SINH HỌC 11 Bài 12 hô hấp thực vật

8 20.2K 71
SINH HỌC 11 Bài 12  hô hấp thực vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học Bài 12. HÔ HẤP THỰC VẬT Ngày soạn: 03/10/2008 Ngày giảng: Lớp: 1. Mục tiêu - Kiến thức: + Nêu được khái niệm hô hấp thực vật. + Viết được phương trình hô hấp tổng quát. + Suy luận được vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật. + Phân biệt được phân giải kị khí và phân giải hiếu khí. + Sơ đồ hóa được con đường hô hấp ở thực vật. + Mô tả được quá trình hô hấp sáng bằng sơ đồ. + Rút ra được mối liên hệ giữa quang hợp và hô hấp. + Cụ thể hóa được sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp thực vật bằng các ví dụ trong thực tế. - Kĩ năng: + Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp, so sánh vấn đề, năng lực quan sát và phân tích hình vẽ. + Phát triển tư duy cho học sinh. Rèn khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. + Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Thái độ: Học sinh thêm yêu thích thiên nhiên và hứng thú học môn Sinh học hơn. 2. Phương pháp và phương tiện * Phương pháp: Phương pháp tình huống, Phương pháp thuyết trình, Phương pháp nghiên cứu, Phương pháp làm việc nhóm. * Phương tiện: Bảng , phấn, máy tính, máy chiếu. 3. Chuẩn bị: * Giáo viên: 1 Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học - SGK, SGV Sinh học 11 cơ bản và các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài hô hấp thực vật. - Hình ảnh minh họa: 12.1, 12.2 SGK Sinh học 11 cơ bản. - Thí nghiệm ảo con đường hô hấp ở thực vật. - Phiếu bài tập cho học sinh. * Học sinh: - Đọc trước bài ở nhà; Ôn lại bài 16 – Hô hấp tế bào, SGK Sinh học 10 cơ bản. 4. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức lớp. * Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết lại phương trình tổng quát của quá trình quang hợp (6CO 2 + 12H 2 O C 6 H 12 O 6 + 6O 2 + 12 H 2 O) và sơ đồ các quá trình của hai pha trong quang hợp. * Bài mới: Mở đầu bài dạy: Bài trước cô và các em đã cùng nhau tìm hiểu bài quang hợp ở thực vật. Quang hợp là một quá trình trao đổi năng lượng ở thực vật. Bản chất của quá trình này là gì? (hấp thụ CO 2 , giải phóng 0 2 ). Đây là một trong số những nguyên nhân giải thích cho hiện tượng ban ngày chúng ta ngồi dưới gốc cây sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vấn đề đặt ra: Tại sao ban đêm chúng ta ngồi dưới cây xanh lại thấy khó chịu hay có hiện tượng có người chết ngạt vì để quá nhiều hoa trong phòng kín? Hiện tượng gì đã xảy ra ở cây xanh? Để giải thích các hiện tượng trên, cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài 12 – Hô hấp ở thực vật. Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung - GV nói về lịch sử nghiên cứu hô I. KHÁI QUÁT VỀ HÔ HẤP Ở THỰC Ánh sáng 2 Diệp lục Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học hấp→ kết luận thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan có hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng, - Từ thí nghiệm về hô hấp ở thực vật GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Hô hấp ở thực vật là gì? Bản chất của hô hấp ở thực vật là gì? + Yêu cầu tất cả học sinh viết phương trình hô hấp tổng quát vào trong vở (dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10). GV đưa ra phương trình tổng quát của hô hấp và xác định số học sinh trả lời đúng bằng cách giơ tay. + Năng lượng được giải phóng trong hô hấp tồn tại ở dạng nào? Vai trò của từng dạng đối với cơ thể thực vật? - GV làm rõ vấn đề: quang năng được chuyển hóa thành hóa năng trong ATP (trong pha sáng của quang hợp) là để dùng cho pha tối trong việc tổng hợp glucose và đem dự trữ VẬT 1. Khái niệm hô hấp: - Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H 2 O, đồng thời giải phóng một phần năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể được tích lũy trong ATP. 2. Phương trình hô hấp tổng quát: C 6 H 12 O 6 + 6O 2 →6CO 2 + 6H 2 O + Năng lượng (nhiệt + ATP) 3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật: - Năng lượng giải phóng trong quá trình hô hấp: + Nhiệt năng: duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống. + Hóa năng (ATP): sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể như quá trình TĐC, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, sửa chữa những hư hại của tế bào - Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là 3 Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học vào thân, củ, quả, hạt, Nguồn ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của thực vật đều do đường phân và hô hấp hiếu khí cung cấp. nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể. - Yêu cầu học sinh viết lại sơ đồ con đường hô hấp tế bào đã học ở lớp 10. - Chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 dưới đây (thời gian hoàn thành phiếu bài tập: 3 phút; trình bày: 2 phút): Điểm so sánh Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Oxi Nơi xảy ra Sản phẩm Năng lượng tích lũy - GV chuẩn lại đáp án phiếu bài tập cho học sinh. - Phân biệt cho học sinh điểm giống và khác nhau giữa hô hấp tế bào và hô hấp ở thực vật. Đồng thời chốt lại kiến thức phần II. Con đường hô hấp ở thực vật. II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 1. Phân giải kị khí - Xảy ra trong điều kiện không có O 2 , rễ cây ngập nước hoặc hạt khi ngâm vào nước. - Xảy ra tại tế bào chất. - Không tích lũy năng lượng. 2. Phân giải hiếu khí - Diễn ra tại các mô, cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh: hạt nảy mầm, hoa đang nở, … - Xảy ra trong điều kiện có O 2 . - Xảy ra tại tế bào chất và ti thể. - Tích lũy năng lượng: 38 ATP - Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ hô hấp sáng. Yêu cầu: + Hô hấp sáng là gì? + Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực III. HÔ HẤP SÁNG - Khái niệm: là quá trình hô hấp xảy ra ngoài sáng. - Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C 3 (lúa, đậu, cải đường, hướng dương, ), còn Đường phân Lên men Lên men rượu Lên men lactic - Phân giải kị khí Đường phân Hô hấp hiếu khí Chu trình Crep (ở chất nền của ti thể thể) Chuỗi chuyền electron (ở màng trong của ti thể) -Phân giải hiếu khí khí 4 Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học vật nào? + Cơ chế của hô hấp sáng và vai trò của hô hấp sáng. nhóm C 4 (Ngô, mía, ) và CAM thì quang hô hấp không xảy ra hoặc xảy ra rất yếu. - Cơ chế: - Vai trò: Không tạo ra năng lượng ATP, tiêu tốn 30 – 50% sản phẩm quang hợp → có hại cho thực vật. Tuy nhiên, hô hấp sáng hình thành một số aa cho thực vật: glixin và Xerin. - Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2 ở nhà dựa trên kiến thức bài quang hợp và hô hấp đã được học. Điểm so sánh Quang hợp ở Thực vật Hô hấp ở thực vật 1. Vị trí 2. Thời gian tiến hành 3. Nguyên liệu 4. Sản phẩm 5. Phương trình tổng quát 6. Sự chuyển hóa năng lượng - Học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa. Giáo viên chỉ lưu ý một số vấn đề cơ bản và lấy một số ví dụ trong thực tiễn. - GV giải thích cho học sinh thế nào IV. QUAN HỆ GIỮA HÔ HẤP VÀ QUANG HỢP 1. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là tác chất của quang hợp. 2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường - Nước: cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp. - Nhiệt độ: Trong giới hạn nhiệt độ sinh lý, RiDP APG (C 3 ) Glicolat (C 2 ) Lục lạp hυ Glicolat Glioxilat O 2 (CHOCOOH) (CH 2 OHCOOH) Glixin (NH 2 CH 2 COOH ) Serin CO 2 Peroxixom Ti thể 5 Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học là cường độ hô hấp? (Cường độ hô hấp là lượng O 2 được hấp thụ hoặc lượng CO 2 thải ra trong 1 đơn vị thời gian) - Học sinh đóng vai một kĩ sư nông nghiệp của sở tài nguyên và môi trường để xuất biện pháp và hướng dẫn bà con nông dân bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. (HS làm ở nhà ra giấy và nộp vào buổi sau). nhiệt độ càng cao hô hấp càng mạnh. ĐỊNH LUẬT VAN-HOP: Tăng nhiệt độ lên 10 0 C thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 à 3 lần. - Oxi: Hàm lượng O 2 cao kích thích hô hấp hiếu khí, làm tăng quá trình hô hấp. Ngược lại, hàm lượng O 2 giảm làm giảm quá trình hô hấp và chuyển sang dạng hô hấp kị khí. - Hàm lượng CO 2 : Nồng độ CO 2 cao sẽ ức chế hô hấp. *Ý nghĩa thực tiễn của hô hấp: ứng dụng trong bảo quản nông sản (duy trì hô hấp ở cường độ thấp nhất): Bảo quản khô, bảo quản lạnh và bảo quản trong điều kiện nồng độ CO 2 cao. * Củng cố: - Củng cố bằng sơ đồ hóa nội dung của bài: * Kiểm tra, đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm (Thời gian làm bài: 5 phút) Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì? a. Cung cấp năng lượng chống chịu b. Tăng khả năng chống chịu c. Tạo ra các sản phẩm trung gian d. Miễn dịch cho cây Đ/a: c Câu 2. Quá trình oxi hóa chất hữu cơ xảy ra ở đâu? a. Tế bào chất 6 Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học b. Màng trong ti thể c. Khoang ti thể d. Quan điểm khác Đ/a: a Câu 3. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? a. Chu trình Crep b. Chuỗi chuyền điện tử electron c. Đường phân d. Tổng hợp axetyl – CoA e. Khử piruvat thành axit lactic Đ/a:c Câu 4. Quá trình tổng hợp ATP chủ yếu xảy ra ở đâu? a. Tế bào chất b. Màng trong ti thể c. Khoang ti thể d. Màng ngoài ti thể Đ/a: b Câu 5. Quá trình hô hấp sáng là quá trình: a. Hấp thụ CO 2 và giải phóng O 2 trong bóng tối b. Hấp thụ CO 2 và giải phóng O 2 ngoài sáng c. Hấp thụ O 2 và giải phóng CO 2 trong bóng tối d. Hấp thụ O 2 và giải phóng CO 2 ngoài sáng Đ/a: d Câu 6. Nhận định nào sau đây là đúng nhất? a. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp 7 Trần Thị Thu Hường 1986 K50SP – Sinh học b. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau c. Nồng độ CO 2 cao sẽ ức chế hô hấp d. Cả 3 phương án trên đều đúng Đ/a: c *Chuẩn bị cho bài sau: - Xem lại lý thuyết bài hô hấp và quang hợp để chuẩn bị cho bài thực hành. - Làm bài tập về nhà. 8 . giữa hô hấp tế bào và hô hấp ở thực vật. Đồng thời chốt lại kiến thức phần II. Con đường hô hấp ở thực vật. II. CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 1. Phân giải kị khí - Xảy ra trong điều kiện không. đồ hô hấp sáng. Yêu cầu: + Hô hấp sáng là gì? + Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực III. HÔ HẤP SÁNG - Khái niệm: là quá trình hô hấp xảy ra ngoài sáng. - Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở nhóm thực vật. nghiệm về hô hấp ở thực vật GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Hô hấp ở thực vật là gì? Bản chất của hô hấp ở thực vật là gì? + Yêu cầu tất cả học sinh viết phương trình hô hấp tổng

Ngày đăng: 09/08/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan