KỸ THUẬT THIẾT KẾ MẠCH SỐ ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

23 692 3
KỸ THUẬT THIẾT KẾ MẠCH SỐ  ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT THIẾT KẾ MẠCH SỐ ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ Trong kỹ thuật thiết kế mạch điện tử, vấn đề tương thích điện từ được đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo cho các phần tử mạch hoạt động đúng, hạn chế sự giao thoa gây suy giảm, sai lệch tín hiệu. Đặc biệt trong các mạch điện tử số là nơi phát sinh ra nhiễu điện từ rất lớn.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TIỂU LUẬN MÔN HỌC TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỀ TÀI KỸ THUẬT THIẾT KẾ MẠCH SỐ ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Tăng Tấn Chiến Học viên thực hiện : Dương Ngọc Pháp Lớp : K25.KĐT.ĐN (2012 – 2014) Chuyên ngành : Kỹ thuật điện tử ĐÀ NẴNG - 11/2013 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 2 Chương 1 TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ 3 1.1Đặc tính tín hiệu xung 3 1.2Nguồn cung cấp 6 1.3Sự truyền xung nhịp 7 1.4Đóng gói vi mạch số 8 Chương 2 THIẾT KẾ MẠCH SỐ HẠN CHẾ PHÁT XẠ ĐIỆN TỪ 10 2.1Phát xạ từ mạch số 10 2.1.1Differential mode (kiểu sai phân) 10 2.1.2Common mode (kiểu đồng nhất) 10 2.1.3Antenna mode (kiểu phát ăng ten) 11 2.2Các kỹ thuật thiết kế hạn chế phát xạ điện từ 11 2.2.1Cách ly mạch số 11 2.2.2Bộ tản nhiệt đất 13 Chương 3 THIẾT KẾ MẠCH SỐ MIỄN NHIỄM ĐIỆN TỪ 16 3.1Các đường giao thoa điện từ 16 3.2Bộ định thời Watchdog 19 3.3 Kỹ thuật phần mềm hỗ trợ phần cứng 20 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 MỞ ĐẦU Trong kỹ thuật thiết kế mạch điện tử, vấn đề tương thích điện từ được đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo cho các phần tử mạch hoạt động đúng, hạn chế sự giao thoa gây suy giảm, sai lệch tín hiệu. Đặc biệt trong các mạch điện tử số là nơi phát sinh ra nhiễu điện từ rất lớn. Tín hiệu lan truyền chủ yếu trong mạch và tại các chân vi mạch là song vuông tần số cao, theo phép biến đổi Fourier, là tín hiệu tổ hợp của nhiều thành phần tần số khác sau và được phân bố khắp nơi trong hệ thống, nên khả năng gây nhiễu điện từ là rất lớn. Nội dung của tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động của mạch điện tử số, đặc biệt là các vi mạch tích hợp, nhằm đưa ra các giải pháp thiết kế để hạn chế các phần tử mạch phát xạ điện từ, và miễn nhiễm điện từ giữa các phần tử với nhau, qua đó đảm bảo tính tương thích điện từ cho cả hệ thống. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ Chương 1 TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ Chương này sẽ trình bày tổng quan về đặc tính xung vuông và giản đồ xung hoạt động của các vi mạch số. Các nguồn có thể phát sinh sóng RF gây giao thoa điện từ. Ảnh hưởng của tần số xung nhịp hoạt động và kỹ thuật đóng gói của vi mạch với phát sinh nhiễu điện từ. 1.1 Đặc tính tín hiệu xung Khi chọn các linh kiện điện tử số cho từng ứng dụng, những người thiết kế thường chỉ quan tâm vào ứng dụng và tốc độ của linh kiện, trên cơ sở lựa chọn về thời gian trễ lan truyền nội của các cổng logic thông qua tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, mà ít quan tâm đến thời gian cạnh lên và xuống của tín hiệu xung. Khi tốc độ hoạt động của các vi mạch tăng (tín hiệu lan truyền nhanh hơn) thì cũng làm tăng dòng điện ghép (kiểu DM: kiểu so lệch) gây nhiễu xuyên giữa các tín hiệu. Tốc độ hoạt động có quan hệ nghịch với giao thoa điện từ (EMI), các họ logic có thời gian chuyển mạch ngắn (tần số xung nhịp cao) thường sinh ra EMI lớn. Vì vậy các họ logic có tốc độ chậm được chọn để thỏa mãn yêu cầu về EMI. Hình 1.1 sẽ mô tả giản đồ xung với mối quan hệ giữa thời gian sườn xung và thời gian lan truyền tín hiệu trên đường truyền. Hình 1.1: Tốc độ chuyển mạch so với thời gian trễ lan truyền Qua đó cho thấy tốc độ hoạt động là quan trọng khi thời gian chuyển mạch (cạnh lên và xuống) là đủ nhanh, nghĩa là sự thay đổi trạng thái tín hiệu xảy ra với thời CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ gian nhỏ hơn thời gian cho phép nó duy trì trên đường mạch in (hoặc đường dây). Và thời gian chuyển mạch là điểm quan trọng hơn so với tần số xung nhịp trong việc xem xét vấn đề tương thích điện từ. Các họ logic khác nhau (CMOS, TTL, ECL,…) sẽ mang những đặc điểm khác nhau về công suất vào, kiểu đóng gói, mức điện áp, và thời gian chuyển mạch. Đặc điểm quan trọng của các linh kiện logic là giản đồ xung nội của các cổng. Bên cạnh đó, một thông số đặc biệt quan trọng mà thường không được chỉ rõ bởi nhà sản xuất, đó là công suất “đỉnh” làm tăng sự xâm nhập dòng vào tại chân nguồn của vi mạch. Nguyên nhân gây ra bởi sự tăng dòng điện ghép, quá nhiệt linh kiện, hoặc sự thay đổi tải… Các dòng này với nhiều mức khác nhau sẽ ảnh hưởng đến dòng tín hiệu trên đường truyền. Như vậy, để đảm bảo tín hiệu trên đường truyền, giảm nhiễu giao thoa điện từ EMI, thì các họ logic có tốc độ chậm sẽ được lựa chọn (ví dụ họ logic TTL: dòng 74LS), khi đó sẽ ít quan tâm đến việc thực hiện mạch in và vấn đề ảnh hưởng bởi công suất đỉnh. Tuy nhiên, các sản phẩm công nghệ cao, tốc độ cao ngày nay có thời gian chuyển trạng thái vào khoảng 1.5 -5 ns, ví dụ như 74ACT, 74F và 74HCT. Và các vi mạch thỏa mãn phát xạ điện từ nhỏ sẽ được lựa chọn trong các ứng dụng. Một điều chú ý trong việc lựa chọn các họ logic phù hợp, là không sử dụng các linh kiện có tốc độ cao hơn so với yêu cầu thực sự. Nếu yêu cầu các họ logic có tốc độ cao, người thiết kế phải chú ý đến việc ghép nối linh kiện, thực hiện mạch in và xử lý tín hiệu xung nhịp. Tốc độ chuyển mạch tăng làm tăng dòng điện ghép, nhiễu xuyên, và phản hồi tín hiệu. Tuy nhiên những vấn đề này là độc lập với thời gian lan truyền của tín hiệu, bởi vì các linh kiện có tốc độ chuyển mạch cao hơn so với thời gian lan truyền tín hiệu (thời gian tồn tại xung trên đường truyền). Các nhà sản xuất khác nhau sẽ có các linh kiện với các tốc độ chuyển mạch khác nhau. Mỗi sản phẩm được ra đời sẽ có các thông số về thời gian chuyển mạch (lớn nhất và trung bình) của tín hiệu xung nhịp và tại các chân ngoại vi I/O và đặc tính EMI của các họ logic khác nhau như được mô tả ở bảng 1.1. Bảng 1.1 Thông số các họ logic CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ Viêc lựa chọn các họ logic có tốc độ thấp được chỉ rõ ở mối quan hệ giữa miền thời gian và miền tần số. Phân tích Fourier của tín hiệu tại sườn từ miền thời gian sẽ thu được một băng thông phổ năng lượng RF là cao hơn với các họ logic có tốc độ càng cao. Ngoài ra còn có các đặc tính được lựa chọn đối với các họ logic khác nhau như ở bảng 1.2. Ở đây quan tâm đến trở kháng đầu ra của các chân ngoại vi, R o , là thành phần giới hạn dòng đầu ra. Điều này sẽ quyết định khả năng cấp dòng tối đa cho tải, tương đương với sự cộng hưởng ở một tần số cụ thể. Thâm chí khi đầu ra ngắn mạch (tại thời điểm chuyển đổi trạng thái) cũng không thể sinh ra dòng điện lớn hơn V/R o . Bảng 1.2 Lựa chọn các đặc tính của các họ logic CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ 1.2 Nguồn cung cấp Nguồn cấp điện chuyển tải dòng điện vào chân nguồn của linh kiện logic là thành phần chính sinh ra nhiễu trên bảng mạch, hoặc là trên đường nguồn hoặc là trên nền đất (điện áp tham chiếu 0V). Sự chuyển tải dòng điện là nguồn chính sinh ra dòng so lệch, vì thế phát sinh năng lượng vô tuyến RF. Ví dụ ở bảng 1.1 tại thời gian chuyển mạch, với các linh kiện có tốc độ chuyển mạch cao, làm phát sinh nhiễu điện từ lớn. Giao thoa điện từ EMI tăng tỷ lệ thuận với tần số xung nhịp (tỷ lệ với f với EMI dẫn, nhiễu xuyên và tỷ lệ với f 2 với phát xạ điện từ). Nguồn cung cấp chuyển tải một dòng điện khá lớn trong quá trình chuyển mạch. Dòng này không có quan hệ với dòng điện tạo mức “1” hoặc “0” ở đầu ra cồng logic. Trong các linh kiện công nghệ TTL và CMOS, sự tăng dòng được sinh ra bởi sự xếp chồng dòng dẫn của các transistor điều khiển đầu ra. Trong thời gian xảy ra chuyển mạch giữa mức cao “1” và mức thấp “0”, cả hai transistor đều ở chế độ dẫn bão hòa, có một dòng điện ngắn mạch chuyển dịch giữa nguồn và đất. Dòng điện này lớn có thể đánh thủng transistor. Vì vậy cần thiết phải có một điện trở hạn dòng để bảo vệ ngắn mạch chống phá hủy transistor. Để hạn chế dòng ngắn mạch đầu ra, nhà sản xuất bổ sung một diode Schottky để tránh transistor đầu ra rơi vào vùng bão hòa. Một kỹ thuật khác là thay đổi tốc độ chuyển mạch đầu ra bằng việc thay thế transistor lớn bằng các transistor nhỏ hơn. Điện áp RF và điện dung ký sinh có thể tồn tại trong suốt thời gian chuyển đổi mức cao và thấp. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ Dòng điện cần để chuyển đổi trạng thái logic từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp lớn hơn nhiều so với dòng tĩnh. Dòng tải được tính theo công thức: Với C là điện dung tổng của tải kết hợp với điện dung đường mạch với đất. Với các bảng mạch in 1 lớp, C là 0.1 đến 0.3 pF/cm. Với bảng mạch nhiều lớp, C là 0.3 đến 2pF/cm, và điện dung đầu vào được chỉ ra ở bảng 1.2. Ví dụ, nếu điện áp nguồn cung cấp là 3.5V, thời gian chuyển mạch là 2ns, với chiều dài đường mạch là 7 cm trên bảng mạch 1 lớp, với cổng 5 đầu ra, thì dòng điện cung cấp ra tải là: Một vấn đề quan tâm khác đến việc phát xạ điện từ EMI là do sự khác nhau của các linh kiện tích cực giữa các nhà sản xuất khác nhau. Mặt dù linh kiện số với hình dạng, kích thước, và chức năng tương tự nhau, nhưng sự khác nhau ở đặc tính thiết kế. Không phải tất cả các nhà sản xuất đều thiết kế theo cùng một cách, và linh kiện được thiết kế khác nhau sẽ được giả định là cùng chức năng và khả năng tương thích điện từ, đặc biệt các mô hình được sử dụng cho mục đích mô phỏng. 1.3 Sự truyền xung nhịp Với các sản phẩm công nghệ ngày càng cao thì càng yêu cầu tốc độ xung nhịp ngày càng tăng. Độ lệch xung được tính là thời gian chênh lệch khi chuyển đổi tín hiệu xung từ đầu vào đến đầu ra, là yếu tố quan trọng để giới hạn tốc độ xung nhịp. Việc giảm độ lệch xung của hệ thống sẽ cải thiện hiệu suất hoạt động mà ko cần phải dựa vào tốc độ xung nhịp của cổng logic, ví dụ như các vi mạch ECL hoặc GaAs. Độ trễ lan truyền của ngoại vi không tỷ lệ với tần số làm việc. Khi chu kỳ xung nhịp giảm thì có ít thời gian để thực hiện chức năng cụ thể với nhiều cổng logic được kích khởi. Đây thường là nhiệm vụ khó khăn. Lựa chọn khả thi là sử dụng các nguồn xung nhịp đặc biệt để hạn chế các nguồn xung không chắc chắn. Hình 1.2 biểu diễn sự lệch xung giữa tín hiệu vào và ra. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ Hình 1.2: Độ lệch xung 1.4 Đóng gói vi mạch số Vấn đề quan tâm được đưa ra là việc đặt vị trí các linh kiện trong bảng mạch với các đường mạch in kết nối giữa chúng, cấu trúc bus, và các tụ ghép. Một thông số mà thường ko được quan tâm bởi các nhà thiết kế mạch là cách linh kiện số được đóng gói (lớp đế bảo vệ là silic, nhựa hay là gốm). Các kỹ sư thiết kế thường mặc định rằng thiết bị được lựa chọn chỉ theo chức năng và giá thành. Trong thực tế, kỹ thuật đóng gói vi mạch ảnh hưởng lớn đến việc gây ra nhiều hay ít các dòng RF. Cảm kháng ứng với các đầu ngoại vi của các phần tử thường tạo ra các vấn đề, trong đó được quan tâm nhất là cảm kháng do độ dài đường dây. Cảm kháng này cho phép các hoạt động bất thường xảy ra. Vấn đề quan tâm là vùng nối đất và việc phát sinh các vòng lặp. Các đường nối đất đưa đến sự ổn định, các vòng lặp có thể gây phát xạ sóng RF dựa trên kích thước vật lý tồn tại giữa nguồn và tải, như được minh họa ở hình 1.3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ Hình 1.3: Vòng lặp giữa các thành phần mạch Xét về cảm kháng đường dây thì kiểu đóng góp theo chuẩn TTL Dual-in-line (DIP) là hạn chế nhất bởi việc bố trí các chân nguồn và đất ở hướng đối diện nhau. Hình 1.4: Kiểu đóng gói DIP với vòng lặp phát sinh RF [...]... sở chiều dòng điện sinh ra trên các đường mạch và các thiết kế tương ứng đảm bảo tương thích điện từ Các nguồn giao thoa điện từ chủ yếu liên quan tới mạch điện tử số gồm phát xạ điện từ và hấp thụ điện từ Các kỹ thuật chính nhằm hạn chế phát xạ điện từ ở các kiểu ghép được trình bày gồm kỹ thuật cách ly mạch số và ghép nối tản nhiệt đất Các kỹ thuật thiết kế miễn nhiễm điện từ gồm kỹ thuật hạn chế... hợp với thiết bị tản nhiệt nối đất để hạn chế phổ phát xạ nhiễu điện từ EMI CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH SỐ MIỄN NHIỄM ĐIỆN TỪ Chương 3 THIẾT KẾ MẠCH SỐ MIỄN NHIỄM ĐIỆN TỪ Chương này sẽ trình bày các đường giao thoa điện từ trong mạch số Kỹ thuật ghép nối các phần tử với nhau, đảm bảo tương thích và toàn vẹn tín hiệu Ngoài ra còn có một số kỹ thuật phần mềm để tối ưu phần cứng, hạn chế nhiễu điện từ Các...CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠCH SỐ HẠN CHẾ PHÁT XẠ ĐIỆN TỪ Chương 2 THIẾT KẾ MẠCH SỐ HẠN CHẾ PHÁT XẠ ĐIỆN TỪ Trong chương sẽ trình bày các kiểu ghép nối giữa các phần tử mạch số Việc đưa ra các nguyên nhận gây phát xạ điện từ mạch số sẽ có các kỹ thuật thiết kế tương ứng để hạn chế: gồm các kỹ thuật ghép nối phần tử, ghép nối tương thích nguồn cung cấp, tản nhiệt ghép nối đất…) 2.1 Phát xạ từ mạch số Các kiểu... sinh ra do phóng điện trực tiếp xuống đất như hình 3.3 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH SỐ MIỄN NHIỄM ĐIỆN TỪ Hình 3.3: Bảo vệ dòng quá độ và dòng phóng điện Để hạn chế ảnh hưởng của sự phóng điện là phải có một bề mặt cách cách ly, nghĩa là che chắn xung quanh mạch số bằng các hợp chất cách điện Trong kỹ thuật thiết kế đường mạch, để hạn chế dòng quá độ, cần đảm bảo khoảng cách giữa các đường mạch in ít nhất... nhiễm điện từ gồm kỹ thuật hạn chế các đường giao thoa điện từ có sử dụng bọc chắn cho mạch điện tử số, sử dụng bộ định thời Watchdog và điều chỉnh phần mềm hỗ trợ chức năng phần cứng Các kỹ thuật cơ bản được nghiên cứu để đảm bảo tính tương thích điện từ của mạch điện tử số TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tăng Tấn Chiến, Tương thích điện từ , NXB Giáo dục VN, 2010 [2] Tim Williams, “EMC for... thiết kế, các kỹ thuật thiết kế đặc biệt được yêu cầu cho việc hạn chế giao thoa điện từ EMI và giảm nhiệt cho các linh kiện Các thiết bị tản nhiệt thường được cách ly về điện với các linh kiện thông qua các kết nối cách điện, dẫn nhiệt tốt như ở hình 2.5 Nhưng lúc này sẽ tồn tại các thành phần điện kháng và cảm kháng không mong muốn như ở hình 2.6 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠCH SỐ HẠN CHẾ PHÁT XẠ ĐIỆN TỪ... Các bộ vi xử lý là các máy tính thu nhỏ, các mạch số được xây dựng từ các vi mạch này dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh của tín hiệu, dễ gây ra các tính toán sai lệch Vì vậy yêu cầu phải có thành phần hạn chế sự ảnh hưởng điện từ từ các phần tử bên ngoài lên các vi mạch số 3.1 Các đường giao thoa điện từ Hầu hết các can thiệp điện từ trong các mạch số đều tham chiếu về điện thế đất, cho dù đó là... với trường bên ngoài Hình 2.2: Kiểu phát ăng ten 2.2 Các kỹ thuật thiết kế hạn chế phát xạ điện từ 2.2.1 Cách ly mạch số Không có vấn đề gì về chất lượng mối nối với nguồn và đất, ở đây đưa ra một trở kháng mà sẽ sinh ra nhiễu chuyển mạch từ dòng chuyển mạch từ chân nguồn Vcc, như ở hình dưới CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠCH SỐ HẠN CHẾ PHÁT XẠ ĐIỆN TỪ Hình 2.3: Các vị trí ghép tụ Mục đích của việc ghép các... 3: THIẾT KẾ MẠCH SỐ MIỄN NHIỄM ĐIỆN TỪ Hình 3.6: Giản đồ xung hoạt động của bộ định thời Watchdog 3.3 Kỹ thuật phần mềm hỗ trợ phần cứng Một số các kỹ thuật hạn chế sự can thiệp còn có thể được thực hiện bởi phần mềm nhằm xác định dữ liệu và sửa lỗi hiệu quả Việc sử dụng phần mềm linh hoạt sẽ làm giảm và đơn giản phần cứng, góp phần làm giảm sự ảnh hưởng điện tử của các phần tử mạch số Một số kỹ thuật. .. đường nối đất từ các mạch logic Đặt các bộ lọc tại các ngoại vi hoặc cách ly để đảm bảo một dòng dẫn an toàn đối với các giao thoa tín hiệu Một mạch số điển hình thường bao gồm các khối mạch: nguồn cấp điện, giao tiếp điều khiển, bảng mạch xử lý, các kết nối bên trong và bên ngoài có thể hoạt động ở tần số cao ở trường hợp quá độ như bố trí trong hình vẽ 3.1 Hình 3.1: Cấu trúc mạch số tần số cao: quá . với bước song. Vì thông thường hoạt động trong vùng vài trăm MHz cho các loại bảng mạch, các tụ điện hoạt động ở chế độ tự cộng hưởng, và góp vào việc tính cảm kháng nhỏ của đường song song. Nó. kiện ít nhất là ¼ inch (0.125 cm). Tại mỗi kết nối việc cần thiết phải đặt hai cặp điện dung song song, xen kẽ giữa các điểm nối đất: 0.1 với 0.001 và 0.01 với 100 . Phổ phát xạ RF từ các vi mạch. các vi mạch tăng (tín hiệu lan truyền nhanh hơn) thì cũng làm tăng dòng điện ghép (kiểu DM: kiểu so lệch) gây nhiễu xuyên giữa các tín hiệu. Tốc độ hoạt động có quan hệ nghịch với giao thoa điện

Ngày đăng: 09/08/2014, 16:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • MỞ ĐẦU

    • Chương 1 TỔNG QUAN ĐẶC TÍNH CỦA VI MẠCH SỐ

      • 1.1 Đặc tính tín hiệu xung

      • 1.2 Nguồn cung cấp

      • 1.3 Sự truyền xung nhịp

      • 1.4 Đóng gói vi mạch số

      • Chương 2 THIẾT KẾ MẠCH SỐ HẠN CHẾ PHÁT XẠ ĐIỆN TỪ

        • 2.1 Phát xạ từ mạch số

          • 2.1.1 Differential mode (kiểu sai phân)

          • 2.1.2 Common mode (kiểu đồng nhất)

          • 2.1.3 Antenna mode (kiểu phát ăng ten)

          • 2.2 Các kỹ thuật thiết kế hạn chế phát xạ điện từ

            • 2.2.1 Cách ly mạch số

            • 2.2.2 Bộ tản nhiệt đất

            • Chương 3 THIẾT KẾ MẠCH SỐ MIỄN NHIỄM ĐIỆN TỪ

              • 3.1 Các đường giao thoa điện từ

              • 3.2 Bộ định thời Watchdog

              • 3.3 Kỹ thuật phần mềm hỗ trợ phần cứng

              • KẾT LUẬN

              • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan