Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 6 potx

34 267 0
Vận hành thiết bị cơ bản đƣợc sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí - Bài 6 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

295 BÀI 6. THIẾT BỊ HẤP PHỤ, HẤP THỤ Mã bài: HD I6 Giới thiệu Để phân chia hệ lỏng không đồng nhất, trong quá trình chế biến dầu khí, phƣơng pháp chƣng luyện đƣợc sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, nhiều hỗn hợp cần phải đƣợc phân tách bằng công nghệ khác nhƣ trích ly, hấp phụ, hấp thụ. Quá trình hấp phụ và hấp thụ trong chế biến dầu khí đƣợc sử dụng chủ yếu để làm sạch sản phẩm và đặc biệt là dùng để xử lý các chất độc hại trong khí thải, nƣớc thải và hydrocacbonnhẹ (LPG) Mục tiêu thực hiện Học xong bài này học viên có năng lực: - Mô tả đƣợc cấu tạo và vai trò các thiết bị hấp thụ, hấp phụ trong công nghiệp chế biến dầu khí. - Mô tả đƣợc các loại tác nhân hấp phụ, hấp thụ. - Mô tả đƣợc cấu tạo nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ H2S bằng Amine và quá trình tái sinh Amine. - Mô tả đƣợc các thiết bị hấp thụ, hấp phụ khác áp dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí. Nội dung chính - Vai trò quá trình hấp thụ, hấp phụ trong công nghiệp chế biến dầu khí. - Các tác nhân hấp phụ, hấp thụ sử dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí. - Tháp hấp thụ H2S làm sạch LPG bằng Amine và quá trình tái sinh Amine. - Các thiết bị hấp phụ, hấp thụ khác. 6.1. Ý NGHĨA QUÁ TRÌNH HẤP THỤ VÀ HẤP PHỤ TRONG CHẾ BIẾN DẦU KHÍ Nhƣ đã biết, dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ trong quá trình chế biến là hỗn hợp của nhiều cấu tử khác nhau. Để phân chia các hỗn hợp đồng nhất này thành các phân đoạn riêng biệt theo mục đích sử dụng cũng nhƣ để tách các tạp chất có hại ra khỏi sản phẩm ngƣời ta phải sử dụng nhiều quá trình công nghệ phân tách khác nhau. Quá trình chƣng luyện đƣợc sử dụng rộng rãi để phân chia dầu thô ra các dạng sản phẩm dầu khí khác nhau, tuy nhiên, phƣơng pháp này không thích hợp để phân tách các dạng hợp chất độc hại ra khỏi các sản phẩm do giới hạn về mặt công nghệ hoặc nếu sử dụng phƣơng pháp http://www.ebook.edu.vn 296 chƣng luyện sẽ phải đầu tƣ lớn hơn. Trong chế biến dầu khí, có một lƣợng các tạp chất lẫn trong các sản phẩm, dòng khí thải, nƣớc thải (nhƣ H 2 S, SO X , NO X , phenol ) cần phải đƣợc tách ra để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và tiêu chuẩn môi trƣờng. Để tách các tạp chất này, công nghệ hấp thụ, hấp phụ đƣợc áp dụng rộng rãi trong các nhà máy. Một số ứng dụng cụ thể nhƣ loại bỏ H 2 S ra khỏi khí nhiên liệu trong nhà máy, tách sơ bộ H 2 S chứa trong LPG trƣớc khi đem đi xử lý tinh bằng các phƣơng pháp khác, xử lý SO X chứa trong khí thải của phân xƣởng RFCC, phenol chứa trong nƣớc chua từ các phân xƣởng công nghệ, Với các vai trò nhƣ vậy, công nghệ hấp thụ, hấp phụ đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp chế biến dầu khí không chỉ trong việc đảm chất lƣợng sản phẩm mà còn trong cả lĩnh vực đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng. 6.2. HẤP THỤ TRONG CHẾ BIẾN DẦU KHÍ 6.2.1. Giới thiệu Bên cạnh phƣơng pháp chƣng cất, phƣơng pháp hấp thụ cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi trong công nghiệp chế biến dầu khí để phân chia hỗn hợp khí hoặc khí lỏng. Trong thực tế, hấp thụ luôn đi kèm với nhả hấp thụ nhằm tuần hoàn và tái sử dụng dung môi để giảm chi phí vận hành. Lý thuyết chung của quá trình hấp thụ đã đƣợc đề cập ở giáo trình khác của chƣơng trình (Giáo trình ” Quá trình và Thiết bị công nghệ hoá học”), vì vậy, trong bài học này sẽ không đi sâu vào lý thuyết của quá trình hấp thụ mà chỉ nhắc lại một số nguyên lý chung của quá trình và một số đặc điểm riêng quá trình hấp thụ trong chế biến dầu khí. 6.2.2. Nguyên lý quá trình 6.2.2.1. Định nghĩa Quá trình hấp thụ và nhả hấp thụ tƣơng tự nhƣ quá trình chƣng luyện. Quá trình chƣng luyện là quá trình chuyển khối giữa pha lỏng và pha hơi trong mỗi bậc chuyển khối trong tháp chƣng luyện. Trong quá trình hấp thụ, quá trình chuyển khối xảy ra giữa pha lỏng và pha khí trong mỗi bậc chuyển khối của tháp hấp thụ. Quá trình hấp thụ là quá trình một chất hoà tan hay một cấu tử chuyển từ pha khí vào pha lỏng. Quá trình nhả hấp thụ là quá trình ngƣợc lạ,i đó là quá trình chuyển cấu tử từ pha lỏng sang pha khí. Các thiết bị hấp thụ thƣờng đi kèm với các thiết bị nhả hấp thụ để tái sinh dung môi và tách chất bị hấp thụ. http://www.ebook.edu.vn 297 Hình H-6.1 Sơ đồ nguyên lý chung quá trình hấp thụ và nhả hấp thụ khí trong chế biến dầu khí 6.2.2.2. Mô tả quá trình. Sơ đồ nguyên lý quá trình hấp thụ và nhả hấp thụ áp dụng trong chế biến dầu khí đƣợc mô tả trong hình H-6.1. Theo sơ đồ nguyên lý này, hỗn hợp khí (chứa các chất cần phải tách ra) đƣợc đƣa vào phía dƣới tháp hấp thụ. Tháp hấp thụ có cấu tạo hoàn toàn nhƣ tháp chƣng cất ngoại trừ không có bình ngƣng tụ và thiết bị gia nhiệt đáy. Khí đƣa vào tháp từ phía dƣới, dung môi đƣợc đƣa vào từ đỉnh tháp. Tại đây, quá trình tiếp xúc pha diễn ra, một số cấu tử trong pha khí sẽ đƣợc hấp thụ chọn lọc sang pha lỏng rồi đi và đi xuống đáy tháp. Pha lỏng sau đó đƣợc đƣa sang thiết bị nhả hấp thụ. Khí đƣợc loại bỏ tạp chất đi ra ở đỉnh tháp hấp thụ. Phƣơng pháp nhả hấp thụ thông thƣờng đƣợc áp dụng là phƣơng pháp tăng nhiệt độ của dung môi. Tùy theo tính chất của khí hấp thụ và chế độ hoạt động tháp nhả hấp thụ mà cấu tử hấp thụ sẽ thoát ra ở dạng khí ở đỉnh tháp hoặc tái sinh ở dạng lỏng ở đỉnh tháp. Dung môi hấp thụ tách ra ở đáy tháp nhả hấp thụ, đƣợc làm mát rồi cho quay trở lại tháp hấp thụ hoàn thành một chu trình khép kín. 6.2.3. Thiết bị và dung môi hấp thụ 6.2.3.1. Thiết bị Thiết bị sử dụng cho quá trình hấp thụ và nhả hấp thụ rất giống với thiết bị sử dụng cho quá trình chƣng luyện ngoại trừ thiết bị gia nhiệt đáy và thiết bị http://www.ebook.edu.vn 298 ngƣng tụ không cần thiết cho quá trình này. Quá trình hấp thụ, về nguyên tắc có thể tiến hành trong các dạng tháp đĩa, tháp đệm, tháp phun hay các dạng thiết bị tiếp xúc khác. Tuy nhiên, trong thực tế các dạng tháp đệm, tháp đĩa hay đƣợc dùng trong thực tế hơn cả. Cấu tạo các chi tiết bên trong của tháp hấp thụ cũng tƣơng tự nhƣ một tháp chƣng luyện. Cấu tạo một tháp hấp thụ đƣợc mô tả trong hình H-6.2. Hình H-6-2 Sơ đồ cấu tạo tháp hấp thụ kiểu đệm Hầu hết các thiết bị hấp thụ hoạt động ở áp suất cao hơn áp suất khí quyển và ở nhiệt độ tƣơng đƣơng nhiệt độ môi trƣờng. Chế độ hoạt động này cho phép giảm thiểu đƣợc số bậc chuyển khối và lƣu lƣợng dòng của dung môi và do đó cho phép giảm đƣợc thể tích thiết bị khi xử lý cùng một lƣu lƣợng dòng khí nhƣ nhau. Trái lại với quá trình hấp thụ, quá trình nhả hấp thụ hoạt http://www.ebook.edu.vn 299 động ở áp suất thấp và nhiệt độ cao để giảm số bậc chuyển khối và khối lƣợng tác nhân nhả hấp thụ. Các chất sử dụng làm tác nhân để nhả hấp thụ thƣờng sử dụng là không khí, hơi nƣớc, khí trơ và khí hydrocacbon. 6.2.3.2. Dung môi hấp thụ Dung môi hấp thụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ và có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu suất quá trình, chất lƣợng sản phẩm và chi phí vận hành, đầu tƣ thiết bị. Vì vậy, việc lựa chọn dung môi hấp thụ là vấn đề quan trọng trong thực tế thiết kế, vận hành các thiết bị hấp thụ. Nhìn chung, dung môi sử dụng cho một quá trình hấp thụ phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản sau: - Có khả năng hoà tan tốt chất bị hấp thụ, khả năng bay hơi thấp để giảm tối đa mất mát trong quá trình hoạt động và dễ dàng tái sinh với độ tinh khiết cao; - Có độ nhớt thấp để giảm tổn thất áp suất và nâng cao tốc độ truyền nhiệt, chuyển khối trong tháp hấp thụ; - Có khả năng hoà tan mang tính chất chọn lọc chất bị hấp thụ; - Không độc hại, không dễ cháy nổ, không gây ăn mòn thiết bị; - Giá thành phải rẻ hoặc ở mức chấp nhận đƣợc, dễ tái sinh và sử dụng đƣợc nhiều lần. 6.2.4. Ứng dụng trong chế biến dầu khí Phƣơng pháp hấp thụ đƣợc sử dụng trong chế biến dầu khí chủ yếu là để loại bỏ sơ bộ tạp chất khí có hại trong sản phẩm nhẹ (LPG) tới giới hạn thích hợp cho quá trình xử lý tinh tiếp theo (nhƣ xử lý bằng kiềm, ) và làm sạch các khí nhiên liệu hoặc tới giới hạn cho phép của tiêu chuẩn môi trƣờng (đối với nguồn khí nhiên liệu). Các ứng dụng điển hình của phƣơng pháp hấp thụ trong chế biến là quá trình hấp thụ H 2 S chứa trong LPG bằng amine, xử lý khí chua bằng amin, xử lý SOx trong khí thải bằng dung dịch Mg(OH) 2 , Chi tiết công nghệ, thiết bị của các quá trình này sẽ đƣợc trình bày trong các mục sau của bài học này. 6.3. QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ TRONG CHẾ BIẾN DẦU KHÍ 6.3.1. Giới thiệu So với quá trình chƣng luyện và hấp thụ quá trình hấp phụ đƣợc sử dụng ít hơn và chủ yếu là các quá trình xử lý nƣớc thải, khí thải (để tách các chất độc hại ra xử lý riêng) và xử lý nƣớc. 6.3.2. Nguyên lý quá trình 6.3.2.1. Định nghĩa và nguyên lý quá trình http://www.ebook.edu.vn 300 Quá trình hấp phụ là quá trình trong đó phân tử, nguyên tử, hoặc ion khí hay lỏng khuyếch tán tới bề mặt của chất rắn, bị hút vào bề mặt này và giữ ở đây bởi lực liên kết phân tử yếu. Chất lỏng, khí bị hút vào pha rắn gọi là chất bị hấp phụ. Vật liệu rắn đƣợc gọi là chất hấp phụ. Ứng dụng của quá trình hấp phụ dựa trên hai khả khả năng hấp phụ và nhả hấp phụ. Trong đa số các trƣờng hợp, lực liên kết giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ yếu hơn so với lực liên kết phân tử. Chính vì vậy cho phép quá trình tái sinh chất hấp phụ bằng cách tăng nhiệt độ của chất hấp phụ hoặc giảm nồng độ hoặc áp suất riêng phần của chất bị hấp phụ. Đôi khi, ngƣời ta sử dụng đồng thời cả hai biện pháp để tái sinh chất hấp phụ và thu hồi chất bị hấp phụ. Chất hấp phụ nhờ đƣợc tái sinh nên có thể sử dụng nhiều lần. Quá trình tái sinh chất hấp phụ thực hiện khi chất hấp phụ bão hoà chất bị hấp phụ. Về cơ bản, có bốn sơ đồ nguyên lý cho chu trình hấp phụ và nhả hấp phụ. Trong thực tế, có thể sử dụng phối hợp các sơ đồ này với nhau tùy yêu cầu cụ thể. Các sơ đồ hấp phụ cơ bản bao gồm: a. Sơ đồ hấp phụ sử dụng phƣơng pháp thay đổi nhiệt độ luân phiên Sơ đồ này hoạt động này dựa trên nguyên lý sự phụ thuộc nồng độ cân bằng hàm lƣợng chất bị hấp phụ trong pha rắn (chất hấp phụ) vào nhiệt độ chất hấp phụ. Khi nhiệt độ chất hấp phụ thấp thì nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ cao và ngƣợc lại khi nhiệt độ chất hấp phụ cao thì nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ trong chất hấp phụ thấp (xem hình H-6.3). Dựa vào quy luật này, nếu hạ nhiệt độ thì quá trình hấp phụ xảy ra chiều thuận còn ngƣợc lại khi tăng nhiệt độ thì quá trình nhả hấp phụ xảy ra. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quá trình hấp phụ đƣợc mô tả trong hình H-6.4. Hình H-6-3-Nguyên lý chu trình hấp phụ thay đổi nhiệt độ luân phiên http://www.ebook.edu.vn 301 Hình H-6-4-Sơ đồ nguyên lý chu trình hấp phụ thay đổi nhiệt độ lớp đệm luân phiên Theo sơ đồ nguyên lý này, hệ thống phải có tối thiểu hai cột hấp phụ, một cột đang hoạt động và cột kia tái sinh. Để tái sinh lớp đệm hấp phụ, ngƣời ta sử dụng chính hỗn hợp nguyên liệu trong đó có chứa chất bị hấp phụ sau khi đƣợc nâng nhiệt độ tới giá trị thích hợp. Sơ đồ nguyên lý này thƣờng áp dụng cho hỗn hợp khí chứa nồng độ chất cần hấp phụ rất nhỏ. Giả sử cột hấp phụ 1 đang làm việc trong khi cột hấp phụ 2 đang trong giai đoạn tái sinh, quá trình đƣợc mô tả nhƣ sau: Hỗn hợp có chứa cần phấp phụ đƣợc đƣa tới cột hấp phụ số 1 ở nhiệt độ T 1 . Ở đây, tƣơng ứng với nồng độ của chất bị hấp phụ trong hỗn hợp sẽ có một nồng độ cân bằng đạt đƣợc trong chất hấp thụ là X 1 (tƣơng ứng áp suất riêng phần P 1 ). Khi nồng độ chất bị hấp thụ bão hoà thì cần phải tiến hành tái sinh lớp đệm vật liệu hấp phụ. Để tái sinh lớp đệm, nguyên liệu đƣợc nâng lên nhiệt độ T 2 , tƣơngứng với nhiệt độ này, nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ sẽ là X 2 (X 1 >X 2 ), chất bị hấp phụ sẽ bị nhả ra về giá trị cân bằng. Chất bị hấp thụ sẽ đƣợc thu hồi qua thiết bị làm lạnh, phần còn lại của hỗn hợp đƣa tới dòng nguyên liệu tới cột hấp thụ đang trong giai đoạn vận hành. b. Sơ đồ hấp phụ sử dụng khí trơ để nhả hấp phụ Sơ đồ hấp phụ này cũng tƣơng tự nhƣ sơ đồ hấp phụ thay đổi nhiệt độ luân phiên, ngoại trừ việc sử dụng khí trơ để tăng nhiệt độ của lớp đệm phục vụ http://www.ebook.edu.vn 302 cho quá trình nhả hấp phụ mà không sử dụng dòng nguyên liệu nhƣ là tác nhân nhả hấp phụ. Chất bị hấp phụ thƣờng không đƣợc thu hồi nếu sử dụng sơ đồ này. Hình H-6-5-Sơ đồ nguyên lý chu trình hấp phụ sử dụng khí trơ nhả hấp phụ Sơ đồ công nghệ của quá trình hấp phụ sử dụng khí trơ để nhả hấp phụ đƣợc mô tả trong hình H-6.5. Để hệ thống này hoạt động đƣợc liên tục yêu cầu cần phải có tối thiểu hai cột hấp phụ (một cột hoạt động, trong khi cột khác tái sinh). Nguyên liệu có chứa chất bị hấp phụ đƣợc đƣa vào cột hấp phụ 1, các chất bị hấp phụ có trong nguyên liệu sẽ bị giữ lại trong chất hấp phụ cho tới khi bão hoà (đạt nồng độ cân bằng). Khi đó cần phải tiến hành tái sinh lớp đệm hấp phụ. Để tái sinh lớp đệm hấp phụ, ngƣời ta sử dụng khí trơ có nhiệt độ cao thổi ngƣợc chiều vào lớp đệm. Ở nhiệt độ cao, các chất bị hấp phụ sẽ tách ra khỏi chất hấp phụ và cùng dòng khí trơ đi ra khỏi thiết bị. Khi quá trình nhả hấp phụ kết thúc, cột hấp phụ sẽ đƣợc đƣa vào hoạt động trở lại bình thƣờng đồng thời tiến hành tái sinh cột hấp phụ khác. Khí trơ sử dụng để tái sinh phải có tính chất không bị hấp phụ bởi lớp đệm hấp phụ và không đƣợc chứa thành phần chất bị hấp phụ. Nếu lƣợng khí trơ cung cấp đủ lớn và thời gian tái sinh đủ dài thì chất bị hấp phụ có thể đƣợc tách hoàn toàn ra khỏi chất hấp phụ. Phƣơng pháp này http://www.ebook.edu.vn 303 có ƣu điểm là thời gian tái sinh lớp đệm hấp phụ ngắn (chỉ khoảng vài phút). Tuy nhiên, sơ đồ hấp phụ này có nhƣợc điểm là công suất không cao do nhiệt độ lớp đệm thƣờng cao. c. Sơ đồ hấp phụ sử dụng chất nhả hấp phụ thay thế Khác với sơ đồ hấp phụ sử dụng khí trơ, sơ đồ hấp phụ này sử dụng chất lỏng hoặc khí có khả năng bị hấp phụ bởi chất hấp phụ tƣơng đƣơng với chất bị hấp phụ để nhả hấp phụ. Quá trình nhả hấp phụ xảy ra nhờ vào đồng thời hai yếu tố: yếu tố thứ nhất do áp suất riêng phần của chất bị hấp phụ trong pha khí giảm (khi sử dụng chất nhả hấp phụ là pha khí) hay nồng độ (trong pha lỏng khi sử dụng chất nhả hấp phụ là pha lỏng) thấp, yếu tố thứ hai là sự cạnh tranh hấp phụ giữa chất bị hấp phụ và chất nhả hấp phụ. Các chất nhả hấp phụ sẽ dần thế chỗ của chất bị hấp phụ trong quá trình tái sinh lớp đệm hấp phụ (chính vì vậy mà gọi là sơ đồ sử dụng chất nhả hấp phụ thay thế). Phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là tiềm tàng khả năng làm nhiễm bẩn sản phẩm sau khi hấp phụ do chất nhả hấp phụ nằm trong chất hấp phụ (trong giai đoạn tái sinh) sẽ bị thay thế bởi chất bị hấp phụ trong quá trình hấp phụ. Chất nhả hấp phụ sau khi bị thay thế bởi chất bị hấp phụ sẽ hoà vào cùng dòng sản phẩm sau hấp phụ là nguyên nhân làm nhiễm bẩn. Nhƣ vậy sơ đồ này chỉ thích hợp khi, chất nhiễm bẩn không làm ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng sản phẩm hoặc lƣợng chất nhiễm bẩn là rất thấp. Hình H-6-6-Sơ đồ nguyên lý chu trình hấp phụ sử dụng chất nhả hấp thay thế http://www.ebook.edu.vn 304 Trong quá trình nhả hấp phụ đồng thời xảy ra quá trình nhả hấp (chất bị hấp thụ) và quá trình hấp phụ (chất nhả hấp), vì vậy, tổng lƣợng nhiệt tiêu thụ và lƣợng nhiệt sinh ra gần nhƣ cân bằng nhau (một quá trình toả nhiệt, một quá trình thu nhiệt). Điều này dẫn đến quá trình nhả hấp phụ gần nhƣ là quá trình đẳng nhiệt, nhiệt độ của lớp đệm hấp phụ không tăng cao sau khi nhả hấp phụ sẽ làm tăng công suất hấp phụ so với các sơ đồ hấp phụ khác. Sơ đồ công nghệ của quá trình hấp phụ thay thế đƣợc mô tả trong hình H-6.6. Theo sơ đồ này, chất nhả hấp thụ không cần phải đƣợc gia nhiệt trƣớc khi đƣa vào lớp đệm hấp phụ. d. Sơ đồ hấp phụ thay đổi áp suất luân phiên (Pressured Swing Adsorption) Một sơ đồ hấp phụ khác cũng đƣợc sử dụng phổ biến trong thực tế là sơ đồ hấp phụ thay đổi áp suất luân phiên. Sơ đồ này hoạt động dựa trên nguyên lý sự phụ thuộc nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ vào áp suất riêng phần của chất bị hấp phụ trong pha khí và mối quan hệ giữa áp suất riêng phần và áp suất chung của hỗn hợp. Khi áp suất riêng phần của chất bị hấp phụ cao thì nồng độ cân bằng của chất bị hấp phụ trong pha rắn càng cao và ngƣợc lại (xem hình H-6.7). Để thúc đẩy quá trình hấp phụ ngƣời ta tăng áp suất riêng phần của chất bị hấp phụ trong pha khí, để nhả hấp phụ ngƣời ta giảm áp suất riêng phần của chất hấp phụ trong pha khí. Trong thực tế, ngƣời ta thƣờng sử dụng chính dòng khí sau khi hấp phụ để làm tác nhân nhả hấp phụ bằng cách giảm áp suất của dòng khí này xuống. Khi áp suất tổng của hỗn hợp khí giảm thì áp suất riêng phần của chất bị hấp phụ chứa trong dòng khí cũng giảm do vậy quá trình nhả hấp sẽ xảy ra khi cho dòng khí thấp áp này đi qua lớp đệm hấp phụ. Sơ đồ nguyên lý chu trình hấp phụ thay đổi áp suất luân phiên đƣợc mô tả trong hình H-6.8. Hình H-6.7 – Quan hệ giữa nồng độ chất bị hấp phụ và áp suất riêng phần http://www.ebook.edu.vn [...]... 2000C - - - - + + + 0 0 + Nồng độ chất bị hấp phụ trong nguyên liệu < 3-1 0% + + + + - Nồng độ chất bị hấp phụ trong nguyên liệu >10% - + + + - Yêu cầu sản phẩm có độ tinh khiết cao + + + p + Khó phân tách chất bị hấp phụ và khí trơ p 0 - NA p Nồng độ chất bị hấp phụ trong nguyên liệu . tái sinh và sử dụng đƣợc nhiều lần. 6. 2.4. Ứng dụng trong chế biến dầu khí Phƣơng pháp hấp thụ đƣợc sử dụng trong chế biến dầu khí chủ yếu là để loại bỏ sơ bộ tạp chất khí có hại trong sản. đƣợc các thiết bị hấp thụ, hấp phụ khác áp dụng trong công nghiệp chế biến dầu khí. Nội dung chính - Vai trò quá trình hấp thụ, hấp phụ trong công nghiệp chế biến dầu khí. - Các tác nhân. trƣờng. 6. 2. HẤP THỤ TRONG CHẾ BIẾN DẦU KHÍ 6. 2.1. Giới thiệu Bên cạnh phƣơng pháp chƣng cất, phƣơng pháp hấp thụ cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi trong công nghiệp chế biến dầu khí để

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan