quan đến. Trong trường hợp khai sinh trễ hạn hoặc khai lại việc sinh, thì, mặc dù luật không quy định rõ, có thể tin rằng người phải khai vẫn là cha, mẹ, người thân thích, người đại diện theo pháp luật

Ngày đăng: 09/08/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan